Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Luận Lý Nhân Minh Trong Tăng Chi Bộ Kinh »» Luận Lý Nhân Minh Trong Tăng Chi Bộ Kinh »»

Luận Lý Nhân Minh Trong Tăng Chi Bộ Kinh
»» Luận Lý Nhân Minh Trong Tăng Chi Bộ Kinh

Donate

(Lượt xem: 8.840)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Luận Lý Nhân Minh Trong Tăng Chi Bộ Kinh

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nhân Minh là bộ môn luận lý khoa học trong Phật giáo. Môn học này ở phương Tây thường gọi là logic học hay là Luận lý học. Nhân (hetu), là nguyên nhân, lý do, phương tiện, nguồn gốc; là sự kiện đích thực để biện giải cho luận chứng người lập. Nhân chỉ cho ngôn luận của người lập, có khả năng làm phát sinh trí sáng suốt của người nghe, bao hàm trí và nghĩa của người nghe. Minh (vidya), là sự hiểu rõ, hay sự tỏ ngộ, sự thấu triệt những nghi vấn, những nghệ thuật về luận lý trên cơ sở nhận thức luận và thực tại kinh nghiệm. Minh cũng là sự thấu giải, thấu suốt tường tận những lý do, hay nguyên nhân đã lập. Nó chỉ cho cái trí sáng suốt của người nghe được phát sinh xuyên qua ngôn luận của người lập; bao hàm cả ngôn và nghĩa của người nghe, cho nên gọi là Nhân Minh.[1]

Nhân minh luận có từ thời đức Phật, nhưng đến thời ngài Trần Na (Dignāga) và Pháp Xứng (Dharmakīrti) là những bậc thầy nổi tiếng và bác lãm về Nhân Minh. Đặc biệt ngài Pháp Xứng (Dharmakīrti) đã biên soạn 7 tác phẩm về luận lý học, làm nền tảng cho sự hoàn thiện luận lý học Phật giáo. Thời kỳ của Dharmakīrti được xem như là một thời kỳ tỏa sáng nhất trong lịch sử Luận lý học Phật giáo, đánh dấu bước ngoặc phát triển mạnh nhất của Nhân Minh Luận Phật giáo.

Môn Nhân minh học Phật giáo dạy chúng ta tư duy đúng đắn để có nhận thức đúng đắn, là chìa khóa của mọi thành công ở đời. Ngoài ra Nhân minh còn dạy chúng ta diễn đạt tư duy đúng đắn đó bằng lời lẽ có sức thuyết phục, để cho những người khác, nghe chúng ta nói, đọc bài chúng ta viết sẽ tán thành quan điểm của chúng ta, để sống và thực hành theo quan điểm đó. Nhân minh vốn dĩ là môn luận lý rất quan trọng trong việc xiễn dương tinh hoa và bí tạng giáo điển của Như Lai; nhằm mục đích duy nhất đó là thể nhập chánh lý, tức lý tánh chơn chánh của các pháp, tránh sự hiểu biết sai lầm, lệch lạc.

Nhân minh là một trong Ngũ minh: Nội minh, Thanh minh, Nhân minh, Công xảo minh, Y phương minh. Nội minh là hiểu rõ về tâm tánh, thân mạng và hiểu rõ về giáo nghĩa của tôn giáo mà mình đang theo. Thanh minh là biết rõ về học thuật của ngôn ngữ, danh tự, cú pháp. Nhân minh là biết rõ về phương thức luận lý xuyên qua tri thức luận và thực tại luận trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn. Công xảo minh là nghiên cứu về khoa học, công nghệ, kỷ thuật. Y phương minh là biết về y học, tìm hiểu rõ nguyên nhân của bệnh, phương thức bào chế thuốc và cách chữa trị bệnh. Tôn giả Akou Lamo Rinpoche trong cuốn Đức Phật Kim Cương Trì III nói rằng: “Mọi thứ trong vũ trụ có thể được phân loại thành năm khía cạnh của sáng và tối. Phát triển mọi thứ tốt trong vũ trụ và mang lại lợi ích cho chúng sinh được coi như ‘sáng’. Những thứ gây rối ren và là xấu ác được coi là ‘tối’. Đây là ý nghĩa thực sự của Ngũ Minh mà Đức Phật đã nói.”[2]

