Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Sợ ma nơi nghĩa trang »» Sợ ma nơi nghĩa trang »»

Sợ ma nơi nghĩa trang
»» Sợ ma nơi nghĩa trang

Donate

(Lượt xem: 7.485)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Sợ ma nơi nghĩa trang

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Các trung tâm Bưu điện Úc (Australia Post – Mail Centre) có thể nói là nơi dung nạp, hay nói đúng hơn là nơi lựa chọn công việc để nương thân, của một số những người VN tỵ nạn trong những năm đầu tiên được định cư nơi xứ sở tốt đẹp này. Công việc được tuyển dụng vào các trung tâm thư tín này là lựa thư (mails sorting) và đã được hệ thống Bưu điện Úc đặt cho một cái tên tương đối cũng vui vui là “Mail Officer”.

Việc làm tương đối không có gì cực nhọc, lương bổng cũng tạm hài lòng so với những công việc hiện thời, nhiều over time nên càng có cơ hội để kiếm thêm tiền, công việc vững vàng, ổn định, vì là thuộc diện job chính phủ, rất hợp cho hoàn cảnh của những người VN tỵ nạn lỡ thầy lỡ thợ nơi đây. Nói vậy chứ một số lớn người VN làm cho ngành Bưu điện Úc, ngoại trừ một số người có mưu cầu cao hơn, thì cũng ít người bỏ việc nửa chừng. Họ đã từ cái job này mà được ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao, của rộng, xe cộ xênh xang, đời sống khá vững vàng, đủ điều kiện lo cho con cái ăn học nên người. Phần lớn họ đều giữ job cho đến khi về hưu.

Tổng quát là như thế, riêng tại thủ phủ Sydney, tiểu bang NSW có tất cả 7 trung tâm thư tín (Mail Centre) ở rải rác nhiều địa phương quanh thành phố Sydney. Trước đây, những “Mail officer” này làm công việc lựa thư bằng tay, theo kỹ năng thuộc và nhớ tên vùng thư tín sau khi đã trải qua một khóa huấn luyện cũng khá cam go, nhưng nay với thời đại tân tiến của kỹ thuật tin học và công nghệ ứng dụng và để giảm chi phí điều hành cho nhiều trung tâm rải rác, Ban giám đốc Bưu điện Úc đã quyết định đóng cửa tất cả các trung tâm thư tín địa phương, gộp chung lại và thành lập một “Super Mail Centre” được trang bị với nhiều máy móc lựa thư tự động rất hiện đại và chính xác, và dự án địa điểm được chọn lựa để thành lập Super mail Centre này là tại Strathfield, ngay sát bên với nghĩa trang “Rookwook Cemetery” còn được người dân nơi đây gọi là nghĩa trang Lidcombe, vì nghĩa trang này địa chỉ tọa lạc thuộc thị trấn Lidcombe. Đây là nghĩa trang lớn nhất của thành phố Sydney.

Trước tin tức được phổ biến chính thức từ ban giám đốc, Công đoàn đã phản ứng phản đối với nhiều lý do để bảo vệ quyền lợi công nhân trước sự thay đổi lớn lao này, một trong những lý do được phía công nhân nêu ra và tỏ phản ứng quyết liệt đó là: “Họ không thể làm việc tại một điạ điểm sát cạnh nghĩa trang”, đứng bên này của trung tâm có thể nhìn thấy mồ mả chập chùng trong nghĩa trang Lidcombe hiện ra trước mắt.

Phía Ban giám đốc hỏi lại : - “Tại sao không? Bên cạnh nghĩa trang thì có gì trở ngại? Có vấn đề gì?”

Phía nhân viên thì hơn 50% là người Á châu, trong đó người Việt chiếm đa số, đã đưa ra lý do là: - họ “sợ ma”. Theo họ, nghĩa trang là nơi chôn người chết nên có rất nhiều ma, làm việc sát cạnh mồ mả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như về tâm lý. Vả lại, việc làm của một trung tâm Bưu Điện là hoạt động 24/24 giờ mỗi ngày với nhiều xuất giờ (ca) làm việc gối đầu, và liên tục 6 ngày trong tuần, chỉ nghỉ ngày thứ bảy, như vậy nhân viên làm ca chiều, ca tối, ca đêm sẽ có nhiều tâm lý sợ ma rất cao, vì theo họ, ma thường có xu hướng xuất hiện về đêm, và hoạt động 24 giờ một ngày của trung tâm sẽ gây huyên náo, xâm phạm sự yên tĩnh của “hàng xóm”, đó là những dãy mồ mả vốn vẫn được yên lặng trong đêm của nghĩa trang, và những hồn ma, bóng quế được thảnh thơi dạo chơi dương thế nhất là vào những đêm trăng sáng…, những hồn ma này chắc chắn sẽ có phản ứng phá phách, gây hại cho những nhân viên làm việc nơi đây.

Công đoàn đã làm một cuộc thăm dò và kết quả cho biết là có hơn 50% nhân viên sẽ xin nghỉ việc vì họ không thể chấp nhận hoặc có can đảm làm việc bên cạnh nghĩa trang như thế!

