Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba »» Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba »»

Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba
»» Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba

Donate

(Lượt xem: 6.959)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba

Font chữ:

Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ.

Khi một người bị khuyết tật từ thuở ấu thời thì họ có thể phát triển một thứ khả năng kỳ diệu đến mức bất khả tư nghì đề bù đắp lại phần bị mất mát. Người chị Thứ Ba của tôi là điển hình như thế.

Chị Thứ Ba của tôi là người Chị Cả trong gia đình, gồm bảy người, bốn gái và ba trai. Vì vậy, Chị phải giúp cha mẹ chăm sóc một đàn em sáu đứa mà tôi là út.

Trước khi tôi ra đời thì không biết được Chị đã chăm sóc những anh chị trước tôi như thế nào, nhưng tôi biết và nhớ rất rõ Chị đã chăm sóc tôi ra sao trong những năm tháng tuổi thơ của mình. Ký ức tôi còn ghi lại những điều mà Chị chăm sóc cho đàn em từ lúc tôi mới lên ba, lên bốn tuổi. Dù không hoàn toàn rõ ràng từng chi tiết, nhưng nhiều ấn tượng trong trí nhớ về những gì Chị chăm sóc tôi thì khó phai nhạt, cho đến bây giờ.

Chị ra vườn hái củi, về nhà nấu ăn, dọn dẹp rửa nồi niêu xoong chảo chén bát, giặt giũ quần áo, tắm rửa cho tôi, v.v… Chưa hết, Chị còn ra đồng nhổ mạ, trồng trọt rau cải, cây trái trong vườn nhà, nuôi heo, nuôi gà, quét dọn nhà cửa. Nói chung là Chị làm tất cả mọi việc mà một người bình thường làm để phụ giúp cha mẹ chăm lo gia đình.

Nếu không hề quen biết mà lần đầu tiên tới nhà gặp Chị, nhìn những gì Chị làm trong nhà, thì đố ai biết rằng Chị là người hoàn toàn khiếm thị, nghĩa là không còn thấy được bất cứ vật gì trước mắt. Chị bị mù một trăm phần trăm.

Mẹ tôi kể rằng, khi Chị sinh ra thì bình thường như bất cứ đứa bé gái nào bình thường, tức là chị có đầy đủ ngũ quan và cơ thể hoàn hảo: mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm vị, và thân xúc chạm đều bình thường. Đến một ngày nọ, lúc Chị ba tuổi thì bỗng nhiên Chị nói không còn thấy được gì hết, mà trước đó không hề có bất cứ triệu chứng bệnh hoạn hay khác thường nào xảy ra.

Nhìn vào mắt Chị, khó ai có thể biết Chị bị mất thị giác. Mắt Chị trông bề ngoài vẫn như những cặp mắt bình thường, màn ngoài của mắt không đổi màu, không đục trắng, không bị hư tổn gì cả.

Mẹ tôi kể, thời đó, vào thập niên 1940s -- Chị tên là Huỳnh Thị Ngàn, sinh năm 1939, tại miền quê tỉnh Phú Yên ở Việt Nam -- dù tình trạng y tế còn rất yếu kém và sơ sài, nhất là thuốc Tây và bác sĩ Tây học, cha mẹ tôi vẫn cố gắng chạy chữa đủ cách, từ Tây y đến Đông y cho Chị, nhưng rồi cũng không chữa khỏi. Chị phải mang lấy nghiệp dĩ mù mắt cả đời. Không biết nếu sanh ra vào thời này ở một đất nước văn minh tiến bộ về y khoa, bệnh khiếm thị của Chị có thể chữa lành không. Có thể Chị được chữa khỏi mà cũng có thể không. Ngoài những điều kiện môi trường bên ngoài, bệnh tật còn là sự bất hòa của ngũ ấm (5 yếu tố cấu tạo nên thể xác và tinh thần con người là sắc, thọ, tưởng, hành, và thức) trong cơ thể con người và cũng phải nói đến nghiệp duyên khó tránh của kiếp người.

