Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Yêu thương và từ bi »» Yêu thương và từ bi »»

Yêu thương và từ bi
»» Yêu thương và từ bi

Donate

(Lượt xem: 7.140)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Yêu thương và từ bi

Font chữ:

Tôi rất vui mừng hiện diện ở đây với quý vị, để chia sẻ một vài quan điểm của tôi, và có thể cũng là một số kinh nghiệm nào đó. Chúng ta quên trình độ nền tảng giống nhau của chúng ta. Cho nên bây giờ ở đây, khi tôi gặp gở mọi người, tôi được cảm nhận rằng chúng ta là những con người như nhau – tôi đúng là đang nói chuyện với những người anh chị em khác của tôi, không có rào cản nào. Dĩ nhiên, hàng rào ngôn ngữ là ở đó; nhưng nụ cười của tôi, hay những ngôn ngữ thân thể, thì vượt khỏi hàng rào ngôn ngữ. Vì vậy, thường thường trong những buổi nói chuyện công cộng của tôi thì gồm hai phần – trong phần một, tôi sẽ nói về điều gì đó với quý vị, và sau đó phần thứ hai là các câu hỏi và trả lời. Tôi cảm thấy có một lợi ích hổ tương trong các câu hỏi và trả lời – quý vị có được những điểm nào đó mà trong ấy quý vị có một sự thích thú cá nhân nào đó; và qua câu hỏi, thì tôi có thể thấu hiểu sự quan tâm chính hiện tại của quý vị. Đôi khi, những vấn đề không ngờ nào đó phát sinh, vì thế đối với tôi, trở thành điều gì đó sư phạm và hữu ích.

Tôi thường dùng những chữ “không tín ngưỡng” và “đạo đức thế tục”, cho nên buổi này là về chủ đề đó. Đạo đức thế tục là quan trọng vì trước tiên nhất, một phần lớn gần bảy tỉ con người, trong một ý nghĩa thật sự, không quá xem trọng với tôn giáo. Vậy thì, một cách căn bản, đây là loại những người không tín ngưỡng. Những người không tín ngưỡng này cũng là những con người và có mọi thứ quyền để hạnh phúc. Chúng ta phải quan tâm nghiêm túc trong những nhu cầu của những người không có tín ngưỡng. Rồi đến chính vấn đề chủ nghĩa thế tục. Như tôi đã đề cập tóm tắt hôm qua, nhiều người bạn của tôi thuộc Ki tô giáo hay Hồi giáo. Họ đúng là miễn cưỡng sử dụng chữ “chủ nghĩa thế tục”, vì họ có sự thấu hiểu rằng chủ nghĩa thế tục có nghĩa là phủ nhận hay không tôn trọng tôn giáo.

Tôi nghĩ rằng nếu người ta sử dụng chữ “chủ nghĩa thế tục” trong phạm vi của cách mạng Pháp hay cách mạng Bolshevik ở Nga , điều đó sẽ có một ý nghĩa nào đó chống lại các thể chế tôn giáo, như vậy thì okay thôi. Trong những thời điểm đó, thế chế tôn giáo đã trở thành căn bản của tầng lớp đặc lợi cầm quyền. Ngay cả Tsar – Vua Nga – đã tạo ra một ấn tượng rằng ông có những quyền đặc biệt nhân danh tôn giáo, do bởi sự phù hộ của Thượng Đế. Và rồi thì, những thể chế tôn giáo này đôi khi tự chúng thối nát. Thật đáng để chống lại những thể chế tôn giáo thối nát nhưng điều đó không có nghĩa chủ nghĩa thế tục thật sự chống lại tôn giáo – mà chỉ là chống lại thể chế tôn giáo. Theo truyền thống Ấn Độ, chủ nghĩa thế tục hoàn toàn không có nghĩa là không tôn trọng tôn giáo. Thể chế hiện đại của Ấn Độ tự nó căn cứ trên chủ nghĩa thế tục. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là không tôn trọng tôn giáo nhưng thay vì thế là do sự tôn trọng tất cả các tôn giáo – không có sự ưa thích tôn giáo này hay tôn giáo nọ. Theo như sự quan tâm của quốc gia, thì có sự tôn trọng cho tất cả các tôn giáo. Đó là ý nghĩa của chủ nghĩa thế tục.

Trước đây, tôi có gặp ông Advani cựu quyền thủ tướng Ấn Độ. Tự ông là một người có tôn giáo, và trong một lần nói với tôi về cuộc phỏng vấn lớn với ông về sự thành công của nền dân chủ Ấn Độ trên một đài truyền hình Canada. Và ông đã nói với tôi, ông đã giải thích rằng trong cuộc phỏng vấn đó rằng một nhân tố của nền dân chủ thành công ở Ấn Độ là một nghìn năm; “Ấn Độ có tập quán hay truyền thống về việc tôn trọng các quan điểm đối kháng.”