Trước những định kiến của tâm lý “sợ ma nơi nghĩa trang” và phản ứng của khối lượng lớn nhân viên gốc Á châu, Ban giám đốc xét thấy tâm lý sợ ma này có thể là do nơi quan điểm xuất phát từ phong tục, tập quán, hoặc từ hoàn cảnh của chiến tranh, những sự chết chóc hãi hùng, những thêu dệt về những hiện tượng không được giải thích trên bình diện khoa học của người Á Châu đã khiến họ có tâm lý sợ hãi và phản ứng lại với quyết định về việc trung tâm Bưu điện sẽ dời về bên cạnh nghĩa trang Lidcombe này. Trước tình huống này, một sáng kiến được nêu ra, và ban giám đốc đã quyết định cử một vị giám đốc nhân viên, liên lạc với một ngôi chùa Phật giáo để xin được tiếp xúc và xin được cố vấn về chuyện này, và ngôi chùa được đề nghị để tiếp xúc và xin được cố vấn đó là “Nan Tien Temple”, đây là một ngôi chùa Phật Giáo thuộc hệ thống Phật Quang Sơn của hòa Thượng Tinh Vân – Đài loan. Chùa Nan Tien Temple được xây dựng vào năm 1992, tọa lạc tại Berkeley, thuộc khu kỹ nghệ phía nam của thành phố Wollongong, tiểu bang NSW – Australia, cách Sydney 80km.

Chuyện dời đổi và bố trí lại từ hệ thống của nhiều trung tâm thư tín, gom lại chỉ còn một “Super Mail Centre” là một chuyện không phải đơn giản, biết bao công việc phải xắp xếp, lo toan…, nhưng dầu sao đó cũng chỉ thuần là công việc, nhưng còn tâm lý nhân viên và cái nghĩa trang hàng xóm sát nách này thì là một việc khá nhức đầu cho Ban giám đốc. Giải pháp xin được cố vấn từ một ngôi chùa Phật Giáo đã được thực hiện, và sau nhiều tháng trời xáo trộn tâm lý, hôm nay được thông báo từ ban giám đốc, một buổi họp để trao đổi giữa ban giám đốc và nhân viên về đề tài “Nghĩa trang gần nơi làm việc” sẽ được thực hiện tại phòng họp của sở làm. Vị gám đốc nhân viên đã được cử đi tham vấn với Nan Tien Temple sẽ đảm trách tường trình về những ý kiến ghi nhận được của mình qua sự góp ý của một Ni Sư Phật Giáo tại chùa NanTien.

Phần trình bày của ông có thể tóm lược một số điểm chính như sau:

1. Câu hỏi được nêu ra là tại sao quý vị sợ cái nghĩa trang? Có phải là vì nghĩa trang là nơi chôn xác chết con người? Nếu đúng là như vậy thì quý vị đã cùng cực vô lý, con người chết đi thì được chôn cất hay hỏa táng trong nghĩa trang này là một điều hoàn toàn hữu lý, nghĩa trang là nơi an nghỉ cuối cùng của biết bao nhiêu người trong đó có thể có cả thân nhân, ông bà, cha mẹ, chồng vợ, họ hàng, thân tộc và bạn bè quen biết, hàng xóm láng giềng v.v…của một số người là nhân viên ở đây. Vậy thì tại sao khi sở làm được gần nghĩa trang thì quý vị lại sợ? Quý vị sợ vì phải bị làm việc ở một nơi gần gũi với người quen biết, thân yêu của mình sao?

2. Nếu quý vị sợ cái nghĩa trang vì đó là nơi chôn xác chết của con người, thì thử nghĩ lại xem, mình cũng là con người, sao lại sợ nơi chôn xác chết con người? – Sao quý vị không khởi từ bi tâm lên mà thương xót cho những người đã nằm xuống và được chôn cất ở đó, họ có thể là những người già cả, bệnh tật, hoặc là những người còn trẻ gặp phải những tai nạn, rủi ro mà kết thúc cuộc sống. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào và với bất cứ ai, vậy tại sao chúng ta không xót thương cho những người đã mất? Và trong số những người ấy có thể là những người ta từng nhận được sự yêu thương và giúp đỡ của họ, hãy cầu nguyện cho họ sớm được siêu thoát và sớm được sinh về một cảnh giới an lành. Đó là những gì ta phải biết nghĩ đến khi nhìn thấy những ngôi mộ ở nghĩa trang, chứ không nên tạo một hố ngăn cách giữa người sống và kẻ chết, rồi cho rằng xác chết sẽ thành ma mà đem lòng ghê sợ, vì chính chúng ta cũng không biết lúc nào ta sẽ chết đây?