Không biết lúc mới bị khiếm thị như thế Chị có đau khổ gì không, mà theo lẽ thường tình của một con người thì khó tránh được cảm trạng đau đớn, tuyệt vọng! Cũng có lẽ một đứa bé 3 tuổi như lúc Chị mới bị khiếm thị thì cảm thọ đau khổ không bằng một người đã lớn mà mất thị giác. Nhưng trong ký ức tôi, chị chưa bao giờ than vãn, buồn phiền, đau khổ về chuyện bị khiếm thị.

Tôi không nghe Chị kể và cũng chẳng thể hiểu được về sự biến đổi bên trong cơ thể, từ tinh thần đến thể chất, từ lúc bị khuyết tật như thế nào và làm sao Chị có thể phát triển được khả năng kỳ diệu của con mắt thứ ba để thích ứng một cách phi thường với cuộc sống hàng ngày trong suốt cuộc đời gần sáu mươi lăm năm.

Nếu không tận mắt thấy mỗi ngày nếp sinh hoạt của Chị thì thật khó tin rằng một người hoàn toàn khiếm thị như thế có thể làm bao nhiêu việc như người bình thường. Tôi xin kể một vài chuyện trong rất nhiều chuyện khó tin mà Chị đã làm được hàng ngày.

Nếu một người nào đó đến nhà thăm và trò chuyện với Chị một lần thì lần sau người đó trở lại, dù mới chỉ nghe tiếng bước chân đi thôi, Chị đã biết ngay là người nào. Nhiều người không tin đã thử Chị và cuối cùng phải xác nhận là họ không biết làm sao Chị nhận ra được họ chỉ bằng tiếng của bước chân, mà người đó cố tình không hề lên tiếng.

Một khi Chị cầm được tờ giấy bạc trên tay và hỏi rõ đó tờ bạc gì, trị giá bao nhiêu, lật tới lật lui và vuốt qua vài lần, thì lần sau khi cầm tờ giấy bạc đó, Chị biết ngay đó là tờ giấy bạc gì một cách chính xác. Không biết đã có ai trong gia đình và người ngoài hỏi Chị bằng cách nào để nhận biết được như vậy, riêng tôi thì chưa hỏi Chị nên không hiểu bằng cách nào Chị phân biệt được đó là tờ giấy bạc gì. Những người khiếm thị có thể học chữ và đếm số được với điều kiện họ phải được dạy và sử dụng những ký hiệu đặc biệt về chữ và số để nhận biết. Chị tôi thì hoàn toàn mù chữ, cũng không được học ở bất cứ đâu, lại càng không có bất cứ loại ký hiệu nào để nhận ra tờ giấy bạc. Vậy mà Chị làm được.

Không phải chỉ ở trong nhà mà ở ngoài vườn nhà cách xa từ nơi này tới nơi khác khoảng năm ba trăm thước Chị đều một mình đi tới đi lui một cách bình thường mà không cần dùng gậy hay bất cứ dụng cụ hướng dẫn nào. Chị từ trong nhà ra giếng xách nước nấu ăn, xách nước rửa chuồng heo. Chị một mình đi ra bờ rào cách nhà khoảng vài trăm thước để bẻ củi, hái củi, rồi bó lại và vác vào nhà bếp để nấu ăn. Hay ở chỗ là Chị không bao giờ bẻ lộn cây tươi với củi khô. Chị lặt rau, xắt rau, làm cá để nấu ăn cho gia đình một cách sạch sẽ đến nỗi không ai ăn mà nhận thấy có bất cứ món gì không sạch, điều gì làm sai sót cả.

Hồi còn nhỏ, tôi ham chơi làm biếng tắm rửa nên ăn ở dơ dáy. Bây giờ nói ra còn thấy mắc cỡ! Nhà ở miền quê, chung quanh toàn là đồng ruộng, ao hồ suối mương. Tôi suốt ngày rong chơi ở những nơi đó, lăn lộn trong đất bùn, nên người không được sạch. Vài ba ngày là Chị bắt tôi ra ngồi bên thùng nước cạnh giếng, rồi tắm và chà chính xác mấy chỗ bùn đất bám vào người. Lúc đó tôi chừng 5, 6 tuổi. Chị vừa chà đất vừa càm ràm, “Thằng em, sao mày ở dơ quá!” Lúc Chị chà mạnh tay và đau quá thì tôi la lên. Chị bảo, “Mày sợ đau thì đừng ở dơ nữa nghe.” Nhưng không hề la mắng gì.

