Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Văn hóa Phật giáo »» Evans-Wentz: Ẩn Sĩ Ôm Non Cao (Người Mang “Tử Thư Tây Tạng” Qua Phương Tây) »»

Văn hóa Phật giáo
»» Evans-Wentz: Ẩn Sĩ Ôm Non Cao (Người Mang “Tử Thư Tây Tạng” Qua Phương Tây)

Donate

(Lượt xem: 6.520)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Evans-Wentz: Ẩn Sĩ Ôm Non Cao (Người Mang “Tử Thư Tây Tạng” Qua Phương Tây)

Font chữ:

Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”

Như các vị tiên phong đem Phật giáo vào Phương Tây, Evans-Wentz không cho mình là Phật tử mà chỉ tình cờ tìm thấy những tài liệu về Phật giáo và đem phổ biến. Với tính cách ngây thơ chân thành, tài hùng biện hoa mỹ, tầm nhìn sâu sắc và giọng điệu thiên sai, ngày nay ông được coi là một lực đẩy cho trào lưu New Age.

Dù vậy, ông trở thành một học giả được nể trọng. Ông mang chút văn vẻ của người Anh trong các bài viết của mình dưới cái tên QY Evans-Wentz, Thạc sĩ, Tiến sĩ Văn Chương, Đại học Jesus, Oxford. Evans-Wentz dành tương đối ít thời gian ở Oxford mà thực sự trưởng thành trước thời điểm chuyển giao thế kỷ tại thành phố Trenton, tiểu bang New Jersey.

Người đàn ông, sau này đề cao “lý tưởng ẩn cư”, từng là một thanh niên mơ mộng, cô đơn, thơ thẩn những chiều buồn bên dòng sông Delaware thơ mộng, đôi khi không một mảnh vải che thân. Một buổi chiều nọ, chàng cảm giác ngất ngây và bị ám ảnh bởi niềm tin không phải lần đầu tiên có mặt trên cõi đời này, ngay lúc đó, những hình ảnh quá khứ và tương lai lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí. Ngay đêm đó, chàng nhận ra rằng cuộc đời chàng sẽ là một lữ khách phiêu lưu các vùng đất lạ, vượt đại dương, xuyên núi rừng, băng sa mạc đến tận cùng trái đất để khám phá những điều chưa biết.

Sau đó, Evans-Wentz trở thành kẻ hành hương, lang thang từ Ai Cập, Ấn Độ, Xích Kim, Trung Quốc và Nhật Bản. Ông đi về giữa hai cuộc chiến tranh lúc soạn dịch cuốn Tử Thư Tây Tạng

Suốt đời, ông viết nhật ký và những ghi chú đó được dùng làm tài liệu cho cuốn tiểu sử mang tên Kẻ Hành Hương Về Cõi Sáng được xuất bản năm 1982. Nhiều trải nghiệm bản thân được đưa vào sách, đặc biệt trong phần mở đầu. Nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về người đàn ông đặc biệt đeo biểu tượng trái tim thiêng liêng trên tay áo, nhưng những phần khác ông vẫn giấu kín

Evans-Wentz có hai anh trai và hai chị gái nhưng lại luôn cô độc. Cha ông là một thương gia gốc Đức, nghiện rượu. Mẹ ông, người Ái Nhĩ Lan, là người tạo cảm hứng cho ông quan tâm nghiên cứu học thuật (Cuốn sách đầu tay của ông được viết tại Oxford mang tựa đề Niềm Tin Cổ Tích Trong Các Nước Celtic (Lãnh thổ hiện đại ở Tây Bắc Châu Âu).

