Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Đọc Sách Essence of the Heart Sutra Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14 »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Đọc Sách Essence of the Heart Sutra Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14

Donate

(Lượt xem: 9.895)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Đọc Sách Essence of the Heart Sutra Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Một số bạn đã nhiều năm gõ cửa nhiều chùa, đọc nhiều kinh điển, tu nhiều tông phái, và rồi thấy rằng Phật pháp quá mênh mông, như dường học hoài không hết. Và rồi bạn chỉ muốn tìm một cuốn sách tiếng Anh duy nhất để đọc, để nghiền ngẫm ngày này qua ngày kia, nhằm nắm vững tinh yếu Phật pháp để vào cửa giải thoát. Nếu thế, xin đề nghị bạn hãy tìm đọc tác phẩm “Essence of the Heart Sutra” (viết tắt: EHS) của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14. Dĩ nhiên cũng có nhiều sách thích nghi tương tự, nhưng đặc biệt sách này thích hợp cho đa số, bất kể bạn xuất thân từ tông phái nào, Nam hay Bắc tông, Thiền hay Tịnh, Mật. Bởi vì, sách này chú giải Bát Nhã Tâm Kinh, một bản văn nhật tụng của Bắc Tông và đặc biệt là Thiền Tông, nhưng cũng từ cội gốc trong nhóm kinh nhật tụng sơ thời, khi Đức Phật còn sinh tiền.

Sách này có tên đầy đủ là “Essence of the Heart Sutra: The Dalai Lama’s Heart of Wisdom Teachings” (Tinh Yếu Tâm Kinh: Cốt Lõi Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma Dạy Về Trí Tuệ) – tác giả ghi là Tenzin Gyatso The Fourteenth Dalai Lama. Không rõ có bản dịch tiếng Việt nào chưa; tuy nhiên, cho dù đã có vị nào dịch sang tiếng Việt, bạn cũng nên lấy bản tiếng Anh làm chính để đọc hàng ngày.

Có nhiều lý do để lấy bản tiếng Anh làm chính, bất kể dịch giả nào có xuất sắc cách mấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong năm 24 tuổi (sinh 1935, lưu vong 1959), giảng pháp toàn cầu trực tiếp bằng tiếng Anh, khi gặp Phật tử từ Đông Á thường mời tứ chúng tụng Tâm Kinh theo ngôn ngữ các nước. Những thời thuyết pháp của ngài có thể xem trên YouTube. Sách này là tổng hợp nhiều bài giảng của ngài về Tâm Kinh, biên tập và duyệt lại từ nhiều người, với người dịch chủ yếu là Tiến sĩ Thupten Jinpa, một cựu tăng sĩ Tây Tạng thường đi bên cạnh ngài trong những sự kiện lớn. Jinpa viết trong Lời nói đầu năm 2002 (EHS, trang xi) rằng truyền thống Phật Giáo Tây Tạng tụng Tâm Kinh trước tất cả các buổi thuyết pháp. Do vậy, sách này rất cô đọng, và từng chữ tiếng Anh trong sách đều được cân nhắc từ nhiều vị tôn túc.

Có thể chỉ đọc sách dủ để giải thoát? Đủ để chứng quả Thánh? Có thể. Bởi vì, hành vi đọc sách, hay đọc tụng kinh điển, hay nghiền ngẫm kinh điển, cũng có thể dứt bỏ ba phần đầu trong năm hạ phần kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham và sân) – nghĩa là, chứng quả Dự lưu, còn gọi là mở Pháp Nhãn, thấy rõ đường đạo không nhầm lẫn, cho dù các phiền não vi tế chưa cắt đứt hết. Đó là lý do cho thấy đọc tụng, hay tư duy về Phật pháp là một phần trong đời sống tu hành, có từ thời Đức Phật sinh tiền.

Sách EHS dày 180 trang, do nhà xuất bản Wisdom Publications ấn hành, bản đầu tiên in năm 2002, gồm ba phần chính.