Khi nói về luận lý thì Nhân minh luận Phật giáo là một trong những bộ môn luận lý rõ ràng, sắc bén, không sơ hở, làm cho đối tượng phải thuyết phục. Luận lý trong nhân minh bao gồm: Tôn, Nhân, Dụ. Tôn có nghĩa là Tôn chỉ, chủ trương hay luận đề có ý nghĩa đúng được tin tưởng và được tôn sùng do luận chủ lập ra. Đối lại với Tôn sở lập gọi là Nhân năng lập; vì Nhân này có khả năng thành lập được cái nghĩa của Tôn kia. Trong ba chi, Nhân là then chốt tổng quát. Không có Nhân thì Tôn đứng trước không thành, và không có Nhân thì Dụ theo sau cùng không thành. Dụ là ví dụ. Dụ dùng để làm rõ nghĩa cho Tôn sở lập và Nhân năng lập; nó minh họa nghĩa cho Tôn và Nhân có mặt hay không có mặt. Dụ có Đồng dụ và Dị dụ. Mục đích của dụ giúp cho người nghe dễ hiểu, và dễ nhận ra được phẩm hoặc nghĩa khó hiểu trong Tôn và Nhân. Đây được gọi là Tam chi tác pháp. Ví dụ: Tôn: Âm thanh là vô thường; Nhân: Vì tánh nó do tạo tác mà có; Đồng dụ: Như cái bình; Dị dụ: Như hư không. Như vậy, Tam chi tác pháp tức là vận dụng những ngôn luận đúng mà có khả năng thành lập được Tôn Nhân Dụ để khai thị cho người nghe, khiến họ tin, hiểu, và công nhận.[3]

Thông thường luận lý được tìm thấy trong các bộ luận, hay trong các kinh điển Đại thừa. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về kinh tạng Nikāya, mặc dù kinh văn này thường được cho là lặp đi lặp lại, dài dòng, nhưng nhiều nội dung được tìm thấy mang tính luận lý sâu sắc. Cho nên đọc kinh Nikāya cần phải kiên trì và có phương pháp. Một khi chúng ta bắt đầu thấu hiểu nghĩa lý từ trong tạng kinh này thì mới thấy được sức hút kỳ diệu, thù thắng của nó. Chúng ta hãy xem những lý luận Phật học mô tả trong kinh và lý luận logic biện chứng của nó như thế nào.

Từ kinh điển Phật giáo, rõ ràng là việc sử dụng một phương pháp trí tuệ và logic đã được biết đến từ lâu. Hai nội dung về logic, hetu (điều kiện) và naya (phương pháp), là vô cùng quan trọng trong trí tuệ của kinh điển Phật giáo, nhất là trong kinh tạng Nikāya. Chẳng hạn trong một đoạn văn của Trường Bộ kinh mô tả một số vấn đề được cho là “không phải trong phạm vi của ngôn ngữ, khái niệm ‘takka’.[4] Trong đoạn kinh của Tăng Chi Bộ, Đức Phật được xem là đã xem xét truyền thống, lý luận và không ưa bất kỳ tiêu chuẩn nào cho việc đánh giá một học thuyết tôn giáo.[5] Các phương pháp giảng dạy đã làm cho Đức Phật trở nên nổi tiếng là một nhà biện luận đã vượt qua những nhà hùng biện đương thời. Trong các cuộc tranh luận, Đức Phật thường áp dụng phương pháp luận lý phân tích, nhằm làm sáng tỏ vấn đề và thuyết phục đối phương. Đây là phương pháp khoa học thực nghiệm, sử dụng luận lý để chứng minh và khẳng định một vấn đề. Đạo Phật được bảo tồn trong Pāli Canon là sản phẩm của trí tuệ, bắt nguồn từ những lời dạy của Ngài dành cho các đệ tử, cũng như những cuộc thảo luận của Phật với những người Bà la môn, những vị ẩn sĩ. Phương pháp hợp lý hóa được sử dụng trong tất cả các cuộc hội thoại của Đức Phật rõ ràng là phân tích. Chính Đức Phật đã tuyên bố ngài là một nhà phân tích chứ không phải là một nhà tín ngưỡng thuần túy bình thường.[6]Trong một đoạn văn của Trung Bộ kinh, Đức Phật tự tuyên bố rằng Ngài là một ‘Nhà phân tích’, chứ không phải là một nhà lảnh đạo tôn giáo chỉ dạy những giáo điều (Vibhajjavddo ... aham ... ndham ... ekamsavddo).

Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara nikāya), là bộ kinh thứ tư của năm bộ kinh quan trọng tạo thành Kinh Tạng Pāli của Canon. Những bộ sưu tập các văn bản của Nguyên thủy Phật giáo được đề cao như Phật pháp tạng (buddhavacana) hay ‘lời dạy của Đức Phật’. Bản kinh được sắp xếp theo một trình tự kỹ thuật mang tính sư phạm thường được sử dụng bởi Đức Phật, cụ thể là, việc sử dụng một chương trình theo thứ tự pháp số tăng dần (Tăng chi) của lời Phật dạy. Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp xếp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipātas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipāta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipāta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekādasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh. Nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.[7]

Một phát hiện rất tinh tường về phương thức luận lý liên quan đến Nhân Minh trong Phật giáo. Đoạn trích dẫn dưới đây từ Tăng Chi Bộ Kinh đề cập đến cách đàm luận hợp đạo lý, đúng như chánh lý, hay không hợp với đạo lý, không đúng như chánh lý.

“Nếu người nào khi được hỏi một câu, không trả lời một cách dứt khoát một câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát; không trả lời một cách phân tích một câu hỏi cần phải trả lời một cách phân tích; không trả lời một câu hỏi ngược lại một câu hỏi cần phải trả lời với một câu hỏi ngược lại; không có gạt qua một bên một câu hỏi cần phải gạt qua một bên; một người như vậy không có khả năng để thảo luận.

Nếu người nào trả lời một cách dứt khoát một câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát, trả lời phân tích một câu hỏi cần phải trả lời một cách phân tích; trả lời một câu hỏi ngược lại một câu hỏi cần phải trả lời với một câu hỏi ngược lại; gạt qua một bên một câu hỏi cần phải gạt qua một bên; một người như vậy, có khả năng để thảo luận.

Nếu một người khi được hỏi một câu hỏi không xác nhận là đúng hay là không đúng, không xác nhận là một giả thuyết, không xác nhận là một quan điểm của một bậc trí, không xác nhận là sở hành thường làm mà người ấy vẫn trả lời; người như vậy không có khả năng thảo luận. Ngược lại là người có khả năng thảo luận.

Nếu một người khi được hỏi một câu hỏi, tránh câu hỏi ấy với một câu hỏi khác, hướng câu chuyện ra ngoài, bày tỏ sự phẫn nộ, sân hận, bất mãn; người như vậy không có khả năng thảo luận. Ngược lại là người có khả năng thảo luận.