Thuở nhỏ ông theo đạo Tin Lành. Lớn lên gia đình ông bắt đầu có hướng suy nghĩ độc lập về tâm linh. Ông có một mối quan tâm đặc biệt đến những điều huyền bí và rất hứng thú với tư tưởng của Bà Blavatsky, người sáng lập Hội Thông Thiên Học. Chính vì Bà Blavatsky tuyên bố đã được truyền cảm hứng từ các Lạt ma Tây Tạng nên ông bắt đầu quan tâm đến nền văn hóa Himalaya xa xôi đó. Thật vậy, phần lớn nghiên cứu của ông tập trung vào các nhà Thông Thiên Học. Ông đồng cảm với họ về tư tưởng siêu nhiên và chân lý tối cao. Evans-Wentz viết trong một phần giới thiệu: “Dưới lòng Đất Mẹ, trong sự rung chuyển sáng ngời đầy sinh lực, dòng chảy của sự sống bất diệt mãi luân lưu.” Ông nhìn thấy chân lý trong các tôn giáo nhưng lại bất đồng với Cơ Đốc Giáo, điều mà ông tự nhận mình nhỏ nhen. Luân hồi là đề mục trong các bài viết của ông. Ông cho rằng những kẻ ngộ đạo Thiên Chúa Giáo đã từng tin vào tái sanh nhưng không hiểu sao đức tin chính thống lại chối bỏ học thuyết này.

Evans-Wents xem nhẹ chủ nghĩa tư bản. Ý tưởng về một đời sống khổ hạnh luôn lôi cuốn ông, đặc biệt là sau khi ông viếng thăm Phương Đông và ông không thích lối sống tư bản. Tuy vậy, ông theo cha mình bước vào lĩnh vực bất động sản và thành công từ việc buôn bán nhà đất.

Ông tiếp tục sống với nghề buôn bán bất động sản bởi nó mang đến nhiều lợi lạc, và không để tâm đeo đuổi việc học cho đến tuổi ngoài 20. Ông theo cha mình đến San Diego, một phần vì ông thích vùng Loma, trụ sở chính ở Mỹ của Hội Thông Thiên Học. Năm 24 tuổi ông ghi danh học tại Stanford theo diện đặc biệt. Năm 1907 ông học tại Jesus College, Ofxord và hoàn tất cả hai chương trình cử nhân và cao học tại Stanford vào lúc 29 tuổi. Lúc ở Oxford, ông theo học các môn liên quan đến “tín ngưỡng thần linh” rồi lang thang xứ Wales, Scotland, Ireland, Cornwall, Britanny và đảo Man để thu thập các mẩu chuyện về các sinh vật thần thoại, tiên nữ và yêu tinh.

Năm 1916, Evans-Wents thu nhập $1600 lợi tức từ các nguồn đầu tư mỗi tháng, một số tiền khá lớn vào thời đó. Ông qua Ái Nhĩ Lan thăm hai nhà thơ George William Russels và William Butlr Yeats. Cả hai đều quan tâm đến các bài viết của ông và lĩnh vực Thông Thiên Học. Sau đó ông chu du nhiều hơn, và điểm đầu tiên là Ai Cập, nơi ông ở đến 29 tháng. Giáo sư Roger Corless, một học giả hàng đầu về Phật giáo tại đại học Duke đoán rằng có thể sự tìm hiểu của Evans về bản dịch cuốn Tử Thư Ai Cập của E. Wallace Budge mà Evans-Wents lấy ý tưởng để đặt tựa tương tự, không mấy chính xác, là Tử Thư Tây Tạng (Tựa đề đúng nghĩa hơn là Cẩm Nang Giải Thóat Qua Nhận Biết Thân Trung Ấm)

Từ Ai Cập, ông chuyển đến Ceylon và sau đó đến Ấn Độ, nơi ông hòa nhập với cộng đồng Thông Thiên Học nổi tiếng ở đó. Đã từng là một nhà huyền học, ông nghiên cứu nhiều đức tin tôn giáo khác nhau, nhưng không là tín đồ của tôn giáo nào. Giờ đây, ông đi lang thang khắp chân núi Hy Mã Lạp Sơn, vùng đất đã truyền cảm hứng cho Bà Blavatsky, và ông bắt đầu gặp gỡ những vị thầy tâm linh mà ông sẽ viết về họ trong sách của mình.

