Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Không Một Pháp Để Làm »» Không Một Pháp Để Làm »»

Không Một Pháp Để Làm
»» Không Một Pháp Để Làm

Donate

(Lượt xem: 7.117)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Không Một Pháp Để Làm

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bài này được viết để thành kính tưởng niệm bổn sư Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu (1912-2016), vị trụ trì quá cố của Chùa Tây Tạng Bình Dương, trong tuần lễ tròn một năm Thầy viên tịch.

Một lần Thầy nói, phải Thấy Tánh trước, vì chưa Thấy Tánh thì làm gì cũng sai.

Một lần Thầy nói, phải thấy sóng chính là nước, phải thấy xuyến thoa vòng nhẫn chính là vàng; thấy như thế tức khắc sẽ không còn sinh tâm phân biệt.

Một lần Thầy nói, không hề có một pháp nào để tu hết và cũng không hề có một pháp nào để làm.

Một lần Thầy nói, khởi tâm là sai, không khởi tâm cũng sai.

Một lần Thầy nói, khi con nói con sợ không giữ trọn năm giới, vậy thì hãy giữ một giới thôi – đó là giữ tâm bình đẳng với tất cả các pháp.

Dưới đây, xin trích dẫn một số kinh và luận người viết mới đọc gần đây. Kinh Phật và lời bình của các thiền sư hệt như ngọc quý, như vàng ròng. Chữ của người viết chỉ là lời vụng, ý thô của một học nhân chưa đi tới đâu. Tất cả sai sót, sẽ chỉ là riêng của người viết.

...o…

Nơi đây, chúng ta có một câu hỏi, tại sao Đức Phật và 2.500 thánh tăng đi đứng nằm ngồi trong cõi này và thọ dụng được Niết Bàn ngay trước mắt, ngay bên tai, ngay trong tâm... trong khi người đời thường chúng ta nhìn đâu, nghe gì cũng thấy phiền não, thấy khổ, thấy bất như ý?

Như thế, có phải cõi Niết Bàn (Đức Phật và các bậc thánh tăng đang thọ dụng) và cõi phiền não (đang vây khốn chúng ta) thực sự không cách biệt một sợi tóc?

Niết Bàn là không sinh và không diệt, trong khi cõi phiền não lại đầy những sinh diệt, nhìn đâu cũng thấy vô thường và bất như ý. Nghĩa là, trước mắt hẳn là Bất Nhị, tức là Không Hai. Chúng ta thấy trước mắt là phiền não, là sinh diệt… nhưng Đức Phật thấy là an lạc vô cùng tận, và là vô sinh diệt.

Đọc trong Tạng Pali, chúng ta sẽ thấy có một bài kinh, ghi lời Đức Phật dạy rằng hai cõi này không cách biệt nhau, nhìn mặt hiển lộ sẽ thấy là vô thường, là sinh diệt; và nhìn mặt khó hiển lộ sẽ thấy là vô sinh diệt, là không hề biến dị. Hai cảnh giới sinh diệt và vô sinh diệt đó không hề cách biệt nhau, vì sóng chính là nước.

Đó là Kinh AN 3.47 Sankhata Sutta. Bài kinh này chia 2 đoạn. Đoạn văn đầu là nói về 3 đặc tính của pháp hữu vi, tức cõi phiền não. Đoạn thứ 2 nói về 3 đặc tính của pháp vô vi, tức Niết Bàn, rằng “không có sự sinh khởi được thấy, không có sự hư diệt được thấy, và không có sự biến dị trong khi nó đang trú được thấy.”

Như vậy, có phải Thấy Tánh là Thấy Vô Thường ở đoạn văn đầu, hay là Thấy Cái Vô Sinh Diệt ở đoạn văn sau? Hay là thấy cả hai, không ngăn ngại nhau?

Bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi như sau:

“Bhikkhus, there are these three characteristics that define the conditioned. What three? An arising is seen, a vanishing is seen, and its alteration while it persists is seen. These are the three characteristics that define the conditioned.

“Bhikkhus, there are these three characteristics that define the unconditioned. What three? No arising is seen, no vanishing is seen, and no alteration while it persists is seen. These are the three characteristics that define the unconditioned.”

