Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Đọc kinh Pháp Môn Căn Bản »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Đọc kinh Pháp Môn Căn Bản

Donate

(Lượt xem: 7.245)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Đọc kinh Pháp Môn Căn Bản

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Kinh MN 1 (Mulapariyaya Sutta) là Kinh khởi đầu Trung Bộ, được Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch là Kinh Pháp Môn Căn Bản. Các bản tiếng Anh thường dịch là Cội Nguồn Của Tất Cả Các Pháp (như 2 bản Sujato và Bodhi cùng dịch là: The Root of All Things). Bài này sẽ phân tích dựa vào 5 bản Anh dịch (của quý ngài Bodhi, Sujato, Horner, Thanissaro, Nanamoli) và bản Việt dịch (của Hòa Thượng Thích Minh Châu). Cả 6 bản này có đều liên kết mạng ở (1).

Điểm đặc biệt nhận thấy là phần kết của Kinh. Bình thường, chúng ta đọc thấy những dòng chữ như “chư tăng hoan hỷ” và “y giáo phụng hành” và vân vân. Nhưng các bản dịch của Bodhi, Sujato, Thanissaro, Nanamoli viết rằng sau khi nghe Đức Phật thuyết kinh này, chư tăng “không hoan hỷ.” Đây là kinh duy nhất trong Tạng Pali có ghi rằng 500 vị sư nghe Như Lai thuyết xong là không hoan hỷ.

Bản của Nanamoli viết: “That is what the Blessed One said. The bhikkhus did not delight in his words.” (Đó là lời Đức Thế Tôn dạy. Các vị sư không vui với lời của Đức Thế Tôn.)

Bản Việt dịch của HT Thích Minh Châu viết: “Như vậy, Thế Tôn thuyết giảng. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.” Tương tự, Horner dịch là chư tăng hoan hỷ.

Tại sao có dị biệt?

Trong các lời ghi chú của Thanissaro, Bodhi và Nanamoli nói rằng, theo Luận thư, nhóm 500 vị sư này mang theo tà kiến Bà La Môn, nên không hoan hỷ. Và nhóm 500 vị sư này trong cơ duyên về sau, khi nghe Đức Phật thuyết một kinh khác (Kinh Gotamaka Sutta) đã hoan hỷ, tức khắc đắc quả A La Hán.

Tuy nhiên, Luận thư là ghi chú từ các luận sư vài thế kỷ sau Đức Phật, viết gì cũng là từ suy đoán riêng, không phải là từ những vị tăng trong pháp hội để hiểu vì sao không hoan hỷ. Bhikkhu Sujato, một trong các học giả chủ lực của trang Sutta Central, không tin vào luận thư, kể cả các bộ A Tỳ Đàm, từng viết rằng bản thân ngài sau một thời học nghiền ngẫm, rồi phải tập quên các bộ luận đi, và khuyên chủ yếu nên dựa vào kinh thay vì luận. Tuy nhiên, bất kỳ sự kiện nào cũng có nhiều giải thích. Nơi đây, chúng ta sẽ tập trung vào lời Đức Phật dạy.

.

Dưới đây, xin trích vài đoạn trong bản dịch của HT Thích Minh Châu, phần đầu là Đức Phật nói về kẻ không biết gì Phật pháp (phàm phu), kế tiếp nói về người chưa giải thoát nhưng đã biết cách tu học (vị hữu học). Sẽ không trích phần quý ngài A La Hán, vì ở ngoài tầm của người viết.

Kinh Pháp Môn Căn Bản viết, trích:

“(Phàm phu)

—Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: “Ðịa đại là của ta” —dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại...

Người ấy tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn, người ấy nghĩ đến Niết-bàn, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn. Nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, người ấy nghĩ: “Niết-bàn là của ta” —dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói: Người ấy không liễu tri Niết-bàn...

...

(Vị hữu học)

Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: “Ðịa đại là của ta”,—không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại....

Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn; vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) như là Niết-bàn, đã không nghĩ: “Niết-bàn là của ta” —không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri Niết-bàn.

(Bậc A-la-hán—I)...”(ngưng trích)

.

Bài kinh trên, sau khi nói địa đại, là theo thứ tự tới thủy đại … hỏa đại … phong đại … Sanh vật … chư Thiên … Sanh chủ … Phạm thiên … Quang âm thiên … Biến tịnh thiên … Quảng quả thiên … Abhibhù (Thắng Giả) … Không vô biên xứ … Thức vô biên xứ … Vô sở hữu xứ … Phi tưởng phi phi tưởng xứ … sở kiến … sở văn … sở tư niệm … sở tri … đồng nhất … sai biệt … tất cả … rồi mới tới Niết bàn.

Nơi đây, chúng ta trích đoạn và dịch từ bản Sujato:

“(Phàm phu) They perceive the seen as the seen. But then they conceive the seen … Why is that? Because they haven’t completely understood it, I say...