Ông đã nói cho tôi thí dụ về một trường phái tư tưởng, Charvaka[1] – chủ nghĩa hư vô – thậm chí trước Đức Phật. Theo trường phái này, không có kiếp sống tới, không Thượng đế, không có tâm linh, không có gì cả; chỉ có kiếp sống này, thế nên quý vị có thể hưởng thụ tối đa. Đó là quan điểm của Charvaka. Advani đã nói trong cuộc phỏng vấn rằng những người theo quan điểm này được gọi là những người theo chủ nghĩa hư vô. Phần còn lại của truyền thống tâm linh Ấn Độ phê phán và lên án quan điểm này; nhưng những người theo quan điểm này vẫn được nhắc đến như những rishi. Rishi có nghĩa là “hiền nhân” (sage). Cho nên điều đó có nghĩa là ngay cả quý vị phê phán hay lên án một niềm tin triết lý, nhưng hãy tôn trọng người đó. Đó là truyền thống Ấn Độ nghìn năm tuổi.

Do vậy, hãy nhìn vào Ấn Độ hôm nay – tôi nghĩ rằng đó là một quốc gia duy nhất nơi mà tất cả những truyền thống tôn giáo quan trọng sống chung với nhau với sự tôn trọng hổ tương. Dĩ nhiên, trong một số trường hợp đây hay đó, một số người Ấn giáo thiêu đốt những cơ sở truyền giáo Ki tô, hay, một người Ấn giáo đánh người Hồi giáo hay một người Hồi giáo đánh người Ấn giáo. Okay vậy đó – điều đó chỉ xảy ra trong những khoảng không gian nào đó nơi đây hay nơi kia. Tôi nghĩ rằng trong khoảng một tỉ người thì luôn luôn lúc nào cũng có những người tinh ma quỷ quái nào đó.

Nhưng, quan tâm đến khung cảnh rộng hơn, Ấn Độ là xứ sở duy nhất, nơi mà bên cạnh những tôn giáo bản thổ - như Ấn giáo, Phật giáo, Kỳ na giáo[2], và sau này là Tích khắc giáo[3] (Sikhism) – những tôn giáo khác cũng tìm thấy một nơi hòa bình. Bái hỏa giáo[4] Iran, tôi nghĩ là một nghìn năm trước đây, và đã thấy Ấn Độ là nơi nương tựa. Bây giờ họ đã định cư rất tốt. Nhiều nhân vật nổi tiếng, cả trong lãnh vực thương mại và quân sự, bây giờ đang ở Paris. Họ là những người như Tata. Mặc dù số lượng rất ít, nhưng họ chung sống một cách bình đẳng. Do Thái giáo, Hồi giáo, Ki tô giáo – tất cả những truyền thống tôn giáo quan trọng trên thế giới đã hiện hữu với nhau ở Ấn Độ hàng nghìn năm. Tôi nghĩ điều này chỉ xảy ra, do bởi thái độ thế tục, sự tôn trọng tất cả các tôn giáo. Thế nên khi tôi nói chuyện về việc bao gồm cả những người không tín ngưỡng, tôi muốn nói rằng giống như họ đã đề cập đến những người không tín ngưỡng ngày xưa như những hiền nhân, những người không tín ngưỡng ngày nay cũng được tôn trọng như vậy. Khi tôi nói “chủ nghĩa thế tục”, thì tôi muốn nói nó phù hợp với khái niệm Ấn Độ.

Vậy thì, đạo đức thế tục là gì? Tôi xem những phẩm chất tốt đẹp nhân bản của loài người phải làm việc một cách chính yếu vớ những nhân tố sinh học, và không phải với sự ảnh hưởng của tôn giáo. Điều này cũng đúng với những thứ nào đó cung ứng sự hạnh phúc cho chúng ta. Như an toàn, diệt trừ sợ hãi – đó là một giá trị nhân bản và là một bộ phận của đạo đức luân lý thế tục. Tình cảm của con người là gì? Lúc chúng ta mới sinh ra, sự sống của chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào sự săn sóc của bà mẹ chúng ta. Chúng ta sống còn trên sửa của bà mẹ. Loại nổ lực không mệt mõi đó đến từ tình cảm của bà mẹ. Do vậy, nổ lực vật chất đến từ bà mẹ, và mỗi hành vi thân thể phải đến từ một động cơ nào đó. Cho nên hành động chăm sóc không mệt mõi của bà mẹ cho đứa con của bà được động viên bời tình cảm. Điều đó không phải của riêng con người. Hãy nhìn những con chó, mèo, ngựa – tất cả những động vật có vú – và cả những con chim.

Tôi biết rằng những con chim nhỏ nào đó, khi những cái trứng của nó nở, vào lúc khởi đầu bộ long của những con chim non là rất yếu để bay. Cho nên chim mẹ đã bay không mệt mõi – đến và đi, đến và đi – tìm kiếm thực phẩm cho những con chim non. Năng lượng ấy được mang đến bởi tình cảm cho con cái của chim mẹ. Nó không liên can gì với tôn giáo – đó là nhân tố sinh học. Khi người nào đó mĩm cười với chúng ta với một động cơ chân thành, chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Cảm giác ấy làm tiêu tan sợ hãi. Vậy nên tình cảm mang đến sự thoải mái. Đây là những phẩm chất sinh học, chúng ta đã sở hữu những thứ này rồi.