Trong khi Bhikkhu Bodhi dùng chữ “được thấy” (seen), Bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu dùng chữ “được nhận ra” (discernible).

Bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu (1918-2012) là:

"— Có ba tướng hữu vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp hữu vi. Thế nào là ba?

Sanh được trình bày rõ, diệt được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú được trình bày rõ. Có ba tướng hữu vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp hữu vi.

— Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi. Thế nào là ba?

Sanh không được trình bày rõ, diệt không được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú không được trình bày rõ. Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi." (1)

Có nghĩa là, cõi phiền não cũng là Niết Bàn, cõi Ta bà cũng là Tịnh Độ. Nghĩa là, trong cốt tủy là Bất Nhị, là Không Hai.

…o…

Khi nói về Bất Nhị, không gì hay hơn là dẫn Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, bản dịch Việt của Thầy Tuệ Sỹ (2).

Nơi Chương 1 Quốc Độ Phật, nghe Đức Phật dạy rằng, khi Bồ Tát giữ thanh tịnh tâm tức là trang nghiêm thanh tịnh quốc độ Phật. Ngài Xá Lợi Phất chợt nêu thắc mắc rằng tại sao vẫn thấy cõi này vẫn là hầm hố bất tịnh. Đức Phật liền ấn ngón chân xuống đất, ba nghìn cõi đại thiên bỗng sáng rực, hóa hiện trang nghiêm thanh tịnh.

Nhìn lại bài Kinh AN 3.47 dẫn trên, nghĩa là, chỉ cần Đức Phật ấn ngón chân xuống đất, cõi Niết Bàn sẽ hiện ra trước mắt Ngài Xá Lợi Phất, xuyên suốt với cõi hữu vi này.

Có thể thấy tương tự thêm nữa, nơi Chương 12 Thấy Phật A Súc, nhưng lần này, Đức Phật dạy ông Duy Ma Cật hãy bưng cõi Diệu Hỷ của Đức Vô Động Như Lai tới trước mắt cho đại chúng nhìn thấy…

Nghĩa là, các cõi Niết Bàn và Ta Bà thực sự là tùy tâm mà hiện, dù là nói theo Kinh AN 3.47 hay Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết.

…o…

Trong cuốn “Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải” của ngài Thiên Mục Trung Phong Hòa Thượng (1263-1323), dựa vào bản Việt dịch của Thiền Sư Thích Duy Lực (1923-2000), xin trích lại 2 câu 38 và 39 như sau để nói lên nghĩa bất nhị giữa Niết Bàn và phiền não, rằng chớ có sinh tâm ghét cõi này (dù là cõi Ta Bà) và ưa cõi khác (dù có là cõi Phật), vì trước mắt và bên tai thực sự vẫn là Niết Bàn tự tâm đang hiển lộ ra (và theo Kinh AN 3.47 là rất khó thấy, khó nhận ra).

Trích:

“38. DỤC THỦ NHẤT THỪA, VẬT Ố LỤC TRẦN

DỊCH: Muốn chứng lấy Nhất Phật Thừa, chớ nên chán ghét lục trần…

LỜI NGHĨA GIẢI: Tổ Sư nói "DỤC THỦ NHẤT THỪA, VẬT Ố LỤC TRẦN", người nghĩa giải cho rằng: NHẤT THỪA là biệt danh của tự tâm, lục trần, lục thức, lục căn là biệt hiệu của tự tâm, đâu có thể chứng nhất thừa mà ghét lục trần! Thế thì giống như yêu tay chân mà bỏ vai lưng vậy. Phải biết, Ngộ tâm này thì lục trần tức là nhất thừa, mê tâm này thì nhất thừa tức là lục trần. Bùi Tướng Quốc nói: "Nghịch nó tức phàm, thuận nó tức thánh". Kinh Lăng Nghiêm nói: "A Nan, ngươi muốn biết cái câu sinh vô minh, là gốc thắt kết khiến ngươi luân hồi trong sanh tử ấy, chính là lục căn của ngươi chứ chẳng phải vật khác. Ngươi lại muốn biết đạo vô thượng Bồ Đề khiến ngươi mau chứng quả tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ ấy, cũng chính là lục căn của ngươi chứ chẳng phải vật khác".…

