Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Ngộ hậu khởi tu »»

Tu học Phật pháp
»» Ngộ hậu khởi tu

Donate

(Lượt xem: 5.864)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Ngộ hậu khởi tu

Font chữ:

Thân của trời, người trong cõi Cực Lạc vốn sẵn thanh tịnh; đều là liên hoa hóa thân, chẳng cần phải dùng đến cơm ăn, nước uống để duy trì thân mạng, cũng chẳng cần tắm rửa để được sạch sẽ, nhưng tại sao kinh lại bảo có những chúng sanh tới tắm trong ao? Đó chẳng qua là trời, người cõi Cực Lạc thích hưởng thụ những thứ vui sướng của thường-lạc-ngã-tịnh nên thường tới tắm trong ao để gột rửa cấu nhiễm trong tâm mà thôi, chớ chẳng phải là để rửa sạch cái thân. Cảnh tướng này đã nêu rõ chánh pháp của Đại thừa là từ tâm khởi tu để quét sạch lậu hoặc trong tâm. Một khi những cấu nhiễm trong tâm đã được tiêu trừ thì tự nhiên tinh thần sảng khoái, thân thể an vui. Nước công đức rất nhiệm mầu vi diệu có thể gột sạch hết phiền não, trí huệ mở mang, chúng ta chỉ cần đến Cõi Cực Lạc, thường tắm gội trong ao bảy báu là được rồi; đấy mới đúng thật sự là vô công dụng đạo mà đạo nghiệp tự viên thành. Nước công đức ấy có thể gột sạch hết thảy kiến tư phiền não, trần-sa phiền não và vô minh phiền não, giúp chúng ta mau chóng chứng đắc Pháp thân, Bát-nhã, và Giải Thoát.

Chúng ta thấy đó, một khi vãng sanh Cực Lạc, việc tu hành thành Phật sẽ trở nên vô cùng dễ dàng, tuy nói là tu, nhưng thật chẳng có tu, chỉ cần vui chơi, tắm gội trong ao thất bảo, vô công dụng đạo mà đạo nghiệp lại mau chóng viên thành. Chẳng giống như trong thế gian này, chúng ta tu hành quá sức khổ sở, nhưng rốt cuộc rồi cũng bị hỏng bét, chẳng có được một tí thành tựu. Nói thật thì rất khó nghe, đa số chúng ta toàn là tu mù, luyện đui. Chúng ta hãy thử xem xét chính mình sẽ biết rõ nhất, chúng ta đã tu hành bao lâu rồi, nhưng có mấy ai trong chúng ta thành công? Chư cổ đức nói chẳng sai: “Người tu hành trong cõi này nhiều như trứng cá, kẻ thành tựu hiếm tợ vảy lân.” Thật vậy, chúng ta muốn tìm thấy người tu hành thành tựu đạo nghiệp trong cõi này còn khó hơn đi tìm vảy lân. Vì sao khó tìm thấy? Vì hầu hết chúng ta đều tu mù luyện đui nên chẳng có thành tựu thật sự. Do điều này, chúng ta phải biết tu hành trong cõi này chẳng dễ dàng! Thậm chí, dù chúng ta có thông đạt kinh luận, hiểu rõ đạo lý và phương pháp tu hành và cũng tu đúng như vậy chớ chẳng phải tu sai, nhưng vẫn rất khó thành tựu. Vì sao khó thành tựu? Vì một phẩm tập khí phiền não vẫn không đoạn được. Vọng tưởng, chấp trước không những chẳng giảm ít đi mà mỗi ngày còn tăng trưởng. Như vậy, việc tu học Phật pháp có tác dụng gì đâu? Do vậy, cổ nhân mới nói ra một câu buộc chúng ta phải suy nghĩ mà phải giật mình kinh sợ: “Địa ngục môn tiền, tăng đạo đa” (trước cửa địa ngục, tăng sĩ và đạo sĩ rất đông đúc).