Khi một đứa bé được sinh ra, nó không biết người nào là người nào, không biết ý tưởng về mẹ, nhưng một cách tình cảm, do bởi nhân tố sinh học, nó hoàn toàn dựa nương vào người ấy. Bất cứ khi nào bà mẹ chạm vào đứa bé, thì nó cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Nếu bị tách rời khỏi bà mẹ, nó cảm thấy không an toàn và sợ hãi. Những con thú cũng như vậy. Một lần tôi đã chú ý những con chó con, rất nhỏ vào lúc ấy, mắt chúng chưa mở. Chúng kêu những tiếng nho nhỏ và cố gắng để tìm một thứ của mẹ chúng – thứ gì đấy – thứ gì be bé, cho ra sửa đấy? (mọi người cười) Quý vị thấy, những con chó con hay mèo con mà những đôi mắt sơ sinh chưa mở, nhưng nó có khả năng để tìm ra những đầu vú nhỏ. Và ngay khi chạm vào miệng nó, nó rất vui sướng và an bình. Điều đó chứng tỏ thứ tình cảm vô vàn giữa bà mẹ và đứa bé. Tôi nghĩ kinh nghiệm mà chúng ta tiếp nhận vào lúc đó – khi chính chúng ta bất lực và mờ mịt nhưng sống còn do bởi sự chăm sóc và tình cảm của bà mẹ - thật sự thấm sâu vào trong máu của chúng ta.

Nó tồn tại như vậy trong toàn bộ đời sống của chúng ta – bất cứ khi nào chúng ta tiếp nhận tình cảm từ những người khác, thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Ngay lúc sắp chết, người ta biết rằng không còn ở bên nhau nữa – một người đang chết, người kia sẽ còn lại, vậy nên bây giờ không còn tình thân nữa, không còn làm gì được nữa – nhưng tuy thế, người đang chết một cách cảm xúc vẫn hạnh phúc hơn nhiều khi được quây quần chung quanh bởi những người thân quyến và thân hữu tốt lành, những người thật sự biểu lộ tình cảm đến người ấy. Đó là bản chất tự nhiên của đời sống con người.

Chính thân thể này của con người, khi được quây quần bởi những người thân tình, cũng trở thành mạnh khỏe hơn và mạnh mẽ hơn. Một số bác sĩ và khoa học gia đã tiến hành một cuộc thí nghiệm đặc biệt. Họ đem hai con heo mọi, cả hai bị thương cùng lúc. Họ đặt một con heo bị thương với một con heo khác mạnh khỏe, vậy là con heo bị thương lập tức được con heo kia liếm vào chỗ bị thương. Một con heo bị thương khác được giữ mà không có bạn hay đồng loại, cho nên không thể nhận được những cái liếm của đồng loại. Người ta thấy rằng con heo mọi được liếm hồi phục nhanh hơn nhiều. Do vậy, đó là kết quả của việc đón nhận tình cảm.

Mặc dù tình cảm không phải là vật chất, chỉ là tinh thần, nhưng nó có tác động vô cùng trên thân thể. Một số nhà khoa học thậm chí đã nói với tôi rằng những cảm xúc tiêu cực như sân hận, thù oán, và sợ hãi thật sự có thể ăn mòn hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Trái lại, tình cảm và tình bạn chân thành là rất hữu ích để duy trì hệ thống miễn nhiễm của chúng ta – đôi khi chúng làm cho nó thể hiện chức năng tốt hơn. Các nhà khoa học cũng tiến hành một thí nghiệm khác với những con khỉ con, một số con khỉ nhỏ được cho phép ở với mẹ chúng, trong khi những con khác bị tách rời khỏi đàn khỉ. Người ta quán sát thấy những con khỉ nhỏ ở với mẹ chúng thì tình cảm luôn luôn nô đùa vui vẻ và hạnh phúc. Còn những con bị tách rời khỏi đàn và mẹ chúng thì gần như luôn luôn chán chường và sẳn sàng để đánh nhau.

Rồi thì có một trường hợp ở thủ đô Hoa Sinh Tân, tại một đại học, chúng tôi đã thảo luận mối quan hệ giữa từ bi yêu thương và sức khỏe thân thể. Theo một bác sĩ chuyên khoa, những người thường nói đến những chữ như “tôi, của tôi, thứ của tôi, là tôi” có hiểm họa bị đau tim mạch rất lớn. Ông ta không nói lý do. Trong mức độ hạn hẹp ấy, ngay cả những vấn đề nhỏ xuất hiện rất lớn và không chịu nổi với chúng ta. Trái lại, khi chúng ta suy nghĩ vì quan tâm đến sự cát tường của người khác hơn, tâm thức chúng ta mở rộng hơn. Do vậy, với quan điểm ấy, ngay cả với những vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ không thấy quá quan trọng như vậy.

