Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Phát tâm nguyện rộng lớn »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Phát tâm nguyện rộng lớn

Donate

(Lượt xem: 6.663)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Phát tâm nguyện rộng lớn

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Sau khi Tỳ-kheo Pháp Tạng đi khắp mọi nơi, từ chốn thôn quê hẻo lánh cho đến chỗ phồn hoa đô hội, để hành hạnh sa môn, Ngài quay trở về trụ xứ của đức Bổn Sư Thế Gian Tự Tại Vương Phật. Vừa thấy đức Bổn Sư, Ngài liền quỳ hai gối xuống đất, cung kính chấp hai tay lại, rồi đặt đầu dưới chân Phật mà đảnh lễ. Tiếp theo đó, Ngài ở trước đức Phật tụng kệ với âm điệu du dương để tán thán, khen ngợi đức Như Lai và phát tâm nguyện rộng lớn. Cũng do nhờ vào lời phát nguyện rộng lớn này mà hết thảy hàm linh trong hiện tại và tương lai đều nương theo Nhất thừa Nguyện hải ấy mà được độ thoát. Ngài tụng kệ rằng:

“Sắc Như Lai đoan trang vi diệu,
Tất cả thế gian chẳng sánh bằng.
Hào quang vô lượng mười phương chiếu,
Nhật, nguyệt, hỏa, châu thảy ẩn mờ.
Thế Tôn hay diễn một âm thinh,
Hữu tình mỗi mỗi tùy loài giải.
Lại hay thị hiện diệu sắc thân,
Khắp khiến chúng sinh tùy loài thấy.
Nguyện con đắc tiếng Phật thanh tịnh,
Pháp âm vang khắp vô biên cõi,
Rộng truyền cửa Giới, Ðịnh, Tinh Tấn.
Thông đạt thâm sâu pháp nhiệm mầu.”

Tỳ-kheo Pháp Tạng khen ngợi Thân tướng của Như Lai đoan chánh, trang nghiêm vi diệu với ngụ ý là: Hết thảy báo độ và báo thân của Phật có đầy đủ viên mãn hết thảy các sắc tướng vi diệu chẳng thể nghĩ bàn, tất cả các vật trong thế gian chẳng có vật nào sánh nổ sắc tướng vi diệu của Như Lai. Kinh Pháp Hoa ví sắc thân của Như Lai như hòn núi bằng vàng, đoan nghiêm vi diệu. Còn kinh này thì nói, dung nhan của Như Lai quảng đại, sắc tướng đoan nghiêm giống như ngọn núi vàng cao vượt hơn hết tất cả thế giới. Đức Như Lai phóng ra vô lượng hào quang trí tuệ chiếu khắp các cõi nước trong mười phương thế giới. Vật sáng nhất trong tứ thiên hạ không gì hơn mặt trời, mặt trăng, vật sáng nhất trong muôn vật không gì hơn nổi ngọc ma-ni; thế mà khi Phật quang vừa tỏa ra thì ánh sáng của chúng đều bị ẩn mờ giống như những ngọn đèn dầu leo lét nằm trong ánh sáng của mặt trời vậy.