Tại Darjeeling, Evans-Wentz đã gặp hiệu trưởng của một trường nam sinh ở Gangtok, Sikkim, tên là DawaSamdup. Dawa-Samdup từng làm thông dịch viên cho chính phủ Anh ở Sikkim và đang làm từ điển Tạng-Anh. Nhưng rõ ràng ông ta không để tâm làm hiệu trưởng. Theo tiểu sử của Winkler, ông bị “nguyền rủa bởi đồ uống của quỷ”, và thường xuyên đi lang thang khỏi trường học trong nhiều ngày, bỏ bê học sinh của mình trong khi ông “suy ngẫm về các vấn đề siêu hình”.

Kawa-Samdup chuyên tâm vào công việc phiên dịch. Trong mỗi chuyến du hành, Evans-Wentz đã mua rất nhiều tài liệu về đề tài tâm linh. Samdup thì sở hữu tài liệu về đề tài khác. Theo ông Rick Fields, tác giả cuốn “How the Swans Came to the Lake: A Narrative History of Buddhism in America”, cả hai Evans-Wentz và Kawa Samdup cùng nhau làm việc từ mờ sáng, Kawi Kawa-Samdup thực hiện công tác phiên dịch và Evans-Wentz đóng vai trò “tự điển sống” hỗ trợ Samdup.

Quá trình học tập tại Oxford khiến Evans-Wentz khó tránh khỏi việc nhìn Phật giáo Tây Tạng dưới lăng kính tôn giáo tỉ giao và tín ngưỡng dân gian, và bản dịch của ông không tránh khỏi sơ sót về ngôn pháp, ví dụ hai chữ "ye 's" và "thou 's " bị ảnh hưởng cách diễn giải trong Kinh thánh, và Evans-Wentz không phân biệt rõ ràng các thuật ngữ Ấn Độ Giáo và Phật Giáo.

Dù vậy, Rick Fields cũng thừa nhận ảnh hưởng lớn nhất của Tử Thư Tây Tạng là giới thiệu Phật Giáo Tây Tạng đến với Phương Tây. Ba năm trước trước khi xuất bản, học giả J.B. Pratt cho rằng "Phật giáo Tây Tạng bị pha trộn nhiều yếu tố phi Phật giáo đến mức tôi ngần ngại gọi đó là Phật giáo". Tuy nhiên, Evans-Wentz có cách nhìn khác, ông cho rằng Phật giáo Tây Tạng không bị tha hoá mà là một hình thức Phật giáo tinh vi và tiến bộ, không phải không đồng ý với Phật giáo kinh điển hay bí truyền mà lại được ví như tinh hoa của Phật giáo đỉnh cao. Fields gọi nhận xét sâu sắc này là thành tựu lớn nhất của Evans-Wents.

Năm 1922, ba năm sau khi hai người hợp tác làm việc, Kazi Dawa-Samdup qua đời. Evans-Ewents tu luyện nghiêm túc hơn và để đạt được trải nghiệm sâu sắc khi hành thiền yoga, ông sống khổ hạnh dưới một túp lều cỏ. Ông nhận mình là đệ tử của Kazi Dawa-Samdup mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy người dân Tây Tạng coi Kazi Dawa-Samdup là một vị lãnh đạo tinh thần.

Evans-Wents thích tu tập tại vùng thôn quê Ấn Độ, nơi ông gọi là không gian linh thiêng, khái niệm này được ông tiếp tục phát triển suốt nhiều năm. Ông chia sẻ trong một hội thảo Thông Thiên Học năm 1942 rằng: "Tất cả địa điểm linh thiêng, tùy theo mức độ ít nhiều, đã biến thành thánh địa bởi sức mạnh huyền bí để gia tăng bản chất tâm linh trong các nguyên tử vật lý. Nó là quả ngọt của sự tu tập, là bằng chứng về sự chinh phục và biến chuyển tối thượng của tư tưởng..."