3. Nghĩa trang là nơi chôn xác chết, là một nơi có nhiều ma và rất đáng sợ? Vậy quý vị có bao giờ xem lại cái bao tử của mình không? Có phải cái bụng ấy, cái bao tử ấy của mình, hằng ngày đã chôn và chứa biết bao nhiêu xác chết của nhiều loại sinh vật khác nhau, không những chỉ có xác chết mà đôi khi có người còn nhai tươi, nuốt sống, chôn biết bao sinh mạng của những loài sinh vật khác vào cái bao tử này để gọi là “đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người. Vậy nếu sợ cái nghĩa trang, thì đúng ra thì quý vị phải sợ cái bao tử của mình hơn mới phải, vì nơi đó đã chôn biết bao là xác chết, là máu thịt của những chúng sanh nào là bò, heo, cừu dê, hươu nai, gà vịt, cá tôm, cua sò, ốc hến v.v… không thiếu một thứ gì, có thể gọi cái bao tử của quý vị cũng là một cái nghĩa trang đáng sợ đấy chứ nhỉ? Sao quý vị không sợ những xác chết ấy, những “con ma thú vật” ấy trong bao tử quý vị? Được chôn ngay trong chính tấm thân của quý vị? Mà lại đi sợ cái nghĩa trang chôn cất con người? Và dẫu gì thì cũng chỉ ở cạnh sở làm mà thôi? – Xin hãy suy nghĩ lại xem, cái nào đáng sợ hơn?

4. Nếu sợ cái nghĩa trang vì có những xác chết nơi đấy, thì quý vị hãy biết sợ cái nhà bếp của nhà mình hơn, quý vị xét lại xem, nhà bếp của quý vị là một lò sát sinh thu nhỏ đấy thôi, trong đó được trang bị đầy đủ tất cả các dụng cụ nào là dao, kéo để cắt, để xẻo; thớt để chặt, để băm; cối để dần để giã; máy xay, máy nghiền đủ loại và nơi căn bếp của quý vị có thể đã có bao nhiêu sinh mạng của chúng sinh đã từng giãy dụa, kêu la và bỏ mạng nơi ấy và… để rồi sau đó còn bị bỏ lên bếp lửa, đút vào lò để chiên, để nấu, để xào ,để nướng và rồi tiếp theo đó là… được “chôn” vào cái bao tử của quý vị… Vậy thì cái nhà bếp nhà mình còn đáng sợ hơn là nghĩa trang Lidcombe nữa đấy, vì nghĩa trang chỉ là nơi chôn xác người đã chết, chứ không phải là nơi kết liễu mạng sống chúng sanh như cái bếp nhà mình. Xin suy nghĩ lại xem sao!

5. Nghĩa trang không đáng ghê sợ bằng cái tủ lạnh ở gian bếp nhà mình đâu! Thật vậy, các bạn xét lại xem, mở ngăn đông lạnh của tủ lạnh nhà mình ra, quý vị sẽ tìm thấy nhiều loại xác chết được lưu trữ trong đấy, nào là thịt heo, thịt bò cắt miếng đông lạnh, nào là gà, vịt, tôm cá, cua, mực… nguyên con ướp xác đông cứng trong tủ lạnh nhà mình… Vậy cái tủ nhà mình là nơi dự trữ xác chết có lẽ còn đáng sợ hơn là cái nghĩa trang chỉ là nơi chôn xác chết mà thôi…

6. Để kết luận: - Sau khi tham vấn với vị Ni Sư Phật Giáo của chùa Nan Tien, vị giám đốc lần lượt trình bày lại những ý kiến vừa nêu trên và ông ta nêu ra một câu hỏi là : “Qua những phân tích vừa rồi, có ai có ý kiến gì không?” – Hội trường yên lặng một cách kỳ lạ, hầu hết những nhân viên hiện diện hôm ấy và kể cả những vị đại diện công đoàn đều tỏ vẻ đăm chiêu và dường như họ rất hoang mang với những ý tưởng mà họ vừa được chia sẻ, những điều mà trước đây họ chưa bao giờ nghĩ đến, thật quá mới lạ với họ và họ chưa thể có một phản ứng đồng tình hay phản đối gì cả, họ chỉ cảm thấy những điều phân tích nói trên cần phải được tiếp tục suy nghĩ nhiều hơn.

Kết thúc buổi hôm đó, một số anh chị em người Việt và nhất là các anh chị em là Phật tử đã nói nhỏ với nhau:

- “Nghe buổi nói chuyện và những phân tích vừa qua thấy sao mà sợ quá, có lẽ mình không dám sát sinh nữa đâu!”

- Có người còn rùng mình một cái rồi nói: – “Chắc là phải tập ăn chay thôi”…

Chuyện đóng cửa những trung tâm bưu điện tại Sydney để gom lại thành một Super Mail Centre được tọa lạc tại StrathField – trước cổng sau của nghĩa trang Rookwood – Lidcombe sau đó vẫn được thực hiện, phản ứng của nhân viên với ý niệm sợ ma vì gần nghĩa trang đã đi vào quên lãng. Công việc của trung tâm vẫn tiến hành một cách suôn sẻ cho đến ngày hôm nay.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Em Là Vì Sao Sáng


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Vì sao tôi khổ


Chuyện Phật đời xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.170.67 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...