Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tin Phật sự »» Bản kinh Phổ Môn trên giấy lớn nhất Việt Nam »»

Tin Phật sự
»» Bản kinh Phổ Môn trên giấy lớn nhất Việt Nam

Donate

(Lượt xem: 6.709)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Bản kinh Phổ Môn trên giấy lớn nhất Việt Nam

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong số những kỷ lục Phật giáo Việt Nam, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam - Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, Sài Gòn năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, TP.HCM”.

Điều làm cho tôi lưu ý là tên của tác giả “Cư sĩ Đặng Như Lan”, một cái tên thân quen, đã từng được nghe biết, cũng như từng thấy ký dưới một số bản kinh viết tay tỉ mỉ công phu có tranh vẽ kèm theo rất điêu luyện tài tình. Lần theo ký ức xưa cũ, tôi đã hầu chuyện và được Mẹ (Nữ sĩ Tâm Tấn) chỉ bảo cặn kẽ, hướng dẫn cho tôi tìm ra đến Tu viện Giác Hải ở làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang trên 50 cây số về hướng Bắc. Chính nơi đây, một tự viện ở vùng heo hút, bao năm qua vẫn đang lưu giữ một “Pháp bảo” giá trị mà rất ít người được biết.

Tu viện Giác Hải nằm trên ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là núi Ông Sư, có hình thù của một “ông tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh thơ mộng và thiêng liêng.

Vào năm 1956, HT.Thích Viên Giác - pháp danh Tâm Trí, pháp hiệu Chiếu Nhiên, một môn đồ xuất chúng của Bích Không Đại Sư (tức HT.Thích Giác Phong) - sau nhiều năm hoằng pháp khắp các tỉnh miền Trung và Cao nguyên, đã chọn nơi đây để tạo lập nên một chốn già lam thanh tịnh mang tên Giác Hải. Tu viện kiến trúc đơn sơ, không nguy nga tráng lệ, không đồ sộ cầu kỳ, nhưng hiển hiện giữa một vùng hoang sơ thanh vắng vào thời điểm đó, đã nghiễm nhiên trở thành một danh lam của xứ trầm hương Khánh Hòa. Đặc biệt nhất là điện thờ Quan Âm Nam Hải được kiến tạo ngay trên đỉnh núi, bên trái phía sau ngôi chánh điện, với thánh tượng Bồ tát bằng thạch cao trắng muốt đứng nhìn ra hướng Đông có vịnh Vân Phong biển xanh biêng biếc, mênh mang mây trời, đã đi vào huyền thoại với bao câu chuyện linh ứng nhiệm mầu…

HT.Thích Viên Giác là một vị cao tăng đạo hạnh đã đóng góp nhiều tâm huyết trong công cuộc chấn hưng, bảo vệ và hoằng dương Phật pháp. Trước khi khai sơn lập tự tu viện Giác Hải, ngài đã từng đảm đương chức vụ Giám đốc Phật học đường Khánh Hòa đồng thời trụ trì chùa Hải Đức ở Nha Trang (1954), cùng chư Tôn Đức thành lập Phật học viện Trung Phần từ chùa Hải Đức (1956), thành lập và điều hành trường Bồ đề Tuệ Quang (Đà Lạt), lập trường Phật học cho Tăng sinh tại Tổ đình Linh Sơn (Vạn Ninh). Sau Pháp nạn năm 1963, ngài giữ chức Thư ký Tổng vụ Hoằng Pháp trực thuộc viện Hóa Đạo, rồi về giảng dạy tại Phật học viện Trung Phần và Ni viện Diệu Quang (Nha Trang).

Là một tăng nhân yêu văn chương thi phú, trong thời gian dài về sau này, ngài không chỉ chuyên tâm dịch kinh, trước tác nhiều tác phẩm quý giá, mà còn sáng tác những thi phẩm mang đậm giáo lý Phật Đà. Kinh sách ngài để lại cho đời gồm: Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, Đại Thừa Kim Cang kinh luận, Phẩm Phổ Môn, Quan hệ tư tưởng, Tìm hiểu Quán Thế Âm Bồ Tát, Lịch sử phong cảnh chùa Giác Hải, Khuyên niệm Phật (tập thơ)…

Đến thăm tu viện Giác Hải, tôi vô cùng xúc động và vui mừng khi được chiêm ngưỡng một “Bản kinh viết trên giấy” lồng trong một khung gỗ đen mun quý tốt, kính dày, có kích cỡ rất lớn. Đó là “Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẩm Phổ Môn - Nói về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát” (được đề rõ chính giữa, phía bên dưới bản kinh), do “Cư sĩ Đặng Như Lan - Quán xã Yên Đổ - Huyện Bình Lục -Tỉnh Hà Nam (Bắc Việt) - Nhà ở phố Hàng Phèn - Hàng Bút - Hà Nội” (được đề rõ bên trái, phía dưới bản kinh), và “viết tại chùa Vĩnh Nghiêm - đường Công Lý - năm 1966 - Bính Ngọ” (được đề rõ bên phải, phía dưới bản kinh).

Xem từ trên xuống, theo thứ tự là phần “kinh” viết bằng chữ Hán nằm ở trên cùng, kế đến là tranh vẽ “thất Phật”- bảy vị Phật quá khứ, tiếp theo là hình vẽ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi trên liên hoa đài, trên một phiến đá nổi lên giữa sóng nước xôn xao. Hai bên tả hữu của toàn bản kinh được tô điểm những hình tượng của chư vị Minh Vương, Kim Cang, Hộ Pháp… Từ chữ đến nét vẽ của bản kinh này đều kỹ lưỡng công phu đến từng mi-li-mét.

Tôi dùng thước đo được: ngang 1,8m, cao 2,8m nếu tính luôn cả khung gỗ (phủ bì). Đo (lọt lòng) riêng bản kinh thì ngang 1,5m và cao 2,5m.

Vì không đủ điều kiện về nhân lực, nên chưa thuận tiện hạ cả khung “Bản kinh Phổ Môn” rất nặng và rất lớn này xuống khỏi vách tường của sảnh đường, mang ra ngoài trời, để đo đạc lại cho chính xác, cũng như để chụp ảnh cho rõ ràng, nên những thông số mà tôi đưa ra đều chỉ là tạm thời.

Đây rõ là một kỷ lục của Phật Giáo Việt Nam: “Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa- Phẩm Phổ Môn viết trên giấy lớn nhất Việt Nam”, rất cần được phục chế và bảo tồn.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật Giáo Yếu Lược


Phúc trình A/5630


Các tông phái đạo Phật


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.85.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...