Phần I gồm 5 Chương, nói tổng quan về Phật giáo, trình bày sơ lược về nhiều tông phái trong ba thời chuyển pháp luân, trong đó cốt tủy vẫn là Lý Duyên Khởi và cách xa lìa khổ, về ngài Long Thọ (Nagarjuna), về Tâm Kinh, một giáo lý cô đọng của Đại Thừa xuất hiện, theo Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích là xuất hiện nhiều thế kỷ sau Đức Phật, nhưng ngài cũng ghi rằng, “Chúng ta có thể nói rằng kinh điển Đại Thừa không do Đức Phật lịch sử dạy cho công chúng trong ý nghĩa quy ước. Thêm nữa, có thể rằng kinh điển Đại Thừa, như các kinh trong hệ thống Trí Tuệ Viên Mãn (Bát Nhã Ba La Mật), đã được dạy cho một nhóm vài vị mà Đức Phật xem là thích nghi nhất để học giáo pháp này.” (trang 47). Dĩ nhiên, một số bạn có thể cho rằng Tâm Kinh là hậu tác. Nhưng nếu bạn đọc kỹ, sẽ thấy tư tưởng Tâm Kinh đã có rất sớm trong nhóm Kinh Tập của Tạng Pali, khi Đức Phật mới thuyết pháp.

Nơi trang 52-55, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích về ba thời chuyển pháp luân. Đức Phật thuyết pháp trong thời đầu tiên là dạy Tứ Thánh Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) trong đó Bát Chánh Đạo nằm trong Đạo Đế. Thời kỳ thứ nhì, Đức Phật dạy các kinh hệ thống Bát Nhã, giải thích sâu hơn về Diệt Đế (the truth of cessation, nằm trong Tứ Thánh Đế), đặc biệt là để hiểu bản chất tận cùng của thực tại là tánh không, là rỗng rang (emptiness). Và rồi từ kinh nghiệm sâu hơn về tánh không, dẫn tới thời kỳ chuyển pháp luân thứ ba, khi Đức Phật dạy các kinh về Phật Tánh (Buddha Nature) còn gọi là Như Lai Tạng (Tathagatagarbha) và là nền tảng để hiểu Kim Cang Thừa. Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên là nên học cả ba thời dạy pháp như thế -- Thượng Tọa Bộ (Theravada), Đại Thừa (Mahayana), Kim Cang Thừa (Vajrayana) – để biết cả ba đều là lời Đức Phật dạy, để tránh cái chấp của một số vị cho rằng kinh Đại Thừa đã xa lìa Phật pháp, hay ngược lại là cái chấp cho rằng Theravada là “cỗ xe nhỏ” (trang 54). Ngài khuyên tất cả Phật tử nên kết hợp tất cả giáo pháp cốt tủy ba thừa vào tu tập riêng (trang 55). Nếu bạn không đồng ý với cách giải thích lịch sử đó, cũng không hề gì, vì nhiều luận sư cũng bất đồng về những chuyện như niên đại, thời kỳ… Giáo lý quan trọng là ở phần sau, nói về yếu nghĩa Tâm Kinh.

Phần II là Tâm Kinh, từ Chương 6 tới 11, giải thích về Bát Nhã Tâm Kinh. Đức Đạt Lai Lạt Ma viết rằng một vị sư Tây Tạng trung bình mất từ 5 tới 7 năm để học các kinh hệ thống Bát Nhã, và một số vị sẽ phải học thêm các bộ luận – khoảng 21 bộ luận đã được dịch từ Sanskrit sang Tạng ngữ, và rồi thêm nhiều bộ luận được các sư viết trực tiếp bằng Tạng ngữ (trang 63-64). Nói như thế để thấy truyền thống Tây Tạng xem tư tưởng Bát Nhã (còn gọi là hệ thống Trung Luận, mà Tâm Kinh là bản văn cô đọng) là cốt tủy Phật pháp.

Bản Tâm Kinh tiếng Hán Việt thường tụng ngắn hơn bản tiếng Anh trong sách EHS, nguyên dịch ra từ Tạng ngữ.

