Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Ý nghĩa và giá trị của tụng kinh »»

Tu học Phật pháp
»» Ý nghĩa và giá trị của tụng kinh

Donate

(Lượt xem: 4.742)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Ý nghĩa và giá trị của tụng kinh

Font chữ:

(Tạp chí) Đạo Phật Ngày Nay: Ngoài việc trở thành một dịch giả vĩ đại của kinh điển Đại thừa, đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh đến nay đã có trên 70 năm tụng kinh. Lời khai thị của Hòa thượng dưới đây có ý nghĩa rất lớn cho người đọc tụng và thọ trì kinh để mở mang tâm trí và thâm nhập kinh tạng.

Bạch Sư ông, tại Việt Nam, có người dùng từ đọc kinh, có người dùng từ tụng kinh. Ý nghĩa của hai thuật ngữ này thế nào?

Các huynh đệ nên hiểu “tụng” là học thuộc lòng, những khi lên chánh điện mặc áo tràng đắp y, thắp nhang lễ Phật, có chuông có mõ, mở kinh ra rồi cho đó là tụng. Kỳ thật đó không phải là tụng kinh mà chỉ là đọc kinh. Nên nhớ kỹ điều đó! Khi đã thuộc lòng rồi, mình tụng mới có ích lợi lớn. Không những lúc mặc áo tràng đắp y lên điện Phật, mà trong những khi đi đứng nằm ngồi, thỉnh thoảng những lời kinh do mình thuộc nó sẽ khởi lên trong tâm.

Như người đời thuộc những bài ca mà họ ưa thích, thì những khi đi đứng nằm ngồi họ thường khe khẽ cất lên vài câu, hay trong tâm cũng thường nhớ nghĩ đến những bài ca bài hát đó. Cũng vậy, nếu mình thường niệm Phật thì nó khởi lên câu niệm Phật. Còn nếu mình thuộc lòng kinh thì những lời kinh thường hay khởi lên thì ngay lúc đó mình đã tụng kinh rồi.

Sư ông thường dạy rằng lời Phật thật quý báu. Vậy, người tụng kinh do tôn kính lời Phật sẽ đạt được lợi ích gì?

Mỗi khi tụng kinh, mình nhớ lại những lời dạy của Phật thì đó là mình niệm Pháp. Khoảng thời gian mình tụng kinh thì những niệm phiền não, những niệm xấu, niệm ác bị đè phục nên không khởi lên; do bị đè phục nên nó yếu đi, nó đã yếu thì lúc có khởi lên cũng khởi yếu. Đây là nói phục, còn đoạn là khác nữa. Nhưng nhờ có phục nên nó yếu. Vì yếu nên tội chướng, nghiệp chướng cũng yếu dần. Khi bên tội chướng, nghiệp chướng yếu thì thiện căn công đức sẽ khởi dậy. Hai cái đó như hai cái giá cân. Nếu bên này nặng thì bên kia nhẹ. Nếu bên này nhẹ thì bên kia nặng, lẽ đương nhiên là như vậy. Nói cách khác, ngoài phước báu do tôn kính Phật pháp, người tụng kinh có thể là tiêu trừ nghiệp chướng.

Trong đời tu của Sư ông, hẳn nhờ tụng kinh Sư ông ngộ ra nhiều điều. Xin Sư ông đơn cử một ví dụ về cái ngộ nhờ tụng kinh.

Nay tôi sẽ nói rõ điều này cho các huynh đệ nghe, vì thông thường ít ai nghĩ đến. Nhân khi tụng kinh Kim Cang tôi đã khám phá ra một điều mà từ lâu suy nghĩ không biết vì sao trong kinh nói một vị Tu đà hoàn dứt trừ được kiến phiền não, còn tư phiền não thì chậm nhứt là trong bảy đời dứt hết thành A la hán. Vị Tu đà hoàn không có đời thứ tám, chỉ đến đời thứ bảy là cuối cùng. Trong kinh nói rõ ràng, chứ không nói việc tu hành gì cả.

Tôi thường suy nghĩ việc đó hoài, nghiệm mãi không ra. Cho đến khi tụng kinh Kim Cang đến đoạn Phật hỏi ngài Tu Bồ Đề: Vị Tu đà hoàn có tự nói mình là Tu đà hoàn không? Ngài Tu Bồ Đề đáp là không. Bởi vì Tu đà hoàn gọi là nhập lưu. Nói nhập mà không chỗ nhập. Không nhập vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là Tu đà hoàn. Ngay đó tôi hoát nhiên hóa giải được cái điều mà tốn không biết bao nhiêu thời gian suy nghĩ về lý do tại sao mà vị Tu đà hoàn không có đời thứ tám, chỉ nội trong bảy đời dứt tư hoặc chứng A la hán.

