Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Học Phật Trong Mùa Đại Dịch - Kỳ 10 »» Học, Hiểu và Hành PHẨM PHỔ MÔN - Phần 4 »»

Học Phật Trong Mùa Đại Dịch - Kỳ 10
»» Học, Hiểu và Hành PHẨM PHỔ MÔN - Phần 4

Donate

(Lượt xem: 4.114)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Học, Hiểu và Hành PHẨM PHỔ MÔN - Phần 4

Font chữ:

Phân Tích Từng Phần Nội Dung tiếp theo:

D. Hai mong cầu có chắc chắn được toại nguyện không?

Trong Kinh dạy hai mong cầu đặc biệt là sinh con trai hoặc sinh con gái. Và Kinh cũng dạy thêm là lễ lạy, cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm thì điều mong cầu sẽ được toại nguyện. Học nơi Kinh Châu Báu chúng ta đã hiểu thế nào là Đảnh Lễ và Cúng Dường. Chính Đức Phật đã dạy nên Đảnh Lễ và Cúng Dường Tam Bảo. Tam Bảo là Châu Báu thù diệu xứng đáng cho Thiên, Nhơn Đảnh Lễ và Cúng Dường. Đảnh Lễ và Cúng Dường được chỉ dạy mỗi khi tới chùa, trước hình tượng Phật, Bồ Tát, Thánh hiền và khi diện kiến chư Tăng, Ni. Đảnh Lễ, dùng chữ thông thường là lạy, lễ lạy, bái lạy qua cử chỉ chắp tay, cúi đầu, hạ thấp người để bày tỏ lòng cung kính, và sâu xa hơn nữa là lòng tri ân và qui ngưỡng Tam Bảo, xin được noi theo tấm gương đạo hạnh, xin được dẩn dắt, chỉ bảo. Cúng Dường là cung cấp, phụng dưỡng vật chất, hành động này là trực tiếp Hộ Trì Tam Bảo, cụ thể là chư Tăng, Ni. Tăng đoàn còn tồn tại thì Phật, Pháp còn tồn tại. Tăng đoàn thực hành Pháp và truyền bá Pháp. Còn Pháp thì cũng còn mãi bóng dáng Phật cho dù Ngài đã không còn với hình hài sắc thân cụ thể như chư Tăng nhưng còn Pháp là còn Phật. Tam Bảo là không hề riêng lẻ, không hề phân chia, phân tán. Ở đâu có Phật là có Pháp, có Tăng đoàn, ở đâu còn Pháp thì ở đó cũng còn Phật và Tăng đoàn và ở đâu còn Tăng đoàn là nhất định có Pháp và Phật.

Chư Tăng, Ni nương vào sự Cúng Dường của Phật tử để bảo đảm sinh tồn qua bốn nhu cầu cần thiết là thức ăn, thuốc thang, y phục và giường chiếu để ngủ nghỉ, tọa cụ để ngồi thiền. Phật tử Cúng Dường là học hạnh Bố Thí, buông bỏ lòng tham lam, tích trử của cải vật chất, chỉ lo thân mình mà không biết đến người khác. Tăng Đoàn bố thí Pháp cho Phật tử, và ngược lại Phật tử Cúng Dường vật chất để tăng Đoàn tồn tại. Cúng Dường, Bố Thí giúp mở lòng từ bi, không còn sống ích kỷ và cũng nói lên lòng tri ân của Phật tử đối với Tăng Đoàn.

Nhưng Phật tử không chỉ Cúng Dường chư Tăng mà Cúng Dường hoa quả, hương đèn nơi thờ tượng Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thánh Tăng, chư Đại Đệ Tử, chư Tổ, cho dù chỉ là hình, là tượng nhưng phật tử muốn tỏ lòng biết ơn và không bao giờ quên công lao của các bậc này nên Đảnh Lễ và Cúng Dường là xem các bậc Đạo Sư, hay tiền bối, các vị như vẫn đang hiển hiện trước mắt mình vậy. Và phật tử Cúng Dường Pháp chính là tự mình phải thực hành Pháp, theo đúng kinh điển, theo đúng lời Phật truyền dạy. Nếu có ai muốn Đảnh Lễ kinh sách để bày tỏ lòng kính ngưỡng và tri ân sâu xa vì Pháp đã được lưu giữ nơi các tạng kinh sách thì vẫn là một cử chỉ đẹp, đáng quí. Nhưng cũng không quên Cúng Dường Pháp đúng nghĩa phải là tự mình thực hành theo Pháp được dạy trong kinh sách.