Từ những truyện ký trong Phật giáo, chúng ta thấy, tại chùa Quốc Thanh ở núi Thiên Thai có ba vị tăng sĩ: Hàn Sơn, Thập Đắc, và Phong Can, chuyên làm tạp vụ trong chùa Quốc Thanh, không ai coi trọng họ. Hàn Sơn và Thập Đắc làm việc nặng nhọc, chẻ củi đốt lò trong nhà bếp, Hòa thượng Phong Can thì giã gạo nấu cơm. Thuở ấy, có một vị Thứ Sử họ Lư (tương đương với chức Thị Trưởng hiện thời) đang đi trên đường đến núi Thiên Thai để nhậm chức, bổng dưng ngã bệnh. Ông ta bị bệnh rất khổ, tìm rất nhiều thầy lang nhưng chẳng có cách nào chữa khỏi. Lúc ấy, bổng dưng có một người xuất gia, ăn mặc rách nát, tả tơi, đến muốn gặp Thứ Sử đai nhân, nhưng bị người nhà ngăn cản. Vị xuất gia ấy chính là Ngài Phong Can. Sư nói: “Ông ta bị bệnh, tôi đến chữa bệnh cho ông.” Người nhà nghe vậy, mới lập tức mời Sư vào; thế là Sư chữa khỏi bệnh cho ông quan Thứ Sử họ Lư kia. Vị Thứ Sử lành bệnh rồi, bèn hỏi Sư: “Pháp sư từ đâu đến?” Sư trả lời: “Tôi từ núi Thiên Thai đến.” Thứ Sử nói: “Đúng là nơi tôi sẽ đến.” Ông ta lại hỏi: “Xin hỏi trên núi có cao Tăng Đại đức hay không?” Sư đáp: “Có chứ! Có hai vị đại Bồ-tát Văn Thù và Phổ Hiền đang ở nơi ấy.” Thứ Sử hỏi: “Tôi tìm họ bằng cách nào?” Sư bảo: “Ông hãy tìm Hàn Sơn và Thập Đắc là được!” Năm ngày sau khi đến trấn nhậm chức, quan Thứ Sử lên núi để bái phỏng hai vị cao tăng ấy. Sau khi hỏi dò trong chùa thì ra Hàn Sơn và Thập Đắc chỉ là hai vị Hòa thượng điên điên khùng khùng chuyên chẻ củi nhóm lò. Ông ta chẳng màng giải thích lôi thôi, vội vã đến nhà bếp, gặp họ liền quỳ sụp đảnh lễ. Hai người dở điên dở khùng ấy cũng chẳng quan tâm tới ông ta, liền hỏi: “Ngài lạy tôi để làm chi?” Lúc ấy, ông quan Thử Sử lại nghe từ miệng của Hàn Sơn và Thập Đắc mà biết được Phong Can chính là A Di Đà Phật tái lai. Nói xong, hai vị Hòa thượng liền biến mất, từ đó chẳng ai tìm ra hai vị Hòa thượng khùng khùng điên điên này nữa, mà ngay cả vị Hòa thượng Phong Can kia cũng biến mất luôn từ đó.