Nghĩa là vị Tu đà hoàn khi kiến hoặc đã dứt rồi thì tâm vị ấy không còn bị chi phối bởi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Do không bị chi phối nên tư hoặc không có dịp phát khởi. Vì không phát khởi nên lần lần nó mòn yếu đi. Do mòn yếu nên nó dứt lần lần. Dứt một phần thì thành Tu đà hàm. Dứt một phần nữa thì thành A na hàm. Dứt thêm nữa cho đến dứt sạch hết thì thành A la hán. Nó dứt từng phần, dứt lần lần.

Cũng thế, hằng ngày mình có niệm Phật, tụng kinh, thì lúc đó phiền não, nghiệp chướng nó không khởi. Nó không khởi trong khoảng thời gian mình có niệm Phật, tụng kinh, chứ không phải nó luôn luôn không khởi. Nhưng có như vậy thì nó yếu lần đi. Nó yếu lần đi thì cái lành cái tốt phát triển lên thì gọi là mình có tu. Phiền não nghiệp chướng bị dằn bị phục thì thiện căn công đức phát sanh, cho đến lúc nào đó sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không còn chi phối nội tâm mình là thành công. Mà cũng không biết đến lúc nào, bởi vì chủng tử phàm phu trong vòng sanh tử luân hồi của mình nó nặng nề lắm, phiền não nghiệp chướng nặng nề lắm. Nhưng nếu hằng ngày mình có phương pháp để dằn để phục, thì nó sẽ yếu lần lần. Bằng không nếu bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chi phối thì mỗi ngày chẳng những nó không yếu mà lại mạnh thêm, thì mình càng chui đầu sâu vào vòng sanh tử luân hồi. Lẽ tất nhiên hai ngã rõ ràng như vậy.

Trên đây chỉ là một ví dụ. Nếu các huynh đệ mỗi ngày đều tụng kinh thì sẽ tỏ rõ nhiều điều bổ ích. Do đó, tôi khuyên các huynh đệ siêng năng tụng kinh để thâm nhập trí Phật.

Tại Việt Nam, khi tụng kinh, các chùa còn niệm Phật. Xin Sư ông khai thị về phương pháp niệm Phật trong tụng kinh?

Tôi nói rõ để huynh đệ biết rằng tụng kinh và niệm Phật đúng cách là thật tu. Khi niệm Phật thì không duyên việc khác. Không duyên theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Chỉ duyên nơi âm thanh câu niệm Phật. Huân tập mỗi ngày một mạnh lên nơi hạnh niệm Phật thì những niệm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp khác, mỗi ngày mỗi bớt đi, vì trong khoảng thời gian đó nó không khởi được thì nó phải giảm bớt. Mà nếu thời gian niệm Phật càng ngày càng nhiều thì tất nhiên mỗi ngày mình lần lần tiến lên.

Cũng như người tu thiền giữ tâm đừng cho khởi vọng, tất nhiên là làm sao cho nội tâm đừng bị chi phối bởi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nó không chi phối thì phiền não nghiệp chướng không do đâu mà sanh khởi. Phiền não nghiệp chướng không khởi được thì lần lần nhẹ đi, cho đến lúc nào đó cũng như cái màn che bị rách, bị tan thì ánh sáng từ trong nội tâm phát ra, gọi là tỏ ngộ. Hai đường tu dù Thiền dù Tịnh giống nhau, chứ không chi khác.

Vậy, theo Sư ông tu thực chất là không để tâm dính vào sáu trần cảnh?

Đúng vậy! Hằng ngày mình bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chi phối là không có tu. Lúc nào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nó không chi phối nội tâm của mình được, thì chính lúc đó là lúc mình tu. Nên nhớ kỹ như vậy! Chứ không phải đợi đến lúc mặc áo, đắp y lên chánh điện. Mặc áo đắp y lên chánh điện, lễ Phật mà bị cảnh ngoài sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nó chi phối thì chưa phải là có tu.

Pháp của Phật dạy nói cho rõ là tu tâm. Còn nơi thân và khẩu chỉ trợ giúp cho nội tâm mà thôi. Nói như vậy không phải phế bỏ những thời khóa tu tập, ban đầu sức tu còn yếu thì phải nương vào thời khóa, quan trọng ở chỗ là ngoài thời khóa cũng phải tu. Do đó niệm Phật không luận là lúc đi, đứng, nằm ngồi gì, nếu có niệm luôn thì có tu, mà bị gián đoạn là không có tu. Đó là điểm chánh yếu. Tất cả các pháp môn khác cũng đều như vậy.

Bạch Sư ông, để thâm nhập kinh tạng khi tụng kinh, người tụng phải làm gì để đạt được?

Để đạt được như thế, khi tụng kinh phải thuộc lòng kinh. Chẳng phải các thời khóa trong chùa thuộc mà các kinh mình thích cũng phải thuộc. Như tôi cũng vậy, thích Phổ Môn phải thuộc Phổ Môn, thích Kim Cang phải thuộc Kim Cang, thích phẩm Phổ Hiền phải thuộc phẩm Phổ Hiền, cho đến thích Pháp Hoa phải thuộc Pháp Hoa. Lúc trước mỗi ngày giữ đều đặn như vậy, riêng kinh Pháp Hoa thì mỗi ngày tụng một biến hoặc hai ngày một biến. Ai làm được như thế thì thâm nhập kinh tạng không khó.