Có hàng nghìn người quan tâm cho sự cát tường của chính họ hơn là của quý vị. Vậy nên thái độ hẹp hòi có sức phóng đại những vấn nạn nhỏ, sự phản ứng là rất mạnh và như một kết quả, có thêm sự sợ hãi, chán chường, lo lắng hơn – điều này rất tệ hại cho sức khỏe của chúng ta. Vả chăng, chúng ta là những tạo vật xã hội, do vậy những mối quan hệ tốt đẹp với những đồng loại chung quanh chúng ta là rất quan trọng. Nếu ta có một thái độ thật sự vị kỷ, thì ta tự động phát triển sự nghi ngờ, và không tin tưởng, và thật rất khó để phát triển tình thân hữu nhân loại chân thành.

Vì những người có một tình cảm nào đó cho sự cát tường của những người khác, người khác xem như điều gì đó yêu mến, cho nên sự tiếp xúc của họ với người khác dễ dàng hơn nhiều, khả dĩ dễ dàng hơn nhiều. Kết quả là không có sợ hãi hay lo lắng. Sự tin cậy căn cứ trên tính trung thực và là trong sạch. Nếu quý vị duy trì sự đạo đức giả, thì làm sao quý vị phát triển niềm tin? Không có niềm tin, làm sao quý vị phát triển tình bạn? Nếu quý vị giàu có, do bởi tb, quý vị có thể mua thêm một số khách khứa. Nhưng như thế đó, quý vị sẽ có thêm một nụ cười giả tạo hay một ít ngôn ngữ lịch sự - nhưng sâu bên trong, sẽ không có sự tôn trọng. Một tình bạn chân thành là căn cứ trên sự tin cậy. Đó căn bản tự nhiên của con người.

Nếu quý vị suy nghĩ về nhưng dòng này, thì quý vị sẽ tự động phát triển sự tự tin nhằm để có được lợi lạc tối đa cho chính quý vị, quý vị nên trung thực, trắc ẩn, và không có một thái độ vị kỷ cực đoan. Chính sự vị kỷ sẽ mang đến thêm khổ đau, thêm rắc rối và lo lắng cho quý vị. Nó cũng làm hại điều kiện thể chất của quý vị. Tất cả chúng ta được sinh ra từ những bà mẹ. Mọi người đều kinh nghiệm sửa mẹ của chính mình. Kinh nghiệm đầu đời của mọi người là sự ân cần và tình cảm của bà mẹ. Sau đó, dụng cảm nhận và kinh nghiệm thông thường của chúng ta, chúng ta phát triển và xây dựng lòng tin. Việc trau dồi một thái độ vị tha hơn là cách tốt nhất để mang đến sự an bình nội tại và sức khỏe tốt lành. Rồi thì có những khám phá của khoa học. Vì vậy có ba cách – mà qua đó chúng ta có thể phát triển một sự tỉnh giác sâu xa hơn về tầm quan trọng của bi mẫn và tình cảm. Qua đó, chúng ta có thể thúc đẩy những giá trị và những phẩm chất tốt đẹp căn bản.

Hung hăng và giận dữ cũng là một bộ phận của bản chất con người, nhưng chúng là sai. Chúng ta đón nhận những thứ này như đương nhiên. Một số khía cạnh của bản chất con người đáng lẽ phải bảo vệ chúng ta, nhưng thay vì thế, chúng lại làm tổn hại trí thông minh và năng lực để thấy thực tại. Khi sân hận nổi lên, chúng ta không thể thấy thực tại bởi vì vọng tưởng tinh thần che lấp. Do vậy, ngay cả nếu quý vị muốn sân hận ai đó hay muốn làm hại người khác, phương pháp của quý vị phải thực tế. Qua phương pháp thực tế, quý vị có được những gì quý vị muốn. Bất cứ phương pháp không thực tế nào cũng không làm quý vị có được mục tiêu. Không biết thực tại, tất cả những phương pháp của chúng ta trở thành không thực tế và thất bại trong việc đạt đến mục tiêu của chúng ta. Do vậy, thái độ quá hung hăng, tham lam, vị kỷ, sợ hãi, và không tin cậy thì thật sự rất tổn hại cho cho chức năng của trí thông minh con người. Tôi nghĩ tôi sẽ dừng lại ở đây bây giờ.

HỎI VÀ ĐÁP

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, trong đời sống của một người, chỗ nào mà ngài nên cố gắng để nhận ra mong ước và khát vọng của ngài? Và chỗ nào ngài nên dừng lại? Câu hỏi của tôi có thể thích hợp đến mọi phương diện của đời sống hằng ngày của chúng ta, giống như sự hợp tác, nuôi dưỡng con cái, nơi làm việc và mọi thứ.

ĐÁP: Đó là câu hỏi rất lớn. Dĩ nhiên, vì tất cả những khát vọng hay đối tượng mà chúng ta muốn thành đạt, trước tiên nhất chúng ta phải phân tích chúng ta có thể đạt được bao nhiêu. Sau đó, chúng ta nên có một sự tiếp cận thực tiển, vì thế chúng ta có thể có những kết quả hài lòng hơn. Nếu sự tiếp cận là không thực tiển hay mục tiêu quá lớn, thì không thể hiện thực được. Cho nên lúc bắt đầu là rất quan trọng.