Đảnh Lễ Tam Bảo trước tiên là tỏ lòng cung kính, tiếp đến là qui ngưỡng, xin quay về nương tựa Tam Bảo để được khai mở trí tuệ, được dẫn dắt đi vào con đường giải thoát qua sự thực hành Pháp. Với cung cách Đảnh Lễ Ngũ Thể Đầu Địa nói lên được sự buông bỏ Ngã chấp, Ngã mạn.

Song song với sự Đảnh Lễ, thực hành Cúng Dường là học hạnh Bố Thí, xả bỏ lòng tham và phát khởi tâm Từ Bi. Thực hành các điều này cũng chính là thực hành Pháp.

Khi chúng ta Đảnh Lễ và Cúng Dường Bồ Tát Quán Thế Âm, là chúng ta cũng đang Đảnh Lễ và Cúng Dường Tam Bảo, chúng ta đang quay về nương tựa Tam Bảo, chúng ta đang thực hành Pháp, Pháp không còn là những cuốn kinh vô tri vô giác nằm trong kệ tủ, Pháp được hiển bày khi ta tu tập buông bỏ cái Ngã và lòng Tham lam ích kỷ. Hai chướng ngại hàng đầu trên con đường giải thoát. Ý nghĩa của sự Đảnh Lễ và Cúng Dường cần được ghi nhớ mỗi lần thực hành, nếu không thì chỉ là những cử chỉ do thói quen, làm cho nhanh, cho xong, cho có, vì được biểu làm như thế, vì thấy ai cũng làm và như vậy sẽ không có lợi ích gì mà đôi lúc còn bị chê cười. Đã có những câu nói như : « Ồ ông kia, bà nọ chỉ biết hối lộ Phật, Bồ Tát, chỉ đem có nải chuối mà cầu xin đủ thứ ! Đến chùa chỉ biết có lạy lục, van vái ! » Thật là đáng buồn ! Vậy phật tử chúng ta cần cố gắng học, hiểu và hành Pháp cho đúng đắn.

Lúc chúng ta Đảnh Lễ hay Cúng Dường, chúng ta đều phải có Chánh Niệm trong mỗi cử chỉ, hành động, chúng ta đang quán niệm, tưởng niệm ân đức cao trọng, những lời chỉ giáo của Tam Bảo, nhắc nhở chúng ta luôn làm chủ Thân Khẩu Ý, đình chỉ việc tạo nghiệp xấu ác, phát khởi tâm Từ Bi thương xót mọi loài cũng trầm luân như chúng ta không khác, ghi nhớ những lời Pháp quí giá dẫn dắt chúng ta ra khỏi biển khổ luân hồi sinh tử. Khi có được dòng Chánh Niệm trong cử chỉ, hành động cũng là lúc chúng ta đang tạo công đức, công đức giúp thêm điều kiện thuận lợi có thể chuyển hóa nghiệp chướng cũng như làm toại nguyện các mong cầu của chúng ta.

Bồ Tát giúp chúng ta toại nguyện những mong cầu nhưng không phải vì vậy mà chỉ ỷ y vào Bồ Tát, chúng ta phải biết tạo những điều kiện thuận lợi để có thêm phước báo như thực hành thiện nghiệp, gieo duyên lành. Bồ Tát có Tuệ Nhãn xem thấu suốt cả ba đời quá khứ, hiện tại và cả vị lai của chúng sinh, nếu chúng ta sụp lạy và cúng dường với lòng tham lam ích kỷ, không hiểu rõ nghĩa lý cao đẹp, thâm sâu của sự Đảnh Lễ và Cúng Dường, không có chút tinh tấn, không chuyển tâm mình, không sám hối lỗi xưa, tiếp tục phạm lỗi mới và không chuyên chú thực hành thiện nghiệp, không mong cầu Pháp, không thực hành Pháp thì làm sao những điều chúng ta mong cầu có thể toại nguyện được ?