Giai đoạn Kazi Dawa-Samdup qua đời cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ là thời kỳ hoạt động mạnh mẽ nhất của Evans-Wentz. Ông đi về giữa ba nơi quan trọng của đời ông: Ấn Độ, Anh và California. Ông tiếp tục thu thập và hiệu đính tài liệu mà thầy ông đã dịch, đó là cuốn Tử Thư Tây Tạng với Đại Sư Yogi Milarepas vào năm 1928. Cuốn này phát họa ý tưởng mà Evans-Wentz gọi là "nghệ thuật chết", sau đó ông đổi thành "Nghệ Thuật Làm Chủ Cuộc Sống"

Năm 1935, ông tiếp bước Đại sư Yogi Milarepa và cho ra đời cuốn Thiền Yoga và Mật Giáo Tây Tạng, tin rằng “chỉ khi Phương Tây hiểu Phương Đông thì nền văn hóa xứng đáng với tên gọi văn minh mới thật sự phát triển.” Tác phẩm của ông vào thời điểm đó mang giọng điệu chống lại tư tưởng Phương Tây. Điều này không chỉ thể hiện trong các bài viết mà còn qua lối sống của chính ông.

Và rồi cuộc đời của Evans-Wentz rẽ sang bước ngoặc kỳ quái: Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông- kẻ lãng du thế giới, một học giả nổi tiếng ẩn dật trong căn phòng nhỏ tại khách sạn Keystone thành phố San Diego. Ông sống tại nơi đó hai mươi ba năm cuối đời. Evans-Wentz chọn khách sạn Keystone vì nơi đây gần một nhà hàng chay duy nhất trong thành phố tên là House of Nutrition, và gần thư viện cộng đồng, nơi ông mượn lại sách của mình vì đã cho đi hết các ấn bản của chính ông.

Ông cũng khám phá một chốn linh thiêng cho riêng mình trên ngọn núi Cuchama, cách biên giới Mexico vài dặm. Từng là nhà đầu tư bất động sản, lúc nào ông cũng mua bán. Ông sở hữu một căn nhà nhỏ trên núi Cuchama và thỉnh thoảng đến đó để tu tập giáo pháp Phật Đà.

Trong một buổi giới thiệu sách của mình, ông đề cao “lý tưởng ẩn cư”, xa lìa tiện nghi, nếm trãi sự khắc nghiệt của dãy Hy Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ, khoác trên mình bộ quần áo vải thô, lót lòng với nắm lúa mạch. Evans-Wentz thực sự là một ẩn sĩ, ông tiếp tục sống khổ hạnh như vậy tại San Diego cho đến cuối đời.

Ông thố lộ trong trang nhật ký sau cùng: "Tôi bị ám ảnh nhận ra sự giả tạo của sức mạnh con người. Như Ngài Milarepa đã dạy: lâu đài cũng sẽ thành phế tích, gặp gỡ trong chia ly, hội tụ trong phân tán, sống trong cõi chết. Liệu có tốt hơn nếu tiếp tục cuộc sống lạc lõng giữa phố thị California hay trở về Hy Mã Lạp Sơn hoang dã là điều khó trả lời một cách chính xác. Cuối cùng Evans-Wentz đã có câu trả lời. Ông đã tìm thấy ngọn núi thiêng và con đường Đạo mà ông mãi tìm kiếm trong cuộc hành trình tâm linh của mình. Không có lý do gì để ông lang thang nữa!

Lê Diễm Chi Huệ Việt dịch

Nguồn: https://tricycle.org/magazine/hermit-who-owned-his-mountain/

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1497 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Pháp bảo Đàn kinh


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Hạnh phúc là điều có thật


Những Đêm Mưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.47.115 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...