Bản Hán Việt khởi đầu là: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không…”

Nhưng trong bản tiếng Anh trong sách EHS, trang 68-70, khởi đầu là: “Thus have I once heard: The Blessed One was staying in…” (Như vầy tôi nghe: Thế Tôn đang ở tại…” Khởi đầu là hình ảnh Đức Phật giữa các sư và bồ tát, “Thế Tôn nhập định về nhiều hiện tượng gọi là hiện tướng của sự thâm sâu.” (Blessed One entered the meditative absorption on the varieties of phenomena called the appearance of the profound). Đức Đạt Lai Lạt Ma chú giải rằng “sự thâm sâu” đó là chỉ vào Tánh Không (emptiness), vào Như Thị (suchness), còn gọi là “các pháp chỉ là như thế.”

Do vậy, nếu không dựa vào chú giải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, mà cứ dựa vào từ điển, chúng ta sẽ có thể nhầm nghĩa.

Và cũng do vậy, nếu cứ vin vào chữ, thuần dựa vào văn tự, chúng ta có thể sẽ, hoặc rời xa kinh điển, hoặc mang nghĩa này nhầm sang nghĩa khác. Đức Đạt Lai Lạt Ma dẫn ra một thí dụ cụ thể là chữ Phật Tánh (Buddha Nature).

Nơi trang 82, Ngài viết, dịch là: “Trong Đại thừa, chữ Phật Tánh có nhiều nghĩa. Trong Duy Thức Tông, Phật Tánh chỉ cho tâm vô cấu nhiễm căn bản của chúng ta mà, khi chưa nhận ra, là Tánh Phật “an trú tự nhiên” của chúng ta, và khi tỉnh thức sẽ là Tánh Phật “được chuyển hóa” của chúng ta. Bản chất Phật an trú tự nhiên này cũng là Niết bàn bản nhiên, hay sự giải thoát bản nhiên đã hiện hữu trong tất cả chúng ta. Cũng nhờ có sẵn Niết bàn bản nhiên nên bụi che mờ có thể tách rời khỏi tự tánh của tâm, và mới có thể chứng ngộ. Trong Trung Luận Tông, bản chất Phật (tức Phật Tánh) được định nghĩa khác: được định nghĩa là Không, cụ thể, là cái rỗng rang không tự thể của tâm. Đây cũng gọi là bản tánh ánh sáng trong trẻo của tâm.”

Tuyệt vời là Tâm Kinh, cho dù chúng ta đọc một câu, hay vài câu cũng sẽ thấy sức mạnh:

…Cho nên trong tướng Không
Không có sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức;
Không có Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý;
Không có Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp…

Một điểm lợi ích khi đọc Tâm Kinh qua sách EHS, là khi gặp một số điểm phức tạp, Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra nhiều điểm nhìn khác nhau từ nhiều luận thư. Như trong Chương 9, Interpreting Emptiness (Diễn Giải Về Không), Ngài đưa ra điểm nhìn về vô ngã qua các quan điểm Hữu bộ (Vaibhasika), Kinh Lượng bộ (Sautrantika), Duy Thức Luận (Mindonly School), Trung Luận (Middle Way School).

Một điểm ghi nhận rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma theo lập trường Trung Luận. Như nơi trang 107, Ngài phân tích về dị biệt giữa Duy Thức và Trung Luận. Duy Thức chỉ ra, phân tích về cái Không của hiện tướng ngoại xứ (hiện tượng ngoài tâm chúng ta) để xả ly tâm tham và sân, nhưng như thế vẫn chưa đủ, theo Ngài Đạt Lai Lạt Ma. Bởi vì nếu chưa nhận ra cái Không trong nội xứ (hiện tượng trong tâm chúng ta) thì sẽ có thể chấp vào, vin vào cảm thọ an lạc của thiền định, trong khi chỉ Trung Luận mới xóa rào phân biệt giữa trong và ngoài tâm, giữa ngoại xứ và nội xứ -- và đó là tận cùng, cốt tủy Tâm Kinh.