Bồ Tát quán sát lời cầu xin của chúng sinh nhưng cũng không phải quán xét một cách mê mờ, thiếu hiểu biết. Không phải như một người mẹ thiếu sáng suốt, muốn chìu theo ý con, cái gì cũng cho, Bồ Tát quán sát với Trí Tuệ, thấu triệt tâm tư, hành vi, ý nghĩ cũng như phước báo xuyên qua ba đời quá khứ, hiện tại và cả vị lai của người cầu xin. Người cầu xin có lẽ cũng nên tự hỏi mình có xứng đáng để cầu gì được nấy không ?

Một số gia đình, người cha, người mẹ ở trong một hoàn cảnh nào đó mà phải tha thiết mong cho có con trai nối dõi tông đường, hoặc con gái để phụng dưỡng mẹ cha, hay vì nhiều lý do khác nữa, mong ước này không dễ dàng thành hiện thực khi tìm hiểu sâu xa hơn về thuyết Nhân quả, Nghiệp báo, nếu người cha người mẹ đó không hề kết Duyên với một ai từ nhiều đời nhiều kiếp trước để có thể tái sinh làm con mình, cũng như chẳng có phước báo gì liên quan đến việc sinh con đẻ cái, thí dụ đời trước đã tự mình ngăn chận, hoặc ngăn chận người khác thụ thai hoặc đã từng phá thai, khuyên người khác phá thai. Thử hỏi như thế mà cầu mong có con thì có dễ dàng không ?

Bồ Tát có năng lực không thể nghĩ bàn như giải cứu hoạn nạn, làm toại nguyện những mong cầu, nhưng phàm phu chúng ta không thể hiểu tới rốt ráo, chúng ta chỉ có thể tạm suy luận theo trí óc cạn cợt của mình, Ngài có thể giúp được như trong kinh dạy, tuy nhiên tự nơi người cầu xin cũng phải tạo điều kiện thuận lợi như đã nói ở trên, nơi lời cầu xin phải thực sự thành tâm và có thực hành Giáo Pháp, cho dù chỉ qua những cử chỉ đã trở thành thói quen như Đảnh Lễ và Cúng Dường. Nhưng Đảnh Lễ và Cúng Dường đúng Pháp, đúng nghĩa thì công đức không thể nghĩ bàn, sở cầu sẽ được toại nguyện. Vì Đảnh Lễ và Cúng Dường đúng Pháp không phải chỉ là bên ngoài, thân thì sụp lạy, tay dâng cúng mà chính là bên trong, có sự thành khẩn tha thiết cầu Pháp và quyết chí thực hành Pháp. Vậy khi chúng ta mong cầu điều gì thì nên tự hỏi mình có thực hành đúng như lời dạy không, hơn là trách móc Bồ Tát không giúp mình, Ngài không linh, Ngài không hiện hữu, kinh điển nói điều không thực có !