Phật, Bồ-tát thường hiện thân làm việc nặng nhọc trong đạo tràng để hầu hạ người khác. Điều này được ghi trong Sơn Chí của Thiên Thai Sơn. Thuở đó, trên núi có một khu vườn phóng sanh, chuyên dành cho người ta phóng sanh. Trong vườn phóng sanh có nuôi một bầy ngỗng, Hàn Sơn và Thập Đắc thường đến cho chúng ăn. Ngài gọi ngỗng bằng tên của những người xuất gia đã khuất trước kia trong chùa Quốc Thanh. Họ gọi tên con nào, con đó bèn chạy tới; vì thế cổ nhân mới có câu: “Trước cửa địa ngục, tăng sĩ và đạo sĩ rất đông đúc.” Vì thế, chúng ta tu hành thật sự thì phải biết sửa chữa hết mọi vọng tưởng, tật xấu, phiền não, tập khí của chính mình, nếu không thì hậu quả sẽ giống như bầy ngỗng trong chùa Quốc Thanh mà thôi! Tu hành nghĩa là sửa đổi, uốn nắn những hành vi sai quấy nơi thân, miệng, ý của chính mình, chớ chẳng phải đi tìm lỗi của người khác để sửa chữa giùm cho họ. Dẫu chúng ta niệm kinh, niệm Phật, lạy Phật nhiều đến mấy, nhưng nếu hành vi nơi tam nghiệp thân, miệng, ý của mình vẫn y hệt như cũ thì chẳng có chút hữu dụng nào cả! Kết quả cũng chỉ là giống như bầy ngỗng trong chùa Quốc Thanh, vẫn bị đọa lạc. Chúng ta tu hành như vậy cũng chỉ là để các Ngài Hàn Sơn, Thập Đắc và Phong Can chê cười mà thôi. Các Ngài cười cách tu hành của chúng ta là: “Miệng có, tâm không, gào toác cổ họng vẫn uổng công.”

Mê là chẳng biết lỗi lầm của chính mình! Ngay cả lỗi lầm của chính mình cũng không thấy, không biết thì vĩnh viễn chẳng thể sửa đổi. Trong Phật môn, giác ngộ chính là thấy rất rõ ràng từng mỗi sai lầm của chính mình. Nhà Phật bảo: “Ngộ hậu khởi tu” có nghĩa là sau khi đã ngộ rồi, tức thấy rõ mọi lỗi lầm của chính mình rồi, mới có thể tu sửa được. Nếu chúng ta chưa thấy hết lỗi lầm của mình mà cứ tu thì cổ đức gọi đó là “tu mù, luyện đui.” Thật vậy, chúng ta thử suy nghĩ xem, nếu chúng ta chưa thấy được sự sai lầm của mình mà cứ tu thì là tu cái gì? sửa cái gì? luyện cái gì? Đích xác là tu mù, luyện đui!

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy: “Trai gái sang hèn, bà con bạn bè, thay nhau dạy bảo, cùng nhau kiểm thảo, nghĩa lý thuận hòa, vui vẻ hiếu hiền. Chỗ làm nếu phạm, phải tự hối lỗi, bỏ ác làm thiện, sáng nghe chiều sửa, phụng kinh trì giới, cũng giống như kẻ nghèo đặng của báu, chuyển trước sửa sau, tẩy sạch tâm nhơ, cải sửa hành vi, tự nhiên cảm nhận, nguyện ước thành đạt.” Từ nơi lời dạy này của Phật, chúng ta thấy hai điều trọng yếu của việc đọc kinh: Điều thứ nhất, đọc kinh là tu Giới, Định, Huệ. Chúng ta đọc kinh một giờ là tu Giới, Định, Huệ trong một giờ. Chúng ta đọc kinh suốt một ngày là tu Giới, Định, Huệ suốt một ngày. Điều thứ hai, đọc kinh là kiểm điểm lỗi lầm của chính mình, nếu chính mình chẳng biết lỗi lầm của mình mà cũng chẳng có ai đến bảo cho mình biết lỗi lầm của mình, thì biết đâu mà tìm? Kinh chỉ cho chúng ta thấy lỗi lầm của chính mình và dạy chúng ta phương pháp sửa đổi lỗi lẩm, chuyển mê thành ngộ, chuyển phiền não thành Bồ-đề.