Nếu một người khi được hỏi một câu hỏi, lại mắng chưởi, đánh đập, nhạo báng, chụp lấy chỗ sơ hở; người như vậy không có khả năng thảo luận. Ngược lại là người có khả năng thảo luận”.[8]

Đoạn kinh trên đây chỉ ra cho chúng ta thấy phương thức luận lý, từ đó biết được người có khả năng hay không có khả năng luận lý hợp với đạo lý, đúng như chánh lý hay không. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tìm thấy bốn phương thức trả lời được đề cập đến trong các kinh luận, đó là: 1) Nhất hướng ký (nhất định giải đáp): trả lời một cách dứt khoát. 2) Phân biệt ký (đáp bằng cách giải nghĩa): trả lời bằng cách phân tích rõ ràng. 3) Phản vấn ký (đáp bằng cách trả lời hỏi vặn): trả lời bằng cách hỏi ngược lại người hỏi. 4) Xả trí ký (đáp bằng cách dùng trí xử lý tùy tình huống và tùy đối tượng): trả lời bằng cách im lặng, hoặc gạt qua một bên những vấn đề trừu tượng vô ích.[9]

Triết học về luận lý là triết học của Thánh thiện và giải thoát. Khoa học của luận lý là khoa học của những khoa học. Đây được gọi là khoa học tranh luận. Nếu tranh luận để đi đến một sự thỏa thuận về một chủ đích nhất định nào đó, thì gọi là sự tranh luận có khoa học, có logic, có luận lý. Tranh luận có khoa học phải khế cơ và khế lý, nhu nhuyến trong tương tác, cương nghị trong quyết định. Đức Thế Tôn là bậc Thầy của những bậc thầy trong việc tranh luận. Ngài đã chỉ bày cho chúng ta thế nào là phương thức tranh luận nhu nhuyến trong tương tác và cương nghị trong quyết định.[10] Mục đích tranh luận trong Phật giáo không phải hơn thua hay thể hiện sở học cao thấp, mà để đi đến sự hiểu biết tường tận về hiện tượng sự vật, thấu tình đạt lý để tỏ ngộ chơn tâm.

Đoạn trích dẫn trên Đức Phật chỉ rõ cho chúng ta biết hạng người nào đáng để tranh luận, hạng người nào không đáng tranh luận. Biết được như vậy thì sẽ dẫn sự tranh luận đi đến sự hiểu biết, trí tuệ; bằng không thì chỉ là sự tranh luận vô bổ. Những đoạn kinh như vậy xuất hiện khá nhiều trong kinh tạng Nikāya, đặc biệt là trong Tăng chi bộ kinh. Có thể đây là nhân căn để về sau các nhà luận lý Phật học phát triển để trở thành một bộ môn luận lý học Phật giáo, góp phần trong việc phá tà, hiển chánh, xiển dương giáo nghĩa Phật đà. Trong đó Nhân minh luận Phật giáo vốn nổi tiếng trong giới học thuật cũng như luận lý khoa học từ xưa đến nay.

Ghi chú:

[1] Xem, Thích Kiên Định, Khảo sát Lịch sử tư tưởng Nhân minh luận Phật giáo, Nxb. Thuận Hóa, 2009, tr. 184.

[2] Ngũ Minh, http://tuyenphap.com/ngu-minh-186.

[3] Opcit, tr. 184.

[4] Digha Nikaya (Nal. Ed.), I, p. 16; also pp. 20, 22, 27. Prof. Rhys Davids translates takka as ‘logic’, see Dialogues of the Buddha (Tr. of the Digha Nikaya, S.B.B. Series), I, 2

[5] Anguttara Nikaya (NAI. Ed.), I, 176

[6] SeeI.B.Horner, The Collection of the MiddleLength Sayings,Vol.II, p.386.

[7] Russell Webb (ed), An Analysis of the Pāli Canon, Buddhist Publication Society Kandy • Sri Lanka, third BPS edition 2008, p. 18.

[8] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Tăng Chi Bộ, ĐTKVN, 1988, tr.223.

[9] Xem, Thích Thiện Siêu, Lối vào Nhân minh học, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2001, tr. 18.

[10] Sđd, tr. 255.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1501 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Hai Gốc Cây


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.159.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...