Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hát lên lời thương yêu »» Trở lực của lòng thương yêu »»

Hát lên lời thương yêu
»» Trở lực của lòng thương yêu

Donate

(Lượt xem: 9.335)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Hát lên lời thương yêu - Trở lực của lòng thương yêu

Font chữ:


Lòng thương yêu mang đến cho chúng ta những niềm vui thanh thản, nhẹ nhàng mà cao quý. Điều này mỗi người chúng ta đều có thể dễ dàng cảm nhận. Ngược lại, sự ích kỷ luôn mang đến những tâm trạng nặng nề, bực dọc. Điều này chúng ta cũng có thể dễ dàng cảm nhận. Tuy nhiên, mối tương quan đối kháng giữa hai khuynh hướng này lại là điều mà rất ít người quan tâm tìm hiểu.

Trong thực tế, sự ích kỷ luôn là trở lực lớn nhất ngăn cản chúng ta mở rộng lòng thương yêu. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói rằng, nếu bạn trừ bỏ được lòng ích kỷ thì bản năng thương yêu của bạn sẽ có cơ hội phát triển nhanh chóng một cách tự nhiên để mang lại cuộc sống hạnh phúc cho bạn.

Tuy nhiên, vấn đề không hoàn toàn đơn giản như thế. Mặc dù là những khuynh hướng đối nghịch nhau, nhưng yêu thương và ích kỷ chưa bao giờ tồn tại theo cách “một còn một mất” như thế. Trong thực tế, bao giờ chúng cũng song song tồn tại nơi mỗi người chúng ta. Và vì khuynh hướng trái ngược nhau, nên yếu tố này sẽ chi phối yếu tố kia theo hướng gây trở lực. Nói một cách khác, khi lòng thương yêu được phát triển thì tính ích kỷ sẽ bị hạn chế; và ngược lại, khi bạn nuôi dưỡng tính ích kỷ thì lòng thương yêu sẽ không thể phát triển được.

Sự thật này đã tạo ra những mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi người chúng ta. Đôi khi, đứng trước một quyết định nào đó, bản thân ta thường bị giằng co giữa hai khuynh hướng. Trong khi tính ích kỷ luôn thôi thúc ta giành lấy mọi nguồn lợi về mình thì lòng thương yêu lại hướng ta đến việc chia sẻ và giúp đỡ người khác. Mâu thuẫn tất yếu ở đây là, chúng ta không thể cùng lúc đạt được cả hai mục đích. Vì thế, việc chọn một trong hai bao giờ cũng là một quyết định khó khăn và đòi hỏi nhiều nghị lực.

Nếu bạn đã từng đứng trước một sự giằng co chọn lựa tương tự như tôi vừa nói, bạn mới có thể hiểu được thế nào là “khó khăn và đòi hỏi nhiều nghị lực”. Những người sống buông thả thường rất ít khi trải qua tâm trạng giằng co này, và vì thế họ không thể hiểu được sự khó khăn của nó. Chỉ khi nào nhận ra được ý nghĩa đích thực của đời sống và biết quay về cuộc sống hướng thượng thì họ mới có dịp đối mặt với tâm trạng khó khăn này.

Lão tử từng nói: “Thắng được người khác là có sức; thắng được chính mình là mạnh mẽ.”[10]

Thắng được chính mình, hay tự thắng, đó chính là sự vượt qua những khuynh hướng xấu ác trong tự thân mình. Người có thể tự thắng thì mới có thể vươn lên hoàn thiện bản thân. Người không thể tự thắng thì chỉ có thể sống nô lệ cho dục vọng, luôn bị những khuynh hướng xấu ác dắt dẫn và dễ dàng đắm sâu vào tội lỗi.

Người xưa nói: Nhân vô thập toàn. Con người không có ai là toàn thiện! Những khuynh hướng xấu ác, lầm lỗi là phổ biến ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, sự khác biệt ở mỗi người chính là ở sự quyết tâm và khả năng vượt qua được những trở lực đó để có thể không ngừng vươn lên hoàn thiện chính mình.

Vì thế, việc nhận ra được tính ích kỷ như một trở lực trong sự phát triển lòng thương yêu không hoàn toàn đồng nghĩa với việc vượt qua được trở lực ấy, cho dù là ngay cả sự nhận biết trở lực này đôi khi cũng đã rất khó khăn vì những biểu hiện vô cùng tinh tế của nó.