Sau đó, tôi nghĩ, một cách căn bản có hai điều – mục tiêu cho những giá trị vật chất và cho những giá trị tinh thần nội tại, giống như hòa bình và tĩnh lặng của tâm thức. Chỗ mà những giá trị vật chất được quan tâm, luôn luôn có giới hạn – ngay cả quý vị trở thành một tỉ phú, sự tham lam của quý vị có thể vẫn không hài lòng, quý vị có thể vẫn muốn nữa và nữa, và cuối cùng, quý vị sẽ chạm phải giới hạn. Thế nào đi nữa, khi có một sự giới hạn, thì quý vị nên thực hành sự toại nguyện. Không có giới hạn với giá trị nội tại – nổ lực và thực tập hơn nữa sẽ tiếp tục thu hoạch kết quả hơn nữa. Những phẩm chất tinh thần tốt đẹp này luôn luôn gia tăng vì chúng không căn cứ trên thân thể.

Bất cứ giá trị nào căn cứ trên thân thể vật chất sẽ có một sự giới hạn. Thí dụ, tầm nhìn của mắt có một sự giới hạn bởi vì nó lệ thuộc trên nhãn căn hay con mắt và não bộ. Thể trạng tinh thần không căn cứ trên trình độ thân thể, cho nên càng rèn luyện, nó càng phát triển. Trong lãnh vực ấy, một cách hợp lý, quý vị nên luôn luôn nổ lực và cố gắng để cải thiện, vì phạm vi của nó là vô hạn. Thông thường chúng ta chỉ làm ngược lại. Trong lãnh vực vật chất, nơi mà trong bất cứ trường hợp nào cũng có một sự giới hạn, thì chúng ta không bao giờ toại nguyện. Chúng ta luôn luôn muốn nữa và nữa. Nhưng ở chỗ những giá trị nội tại được quan tâm, thì chúng lại ta toại nguyện. Đó là một sai lầm.

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài có ý kiến gì về việc ăn thịt? Những con thú chúng ta săn, giết và ăn cũng muốn sống. Tôi tự hỏi chúng cảm thấy gì? Ảnh hưởng của việc ăn thịt là gì lên trí thông minh và tâm thức của con người?

ĐÁP: Chủ trương trường chay là một truyền thống cả nghìn năm, và tôi nghĩ là điều đó rất tốt. Ở Tây Tạng, theo truyền thống, dĩ nhiên – trong một số vùng ở cao nguyên Tây Tạng – không có rau cải hay trái cây; và trong thời xưa, đời sống của người Tây Tạng lệ thuộc hoàn toàn vào thú vật, cho sửa, da, long, và những thứ như vậy. Cho nên, một cách căn bản, người Tây Tạng theo Phật giáo, nhưng trong lúc ấy không ăn chay. Trong trường hợp của riêng tôi, khi tôi vào tuổi mười bốn hay mười lăm, tôi đã thay đổi các thực đơn lễ lạc chính thức, vốn trước đây liên hệ đến rất nhiều thịt, thành thực phẩm chay lạc. Rồi thì sau năm 1965, tôi cố gắng để trở thành người ăn chay. Trong hai mươi tháng sau đó, tôi là người ăn chay. Nhưng sau đó, rắc rối ở túi mật của tôi bắt đầu, vì vậy sau đó, tôi nghĩ khoảng 1967, tôi trở lại việc ăn uống không chay lạc trước đây của tôi.

Sau này, tất cả những học viện Tây Tạng lớn dừng phục vụ thịt và đã bắt đầu phục vụ thức ăn chay từ những nhà bếp quen thuộc của họ. Những nhà bếp thông thường của một số trường cũng tự động từ bỏ phục vụ thịt. Và rồi thì, tất cả những khu định cư Tây Tạng ở Ấn Độ, chúng tôi đã quyết định không nuôi heo, cá và trang trại gà vịt. Một hay hai khu định cư giữ một số gà vịt, họ nói, chỉ để lấy trứng. Sau đó, tôi đã yêu cầu họ, quý vị sẽ làm gì khi các con gà mái thôi đẻ trứng. Không có câu trả lời rõ ràng. Vài trăm con gà mái được tiếp tục nuôi dưỡng sau khi chúng không đẻ nữa; rất tốn kém. Sau đó, chúng được đưa tới từng gia đình, cũng rất nặng nề.

Cho nên tôi đã yêu cầu giữ lại nếu những trang trại lấy trứng thật cần thiết vì lý do kinh tế, thật sự cần thiết cho dân định cư. Nếu không quan trọng, tôi yêu cầu họ dẹp bỏ trang trại ấy. Do thế bây giờ, trong hai thập niên qua không có khu định cư nào có trang trại lấy trứng. Vì thế, đó là một sự đóng góp nhỏ của chúng tôi đối với việc thúc đẩy vấn đề ăn chay. Như đối với cá nhân, tùy họ mà thôi.