(Phàm phu) Họ nhận biết cái được thấy như là cái được thấy. Nhưng rồi họ suy nghĩ tư lường cái được thấy… Tại sao thế? Bởi vì họ không hoàn toàn hiểu nó, ta nói…

...(Vị hữu học) A mendicant who is a trainee, who hasn’t achieved their heart’s desire, but lives aspiring to the supreme sanctuary, directly knows earth as earth. But they shouldn’t conceive earth, they shouldn’t conceive regarding earth, they shouldn’t conceive as earth, they shouldn’t conceive that ‘earth is mine’, they shouldn’t take pleasure in earth. Why is that? So that they may completely understand it, I say.

(Vị hữu học)… Một nhà sư đang còn ở vị hữu học, chưa thành đạt thánh quả nào, nhưng sống theo hạnh tối thượng, trực tiếp biết đất (địa đại) như đất. Nhưng họ không nên suy nghĩ tư lường đất, họ không nên suy nghĩ tư lường về đất, họ không nên suy nghĩ tư lường như đất, họ không nên suy nghĩ tư lường rằng ‘đất là của tôi’, họ không nên tìm vui trong đất. Tại sao thế? Để họ có thể hoàn toàn hiểu được nó, ta nói.”

Tương tự, sau đất là tất cả các pháp.

Kinh này không dạy Niệm thân, thọ, tâm, pháp… cũng không dạy Niệm từ, bi, hỷ xả… cũng không dạy Lục niệm hay Thập niệm. Mà là dạy, rằng chớ suy nghĩ tư lường, nghĩa là chớ niệm gì cả.

Cái sai của phàm phu (trong Kinh MN 1) là gì? Đức Phật nói rất rõ: cái sai của phàm phu là sau khi tưởng tri (nhận biết, perceived, perception) là phàm phu liền suy nghĩ tư lường (conceives).

Tưởng tri là một chức năng của tâm (trong nhóm sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Tưởng là nói ngắn gọn, là khả năng sau khi thấy, thì nhận biết màu đỏ là đỏ, màu xanh là xanh.

Trong khi đó, vị hữu học (người theo học Đức Phật, theo Kinh MN 1) là nhận biết chỉ là nhận biết, mà không suy nghĩ tư lường gì.

Tương tự, bản kinh cũng ghi rằng các vị A La Hán cũng thế, thấy nghe hay biết, nhưng không suy nghĩ tư lường.

.

Tại sao? Tại sao không suy nghĩ tư lường? Có nghĩa là vô niệm như Thiền Đạt Ma?

Nên thấy, không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ chức năng suy tư, nhưng chỉ có nghĩa là đối với người sống trực nhận pháp ấn vô thường và vô ngã, thì không một pháp nào lưu trong tâm nữa. Cuộc sống là dòng vô thường chảy siết tràn ngập qua thân, tâm chúng ta.

Thí dụ, chúng ta đang lắng nghe (bất kỳ ai cũng có thể lắng nghe và cảm nhận, không cần đọc hết bộ Kinh Lăng Nghiêm), ngay khi suy nghĩ tư lường là mất cái hiện tiền, vì suy nghĩ tư lường là phải vin vào ký ức, vào cái đã trôi qua, vào cái sắc thanh hương vị xúc pháp của quá khứ mới có thể suy nghĩ tư lường. Nghĩa là, khi suy nghĩ tư lường là lập tức chúng ta đang sống với tâm quá khứ, hoặc đang phóng chiếu mơ tưởng về tâm tương lai. Trong cái dòng chảy siết hiện tiền, trong cái thấy nghe hay biết hiện tiền là trực nhận được vô ngã (vì không vin được cái gì), là vô thường (vì không níu được cái âm thanh hồi nãy).

Tới đây, chúng ta có thể nhớ tới Kinh Tuấn Mã (Saddha Sutta), Đức Phật dạy rằng học trò giỏi nhà Phật là không vin vào bất kỳ pháp nào (hiểu là, vô sở trụ):

Trích bản Thanissaro Bhikkhu dịch là: “He is absorbed dependent neither on earth, liquid, fire, wind... nor on whatever is seen, heard, sensed, cognized…” (Vị này thiền định không dựa vào đất nước gió lửa… cũng không dựa vào bất cứ những gì được thấy, nghe, cảm thọ, nhận biết…)

Liên kết Kinh Tuấn Mã với 4 bản Anh dịch và một bản Việt dịch đặt ở (2).

.

Như thế, câu hỏi là: lộ trình tâm nào dẫn tới sinh tử luân hồi?

Để hiểu tận tường tiến trình này, nơi đây, chúng ta dẫn ra Kinh MN 18 (Kinh Mật Hoàn). Thí dụ, nói về mắt (nhãn căn) và chung tất cả các căn khác, tiến trình sẽ như sau.

