Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Ni Sư Giới Hương Giải Thích Về Luân Hồi Theo Kinh Lăng Nghiêm »» Ni Sư Giới Hương Giải Thích Về Luân Hồi Theo Kinh Lăng Nghiêm »»

Ni Sư Giới Hương Giải Thích Về Luân Hồi Theo Kinh Lăng Nghiêm
»» Ni Sư Giới Hương Giải Thích Về Luân Hồi Theo Kinh Lăng Nghiêm

Donate

(Lượt xem: 8.151)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Ni Sư Giới Hương Giải Thích Về Luân Hồi Theo Kinh Lăng Nghiêm

Font chữ:

Chết rồi về đâu? Sinh ra, rồi chết, rồi tái sinh… mãi vô lượng kiếp như thế. Bạn muốn tìm hiểu về các chặng đường luân hồi? Bạn thắc mắc rằng tại sao Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sanh là vô ngã, tất cả các pháp là vô ngã, vậy thì cái gì luân hồi, cái gì tái sanh?

Ni sư Thích Nữ Giới Hương qua tác phẩm biên khảo Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm vừa ấn hành sẽ giải thích tận tường.

Ni sư viết về duyên khởi khi diễn giải kinh này:

“Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa, có rất nhiều tư tưởng thâm áo ẩn tàng trong kinh. Như một vườn hoa có rất nhiều hoa nở đẹp, tuyệt đẹp nhất là hoa cúc trắng tinh khiết nói về Tạng tánh Như Lai tạng, hoa cúc vàng nói về mặt luân chuyển của thức tinh nguyên minh và nhiều hoa khác nữa. Nội dung cuốn sách nhỏ này chỉ nói về mặt ý nghĩa ‘luân hồi’ mà trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến, như người làm vườn chỉ xin nhặt hoa cúc vàng để mời người xem; còn hoa trắng chỉ xin giới thiệu sơ lướt qua, đợi đủ thắng duyên sẽ tiếp tục ra mắt một tác phẩm khác về ý nghĩa này.

Con thành tâm hướng về Đại Ninh, xin đê đầu đảnh lễ trên Tôn sư Hải Triều Âm, người đã hết lòng truyền trao cho chúng con nghệ thuật của người làm vườn từ những năm 1983, 1984 và 1985; người đã trao những hạt giống chắc tốt của Tứ Niệm Xứ và Lăng Nghiêm cho chúng con. Hôm nay giống đã ra hoa. Nếu chúng con có được chút công đức phước thiện nào trong cuốn sách nhỏ này, xin kính dâng trên Thầy và pháp giới chúng sanh…”

Trong sách này, Ni sư dựa vào Kinh Lăng Nghiêm để giải thích trường hợp của người ưa thích ăn thịt gà, sẽ mang nghiệp sát đối với loài gà, tới khi lìa đời chợt khởi tâm mê mùi thịt gà là sẽ tái sinh vào cõi noãn sanh.

Ni sư viết về luận giải đó, và rồi chỉ cách giữ chánh niệm liên tục để sẽ không bị mê tâm rơi vào cõi bất an, trích như sau:

“...Noãn là duy tưởng sanh tức là loài đẻ trứng do tâm vọng tưởng mà thành. Cái tinh thần đồng nghiệp mắc vào quả trứng đó thành ra loài noãn sanh, ví như người thích mùi thịt gà và vẫn cứ giết gà để ăn, bởi vì có nghiệp thích ăn thịt gà. Lúc lâm chung, thoảng ngửi thấy mùi thơm, thoảng ngửi thấy mùi thịt gà tức là đã mắc vào quả trứng của con gà nào đó. Thế thì chỉ một hơi thở hắt ra thì ông đã ở trong quả trứng của con gà rồi.

Đang mới làm loài người thẳng đứng, chỉ một thoáng ngửi lấy mùi thơm lúc ấy chưa đến một tích tắc, một sát na đã ở trong quả trứng của con gà. Sau này làm con gà cho người ta cứa cổ, vì cứ ăn thịt gà và cứ sai người làm thịt gà. Khoảng cách chuyển sang kiếp khác chỉ một sát na, cho nên tổ nói chỉ trong chớp mắt nó đã biến sang loài khác rồi.

