Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tản văn »» SƯ MINH TUỆ - MỘT BIỂU TƯỢNG THIỆN LƯƠNG TRONG NGHỆ THUẬT »»

Tản văn
»» SƯ MINH TUỆ - MỘT BIỂU TƯỢNG THIỆN LƯƠNG TRONG NGHỆ THUẬT

Donate

(Lượt xem: 1.747)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - SƯ MINH TUỆ - MỘT BIỂU TƯỢNG THIỆN LƯƠNG TRONG NGHỆ THUẬT

Font chữ:

Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm, biểu tượng cho sự thiện lương tuyệt đối, không gợn chút bụi trần, có lẽ ngoài Đức Phật, là sư Minh Tuệ.

Nói như vậy, không phải là để so sánh hay nâng tầm, thánh hoá, Phật hóa sư Minh Tuệ. Mà đây là một sự thực đang diễn ra ngay lúc này trong đời sống nghệ thuật đương đại.

Phẩm cách và giới hạnh của ông đã khiến bao trái tim rung lên những cảm xúc triền miên khó tả. Thân hành và bước đi của ông đã khiến cho người ta phải suy nghĩ về cuộc đời. Cuộc sống này có ý nghĩa gì? Thế nào là hạnh phúc? Hàng loạt câu hỏi cứ hiện lên trong những khối óc biết suy tư. Dường như, có một sự đảo lộn trong những nhận thức đã có trước đó.

Người đời cứ chạy theo cuộc sống, bị nó quay cuồng, nó nhấn chìm chúng ta vào vòng xoáy danh lợi, tiền bạc; được mất, hơn thua. Thế rồi, khi người ta có trong tay tất cả những thứ mong ước ấy, là lúc nhận ra mình bất hạnh. Niềm vui chẳng thấy mà chỉ thêm phiền não, bất an. Lại có người tự dối lòng, rằng mình luôn thanh thản. Kỳ thực, đó chỉ là sự trấn an do sự thanh thản ấy đang thiếu vắng ở trong lòng.

Và có một thời, người ta nói về hạnh phúc nghe có vẻ triết lý, rằng “hạnh phúc là đấu tranh”. Nghe hay và có lý lắm. Nhưng có lẽ quan niệm này được chấp nhận do suốt một thời con người phải sống trước những lựa chọn, lựa chọn sinh tồn, lựa chọn tư tưởng, lựa chọn giai cấp…

Đến khi sư Minh Tuệ xuất hiện, người ta mới nhận ra, hạnh phúc là buông, hạnh phúc là khi không có gì. Sư Minh Tuệ không phải là người “phát kiến” ra điều này nhưng chính ông là người tiêu biểu hiện thực hóa điều này; ông như một minh chứng sống động và cụ thể cho những tư tưởng, triết lý mà Đức Phật đã tuyên thuyết cách đây gần 2600 năm.

Đó là lí do ông trở thành nguồn cảm hứng bất tận, làm nên những xúc cảm mãnh liệt, cứ lớn dần và đi tiếp trong tâm hồn của người nghệ sĩ. Không chỉ có vậy, ông đã nhen nhóm tình yêu thương trong tất cả những người mà trước đây không mấy quan tâm đến tha nhân và hiện thực cuộc sống; thôi thúc họ phải viết về ông, phải bộc lộ những tâm tư về ông, như một cách giải tỏa, giải thoát những điều được giấu kín trong thế giới nội tâm của họ bấy lâu nay, cho dù viết có vụng về hay vấp váp, điều đó không mấy quan trọng.

Ông đã cộng hưởng lòng bi mẫn vào những trái tim vốn đã giàu lòng nhân ái khiển họ thêm thổn thức, dâng trào những xúc cảm êm đềm, trong mát, ngọt ngào.

Và như thế, người viết văn, kẻ làm thơ. Lời hay ý đẹp cứ tuôn trào tạo thành những dòng chảy len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Hàng trăm bài luận, hàng ngàn bài thơ và còn nữa. Có lẽ cũng mới là sự bắt đầu.

Nghệ thuật đâu chỉ có văn chương, hội hoạ cũng không thể đứng ngoài cuộc trước cơn gió thiện lành. Sức lan tỏa của lòng từ bi, của hương đức hạnh đã làm nên bao bức tranh tuyệt mĩ. Tôi thật sự ấn tượng trước những bức họa này! Mỗi tác phẩm là một cảm xúc, một thế giới rất riêng của người nghệ sĩ, và cũng chẳng giống nhau trong tâm người thưởng thức. Phải thừa nhận rằng dường như chính cái cà sa y phấn tảo của sư nó như rất hợp với hội hoạ, nó như miền đất màu mỡ để những họa sư thỏa sức mà canh tác, cải tạo, trình diễn tài năng của mình. Thật thích thú và khâm phục!

Và thời trang, họ cũng không chịu đứng im, họ đã lên tiếng bằng hàng loạt kiểu mẫu mang màu sắc, phong vị của y phấn tảo. Nói chính xác hơn, nghệ thuật này càng có nhiều cơ hội để diễn trình. Bỏ qua yếu tố thương mại và lợi nhuận, thì chính thời trang đã khiến y phấn tảo bay xa hơn, cao hơn. Nó đã có mặt trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Rõ ràng, đó chính là thông điệp giá trị, ý nghĩa mà chỉ có sư Minh Tuệ mới mang lại được.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến một luận điểm quan trọng trong tu Phật, đó là “tu là bỏ tất cả, bỏ tất cả là được tất cả, được tất cả là không được gì hết”(*). Rõ ràng, sư Minh Tuệ chính là hiện thân của triết lý cao thâm này, vì tâm ông đã đạt trạng thái như vậy. Vô cầu, vô trụ, vô chấp.

Một chữ, BUÔNG !

——

Chú thích:

(*) “được tất cả là không được gì hết”: tức hoàn toàn thanh tịnh, không chấp trước bất cứ điều gì.

@ Hình các tác phẩm hội hoạ: mượn từ trên mạng. Mong các họa sĩ sáng tác lượng thứ.

——

Nha Trang, 08/06/2024

Nguyễn Thanh Huy

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phát tâm Bồ-đề


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Giải thích Kinh Địa Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.121.24 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...