Bàn thêm về chuyện cầu xin con trai con gái, chúng ta biết thời xa xưa, thời phong kiến có quan niệm trọng nam khinh nữ nên chuyện sinh con trai là một mối lo âu cho các bà mẹ, các Hoàng Hậu mà không sinh được con trai cho vua là không được xem trọng nữa, được thay thế ngay, bị bỏ rơi và chìm trong quên lãng. Nhưng nơi đời thường, sinh con trai rồi, người cha người mẹ lại cầu con gái để hi vọng có người kề cạnh phụng dưỡng lúc già yếu. Theo luật vô thường, với thời gian, xã hội thay đổi về mọi mặt, sinh con trai vào thời chinh chiến thì nắm chắc cuộc đời con mình là nơi trận địa, sống chết không biết lúc nào, như vậy là cầu sinh con gái ! Và cũng theo quan niệm xưa, có con là có phúc nên nhà nhà đều muốn con cháu phải đầy đàn, nhưng rồi ai cũng nhận ra con cái không phải đứa nào cũng tốt, cũng hiếu thảo, cũng lo học hành làm ăn, nên người tử tế và rồi con cái trở thành một cái nợ mang vào mình ! Và như thế, quan niệm, truyền thống cho có con là có phúc cũng mất dần, các gia đình đông con từ từ hiếm đi. Với đà phát triển vật chất, văn minh, ai cũng muốn thụ hưởng cho mình trước, lại thêm lý do để không còn muốn đông con cái nữa. Với quan niệm nam nữ bình quyền, người phụ nữ không muốn chỉ lo một việc là sinh con, nuôi con. Người phụ nữ hướng mình ra xã hội nhưng việc nhà cũng thể bỏ, nếu cưu mang thêm con cái, đời sống sẽ nhiều vất vả dù cho cả hai vợ chồng đồng gánh vác. Chuyện bỏ con nhà trẻ để đi làm hay kiếm người giúp việc không phải dễ dàng, sinh con đẻ cái đầy đàn trở thành thiếu thực tế, phải áp dụng biện pháp hạn chế ngay khi thành hôn.

Các nước càng văn minh tân tiến thì dân số lại càng thấp vì quan niệm về hôn nhân, về gia đình, con cái đã thay đổi. Dân số thấp thì phải áp dụng chế độ nhập cư, nhưng dân chúng nhập cư lại gây hỗn loạn trong nước. Thêm một vấn nạn cho xã hội ! Một số nước quá đông dân cư thì phải áp dụng phương pháp ngừa thai, hạn chế số con được sinh ra, hoặc giết em bé ngay trong bào thai, nếu không tuân theo luật là bị trừng phạt. Ở đây con người lại phạm vào tội sát sanh !

Quan niệm trọng nam khinh nữ đã mất dần theo đà tiến triển của xã hội. Người nữ đã tỏ tài năng, trí thông minh của mình không thua một nam nhi, đã làm được những công việc mà từ trước chỉ dành cho nam nhi, đóng góp rất nhiều cho xã hội, giữ những chức vụ quan trọng, thậm chí là nguyên thủ một quốc gia. Do đó, bình thường thì không có chuyện mong cầu sinh cho được con trai hay con gái, nếu có thì chỉ là những ý thích riêng tư mà thôi.

Lại có những trường hợp mà người nam lại muốn biến thành người nữ, hay ngược lại, và Khoa Học cũng đã tiến bộ đến mức có thể thực hiện điều này, thay đổi giới tính theo ý muốn và cũng có thể chọn giới tính cho thai nhi trước khi thụ thai, việc này có nhiều phương pháp được áp dụng song cũng vẫn là việc làm nhiêu khê, cần sự theo dõi rất kỹ lưỡng của các nhà chuyên môn, và vẫn chưa thành công một cách chắc chắn, hoàn toàn như ý muốn, có khi phải chấp nhận hậu quả thụ đa thai, và gây tốn kém tài chính không ít. Nên việc này cũng giới hạn cho những kẻ có khả năng tài chính mới áp dụng được, còn lại những phương pháp tự nhiên hơn thì cũng không gì chắc chắn.

Rốt cuộc, nếu là phật tử, có duyên đọc phẩm Phổ Môn, thì cầu xin Bồ Tát Quán Thế Âm, không nhiêu khê, không tốn kém ! Tuy vậy không phải ai cầu cũng toại nguyện và như chúng ta đã cố gắng tìm hiểu, suy luận theo trí óc của phàm phu chúng ta ở phần trên, thì sự mong cầu có toại nguyện hay không cũng lệ thuộc vào nhiều điều kiện, do tâm thành của chúng ta, do những mối Duyên, ân, oán đã kết, Duyên Nghiệp quá khứ đã tạo và trong cuộc sống hiện tại thì cần có sự tu tập, tích lũy phước đức và công đức, thực hành Đảnh Lễ, Cúng Dường đúng nghĩa, đúng Pháp.

