Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Hương Thiền - Nhìn lại 10 mùa sen »» Hương Thiền - Nhìn lại 10 mùa sen »»

Hương Thiền - Nhìn lại 10 mùa sen
»» Hương Thiền - Nhìn lại 10 mùa sen

Donate

(Lượt xem: 8.648)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Hương Thiền - Nhìn lại 10 mùa sen

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Khoảng thời gian những năm 2005-2006, chúng tôi đang là những phóng viên, cộng tác viên báo Giác Ngộ (cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh), và do duyên lành có dịp lui tới Quan Âm tu viện (Biên Hòa - Đồng Nai) để thực hiện những phóng sự về sinh hoạt tu học của Liên tông Tịnh độ Non bồng, một chi nhánh của Tịnh Độ tông Việt Nam. Sơ tổ khai sơn Liên tông là Hòa thượng Thiện Phước – Nhựt Ý, đệ tử Đức Sư Ông Bửu Đức, Ngài vốn là đệ tử chân truyền của đức Bổn sư Núi Tượng, thuộc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương.

Mặc dù đã thọ giới qui y với Thầy Tổ là hòa thượng Thích Từ Đức (ông Tư Bồ Đề), đệ tử của Hòa thượng Thiện Phước – Nhựt Ý từ năm 1968, nhưng lần trở lại tổ đình tông phong lần này với tư cách là một nhà báo, cũng là đệ tử con cháu trong tông phong, tôi vẫn cảm nhận được nhiều điều mới lạ từ lời dạy của Đức Tôn sư Thiện Phước - Nhựt Ý, mà trong tông phong vẫn quen gọi Ngài với cái tên tôn kính và thân mật là Đức Mẫu Trầu.

Lúc còn bé khi cùng với thầy tôi là Hòa Thượng Thích Từ Đức lên vấn an Mẫu Trầu, Ngài thường xoa đầu bọn trẻ chúng tôi và có lời khuyên: “Các con gắng ăn chay, niệm Phật thì mỗi tật mỗi lành”! Nghe lời dạy của Ngài, chúng tôi bắt đầu thực hành ăn chay - niệm Phật, tuy chưa được công phu sâu dày, nhưng đã cảm nhận được niềm an lạc đang bắt nguồn trong tâm hồn như dòng nước của con suối mát đang thấm dần vào lòng đất. Lời dạy Ngài đơn giản, pháp tu Ngài cũng giản đơn nhưng để thực hành cho viên mãn thì mất hàng chục năm, đến bây giờ có người trong số chúng tôi vẫn chưa hành được.

Và rồi, vào khoảng mùa Hè năm 2007, một đêm nghỉ lại Quan Âm Tu Viện trong chuyến đi công tác ở Biên Hòa, chúng tôi như được ơn trên nhắc nhở hãy theo bước chân Thầy Tổ, góp phần công phu công quả với các Tăng Ni, Phật tử trong tông phong, thực hành hạnh lành ăn chay – niệm Phật và khuyến tấn các đồng tu trong và ngoài tông phong cùng nhau theo lời dạy của Tổ tu học, chuyển hóa thân tâm, tinh tấn trên con đường giải thoát…

Và ý tưởng sử dụng văn thơ để chuyển tải lời dạy của Thầy Tổ, đại ý của Phật pháp được nhen nhúm từ đó. Rồi sự ra đời trong tương lai của ấn phẩm Hương Thiền là một ý tưởng manh nha lúc ấy, được anh chị em trong thân hữu chọn lựa là giải pháp khả thi để mọi người có thể cùng nhau chung tay làm Phật sự.

Để chuẩn bị cho ngày khai sinh ấn phẩm Hương Thiền, anh chị em trong bút nhóm đã đến vấn an, đảnh lễ và lắng nghe lời khai thị của: Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác - đương kim Tông trưởng Liên tông Tịnh độ Non bồng, Hòa thượng Thích Giác Quang - Phó Trụ Trì Quan Âm tu viện, Hòa thượng Thích Hiển Pháp – Phó Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Nhựt Quang - Thiền viện Thường Chiếu, Ni trưởng Thích Nữ Như Đức – Thiền viện Viên Chiếu, Thượng tọa Thích Thiện Tài – Trụ trì chùa Linh Bửu và nhiều bậc Tăng Ni Tôn đức nữa mà chúng tôi không thể kể hết ở đây.