39. LỤC TRẦN BẤT Ố, HOÀN ĐỔNG CHÁNH GIÁC

DỊCH: Chẳng cho lục trần là tốt hay xấu, thì đồng như chánh giác…

LỜI NGHĨA GIẢI: Tổ Sư nói: "LỤC TRẦN BẤT Ố, HOÀN ĐỔNG CHÁNH GIÁC", người nghĩa giải cho rằng: Chẳng có lục trần, cũng chẳng có chánh giác, đều chỉ là diệu tâm sáng tỏ. Gọi là lục trần cũng được, gọi là chánh giác cũng được. Ông nếu ở nơi diệu tâm sáng tỏ này có chỗ không rõ, thì gọi là chánh giác cũng không rõ, đâu có việc gì khác? Chỉ cái rõ và không rõ này, khiến Phật Tổ nhọc lưỡi mỏi miệng phân ra những điều hơn kém, đều do chẳng tin tự tâm mà ra. (3) (ngưng trích)

Nghĩa là, từ Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán (496?- 606) cho tới bản chú giải của ngài Trung Phong, đều nói rằng cõi này [hiển lộ qua lục trần] không có cái gì nên phân biệt tốt xấu, tức khắc sẽ hiển lộ ra chánh giác [Niết Bàn tự tâm]. Nghĩa là, cũng trở về Kinh AN 3.37 và Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết.

…o…

Đôi khi đọc trong Thiền sử, chúng ta nghe câu nói: hễ tác ý là sai. Nghĩa là, mình cố ý khởi tâm gì đi nữa, cũng là sai, dù là khởi tâm muốn làm Phật, muốn làm Tổ, muốn giải thoát, vân vân.

Trong Tương Ưng Bộ Kinh, có Kinh SN 1.1 Ogha-tarana Sutta ghi lời Đức Phật dạy rằng như người đứng giữa dòng, muốn qua bờ bên kia phải khéo, vì “hễ bước tới, hay đứng lại đều sẽ bị nhận chìm” (When I pushed forward, I was whirled about. When I stayed in place, I sank. And so I crossed over the flood without pushing forward, without staying in place.)

Nơi đây, chúng ta không có ý muốn nói hễ khởi tâm tác ý là sai. Duy chỉ muốn nói rằng, một số Kinh ghi lời dạy tác ý, một số Kinh ghi lời dạy chớ tác ý. Vì trong nhiều Kinh, Đức Phật dạy phải như lý tác ý, nghĩa là phải khéo tác ý, khéo biện biệt… Nhưng Thiền Tông (Tạng, Hoa, Việt, Nhật, Hàn…) khi dạy pháp an tâm, không tập trung vào “tác ý.” Vì chủ yếu phải Thấy Tánh trước, rồi mới tu sau. Trong khi đó, hễ tác ý (dù bất kỳ tác ý gì) là tâm nguyên sơ sẽ khởi lên một lớp sương mù ngăn che, dù sương mỏng cách mấy đi nữa, cũng là một màn sương ngăn cách thực tại hiện tiền trước mắt và bên tai.

Thậm chí, khi truyền dạy Thiền Tông cũng không dùng lời, hoặc dùng lời rất ít, vì bất kỳ lời nào cũng trải qua một khái niệm hóa, ngăn cách thực tại hiện tiền. Cái thấy trước mắt, nó như thế là như thế, làm sao dùng lời nói được?

Kinh Tương Ưng Bộ có 3 kinh kế nhau nói về hành, về tác ý: SN 12.38, SN 12.39, SN 12.40. Trong cả ba kinh, đều nói, người tu giải thoát chớ nên khởi tác ý gì cả.

Nơi đây, chúng ta trích một đoạn trong Kinh SN 12.40, bản dịch của Bhikkhu Bodhi:

“But, bhikkhus, when one does not intend, and one does not plan, and one does not have a tendency towards anything, no basis exists for the maintenance of consciousness. When there is no basis, there is no support for the establishing of consciousness. When consciousness is unestablished and does not come to growth, there is no inclination. When there is no inclination, there is no coming and going. When there is no coming and going, there is no passing away and being reborn. When there is no passing away and being reborn, future birth, aging-and-death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.” (4)

Có thể dịch như sau:

“Nhưng, chư tăng, khi một người không khởi ý định, không lập kế hoạch, và không có ý hướng về bất cứ gì, tất sẽ không có sở duyên cho thức an trú. Khi không có sở duyên, sẽ không có chỗ an trú cho thức. Khi thức không an trú, và [thức] không tăng trưởng, sẽ không có nghiêng về [bất kỳ pháp nào]. Khi không có nghiêng về, sẽ không có tới và không có đi. Khi không có tới và không có đi, sẽ không có chết và không có tái sanh. Khi không có chết và không tái sanh, tất cả những tương lai sanh, già chết, sầu não, than khóc, đau đớn, bất như ý và tuyệt vọng đều kết thúc. Như thế là tịch diệt toàn bộ khối đau khổ này.”

Kinh vừa dẫn, nghe y hệt Kinh Bahiya Sutta, khi Đức Phật dạy ngài Bahiya: “…Trong cái được thấy hãy chỉ là cái được thấy, trong cái được nghe hãy chỉ là cái được nghe…”

Và cũng y hệt Kinh Sandha Sutta - AN 11.10, ghi lời Đức Phật dạy rằng tu như ngựa giỏi là những vị thiền tư mà không y chỉ vào bất kỳ pháp nào:

“…Vị này không suy nghĩ dựa vào đất nước lửa gió. Vị này suy nghĩ không dựa vào không vô biên xứ, vào thức vô biên xứ, vào vô sở hữu xứ, và phi tưởng phi phi tưởng. Vị này không dựa vào thế giới này và thế giới khác và suy nghĩ. Vị này không dựa suy nghĩ vào bất cứ những gì được thấy, được nghe, được kinh nghiệm, được thức tri và được tìm kiếm với tâm. Dù vậy, vị đó vẫn suy nghĩ…”(Dịch theo Ni Trưởng Sister Uppalavanna)

Do vậy, khi nói rằng có một pháp nào để tu, đều không phải là Thiền Tông.

Nơi đây cũng nên dẫn ra Kinh AN 6.63 Nibbedhika Sutta, trong đó Đức Phật nói:

“Intention, I tell you, is kamma. Intending, one does kamma by way of body, speech, & intellect.” (Ta nói, tác ý là nghiệp. Khi tác ý, chúng sinh gây nghiệp qua thân, khẩu, ý.”

Khi tác ý đúng, phải là tu theo Bát Chánh Đạo. Đó là chặng đường quen thuộc.

Nhưng với Thiền Tông, người tu nên là, không thấy pháp nào để tác ý. Cho nên, Kinh Lăng Nghiêm nói rằng hễ “tri kiến lập tri, tức vô minh bổn” (thấy biết, mà dựng lập thấy biết, đó là gốc vô minh).

Có nghĩa là gì? Có nghĩa là, hãy kham nhẫn với lục trần, nghĩa là kham nhẫn với bất kỳ những gì trong thế giới này. Kham nhẫn là gì? Là pháp Như Thị. Các pháp như thế thì cứ như thế.

Trong Aṅguttara Nikāya, có 3 kinh nằm kế nhau, đều nói về ngựa giỏi và người tu giỏi:

- 5. Paṭhama - ājānīyasuttaṃ - First on thoroughbreds
- 6. Dutiya - ājānīyasuttaṃ - Second on thoroughbreds
- 7. Tatiya - ājānīyasuttaṃ - Third on thoroughbreds
Trong đó, cuối ba kinh trên đều ghi lời Đức Phật dạy:

"Here, bhikkhus, the bhikkhu endures, forms, sounds, smells, tastes, touches and thoughts. Bhikkhus, the bhikkhu endowed with these six things is worshipful..." (Chư tăng, nơi đây, chư tăng hãy kham nhẫn sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Các nhà sư nào kham nhẫn như thế sẽ đáng tôn kính…)

Khởi đầu nhóm kinh đó là “Kinh 1. Paṭhama - āhuneyyasuttaṃ - First on worshipfulness” với bản dịch của Ni Trưởng Sister Uppalavanna, trích:

“Here, bhikkhus, the bhikkhu seeing a form is neither pleased or displeased abides mindful and aware with equanimity. Hearing a sound, ... re ... scenting a smell, ... re ... tasting a taste, ... re ... cognizing a touch with the body, ... re ... and cognizing an idea, is neither pleased nor displeased, abides mindful and aware with equanimity.

