Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bản tin văn hóa »» Amartya Sen nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020 »»

Bản tin văn hóa
»» Amartya Sen nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020

Donate

(Lượt xem: 5.645)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Amartya Sen nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hiệp hội các Nhà sách Đức thông báo là Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020 (Friedenspreis des Deutschen Buchhandels) sẽ trao cho Amartya Sen, 86 tuổi, nhà triết học Ấn Độ, Giáo sư Kinh tế Đại học Harvard và là người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1998. Giải thưởng cao quý này được thành lập từ năm 1950 tại Đức. Theo truyền thống, lễ trao giải diễn ra trong ngày cuối Hội chợ sách Frankfurt 18 tháng 10 tại Paulskirche, Frankfurt và sẽ được các đài Đức truyền hình trực tiếp. Trong dịp vinh danh này, Amartya Sen được trao tặng 25.000 euro.

Theo thông cáo báo chí của Hội đồng tuyển trạch, Amartya Sen được tôn vinh là người đóng góp xuất sắc trong việc thực hiện lý tưởng hòa bình thông qua các trước tác trong kinh tế học và triết học. Là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong nhiều thập niên, Amartya Sen đã cổ suý việc giải quyết các vấn đề về công lý trong toàn cầu. Giá trị này bao giờ cũng mang tính thời sự và phù hợp để chống lại bất công xã hội trên thế giới, nhất là trong bối cảnh hỗn loạn hiện nay.

Khi kết hợp các luận điểm chính trong kinh tế học và đạo đức học, Amartya Sen phân tích về tác động của thị trường đối với con người. Suy tưởng này dẫn Amartya Sen tìm lại mối tương quan nền tảng thuộc về tự do cá nhân trong tinh thần trách nhiệm đối với thế giới. Cho dù hành động trong khuôn khổ, sự tự do lựa chọn giúp cho chúng ta có một cơ hội để quyết định những gì nên làm, nhưng cũng có trách nhiệm với những gì chúng ta muốn làm.

Sự thịnh vượng của cá nhân không chỉ được định nghĩa bằng các sung mãn vật chất theo các luận điểm của chủ thuyết kinh tế tân cổ điển, mà cần nhìn bao quát hơn. Hành động của con người được thể hiện là một cá nhân tự do hoạt động trong môi trường xã hội năng động. Khả năng phát triển các kỹ năng cá nhân và thực thi công lý đối với đồng loại là một sự thịnh vượng chung về mặt tinh thần.

Dù hấp thụ những minh triết của phương Đông như Phật giáo, Amartya Sen lý luận kinh tế theo phong cách phương Tây khi đặt vấn đề hiệu năng trong các mô hình tăng trưởng.

Theo Amartya Sen, sẵn sàng thảo luận công khai các quan điểm dị biệt là đặc điểm chính trong Phật giáo để thực thi tinh thần dân chủ đoàn kết. Các dị biệt văn hoá không nhất thiết là nguồn gốc của mọi xung đột về bản sắc và tranh chấp trong xã hội. Nghèo đói và bệnh tật có liên quan đến việc các cấu trúc chung thiếu tự do. Amartya Sen xác nhận là nạn đói ít xảy ra ở các nước dân chủ hơn là độc tài. Tự do báo chí là yếu tố quan trọng cho sự phát triển dân chủ tại các nước chậm tiến. Amartya Sen phản đối chủ trương tập trung tối đa nguồn lực cho tăng trưởng thị trường kinh tế tự do. Vấn đề phát triển toàn diện xã hội và cá nhân là mục tiêu cao cả hơn.

Amartya Sen sinh năm 1933 tại Tây Bengal và học Kinh tế và Triết học ở Calcutta và Cambridge. Amartya Sen đã giảng dạy tại Trinity College ở Dublin và các đại học MIT, Berkeley, Stanford và Harvard.

Các tác phẩm quan trọng là Development as Freedom. Oxford University Press,1999; Rationality and Freedom, Belknapp Press,2004;The Argumentative Indian, Writings on Indian Culture, History and Identity, Penguin Allan Laune, 2005; The Idea of Justice, Penguin Books, 2010.


Hình trong bài: Amartya Sen đang nhận giải thưởng Nobel năm 1998 Photo: Anders Wiklund.

Bài liên quan

- Tìm Hiểu Về Khái Niệm Công Bình Của Amartya Sen Qua Tác Phẩm The Idea Of Justice

https://thuvienhoasen.org/a9646/tim-hieu-ve-khai-niem-cong-binh-cua-amartya-sen-qua-tac-pham-the-idea-of-justice-do-kim-them

- Mối Quan Hệ Văn Hóa Giữa Trung Hoa Và Ấn Độ

https://thuvienhoasen.org/a9437/moi-quan-he-van-hoa-giua-trung-hoa-va-an-do


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1491 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Người chết đi về đâu


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.67.246 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh ... ...

Việt Nam (188 lượt xem) - Hoa Kỳ (15 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...