Lấy một ví dụ nhỏ như sự ganh tị chẳng hạn. Vì sao chúng ta đôi khi thấy khó chịu trước những thành công của người khác, ngay cả khi điều đó không trực tiếp ảnh hưởng đến mình? Mặc dù sợi dây liên hệ ở đây là vô cùng mỏng manh và rất khó nhận ra, nhưng điều gây khó chịu cho ta không gì khác hơn mà chính là lòng ích kỷ. Tự sâu trong lòng mình, chúng ta luôn có cảm giác rằng những thành công của người khác bao giờ cũng là trở lực cho sự thành công của mình trong tương lai. Điều này không phải bao giờ cũng đúng, nhưng khuynh hướng ích kỷ lại luôn gợi lên trong ta cách suy nghĩ ấy. Nếu có thể dẹp bỏ được lòng ích kỷ, chắc chắn là những ý nghĩ ganh tị như thế sẽ không thể khởi lên.

Một ví dụ khác là sự ghen tuông. Hầu hết chúng ta thường nghĩ rằng sự ghen tuông là biểu hiện của tình yêu, bởi không yêu thì làm sao người ta có thể ghen tuông? Thậm chí đã có một thời thịnh hành quan điểm “gái hay ghen chồng là gái yêu chồng”. Tuy nhiên, sự thật thì điều này lại hoàn toàn không đúng. Sự hiện hữu của tình yêu ở đây là có thật, nhưng sự ghen tuông không hoàn toàn xuất phát từ tình yêu mà lại chính là một biểu hiện của lòng ích kỷ. Bởi vì kèm theo với lòng thương yêu ở đây là một ý thức chiếm hữu cho riêng mình. Và chỉ khi nào bị chi phối bởi ý thức chiếm hữu đó thì người ta mới phát khởi lòng ghen tuông.

Điều này giải thích cho nhiều trường hợp hy sinh cao đẹp trong tình yêu, khi người ta thực sự chiến thắng được lòng vị kỷ và chỉ hoàn toàn nghĩ đến hạnh phúc của người mình yêu. Trong những trường hợp này, chúng ta không thể tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào của sự ghen tuông. Ngược lại, nếu không thắng được khuynh hướng ích kỷ, người ta sẽ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thỏa mãn sự ghen tuông của mình, ngay cả khi biết chắc rằng điều đó sẽ gây tổn hại cho người mình thương yêu.

Vì thế, lòng thương yêu một khi bị chi phối bởi tính ích kỷ sẽ bị biến dạng theo từng mức độ. Khi bạn thương yêu ai đó mà không bị sự chi phối của tính ích kỷ, tình thương đó mới thực sự là chất liệu giúp bạn có được niềm vui thanh thản và hạnh phúc trong cuộc sống. Ngược lại, khi bị tính ích kỷ chi phối, lòng thương yêu sẽ trở nên hẹp hòi, bị giới hạn bởi tính ích kỷ, và do đó không thể thực sự mang lại hạnh phúc cho đời sống.

Một phụ nữ sau khi có con lần đầu tiên sẽ nảy sinh tình thương yêu vô bờ bến đối với đứa con bé bỏng của mình. Tình thương đó sẽ có thể giúp cô trở nên dễ cảm thông hơn, cởi mở hơn và mở lòng thương yêu những đứa trẻ khác nhiều hơn nữa. Vì thế, sự khác biệt giữa một phụ nữ đang nuôi con với một phụ nữ sống cô độc chưa từng có con cái thường là điều rất dễ nhận ra.

Tuy nhiên, nếu tình thương đó chịu sự chi phối nặng nề bởi tính ích kỷ, trong lòng người mẹ ấy sẽ nảy sinh một ranh giới phân biệt rạch ròi giữa con mình và những đứa trẻ khác. Khuynh hướng này thôi thúc cô làm mọi điều có lợi cho con mình và ngăn cản cô thương yêu những đứa trẻ khác. Vì thế, lòng thương yêu của cô giờ đây không chỉ hoàn toàn là tình thương, mà đã có sự chi phối của tính ích kỷ làm cho nó biến dạng đi và trở nên hẹp hòi, giới hạn.