Ở trình độ tinh thần, ảnh hưởng nào của việc ăn chay lên tâm thức thì khó để nói. Nhưng rồi thì, cũng có những vấn đề môi trường. Những nông trại nuôi bò hay thú khác để lấy thịt cũng rất xấu cho môi trường. Cách họ nuôi thúc thú vật – cố gắng để làm chúng lớn nhanh lên và không tự nhiên và trở thành mập béo – cũng rất tai hại cho sức khỏe chúng ta. Ngày nay, các nhà khoa học nói rằng những thứ gọi là sản xuất thực phẩm sạch (organic: hữu cơ) là tốt hơn cho sức khỏe. Mới đây, những loại bệnh tật nào đó đã lan truyền vì thịt bò, heo, và gà. Cũng có những báo cáo rằng một số cá trong một số vùng nào đó đã giảm thiểu vì đánh bắt quá nhiều. Tôi nghĩ chúng ta nên có một số giới hạn nào đó, thay vì sản xuất một cách tàn nhẫn hàng triệu con thú và rồi làm thịt chúng.

Và trong khi ấy, nếu toàn thể nhân loại đều ăn chay cả, điều đó cũng không thực tế và khó khăn. Nhưng tôi nghĩ thật quan trọng để giáo dục con người rằng thật tàn nhẫn để nuôi thú vật và rồi thật tàn nhẫn để bán thịt của chúng, mà không cảm giác gì đến nổi đau đớn của chúng và không có sự tôn trọng sự sống của chúng; điều này chắc chắn là sai. Chúng ta không thể đưa ra luật lệ, nhưng quá giáo dục, thì chúng ta có thể cải thiện sự tỉnh thức.

HỎI: Điều gì quan trọng nhất mà chúng ta nên dạy dỗ con cái chúng ta?

ĐÁP: Sáng nay, chúng ta đã có một số thuyết giảng nghiêm túc về Phật giáo cũng như hành thiền, ở chỗ có nhiều trẻ em rất nhỏ. Tôi nghĩ chúng thường có tự do tối đa – chạy rông chỗ này chỗ nọ - và ở tuổi ấy, tôi nghĩ chúng không quan tâm về tầm quan trọng của những nền tảng xã hội, hay một người có được học vấn hay không. Chúng không quan tâm, miễn là chúng được nô đùa với nhau, chúng mĩm cười với nhau. Tôi nghĩ đó là một thể trạng rất trong trắng của tâm thức. Ở tuổi ấy, chúng ưa thích tình cảm và sự chăm sóc của người khác rất nhiều.

Dần dần, khi chúng lớn lên, những đứa trẻ này sẽ có nhiều độc lập hơn và nương tựa ngày càng ít vào sự chăm sóc của người khác. Sau đó, sự ưa thích vào tình cảm của người khác trở thành không liên can nhiều như vậy. Ở trình độ ấy, tôi nghĩ chúng ta cần, qua giáo dục, để nhắc nhở chúng rằng tình cảm là rất quan trọng cho đời sống của chúng ta. Và rằng quý vị nên là một người tình cảm hơn, bởi vì nó ở trong mối quan tâm bậc nhất của quý vị. Tôi nghĩ ở Hoa Kỳ, cũng như ở Canada, trong nhiều trường hợp, có một số thảo luận nhiệt tình về tầm quan trọng của những chủ đề từ ái và bi mẫn trong nền giáo dục ngày nay. Hay, nói cách khác, vai trò của đạo đức luân lý trong hệ thống giáo dục ngày nay. Tôi đã thấy rất nhiều những buổi nói chuyện xảy ra ở Quebec và Montreal. Có những buổi tập huấn cho các giáo viên đặc biệt về vấn đề giới thiệu đạo đức luân lý trong một hệ thống giáo dục thế tục. Họ đã mời tôi và tôi cũng đã nói chuyện với họ. Do vậy, có những người nào đó thật sự làm việc, trong việc nghiên cứu, về vấn đề giới thiệu đạo đức luân lý trên căn bản thế tục trong hệ thống giáo dục hiện đại như thế nào.

Thế nên cuối cùng, tôi hy vọng có một số ý tưởng mới trong những cung cách giáo dục trẻ con về đạo đức luân lý qua những trường lớp công cộng và nền giáo dục thế tục, mà không cần đụng chạm đến tôn giáo. Trong lúc ấy, đối với cha mẹ, cũng quan trọng ngang bằng như vậy để đề nghị và khuyến khích họ không chỉ về những chủ đề như lịch sử, nhưng về từ bi yêu thương và tình cảm, qua chứng minh, chứ không chỉ bằng ngôn ngữ. Nếu cha mẹ hay giáo viên đang nói về từ bi yêu thương nhưng lại biểu hiện một khuôn mặt giận dữ, thì không thể đem đến sự thuyết phục cho tâm thức con trẻ. Vì vậy nên dạy dỗ qua hành động – lòng từ ái chân thành, tình cảm thật sự. Có những chương trình giảng dạy không bao gồm chủ đề đạo đức luân lý theo căn bản thế tục, nhưng quý vị, như một vị giáo viên, có thể dạy học trò của quý vị về những giá trị đạo đức và luân lý này.