Từ những khai thị và định hướng của chư tôn Thiền đức, ấn phẩm Hương Thiền số 01 với chủ đề “Thiền trong đời sống hằng ngày”, trong đó nội dung “ăn chay” và “ăn trong chánh niệm” được nhấn mạnh. Hương Thiền số đầu tiên nhằm đón ngày rằm Hạ Ngươn (rằm tháng 10 âm lịch), được ra mắt vào ngày 10/10/2007 do giấy phép của Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn. Ấn phẩm khổ 14x20cm, dày 72 trang, bìa in offset 04 màu, ruột 01 màu trắng đen. Theo kế hoạch của Ban Biên tập (gồm Thượng tọa Thích Thiện Tài, nhà thơ Phạm Thiên Thư, nhà văn Nhật Chiêu, nhà báo Nguyễn Đức Tố, nhà báo Phan Cát Tường) thì ấn phẩm sẽ phát hành mỗi năm 04 kỳ, rơi vào 04 ngày lễ lớn trong Phật giáo là: Vía Bồ tát Di Lặc (cũng là tết Nguyên Đán), đại lễ Phật đản (từ mùng 8 đến rằm tháng Tư), đại lễ Vu Lan (rằm tháng Bảy) và vía đức Phật A Di Đà (ngày 17/11 âm lịch

Những số đầu tiên trong các năm 2007- 2008, mỗi kỳ ấn phẩm chỉ phát hành 500 bản 72 trang, giá bìa là 12.500 đồng. Sau này do nhu cầu của độc giả và hướng phát triển của tạp chí, số trang tăng từ 72 trang lên 100 trang, rồi 164 trang và hiện nay là 196 trang. Do tăng trang, do giá giấy cùng công in ấn đều tăng cao nên giá bìa tăng dần lên 25.000 đồng. Tuy vậy, với giá bìa này Tòa soạn nếu phát hành hết số lượng 2.000 bản cũng chỉ gần mức hoàn vốn, chứ chưa thể có lãi trong thị trường sách báo hiện nay.

Do Tòa soạn không có kinh phí thuê văn phòng nên bước đầu đã làm việc tại quán cà phê Tượng Đá (khu vực Hàng Xanh, quận Bình Thạnh) của nhà điêu khắc Trụ Công Vũ, quán cà phê sau đó được sang nhượng, Tòa soạn phải tạm thời làm việc ở các quán cà phê vĩa hè ở khu vực Hồ Con Rùa, khu vực Nguyễn Công Trứ, khu vực Tú Xương hoặc dưới mái hiên của những ngôi chùa quen thuộc… Ấn phẩm được phát hành tại các chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, các phòng phát hành kinh sách Phật giáo, các đạo tràng, hội quán, thiền đường, vãng sanh đường,… Ngân khoản thu được từ phát hành số trước sẽ được sử dụng để làm Hương Thiền số sau.

Cái khó bắt đầu lộ diện khi Tòa soạn không có kinh phí để tổ chức mạng lưới phát hành và số tiền thu được của số trước không đủ để trang trải cho số sau. Để tháo gỡ cái khó trong phát hành, đích thân các cộng tác viên là các nhà văn, nhà thơ, nhà báo,… tự nguyện mua báo và bán báo giúp Tòa soạn và đương nhiên họ trở các thành thành viên trong mạng lưới phát hành của Hương Thiền. Tuy cộng tác không lương, không bồi dưỡng, không được ai khen thưởng nhưng niềm vui vẫn lộ rõ trên gương mặt của từng người: Nhà thơ Lư Châu, nhà thơ Nguyễn Hải Thảo, nhà thơ Thái Thanh Nguyên, nhà thơ Bích Nhãn Hồ, nhà thơ Tâm Nhiên, nhà thơ Nhuận Tâm, nhà thơ Nhuận Thạnh, nhà văn Chu Bích Hoa, nhà báo Nguyễn Đức Tố, nhà báo Vân Thanh, nhà thư pháp Bùi Hiến, nhà thư pháp Hiếu Tín, điêu khắc gia Trụ Công Vũ, họa sĩ Đắc Thức, họa sĩ Mai Tuấn, nhạc sĩ Trần Huệ Hiền,… Tất cả đã cùng siết chặt tay, không một chút tính toán riêng tư để Hương Thiền số 1, số 2, rồi số 3, số 4… lần lượt được phát hành đúng kỳ hạn, đủ số lượng và trở thành món ăn tinh thần mới mẻ của giới Phật tử tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, … Tuy hết sức chật vật về tài chính, nhưng dần dần Hương Thiền cũng phát triển được lên khu vực Tây Nguyên như: Ban Mê Thuộc, Pleiku, KonTum,… và ra đến Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Huế,… Số lượng phát hành cũng tăng dần từ 500 bản/kỳ lên 700, 900, 1.000, 1.500, 2.000,…

Đến nay (2017) Hương Thiền đã trải qua 10 năm xuất bản với hơn 40 kỳ phát hành, xuất xưởng hơn 60 ngàn bản in phục vụ cho gần 10 ngàn độc giả thường xuyên trên toàn quốc.