Bạch Sư ông, người bận rộn với nhiều công việc không có thời gian để tụng nhiều thì làm thế nào có thể hiểu kinh được?

Người bận rộn có thể chọn các phần kinh quan trọng để tụng. Tôi đơn cử cách sắp thời gian của tôi trong quá khứ. Năm 1963 khởi lên việc tranh đấu với ông Diệm và 1964 thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi phải bận bịu nhiều công việc nên mỗi ngày không có thời gian tụng kinh Pháp Hoa. Ai cũng biết tụng kinh phải tụng luôn nếu không lại quên nên không thể tiếp tục tụng kinh Pháp Hoa mà chỉ giữ lại bài kệ phẩm Phương Tiện làm thời khóa cho đến bây giờ. Bài kệ phẩm Phương Tiện cũng nhiều lắm, gần 500 câu chứ đâu phải ít. Khi có thể thu xếp thời gian thì ta tụng cố định và đều đặn hơn thì mới hiểu kinh thấu đáo được.

Hiện nay, thời khóa mỗi ngày của tôi nhất định phải có là: sáng sớm thức dậy tụng phẩm Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Kim Cang, bài kệ phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà rồi hoàn kinh niệm Phật. Nếu tụng ra tiếng thì hơn hai tiếng đồng hồ, nếu tụng thầm thì trên dưới một tiếng rưỡi. Năm nay tôi đã 94 tuổi nên chỉ thực hiện thời khóa bằng cách tụng thầm mà thôi, chứ tụng ra tiếng thì không nổi nữa rồi. Sở dĩ tôi nói kỹ như vậy để chúng ta biết rõ cách tu tập của mình là phải có sự liên tục hằng ngày. Không nên lúc có, lúc không.

Tụng kinh niệm Phật ngoài mục đích chính yếu là vãng sanh Cực Lạc ra, còn có tác dụng hàng phục những phiền não nghiệp chướng, khiến cho những thiện căn công đức được tăng trưởng. Nếu mỗi ngày tu hành đều đặn như vậy, tất nhiên lần lần bớt đi phần phàm phu sanh tử mà tiến lần trên con đường Hiền Thánh giải thoát.

Bạch Sư ông, khi hiểu kinh rồi thì lộ trình tu bao lâu mới đạt kết quả?

Ngay đức Phật cũng phải trải qua vi trần số kiếp tu tập chứ không phải con số ức muôn mà mình thường tính toán. Phải lấy số vi trần để tính số kiếp tu hành. Rõ ràng như vậy, chính đức Phật nói chứ không ai khác. Như phẩm Đề Bà Đạt Đa trong kinh Pháp Hoa, ngài Trí Tích Bồ tát nói: “Tôi xem trong cõi Tam thiên Đại thiên nhẫn đến không có chỗ nhỏ bằng hột cải mà không phải là chỗ của Bồ tát (chỉ cho Phật Thích Ca) bỏ thân mạng để vì lợi ích chúng sinh, vậy sau mới thành đạo Bồ đề.” Chứ không phải thường thường như chúng ta, làm được chút ít công đức gì đó mà đòi thành ông Hiền ông Thánh liền đâu. Trong kinh dạy rất đầy đủ, nhất là kinh Đại Bửu Tích nói về công hạnh của các vị Bồ tát rõ ràng lắm. Mọi người nên cố gắng tìm đọc. Tôi bây giờ phải nhờ người khác đọc để biết được công hạnh của các ngài quá khứ tu thế nào, hiện tại thành tựu thế nào.

Nói chung, việc dứt trừ nghiệp chướng phiền não để ra khỏi nghiệp chướng luân hồi không phải là chuyện dễ. Nhưng mình có tu tập đều đặn là mình có bước đi. Mà đã có bước đi là có bước đến. Có bước một bước là giải thoát một bước, chứ không phải đợi đến đích rồi mới giải thoát. Thường nghĩ như vậy thấy vui. Bởi vì biết mình mỗi ngày có bước là mỗi ngày gần thêm bờ giải thoát. Nên nhớ kỹ là vi trần số kiếp chứ không phải ít đâu. Không phải nghe nói: “Tức tâm tức Phật” rồi cho rằng thấy tâm là thành Phật. Vì nếu như vậy là mình hơn Phật Thích Ca xa lắm rồi.


Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay, tập IV (11-12/2010), tr. 28-30.



Hãy học các dòng nước
Từ khe núi vực sâu.
Nước khe núi chảy ồn,
Biển lớn động im lặng.

Cái gì trống kêu to,
Cái gì đầy im lặng.
Ngu như ghè vơi nước,
Bậc trí như ao đầy.

(Tiểu bộ I, 106)



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1501 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Kinh Bi Hoa


Đường Không Biên Giới


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.75.125 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (1 lượt xem) - ... ...