Câu: “Thế Tôn hay diễn một âm thinh, hữu tình mỗi mỗi tùy loài giải” là nói đến Ngữ mật của Như Lai; đó là một trong Như Lai Tam Mật: Ngữ mật, Thân mật và Tâm mật. Tỳ-kheo Pháp Tạng nguyện có âm thanh thuyết pháp giống như Phật, chỉ cần diễn nói bằng một âm thanh mà hết thảy các loài chúng sanh khác nhau đều được nghe và được hiểu rõ rành rẽ! Tại sao Tỳ-kheo Pháp Tạng lại nguyện có âm thanh thuyết pháp như vậy? Chúng ta đều biết, ngôn ngữ trong thế gian thường bị trở ngại vì phương ngôn khác nhau. Ngay cả khi chúng sanh có cùng chung một ngôn ngữ còn không hiểu nhau, còn hiểu lầm lẫn nhau bởi do kẻ nói người nghe không cùng một trình độ như nhau, huống gì là không có cùng chung một ngôn ngữ. Còn Ngữ mật của Như Lai thì vô cùng diệu dụng, chẳng thể nghĩ bàn, Thế Tôn chỉ cần diễn thuyết diệu pháp trong một âm thanh mà có thể khiến cho hết thảy các loài chúng sanh trong khắp cả cửu giới, lục đạo, tứ sanh đều tùy theo căn tánh của từng loài mà cùng nghe được, cùng hiểu được lời Phật dạy một cách cách ràng rẽ. Đấy hiển thị cảnh giới sự sự vô ngại, siêu tình ly kiến được nói trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm: “Lời nói của hết thảy Như Lai thanh tịnh, mỗi một tiếng có đủ các biển âm thanh. Theo ý thích của từng chúng sanh, mỗi một tiếng phát xuất biển biện tài của Phật.” Mỗi một âm thanh của Như Lai có vô lượng âm thanh, mỗi một âm trong vô lượng âm thanh ấy lại có vô biên diệu dụng, tùy theo ý thích của từng chúng sanh mà mỗi một âm thanh ấy xuất hiện ra vô biên biện tài khiến cho mỗi chúng sanh đều được nghe, được hiểu và được độ thoát. Trong một âm vang ra vô lượng âm nói ra trọn vẹn hết thảy pháp, phổ độ vô biên chúng sanh, đấy chính là môn “chủ bạn viên minh cụ đức” trong huyền môn; đấy cũng chính là một pháp viên mãn công đức của hết thảy pháp. Điều này hiển thị kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ và kinh Hoa Nghiêm có cùng một pháp vị, cùng sanh ra từ mật ngữ của Như Lai.

Phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa ghi: “Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân nào để được độ thoát, liền hiện thân thích hợp vì đó nói pháp,” kinh Vô Lượng Thọ lại chép: “Lại hay thị hiện diệu sắc thân, khắp khiến chúng sanh tùy loài thấy.” Cả hai đoạn kinh văn này đều là nói đến Thân mật của Như Lai cũng vô cùng diệu dụng, từ một thân Phật hiện ra vô lượng các thân, khiến cho mọi loài chúng sanh đều được trông thấy; đấy hiển thị cảnh giới viên minh cụ đức chẳng thể nghĩ bàn. Xét ra, Thân mật của Như Lai hay Phật thân có đến năm loại: Pháp thân, Báo thân, Ứng thân, Hóa thân và Đẳng lưu thân.

Pháp thân là Tự tánh thân, mang tên Tỳ Lô Giá Na, dịch là Biến Nhất Thiết Xứ. Thân này là lý thể của trung đạo, lìa khỏi hết thảy tướng và các hý luận, đầy đủ vô biên công đức thanh tịnh, chân thật. Ðây là cảnh giới chỉ có Phật với Phật mới chứng nhập được.

Báo thân thân của đức Như Lai mang tên Lô Xá Na, dịch là Quang Minh Biến Chiếu, phải là bậc Bồ-tát từ Sơ địa trở lên mới thấy được thân này.

Ứng thân là thân Phật dùng để hiện Tám Tướng Thành Đạo. Địa tiền Bồ-tát, Nhị thừa, phàm phu đều thấy được thân này. Thí dụ, nhục thân của Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện trong thế gian này hơn 2500 về trước là Ứng thân Phật.

Hóa thân là thân Phật hóa hiện trong một giai đoạn nào đó, chẳng hạn như Hóa thân của Phật A Di Đà thị hiện để thọ ký, hoặc để tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh Cực Lạc.

Ðẳng lưu thân là thân do Phật thị hiện có cùng hình dạng như các loài trời, người, quỷ, súc sanh, thiên hà, đại địa, sông núi, cây cỏ, hoa lá v.v... cho các dị loại đều được thấy mà từ đó thoát nhiên giác ngộ.