Hiện tại, tôi nghĩ về nhiều vấn nạn mà chúng ta đang đối diện, một số là các tai họa nghiêm trọng, vượt khỏi sự kiểm soát của chúng ta, nhưng một số thật sự là các vấn nạn do con người tạo ra, như sự sợ hãi khủng bố và xung đột nhân danh các truyền thống tôn giáo khác nhau. Và cũng thế, trong một số trường hợp, rắc rối đã được tạo ra trên căn bản của sự đối xử phân biệt. Như tôi đã đề cập trước đây, một cách căn bản, chúng ta đều là những con người giống nhau. Mọi người cùng có quyền để hạnh phúc. Nhưng qua sự đối xử phân biệt, có những rắc rối không cần thiết.

Tôi cảm thấy thật sự hào trong truyền thống bất bạo động cổ truyền của Ấn Độ -ahimsa – có một ý nghĩa hòa hợp tôn giáo. Thật sự, tôi cảm thấy tự hào rằng những truyền thống này vẫn được duy trì tại Ấn Độ. Trong khi đó, cũng có hệ thống đẳng cấp và sự phân biệt đối xử trên căn bản của đẳng cấp. Những truyền thống này là lỗi thời, và chúng ta phải tuyên bố chúng một cách nghiêm túc. Những vấn đề này do con người tạo ra – những tạo tác của chính chúng ta – và bất cứ vấn nạn nào do chính chúng ta tạo ra thì chúng ta phải có khả năng hay có quyền thay đổi. Tôi mạnh mẽ cảm thấy như vậy. Tôi đã nghe rằng trong một đảo nào đó ở Thái Bình Dương, bà mẹ là người chủ trong cộng đồng, trong gia đình. Cho nên có ưu thế của phụ nữ và một số quyền lợi cho bà mẹ. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên học hỏi thêm từ truyền thống ấy.

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, nếu chúng ta thật sự tin việc tái sanh, tại sao chúng ta lại sợ việc dân số quá đông, nếu lý do cho việc đó là tái sanh? Không phải việc đó là mâu thuẩn sao?


ĐÁP: Không. Theo quan điểm của Phật giáo, và cũng theo một số truyền thống Ấn Độ cổ đại, thế giới là vô hạn. Rõ ràng, quý vị sử dụng cảm nhận thông thường của quý vị. Bây giờ thế này, từ hàng tỉ thiên hà ở đấy, chỉ có hành tinh này, chỉ trong thái dương hệ này – chỉ ở đây mà thôi – là có con người. Thật khó khăn để nói, nhưng phải có hàng tỉ hành tinh tương tự như thế có thể hổ trợ sự sống. Cho nên phải có nhiều sự sống hơn trong chúng. Vậy thì chúng ta giống như những khách du lịch. Chúng ta đến từ những hành tinh khác, sống hàng trăm năm ở đó, và rồi lại đi đến nơi nào khác. Đó là vấn đề theo quan điểm của Phật giáo, cho nên không có mâu thuẩn.

HỎI: Đức Thánh Thiện có tin trong đời sống của ngài, trong hai mươi hay bốn mươi năm, những tôn giáo quan trọng của thế giới có thể hợp tác và làm việc với nhau đối với việc nhận ra mục tiêu chung của chúng ta không? Ngài khuyến nghị gì cho con người bình thường về những gì chúng ta có thể làm cho một sự đối thoại như vậy?

ĐÁP: Đức Giáo hoàng John Paul II đã đề xướng Hội nghị Assisi. Điều này liên hệ không chỉ những lãnh đạo của các giáo phái Ki tô khác nhau mà cũng có những tôn giáo Á châu – Phật giáo, Ấn giáo, và Hồi giáo. Tại Vaticant, tôi nghĩ những tài liệu của họ bây giờ dùng chử “đa nguyên”. Cho nên dường như rằng bây giờ khắp thế giới, khái niệm về vài tôn giáo đang lớn mạnh.

Một sự quán sát quan trọng là khái niệm về một tôn giáo, một chân lý, và khái niệm vài tôn giáo và vài chân lý – hai thứ này rõ ràng mâu thuẩn, nhưng cả hai là quan trọng. Bây giờ, vấn đề là chúng ta có thể vượt thắng sự mâu thuẩn này như thế nào? Khái niệm về một tôn giáo, một chân lý, trong mô thức của một cá nhân, là rất quan trọng nhằm để làm mạnh niềm tin của người ấy đối với tôn giáo của người ấy. Nhưng trong quan điểm của một cộng đồng, trong ngôn ngữ của vài người … Thí dụ, ở trong thời khắc này, có những người khác nhau của những tôn giáo khác nhau ở đây. Do vậy, sự thật rằng vài chân lý, vài tôn giáo đã hiện hữu ở đây. Do vậy, trong hình thức cá nhân, có một chân lý và một tôn giáo, trong mô thức của cộng đồng, khái niệm của vài chân lý và vài tôn giáo là thích hợp. Không mâu có gì mâu thuẩn; chúng ta phải phân biệt giữa tín ngưỡng đối với tôn giáo của một người và tôn trọng tất cả các tôn giáo khác. Vì thế, không có mâu thuẩn – sự nhận thức này đang lớn mạnh tuy thế, tôi nghĩ rằng chúng ta cần nổ lực hơn.