Điều làm tôi nhớ nhất là mỗi lần tôi phá phách điều gì mà Chị nói không nghe thì Chị xách roi rượt đánh tôi. Chị không thấy nên chỉ nghe tiếng khóc của tôi mà chạy theo đánh. Giống như mấy hiệp sĩ mù chỉ nghe hơi gió mà đỡ kiếm và tung chưởng đánh đối phương. Những lúc bị Chị rượt đánh như vậy, lúc đầu tôi không biết nên cứ vừa chạy vừa khóc và bị Chị đánh đòn cho. Sau đó biết rồi, tôi nín khóc, im lặng trốn đâu đó, làm Chị không tìm ra được để đánh. Một lát Chị nguôi ngoai thì hết giận, cười xề xòa, không đánh nữa.

Chị rất tin Phật và thành tâm đối với Tam Bảo. Nhà gần Chủa nên Chị hay đi Chùa lễ Phật. Khi tôi lớn lên, biết tôi có học Phật Pháp, Chị hay hỏi về giáo lý nhà Phật như nhân quả, nghiệp báo, pháp môn niệm Phật. Chị nhân từ đức hạnh, tánh tình vui vẻ, khoan dung. Cả đời hiếu thảo và phụng dưỡng cha mẹ, thương yêu và chăm sóc các em và các cháu.

Sau năm 1975, Chị xin được một thằng con trai bị người ta bỏ ở bệnh viện đem về làm con nuôi và thương nó như con ruột. Nó cũng rất có hiếu với Chị. Bây giờ, con trai Chị đã lập gia đình và có con cái với cuộc sống ổn định bên nhà. Lúc Chị mới xin đứa con nuôi này về nó vẫn còn đỏ hỏn, nghĩa là chỉ được mấy ngày tuổi. Vậy mà Chị tự nuôi nấng nó, pha sữa cho nó bú, nấu cháo đút cho nó ăn, tắm rửa, thay tã lót cho nó mỗi ngày. Ban đêm thì Chị thức khuya dậy sớm để chăm lo từng ly từng tí cho nó. Với một phụ nữ bình thường thì đây đã là việc không dễ, huống hồ Chị là người mẹ khuyết tật độc thân. Dĩ nhiên, cả nhà, mẹ và mấy anh chị em đều thương yêu chăm sóc cho đứa con nuôi của Chị, nhưng chính yếu vẫn là Chị lo.

Chị mất trong giấc ngủ, sáng ra người nhà mới biết. Đó là khoảng năm 2003, tôi không về quê nhà được để chịu tang. Tôi nhớ, hôm nghe tin từ nhà báo cho biết Chị qua đời, lòng tôi đau như dao cắt và thương nhớ Chị không thể tả. Ngoài cha mẹ có ơn sinh thành dưỡng dục, Chị là người mà cả đời tôi biết ơn nuôi nấng và chăm sóc.

Dường như cả nhà tôi, không ai xem và nghĩ Chị là người khuyết tật vì sinh hoạt thường ngày của Chị quá bình thường, bình thường đến mức mọi người trong nhà đều quên Chị là người “không thấy.”

Cả nhà tôi đều dùng chữ “không thấy” mỗi khi phải nói về sự khiếm thị của Chị. Dùng chữ “không thấy” để ám chỉ rằng Chị chỉ không thấy bằng mắt thường, nhưng thấy bằng con mắt thứ ba. Biết đâu con mắt thứ ba nhiều khi lại tinh tường và kỳ diệu hơn con mắt thịt bình thường.

Tháng Bảy Vu Lan, xin tưởng nhớ và biết ơn Chị. Cầu nguyện Chị luôn sinh vào cõi lành.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Kim Cang


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.15.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...