Những ảnh hưởng tương tự như vậy của tính ích kỷ có thể nhận ra trong rất nhiều trường hợp. Vì thế, nếu bạn không có được niềm vui thanh thản và hạnh phúc thực sự khi thương yêu, có nhiều khả năng là tình thương của bạn đã bị chi phối bởi tính ích kỷ. Khi tình thương bị chi phối bởi tính ích kỷ, nó có thể mang đến cho chúng ta khổ đau thay vì là hạnh phúc. Ngược lại, nếu loại trừ được tính ích kỷ, chúng ta sẽ dễ dàng có được sự cảm thông và chia sẻ của một tình thương chân thật, và do đó chỉ có thể cảm nhận được một cuộc sống hạnh phúc hơn chứ không phải là nặng nề hơn.

Trong trường hợp này, những gì được gọi là hạnh phúc hay khổ đau không phải do những điều kiện vật chất hay môi trường sống quanh ta quy định. Một nhân viên Hồng thập tự khi hoạt động trên chiến trường sẽ phải chịu đựng mọi gian khổ thiếu thốn không khác gì những binh sĩ trên chiến trường ấy. Nhưng nếu như những người lính đang chiến đấu có thể luôn cảm thấy khổ đau vì phải sống xa gia đình, vì phải chịu đựng nhiều gian lao vất vả, thì người nhân viên tình nguyện ấy lại luôn có được một tâm hồn thanh thản và vui sống hạnh phúc, bởi vì anh ta đang thực hiện được tâm nguyện của mình, xuất phát từ lòng thương yêu chân thật đối với những con người.

Tương tự, một bác sĩ trực ca đêm nếu không có lòng thương yêu sẽ có thể cảm thấy bực dọc, không hài lòng với khoản thù lao còm cõi mà mình nhận được. Nhưng nếu ông ta thực sự có lòng thương yêu và chăm sóc cho từng bệnh nhân với lòng thương yêu chân thật đó, ông ta sẽ cảm thấy một niềm hạnh phúc vô biên khi được thực hiện công việc này, cho dù thể xác ông phải thường xuyên chịu đựng sự mỏi mệt.

Do đó, chúng ta không thể thực hành lòng thương yêu chân thật nếu như không vượt qua được trở lực của lòng vị kỷ. Mặt khác, như đã nói, lòng vị kỷ là một tên gọi khác – cho dù là không đầy đủ – của ý thức chấp ngã. Vì thế, chúng ta sẽ không thể trừ bỏ lòng vị kỷ nếu như không hiểu và thực hành được tinh thần vô ngã như đã có dịp đề cập đến trước đây.

Khi thực hành tinh thần vô ngã, chúng ta mới có thể vượt thoát ra khỏi sự ràng buộc của những ham muốn vô nghĩa được xây dựng quanh ý niệm sai lầm về một “cái ta” không thực có. Khi ấy, lòng ham muốn sẽ không có điều kiện nuôi dưỡng để có thể phát triển vượt quá những nhu cầu thực sự của chúng ta. Và một khi được giới hạn trong phạm vi của những nhu cầu thực sự như “đói ăn, khát uống”, lòng ham muốn sẽ không còn là điều kiện phát triển cho ý thức chiếm hữu cũng như lòng ích kỷ. Như vậy, chúng ta mới có thể dễ dàng vượt qua được khuynh hướng xấu ác của lòng ích kỷ và phát triển được lòng thương yêu ngày càng rộng mở.

Nếu chúng ta có thể vượt qua trở lực của lòng vị kỷ với những nhận thức đúng như trên, đó là chúng ta đã giải quyết vấn đề từ gốc đến ngọn. Ngược lại, nếu không nhận thức được như vậy mà chỉ đơn thuần đối mặt với khuynh hướng xấu ác của lòng vị kỷ và cố sức để vượt qua, chúng ta sẽ luôn cảm thấy vô cùng khó khăn, bởi đó là cách giải quyết vấn đề theo hướng ngược lại: từ ngọn đến gốc!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lược sử Phật giáo


Phù trợ người lâm chung


Hạnh phúc là điều có thật


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.234.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...