Tuy nhiên, Tánh Không không có nghĩa là không hề có gì hết, theo lời giải thích của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì sẽ vô nghĩa nếu phủ nhận thực tại, “Điều này cho thấy rằng các pháp hiện hữu, nhưng trong tự thể là không; hữu thể chỉ có thể được hiểu qua ý nghĩa duyên khởi.” (trang 112)

Và đó là Không, là Vô Ngã, rằng tất cả các hiện tượng không hề có một chút mảy may hiện hữu nội tại (each and every phenomenon lacks even a trace of intrinsic existence).

Nơi trang 122, Đức Đạt Lai Lạt Ma dẫn ra bài kệ của Long Thọ về bát bất (Tám điều không): không hề có gì sinh, cũng không hề có gì diệt; không pháp nào là thường còn, không pháp nào là đoạn diệt; không gì tới, không gì đi; không hề khác biệt, cũng không phải là một (bất sinh, bất diệt; bất thường, bất đoạn; bất lai, bất khứ; bất dị, bất nhất).

Để dễ hiểu về ý nghĩa bát bất, chúng ta hãy hình dung rằng, dẫn theo Kinh Tương Ưng SN 35.246 -- Vīṇopama Sutta (1), khi một quân vương lần đầu nghe âm thanh từ cây đàn hồ cầm, mới gọi lính đi bắt lấy những âm thanh tuyệt vời đó. Nhạc sĩ mới nói âm thanh (tức là cái được nghe) là từ cây đàn, thân đàn, dây đàn, nhạc sĩ và cách chơi đàn đúng cách. Thế rồi nhà vua chẻ cây đàn làm trăm mảnh, cũng không thấy âm thanh đâu… Đức Phật kể ẩn dụ này nói tiếp, rằng tìm hoài sắc, thọ, tưởng, hành, thức sẽ không thấy ở đâu có, và đó là vô ngã.

Tương tự, chúng ta nói đó là duyên khởi, tự thể tiếng đàn là rỗng rang, là trống không – và tiếng đàn không từ đâu tới, không từ đàn, không từ dây, không từ gỗ… do vậy, các pháp không sinh, không diệt, không thường, không đoạn, không tới, không đi, không khác, không một.

Hễ thấy như thế, tức khắc, trước mắt và bên tai là các pháp tịch diệt, tức là Niết bàn.

Nơi trang 123, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng hễ ai nương vào nhóm “bát bất” sẽ vào được Tam Giải Thoát Môn (Không, Vô Tướng, Vô Nguyện). Tức là, nhìn tự thể, nhìn nhân, nhìn quả.

Ngài viết, dịch như sau: “Tám đặc tính này có thể gom vào ba phạm trù, mỗi phạm trù khảo sát Tánh Không từ một điểm nhìn khác nhau. Ba điểm nhìn này gọi là Ba Cửa Giải Thoát. Nếu chúng ta nhìn Tánh Không từ điểm nhìn của tự các pháp, chúng ta thấy tất cả hiện tượng đều rỗng rang không tự thể, va trống rỗng không đặc tính nào là tự thể (ngã). Nhìn như thế là cửa đầu tiên của giải thoát, Cửa Không. Nếu chúng ta nhìn Tánh Không từ điểm nhìn của nguyên nhân của nó, chúng ta thấy nó không sinh, không diệt, không nnơ và không sạch. Đó là cửa giải thoát thứ nhì, Cửa Vô Tướng. Nếu chúng ta nhìn Tánh Không từ ảnh hưởng (quả) của nó, chúng ta thấy các pháp không thiếu (khiếm khuyết), không dư (toàn hảo). Đó là cửa thứ ba của giải thoát, Cửa Vô Nguyện.” (trang 123)

Nói chung, đối với Phật tử đọc Anh văn, tác phẩm “Essence of the Heart Sutra” cần được nghiền ngẫm, tư duy từng lời giải thích của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nơi đây, Tâm Kinh, cốt tủy của Phật pháp, đã được giải thích minh bạch. Hễ ai giữ được cái nhìn rỗng rang như thế, tất nhiên là giải thoát.

GHI CHÚ:

(1) Kinh SN 35.246 -- https://suttacentral.net/sn35.246/en/sujato




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.31.86 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...