Kinh dạy « Nếu có người phụ nữ lễ lạy cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, giả sử muốn cầu sinh con trai thì sẽ sinh con trai phước đức trí huệ, giả sử muốn cầu sinh con gái thì sanh được con gái tướng mạo xinh đẹp, đời trước có trồng cội phúc, đời nay mọi người đều kính mến. »

Không phải Bồ Tát cần hương hoa quả phẩm cũng như muốn được tôn thờ mà dạy người phụ nữ lễ lạy và cúng dường. Hiểu ý nghĩa của lễ lạy và cúng dường đúng như Đảnh Lễ và Cúng Dường mà chúng ta đã học qua phần trên, chính là Bồ Tát đang giúp cho chúng ta thực hành Pháp và tạo công đức đó thôi. Rõ ràng nương tựa Bồ Tát hay Tha Lực là bước đầu phải có, tiếp đến là huy động Tự Lực ra công sức thì mới dễ dàng toại nguyện điều mong cầu.

Lại nữa, nếu Bồ Tát làm hết mọi chuyện cho chúng ta thỏa mãn những mong cầu thì chúng ta cũng như người đang đói khát được cho ăn no nhưng rồi vẫn tiếp tục đói khát, vì không tự mình có thể nuôi thân mình. Bồ Tát nhìn xa thấy rộng, cứu giúp và đồng thời chỉ dạy chúng ta tạo Công Đức để tiếp tục tự nuôi thân mình được, không còn phải nhờ cậy ai khác.

Khoa Học có thể giúp chúng ta toại nguyện nhiều điều, ngoài việc thụ thai nhân tạo còn tạo ra các bản sao ( clone ) từ các tế bào của chính con người chúng ta. Khoa Học có thể dựa trên các dữ liệu, dữ kiện hữu hình, cụ thể, có tính vật chất, các hiện tượng có thể nghe, thấy, nắm bắt qua nhiều phương tiện, thô tế cũng như thiện xảo để từ đó phát minh, sáng chế, chuyển đổi, loại trừ hay lưu trữ…nhưng Khoa Học không thể dễ dàng lấn át từ hiện tượng vật lý sang lảnh vực tâm linh, hay lảnh vực vô hình. Khoa Học có thể đo lường những luồng điện, tầng số năng lượng làm chấn động các tế bào nơi thân, não bộ, tim mạch, hơi thở…tùy theo tâm trạng vui, buồn, lo lâu, sợ hãi, thư giản hay rối loạn, dao động hay định tĩnh của Tâm mà phần vật lý chịu ảnh hưởng nhưng Khoa Học không thể nắm bắt sự chủ động từ nơi Tâm, nguồn gốc của Tâm thuộc phần vô hình hay siêu hình.

Khoa Học vẫn có giới hạn của nó vì dựa trên hiện tượng vật lý, nơi vật chất, hữu hình mà vật chất, hữu hình này thì lệ thuộc vào nhiều điện kiện, bị chi phối bởi vô thường, biến đổi, sanh diệt nên kết quả vẫn giới hạn. Khoa Học có thể chữa trị bệnh tật, nhưng vẫn chưa đạt đến mức toàn hảo, một vị thuốc có thể chửa trị bịnh này thì lại gây tổn hại cho các bộ phận khác trong cơ thể hoặc gây ra các biến chứng, các bệnh khác. Khoa Học vẫn chưa làm chủ được sinh lão bệnh tử, vẫn chưa hiểu gì sau cái chết. Khoa Học vẫn chưa chửa lành được những căn bệnh tâm thần.

Khoa học có thể tạo ra những bản sao của mỗi con người nhưng cái phần bên trong, tánh tình, tình cảm, khả năng suy tư, phần tinh thần, tâm linh của con người thì Khoa Học vẫn còn trong giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu...