Bhikkhus, the bhikkhu endowed with these six things is worshipful, suitable for hospitality, gifts and to honour with clasped hands, the incomparable field of merit for the world...” (5)

Dịch:

“Chư tăng, nơi đây, khi nhà sư nhìn thấy một hình sắc, mà không ưa, không ghét, vẫn giữ tâm tỉnh thức, bình đẳng. Khi nghe một âm thanh… ngửi một mùi… nếm một vị… sờ chạm với thân… nhận ra một ý niệm… mà không ưa, không ghét, vẫn giữ tâm tỉnh thức, bình đẳng.

Chư tăng, vị sư có sáu pháp như thế xứng đáng tôn kính, cung thỉnh, cúng dường và chắp tay vinh danh, phước điền vô lượng cho thế giới…”

Đó là ý của một tâm bình đẳng.

…o…

Hầu hết các kinh trong nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời của chư tăng, khi Đức Phật sinh tiền, đều mang phong cách an tâm của Thiền Tông.

Nơi đây, chúng ta sẽ dịch 3 bài kệ trong Suddhaṭṭhaka Sutta ở Kinh Tập (Sutta Nipāta). Nhóm 3 bài kệ này mang ký số 793, 794, 795.

Bản Việt dịch nơi đây sẽ tham khảo từ 6 bản dịch của Thanissaro Bhikkhu, John D. Ireland, Bhante Varado, Khantipalo, Gil Fronsdal, Hòa Thượng Thích Minh Châu (6).

Dịch:

“Trong tất cả những gì được thấy, hay được nghe, hay được cảm thọ, các vị này không có gì để đối kháng cả. Với tâm cởi mở, các vị này chỉ nhìn các pháp như các pháp là như thế. Nào có ai mô tả gì được về các vị này.

Các vị này không dựng lập bất kỳ một tri kiến gì, cũng không ưa thích đề cao bất cứ những gì, cũng không tự xưng là thanh tịnh tối thượng gì. Nới lỏng sợi dây tham đắm họ đang bị ràng buộc, các vị này không còn muốn bất cứ những gì trên đời.

Đã biết, đã thấy, hoàn toàn không có gì để nắm giữ -- vị Phạm chí chân chính này đã vượt qua tất cả những biên giới, không còn tâm ưa thích gì lôi cuốn, không còn tâm ghét bỏ gì để đối kháng. Không có gì nơi đây [để vị này] nắm giữ như tối thượng.”

Đọc kỹ các bài kệ trên, và rất nhiều bài kệ khác trong Phẩm Tám của Kinh Tập, chúng ta sẽ thấy đó chính là Thiền Tông. Gọi là vô tâm cũng được, không vô tâm cũng được.

…o…

Nơi đây, xin trích Bá Trượng Ngữ Lục, bản dịch của ngài Duy Lực, nói về pháp yếu của đốn ngộ:

“Tăng hỏi: Thế nào là pháp yếu của đại thừa đốn ngộ?

Sư nói: Các người trước ngưng các duyên, thôi nghĩ muôn việc, thiện và bất thiện thế gian và xuất thế gian, tất cả các pháp chớ ghi nhớ, chớ duyên niệm buông bỏ thân tâm khiến cho tự tại, tâm như gỗ đá chẳng còn phân biệt, tâm vô sở hành. Tâm địa nếu không thì huệ nhựt tự hiển, như đám mây tan thì mặt trời hiện ra. Hễ ngưng nghỉ tất cả phan duyên những hình thức tham sân, ái thủ, cầu tịnh đều sạch đối với ngũ dục, bát phong chẳng bị lay động, chẳng bị kiến văn giác tri trói buộc, chẳng bị các cảnh xấu đẹp mê hoặc, tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, ấy là người giải thoát. Đối với tất cả cảnh giới, tâm chẳng tịnh chẳng loạn, chẳng nhiếp chẳng tán, thấu qua tất cả thanh sắc, chẳng có trệ ngại gọi là đạo nhân.