Tỳ-kheo Pháp Tạng sau khi tán thán công đức của Phật xong, liền phát khởi thệ nguyện rộng lớn, nguyện tự mình làm Phật, nguyện nhiếp trì cõi Phật Tịnh độ để làm lợi ích cho khắp chúng sanh chóng thành Chánh Giác. Vì vậy, Tịnh tông dùng ba thứ Tín, Nguyện, Hạnh làm tư lương, trong đó phát nguyện là việc trọng yếu nhất. Pháp sư Tỉnh Am đời Thanh dạy: “Tu hành thì việc cần kíp trước tiên là lập nguyện. Nguyện đã lập mới độ nổi chúng sanh, tâm đã phát mới kham thành được Phật đạo. Vì vậy, điều cần biết là nếu muốn học Như Lai thừa thì trước hết phải phát đủ Bồ-tát nguyện, chẳng được chần chừ.” Lời dạy của Đại sư chỉ rõ: Người tu hành nếu không có đủ tín tâm thì không thể phát khởi nổi Nguyện, nếu không có đầy đủ các Nguyện thì chẳng thể dẫn dắt Hạnh.

Kế tiếp, Tỳ-kheo Pháp Tạng nguyện cầu thành tựu hai đức tự giác, giác tha. Vì muốn hành hạnh giác tha nên trước hết Tỳ-kheo Pháp Tạng phải cầu tự giác; bởi vì nếu nơi mình chưa giác ngộ thì làm sao giúp cho người khác giác ngộ cho được? Do vậy, cầu tự giác cũng chính là để giác tha. Tỳ-kheo Pháp Tạng phát nguyện: “Nguyện con đắc tiếng Phật thanh tịnh, Pháp âm vang khắp vô biên cõi, rộng truyền cửa Giới, Ðịnh, Tinh Tấn, thông đạt thâm sâu pháp nhiệm mầu” với hy vọng rằng, tự thân mình đạt được Ngữ mật thanh tịnh của Phật để có thể hoằng truyền Phật pháp đi khắp vô biên thế giới, tuyên dương pháp Lục Độ Ba-la-mật thâm sâu của Đại thừa để giúp chúng sanh thông đạt, hiểu rõ về chân tướng sự thật của vũ trụ nhân sanh. Bốn câu đầu của phần kệ tụng: “Nguyện con đắc tiếng Phật thanh tịnh, Pháp âm vang khắp vô biên cõi” là lời mong cầu giác tha đức. Tỳ-kheo Pháp Tạng nguyện được đầy đủ hạnh đức lợi tha như Phật để có thể phát ra tiếng thanh tịnh của Như Lai, tức là âm thanh không có lầm lỗi ác hạnh, lìa hết thảy phiền não cấu nhiễm, lại có thể phổ cập vô biên các cõi trong thập phương thế giới, nhằm rộng truyền pháp Đại thừa Lục Độ Ba-la-mật. Giới, Ðịnh, Tinh tấn là cốt lõi trong Lục Độ Ba-la-mật, bao hàm luôn cả ba thứ kia là Bố Thí, Nhẫn nhục và Trí huệ, nên kinh chỉ đề ra cái cốt lõi của pháp này. “Thông đạt thâm sâu pháp nhiệm mầu” là ý nói đến pháp Trì Danh Niệm Phật thậm thâm vô thượng được mười phương chư Phật khen ngợi. Vậy, Tỳ-kheo Pháp Tạng nguyện đạt được pháp âm như Phật, rộng tuyên các diệu hạnh của Lục Độ Ba-la-mật là muốn cho chúng sanh thông đạt pháp thậm thâm vi diệu “tâm này là Phật, tâm này làm Phật.” Nếu hành nhân hiểu rõ bổn tâm, thấu hiểu bổn tánh của mình vốn là Phật thì đều sẽ thành Phật để độ sanh cả; đây chính là Phật tri kiến, là pháp thâm sâu nhiệm mầu, cũng chính là pháp môn Niệm Phật vậy!