Hương Thiền đứng vững được trong 10 năm qua trước hết là nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ, công ơn Thầy Tổ gia trì từ khi ấn phẩm còn trong trứng nước; kế đến phải kể đến chư vị Tôn sư chứng minh: Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Hòa thượng Thích Giác Quang, Hòa thượng Thích Nhật Quang, Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác; các vị trong Ban Chủ biên: Thượng tọa Thích Thiện Tài, nhà thơ Phạm Thiên Thư, nhà văn Nhật Chiêu, nhà báo Nguyễn Đức Tố; các vị bút trưởng: nhà thơ Nguyễn Hải Thảo, nhà thơ Nam Chu, nhà văn Trần Bảo Định, nhà văn Nguyễn Hoàng Đông, nhà báo Minh Mẫn, nhạc sĩ Trần Đức Tâm, nhạc sĩ Giác An, họa sĩ Nguyễn Thịnh, bác sĩ Lê Hành,…

Cũng không quên những mái chùa đã từng cưu mang huệ mạng Hương Thiền như: Quan Âm Tu Viện (Biên Hòa), thiền viện Thường Chiếu, Linh Chiếu, Viên Chiếu, Phật Tích Tòng Lâm (Long Thành – Đồng Nai), thiền viện Chơn Không, chùa Quán Thế Âm (Vũng Tàu), (chùa Hưng Phước (Quận 3), chùa Linh Sơn (Quận 1), chùa Huê Lâm (Quận 6), chùa Dược Sư, tịnh xá Ngọc Phương, chùa Phổ Minh (Gò Vấp), chùa Long Hoa, chùa Liên Hoa và đặc biệt là mái chùa Linh Bửu (Quận 8), nơi đã cưu mang Hương Thiền trong một thời gian dài, là chốn trở về của bút nhóm Hương Thiền sau mỗi đợt phát hành trong năm để các cộng tác viên cùng gặp gỡ, gieo duyên Tam Bảo, đảnh lễ Phật Tổ, vấn an chư Tăng đồng thời thọ nhận chút lộc Phật do Thượng tọa Thích Thiền Tài gửi tặng.

Cũng không quên các quán cà phê thân hữu của Hương Thiền như: Sỏi Đá, Ký Ức, Chiều Tím, Hồ Con Rùa, Nhà Việt, Hoài, Bông Sao, 3K… cùng các quán cơm chay: Giác Ngộ, Hoa Sen, Pháp Hoa, Thiện Duyên,… đã từng là địa chỉ “trồng cây si” của Ban Biên tập và các Trưởng ban trong suốt những ngày gian khổ… Cho đến bây giờ, có lẽ Hương Thiền là tờ tạp chí duy nhất không có vị trí cố định đặt Tòa soạn, không có tài khoản ngân hàng và không có khả năng trả nhuận bút cho đội ngũ cộng tác viên. Tờ tạp chí “3 không” này, tuy vậy, trong 10 năm qua (2007-2017) vẫn là nơi “hò hẹn lý tưởng” của hơn 100 cộng tác viên là các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, những cây bút chuyên nghiệp lẫn không chuyên,… Tất cả đều yêu thương sự “nghèo khó” và giản đơn của Hương Thiền, tất cả đều xem Hương Thiền là ngôi nhà để có thể chung sống, là nơi có thể viết lên và giải bày những điều sâu kín nhất của mình, là nơi cùng san sẻ những trăn trở suy tư với bạn bè, đồng nghiệp và những độc giả gần xa.

Cũng không quên những bác tài xe ôm, xe ba gác máy: Năm Hồng, Tư Mập, Bảy Tráng, Út Tâm,… đã có mặt trên từng cây số, không hề ngại ngùng “đường xa ướt mưa” để giao báo đúng nơi, đúng lúc cho các khách hàng gần xa mà không đòi hỏi chi phí bồi dưỡng nào ngoài chút tiền chỉ đủ đổ xăng.

Cũng không quên tất cả những những cụ già, em bé, người khuyết tật, chị bán vé số, anh đạp xích lô,… đã thành kính đặt vào thùng Tam Bảo phước điền trên chánh điện ở những ngôi chùa tham gia phát hành Hương Thiền những đồng bạc ít ỏi cuối cùng trong túi của mình khi sung sướng cầm trên tay ấn phẩm Hương Thiền do thầy Trụ trì trao tặng Phật tử vào những ngày đại lễ. Nói làm sao hết những gian truân và biết bao tấm lòng vàng đã đến với Hương Thiền trong suốt chặng đường gian khó đã qua…

Lời cuối cùng của Ban Biên tập là lòng tri ân lớn lao đối với những ân nhân đã và đang đồng hành cùng với Hương Thiền trong cơn gian khó, dù biết rằng ấn phẩm này chỉ là một đóng góp còn khiêm tốn trong nền văn hóa Phật giáo đương đại.

PHAN CÁT TƯỜNG

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Kinh Kim Cang


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.185.78 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (38 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...