Căn (eye) + trần (sights) + thức (eye consciousness) => xúc (contact) => thọ (feeling) => tưởng (perception) => suy tầm (thought, thinking, reasoning -- thường gọi tắt là "niệm") => hý luận vọng tưởng (being beset by concepts of identity that emerge from the proliferation of perceptions -- thường gọi là "tâm phan duyên").

Nơi đây, trích Kinh Mật Hoàn, bản dịch của ngài Minh Châu, chỗ này như sau:

“Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại...

Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của xúc, sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.”(3)

.

Như thế, chúng ta mới hiểu tại sao trong Kinh Bahiya (và tương tự, ở Kinh Malunkyaputta), Đức Phật dạy rằng:

“Thế này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya.

“Khi với ông, này Bahiya, trong cái được thấy chỉ là cái được thấy… [nhẫn tới]… trong cái được thức tri chỉ là cái được thức tri, thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó.’ Này Bahiya, khi ông không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘trong đó.’ Này Bahiya, khi ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận khổ đau.”

Có nghĩa là, chớ suy nghĩ tư lường. Có nghĩa là, hãy để thấy nghe hay biết như là thấy nghe hay biết, hãy để hiển lộ cái vô thường trôi chảy trên khối xương da của mình, và hãy cảm nhận dòng chảy vô thường đó.

.

Trong Tạng Pali, chữ “vô niệm” của Lục Tổ Huệ Năng có thể hiểu là “đoạn tận thức” (trước khi bị lôi tới hý luận và tâm phan duyên – theo Kinh Mật Hoàn dẫn trên).

Như thế “đoạn tận thức” là cắt một mắc xích trong Thập Nhị Nhân Duyên, vì đoạn tận thức là đoạn tận danh-sắc, là kết thúc sanh già bệnh chết.

Và trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy là phải đoạn tận thức.

Thí dụ, trong Kinh SN 22.53, bản Việt dịch của HT Minh Châu:

"...nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới … đối với tưởng giới … đối với hành giới … Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thức giới, do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu.

Không có chỗ y chỉ ấy, thức không tăng thịnh, không có hành động, được giải thoát..." (4)

.

Như thế, Kinh Mật Hoàn giải thích cho chúng ta có thể hiểu thêm về Kinh Tuấn Mã và Kinh Bahiya, đặc biệt là với Kinh Pháp Môn Căn Bản – khi Đức Phật dạy rằng chớ suy nghĩ tư lường.

Mà hãy cứ để thấy là cái được thấy, cứ để nghe là cái được nghe… như thế, pháp ấn vô thường và pháp ấn vô ngã sẽ hiển lộ tức khắc trước mắt và bên tai.

Đó là Đức Phật dạy pháp vô niệm. Và nghe xong, 500 vị sư thấy bất ngờ, thấy lời dạy dị biệt với những gì đã quen nghe từ khi mới xuất gia, cho nên cuối bản Kinh Căn Bản Pháp Môn có ghi dòng chữ: “Đó là lời Đức Thế Tôn dạy. Các vị sư không vui với lời của Đức Thế Tôn.”

.

GHI CHÚ:

(1) Kinh MN 1 – Kinh Pháp Môn Căn Bản.

Bản Thanissaro: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.001.than.html

Bản Sujato: https://suttacentral.net/mn1/en/sujato

Bản Bodhi: https://suttacentral.net/mn1/en/bodhi

Bản Nanamoli Thera: https://pathpress.wordpress.com/2012/05/06/mn-1-mulapariyaya-sutta-111/

Bản Horner: https://suttacentral.net/mn1/en/horner

Bản dịch HT Minh Châu: https://suttacentral.net/mn1/vi/minh_chau

(2) Kinh Tuấn Mã - Saddha Sutta.

Bản của Thanissaro: https://suttacentral.net/an11.9/en/thanissaro

Bản của Sujato: https://suttacentral.net/an11.9/en/sujato

Bản của Nyanaponika Thera và Bhikkhu Bodhi: http://www.mnbv.org/wp-content/uploads/2014/06/MBV_Newsletter_2011_Kathina.pdf

Bản của Ni Trưởng Sister Uppalavanna – http://awake.kiev.ua/dhamma/tipitaka/2Sutta-Pitaka/4Anguttara-Nikaya/Anguttara6/11-ekadasakanipata/001-nissayavaggo-e.html

Bản của HT Thích Minh Châu – http://thuvienhoasen.org/a1267/pham-01-03

Tham khảo: https://thuvienhoasen.org/a25964/bai-kinh-tuan-ma-va-thien-tong

(3) Kinh Mật Hoàn: https://suttacentral.net/mn18/vi/minh_chau

(4) Kinh SN 22.53: https://suttacentral.net/sn22.53/vi/minh_chau

.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.105.110 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...