Thông thường, tôi có bốn ý kiến rằng tôi đang thực tập và triển khai thực hiện rong hơn năm mươi năm. Trước tiên nhất, tôi gặp gở với những học giả từ các truyền thống khác nhau và những trình độ chuyên môn để thấy những gì tương tự và những gì khác nhau tồn tại. Khi chúng ta thấy những khác biệt, thí dụ, trong triết lý, rồi thì tôi đi đến bước thứ hai – một sự đối thoại giữa những hành giả về các kinh nghiệm thật sự sâu sắc của họ. Như vậy sẽ mang đến một sự thông hiểu sâu hơn về giá trị và năng lực về tôn giáo của người khác, và như vậy thì rất lợi lạc.

Và thứ ba là để nhìn vào khung cảnh lớn, như việc thăm viếng những thánh địa của những truyền thống khác nhau. Có một cảm nhận, tôi ở Lourdes, Pháp quốc; Fatima, Bồ Đào Nha; và rồi dĩ nhiên, ở Roma và Jerusalem. Một lần, sau diễn thuyết về giáo lý Ki tô đến một nhóm Ki tô hữu ở Anh quốc, một số anh chị em Ki tô hữu đã đến Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ. Mỗi buổi sáng nhóm Ki tô hữu đã ngồi thiền im lặng nửa tiếng dưới cây Bồ Đề. Thật là lợi lạc. Chúng ta có thể trải nghiệm những làn sóng nào đó từ những thánh địa. Một lần ở Lourdes, trước bức tượng của chúa Giê-su, tôi đã cảm thấy ngưỡng mộ vô vàn và cảm kích thánh địa này, vốn cung ứng lợi lạc và linh cảm lớn lao cho hàng triệu hàng triệu Ki tô hữu.

Và tại Fatima, một buổi sáng, chúng tôi đã viếng thăm một thánh địa ở đó, nơi có một bức tượng nhỏ của Maria. Chúng tôi dành một lúc ở trước tượng Maria để thiền im lặng. Rồi thì, khi chúng tôi rời khỏi, tôi quay lại nhìn bức tượng nhỏ ấy và tôi thật sự thấy bức tượng ấy mĩm cười. Vậy nên, tôi đã cảm thấy một sự phù hộ từ Maria. Dĩ nhiên, về mặt kỷ năng, tôi không phải là một tín hữu của Maria hay Giê-su, nhưng tôi chân thành tôn kính và ngưỡng mộ truyền thống ấy. Cho nên, tôi nghĩ là tôi đã tiếp nhận một sự phù hộ nào đó.

Và phương pháp thứ tư thì giống như cuộc gặp gở Assisi nơi mà những lãnh đạo của những truyền thống đến với nhau, và nói trong cùng âm thanh của hòa bình và tâm linh. Phương pháp thúc đẩy sự thấu hiểu gần gũi hơn của các truyền thống tôn giáo khác nhau, và quan trọng nhất, sự tiếp xúc một cách rộng rãi là rất cần thiết.

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, December 2, 2017

Trích từ quyển The Big Book of Happiness


Chú thích

[1] Triết học duy vật khoái lạc: Charvaka hay Cārvāka được phân loại như là một hệ thống triết học Ấn Độ giáo (Nāstika) không chính thống. Nó được mô tả như là một tư tưởng mang tính vật chất (duy vật) và vô thần. Trong khi chi nhánh này của triết học Ấn Độ ngày nay không được coi là một phần của sáu trường phái chính thống của triết học Hindu, một số triết gia mô tả nó như một phong trào triết học vô thần hay là duy vật chất trong Ấn Độ giáo.

[2] Kỳ Na giáo, Kì-na giáo (chữ Hán: 耆那教) hay là Jaina giáo (tiếng Anh: Jainism), là một tôn giáo của Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển Veda, mặc dù trong số những vị mở đường ấy có Rsabha, Agitanàtha và Aritanemi; cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong kinh Yagur-Veda.

[3] Sikh giáo ( /ˈsɪkɪzəm/; tiếng Punjab: ਸਿੱਖੀ, Sikkhī) hay Tích-khắc giáo theo phiên âm Hán Việt, cũng gọi là đạo Sikh, do Guru Nanak sáng lập vào thế kỷ 15 tại vùng Punjab, truyền dạy những giáo lý của Guru Nanak [1] (người lập đạo và cũng là guru đầu tiên) và 10 vị guru khác truyền lại (người cuối cùng thành thánh trong Guru Granth Sahib)

[4] Hỏa giáo còn được gọi là Hiên giáo, Hỏa hiên giáo[1], Hỏa yêu giáo[2] hay Bái hỏa giáo là tôn giáo do nhà tiên tri Zoroaster(Zarathushtra)[3] sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 7 TCN tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại. Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại,[4][5] với bộ kinh chính thức là kinh Avesta (Cổ kinh Ba Tư) tôn vinh thần trí tuệ Ahura Mazda là thần thế lực cao nhất.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những Đêm Mưa


Các tông phái đạo Phật


Dưới cội Bồ-đề


Pháp bảo Đàn kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.219.11 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...