Cổ nhân Đại đức dạy, hễ có người chỉ ra khuyết điểm của chúng ta thì phải nên dập dầu đảnh lễ cảm tạ họ! Thời xưa, có ba hạng người chịu kể ra lỗi lầm của chúng ta, đó là cha mẹ, thầy dạy và bạn thân. Ngày nay, cha mẹ, thầy dạy và bạn bè dù biết lỗi lẫm của chúng ta cũng chẳng dám nói ra, vì sao? Vì khi họ nói ra lỗi lầm ấy, chúng ta nhất định sẽ đùng đùng nổi sân, đấu đá với họ một phen cho đã giận. Hiện nay, không ai tự mình muốn nói ra lỗi lầm của chính mình và cũng không bằng lòng lắng nghe người khác kể ra lỗi lầm của mình. Nếu chúng ta không tìm thấy lỗi lầm của chính mình, người khác cũng chẳng thèm nói ra lỗi của mình, thì phải biết đi tìm lỗi lầm ở đâu? Phật dạy phải đọc kinh! Mục đích của đọc kinh là để kiểm nghiệm lỗi lầm của chính mình. Khi chúng ta thấy rõ hết thảy lỗi lầm của chính mình, một thứ cũng không sót, thì đó là gọi là triệt khai, triệt ngộ. Do vậy, lúc đọc kinh, nghe giảng kinh chính là lúc mình đang tìm thấy lỗi lầm của chính mình để sửa chữa. Nếu chúng ta thật sự tu hành đúng như vậy, nhất định sẽ tự nhiên cảm nhận sự nhiếp thọ của Phật mà nguyện ước được thành đạt. Thành đạt cái gì? Chúng ta nguyện vãng sanh thì nhất định được vãng sanh, chúng ta nguyện thành Phật thì nhất định sẽ thành Phật. Đó chính là nguyện ước chân chánh nhất mà tất cả chư Phật đều mong mõi nghe thấy từ nơi chúng ta, để các Ngài có thể tùy thuận theo nhân duyên đó mà gia hộ chúng ta.

Phật bảo tu hành chân thật chính là “sáng nghe, chiều sửa.” Sửa đổi phải là sau đấy chẳng còn làm nữa. Hôm nay ta sửa đổi, ngày mai vẫn làm như cũ thì chẳng có tác dụng gì hết! Điều quan trọng trong sửa lỗi là sau này chẳng tái phạm. Trong Phật môn, chúng ta sám hối, tinh thần sám hối thật sự là sau này chẳng còn tái phạm, buổi sáng vừa sám hối xong thì đến chiều là đã sửa xong lỗi lầm, đấy mới là chân sám hối. Nếu ngay sau khi sám hối xong mà vẫn còn phạm lỗi lầm giống hệt như củ thì Phật, Bồ-tát chẳng thể nào chấp nhận lời sám hối giả dối ấy! Đọc kinh, niệm Phật, lạy Phật sám hối cũng chỉ là uổng công. Chúng ta phạm lỗi lầm chỉ có một lần thôi, nếu biết được đó là lỗi lầm, nhất quyết chẳng thể có lần thứ hai, đó mới là thật sự tu hành. Người tu hành như vậy thì sợ gì niệm Phật chẳng thể tiêu trừ nghiệp chướng, sợ gì chẳng thể vãng sanh. Người khác phạm lỗi lầm như thế nào, người khác tu hành thật hay giả chẳng dính dáng gì tới mình, chẳng ăn nhằm gì đến mình! Điều khẩn yếu là chính mình hãy tự vấn bản thân, rốt cuộc ta đang tu chân thật hay đang tu giả dối? Điều này mới có quan hệ lớn đối với tương lai của mình, tất cả những điều khác chẳng có quan hệ gì với việc tu hành của mình cả. Ngay cả niệm kinh, niệm Phật cũng vậy, nếu niệm kinh mà chẳng phản tỉnh được lỗi lầm, nếu niệm Phật mà chẳng sửa đổi được lỗi lầm, thì công phu tu hành ấy chẳng có đắc lực, chẳng có lợi ích thật sự. Như vậy, việc niệm kinh, niệm Phật cũng chẳng có quan hệ gì với việc tu hành cả!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bức Thành Biên Giới


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.15.34 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...