Đức Phật dạy phải đề phòng năm ấm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Chúng ta cứ quen thọ cả ngày, đạo nghiệp của mình là phải tỉnh ra. Giữ chánh niệm, quay về niệm Phật, đừng lãnh thọ những cảnh bên ngoài. Hương thơm bay đến mũi, giác tỉnh biết ngay là huyễn, mà cái này đạo nghiệp (bổn phận tu tập) hàng ngày của mình phải tập. Như có một thiền sư ngồi thiền trên ao, có hương thơm của hoa phất qua mũi, sư thích quá ngồi hoài. Đợi đến lúc vị thần quở trách là đạo hạnh của sư có vết nhiễm, sư mới sực tỉnh.

Vậy chúng ta phải đề phòng, con chim nó hót, thích nghe tiếng hót thanh thao; đang ngồi độ ngọ, gió mát phất qua thấy dễ chịu thế là thọ luồng gió mát đi qua, mình thấy mát là mình đã thọ rồi. Chúng ta phải đề phòng ngay từ bây giờ. Cái này phải tập miên mật, từng giờ từng phút thì mới xả thọ. Xả thọ thì làm thánh nhân. Còn chúng ta cứ sáu căn hàng ngày theo tập quán đắm nhiễm mà từ vô thủy đến giờ, chúng ta đã thành con người có tạp tập thì chúng ta sẽ đọa nhanh như chớp mắt…”(ngưng trích)

Vậy rồi đối với người nghiệp nặng hơn khi từ trần sẽ bị gió nghiệp lôi kéo về đâu?

Và với người nhẹ nghiệp khi lìa đời sẽ siêu thăng cảnh giới nào?

Đối với người muốn nhìn thấy thực tướng, Đức Phật nhiều lần chỉ ngài A Nan về tâm ra sao? Trong mười hai nhân duyên, hễ gỡ được một mắc xích là xong, vậy thì làm cách nào để xả ái, để xả thủ, để xả thọ…

Độc giả có thể đọc toàn văn sách Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm nơi đây:

https://thuvienhoasen.org/a30006/luan-hoi-trong-lang-kinh-lang-nghiem

Ni sư đã dịch sách này sang Anh văn nhan đề “Rebirth Views in The Śūraṅgama Sūtra” với toàn văn có thể đọc nơi đây:

https://thuvienhoasen.org/a30005/rebirth-views-in-the-ra-gama-s-tra

Độc giả có thể đọc nhiều sách trong Tủ sách Bảo Anh Lạc của Ni sư Thích Nữ Giới Hương nơi đây:

http://www.huongsentemple.com/index.php/kinh-sach/tu-sach-bao-anh-lac

Được biết Ni sư Thích Nữ Giới Hương sinh quán tại Bình Tuy, xuất gia năm 15 tuổi với Tôn Sư Hải Triều Âm (Đại Ninh, Việt Nam). Ni sư đã tu học tại Ấn Độ 10 năm và tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học năm 2003 tại Trường Đại Học Delhi, Ấn Độ. Hiện đang Trụ Trì Chùa Hương Sen, thành phố Perris, California, Hoa Kỳ và đang theo học khoa Văn Chương tại UCR (University of California, Riverside).

Ni sư thích làm thơ, viết văn và trầm tư về pháp. Ni sư cũng là tác giả của nhiều sách về Phật học tiếng Anh và tiếng Việt.

Độc giả muốn tu học có thể liên lạc về Chùa Hương Sen (Hương Sen Buddhist Temple) ở địa chỉ:

19865 Seaton Avenue, Perris, CA 92570.
Tel: 951-657-7272 | Cell: 951-616-8620 | Email: huongsentemple@gmail.com
Website: www.huongsentemple.com

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gõ cửa thiền


Đường Không Biên Giới


Nắng mới bên thềm xuân


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.184.36 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...