Trong kinh Vô Lượng có những câu như là: “Rộng vì người nói,” “Vì người diễn nói,” “Chuyên tâm tin nhận, trì tụng, nói, làm” v.v... đều là những lời mà Phật phổ khuyến chúng ta phải nên thọ trì, đọc tụng và vì người khác mà diễn nói, hoằng dương kinh này để pháp môn Tịnh độ được lưu truyền rộng khắp. Đấy chính là công việc báo ân Phật một cách chân thật nhất, mà cũng chính là cái nhân gần nhất để đắc Nhất Thiết Chủng trí, chứng được lục thông. Vì thế, Cụ Hoàng Niệm Tổ mới bảo: “Trong tất cả các việc báo ân Phật, không gì bằng thuyết kinh giảng pháp.” Hòa thượng Tịnh Không lại nói: “Chúng ta bây giờ gặp mặt đều nói danh vọng lợi dưỡng, mấy ai còn thảo luận Phật pháp? Cho nên chúng ta cần phải hiểu rõ ràng, thế gian này là pháp nhược, ma cường.” Vì thế, trong kinh đức Phật dạy: Trong một ngày có được thời gian nào rãnh rỗi, thì hãy đoan tâm chánh niệm, dứt muốn bỏ lo để làm việc tốt. Trong tất cả các việc tốt, việc tốt thù thắng nhất chính là hoằng pháp lợi sanh.

Thật thà mà nói, xây dựng một đạo tràng không khó lắm, chỗ khó là ở trong cái tràng này có đạo hay không! Thế nào là một đạo tràng có đạo? Đạo tràng có đạo thì nhất định phải giảng kinh. Nếu một đạo tràng mỗi ngày đều có giảng kinh; một năm, ba trăm sáu mươi lăm ngày đều có giảng kinh, niệm Phật thì nhất định đạo tràng ấy có Phật, Bồ-tát gia trì, thì làm sao Phật pháp trong đạo tràng ấy không hưng vượng cho được chứ? Nếu một đạo tràng ba ngày không giảng kinh và niệm Phật liên tục thì mọi người trong đạo tràng liền nghĩ ngợi lung tung. Nếu trong một đạo tràng mà mỗi người đều khởi tâm phân biệt, chấp trước thì đây không phải là đạo tràng của Phật. Mục đích của chúng ta học kinh Vô Lượng Thọ là để thành tựu Tín, Nguyện, Hạnh sao cho tương ứng với bổn tâm của Phật. Ở mức độ hiểu pháp môn Tịnh độ sâu xa, Tín tức là khai ngộ, thấu rõ thông suốt, chẳng lầm mê, Nguyện là Bốn Mươi Tám Đại Nguyện của Phật A Di Đà. Hạnh là thành tựu đức hạnh Thanh tịnh Bình đẳng Giác giống như Phật. Khi hành nhân thâm nhập giáo nghĩa của kinh Vô Lượng Thọ một cách sâu xa thì một câu niệm Phật là một tiếng “tâm này làm Phật.” Hằng ngày, chúng ta chí đồng đạo hợp, tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp, hay nhẫn đến diễn nói kinh Vô Lượng Thọ cũng đều chỉ là để cho chính mình thâm nhập giáo nghĩa của Phật, để những đạo lý trong kinh điển Phật biến thành tư tưởng và hành vi của chính mình trong hết thảy các thời. Cái thu hoặch này thật là to lớn, nên kinh bảo là: “Nhân duyên nguyện lực, phát sinh thiện căn.”




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy nguyên trực chỉ


Phúc trình A/5630


Hạnh phúc khắp quanh ta


Giải thích Kinh Địa Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.217.242 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...