Thiện ác thị phi đều chẳng tác ý, cũng chẳng mến một pháp, cũng chẳng bỏ một pháp, gọi là người đại thừa. Chẳng bị tất cả thiện ác, không hữu, cấu tịnh, hữu vi vô vi, thế gian xuất thế gian, phước đức trí huệ ràng buộc, gọi là Phật huệ. Thị phi tốt xấu, đúng lý sai lý, các tri kiến tình thức đều sạch hết, chẳng có trói buộc, chẳng có giải thoát, nơi nơi tự tại, gọi là bồ tát mới phát tâm liền lên địa vị Phật.” (7)

Và bây giờ nói tới Thiền Việt Nam, về một đoạn vấn đáp của Thiền sư Vô Ngôn Thông (759?-826) nói về ý nghĩa bình đẳng, được nhà sư Nguyễn Thế Đăng ghi trong bài viết tựa đề “Tất Cả Chúng Sanh Đều Có Phật Tánh” – trích như sau:

“Thấy Phật tánh tức là thấy tánh và tướng của sanh tử là Niết-bàn. Vị tổ thứ hai của dòng Thiền Vô Ngôn Thông là Cảm Thành (thế kỷ thứ 9) khi có vị tăng đến hỏi, “Thế nào là Phật?”, Sư đáp, “Khắp tất cả chỗ.” Lại hỏi, “Thế nào là tâm Phật?”, Sư đáp, “Chẳng từng che dấu.”

“Khắp tất cả chỗ” và “Chẳng từng che dấu” là sự bình đẳng rốt ráo của Phật tánh. Cho đến Nhất-xiển-đề cũng có Phật tánh, như kinh nói. Đây là sự bình đẳng, hay không hai, bất nhị của Niết-bàn và sanh tử, sự bình đẳng hay không hai của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Chúng ta đang sống trong tánh bình đẳng, tánh không hai ấy của Phật tánh.”(8)

Như thế, khi chúng ta ngồi, chính là Phật Tánh đang ngồi; khi chúng ta đứng, chính là Phật Tánh đang đứng. Trước mắt là Phật Tánh hiển lộ, bên tai là Phật Tánh hiển lộ, dù có gọi cõi này là Niết Bàn hay phiền não cũng vẫn là Phật Tánh đang hiển lộ. Gọi là gì cũng đúng. Gọi tất cả các pháp là Không cũng đúng, gọi là Vô Tướng cũng đúng, im lặng không lời cũng đúng. Chỉ cần, đối cảnh vô tâm, hay cứ để mặc cho các pháp được thấy như là được thấy, được nghe như là được nghe… Và đó là Thiền Tông: không một pháp nào để làm.

GHI CHÚ:

(1) Kinh AN 3.47. Bản của Bhikkh Bodhi: https://suttacentral.net/en/an3.47
Thanissaro Bhikkhu: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an03/an03.047.than.html
Bản HT Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/vn/an3.47

(2) Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết. https://thuvienhoasen.org/p16a1638/kinh-duy-ma-cat-so-thuyet
(3) Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải: https://thuvienhoasen.org/a9867/tin-tam-minh-tich-nghia-giai
(4) Kinh SN 12.40: https://suttacentral.net/en/sn12.40
(5) Anguttara Nikaya: http://awake.kiev.ua/dhamma/tipitaka/2Sutta-Pitaka/4Anguttara-Nikaya/Anguttara4/6-chakkanipata/001-ahuneyyavaggo-e.html
(6) Kinh Tập, Chương Bốn, Phẩm Tám.
Thanissaro Bhikkhu: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.4.04.than.html
John D. Ireland: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.4.04.irel.html
Bhante Varado: http://suttas.net/english/suttas/khuddaka-nikaya/sutta-nipata/atthakavagga%20-%20php%20version%201.4/04-pure.php
Khantipalo: https://suttacentral.net/en/snp4.4
Gil Fronsdal (sách bản giấy: The Buddha Before Buddhism, NXB Shambala, 2016)
HT Thích Minh Châu: https://thuvienhoasen.org/p15a1547/2/chuong-04-pham-tam
(7) Bá Trượng Ngữ Lục: https://thuvienhoasen.org/p37a7557/ba-truong-ngu-luc
(8) Tất Cả Chúng Sanh Đều Có Phật Tánh: https://thuvienhoasen.org/a19179/tat-ca-chung-sanh-deu-co-phat-tanh

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.148.113.180 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...