Nếu chúng ta thử hỏi những ai có con nhờ cầu tự thì sẽ thấy những người này chưa hề than phiền về đứa con được cầu tự mà hư hỏng, chẳng nên người tử tế. Hầu như ai cũng hãnh diện có đứa con do cầu tự. Tuy rằng những ý tưởng này đều có tính cách chủ quan và không dựa vào một tài liệu nghiên cứu chính xác nào, chỉ là chuyện được truyền miệng, được tai thấy mắt nghe mà thôi nhưng cũng nói lên được rằng chưa có ai thất vọng khi cầu con với Bồ Tát.

Theo kinh thì Bồ Tát chỉ giúp cho có con trai phước đức, trí tuệ, con gái thì đoan trang, nết na xinh đẹp và cũng đã từng tạo phúc lành đời trước. Như vậy, cầu Bồ Tát thì chúng ta nắm chắc phần bên trong tốt đẹp này, nếu được toại nguyện, còn giao phó cho Khoa Học những đứa con không biết từ đâu tới, không chắc gì có trí tuệ, có trồng cội phước cho dù Khoa Học có thể đã lựa chọn các hạt giống di truyền tốt nhất !

Dầu cho có toại nguyện hay không, trải qua bao thế kỷ, đến thời điểm hiện tại chúng ta thấy chuyện cầu tự để sinh con vẫn không hề giảm sút.

Nhưng nếu có người vừa cầu Bồ tát, vừa áp dụng các phương pháp Khoa Học thì sao ? Theo suy luận thường tình của chúng ta thì khả năng toại nguyện của người này sẽ cao hơn người không áp dụng phương pháp Khoa Học nhưng Tín Tâm nơi Bồ Tát của người này lại sẽ không mạnh bằng người chỉ cầu Bồ Tát và lần hồi có thể mất đi vì lòng tin tưởng nơi Khoa Học, dựa vào những yếu tố cụ thể, có kiểm chứng, có bằng cớ nên dễ dàng thu phục nhân tâm, trong khi cầu Bồ Tát thì quá trừu tượng, thuộc phạm vi siêu hình, nếu như không được báo mộng, không được thấy hiện hình, không được nghe tiếng nói thì cũng rất dễ dàng đánh mất Tín Tâm.

Chúng ta sẽ đứng trước hai sự lựa chọn, Khoa Học hay Bồ Tát ? Vật Chất hay Tinh Thần ? Lý Trí hay Tín Tâm ?

Câu trả lời chắc chắn là nếu chọn Khoa Học tức là chọn Vật Chất và Lý Trí. Chọn Bồ Tát tức là chọn phần Tinh thần nhưng bao gồm cả Lý Trí và Tín Tâm.

Lòng tin nơi Khoa Học, dựa vào vật chất, cụ thể, không thể so sánh với Tín Tâm, trừu tượng thuộc về tinh thần, tâm linh, siêu hình, khó cắt nghĩa, khó diển tả, và phải chấp nhận có những điều bất khả tư nghì đối với trí óc phàm phu chúng ta, nếu không chấp nhận được thì cũng khó mà duy trì Tín Tâm.

Đến đây, chúng ta đang bước vào lảnh vực Tôn Giáo mà chắc chắn Khoa Học không thể lấn át. Ai cũng chấp nhận nơi con người có cái phần vật chất, cái thân tứ đại này mà người theo chủ nghĩa Duy Vật thì chỉ thấy cái phần này và gạt bỏ cái phần tâm linh, không thể chứng minh, không thể khẳng định sự tồn tại của một linh hồn hay thần thức sau cái chết. Đến đây là câu trả lời của Tôn Giáo. Phật Giáo không Duy Vật mà cũng không hẳn là Duy Tâm vì Phật Giáo nhận nơi con người có cả hai phần, cái Thân Ngũ Uẩn được cấu tạo bởi phần Sắc, từ Tứ Đại cộng thêm cái phần Danh là Thọ Tưởng Hành Thức. Cái này nương vào cái kia mà thành. Nếu chỉ có Sắc thì không thành con người, phải có phần Danh hay Tâm, Tâm Thức mới thành con người. Ngược lại chỉ có phần Danh thôi thì cũng chẳng có con người nào hiện hữu.

Nhưng Tôn Giáo không thể có những bằng chứng cụ thể như Khoa Học, do đó Tôn Giáo không được tất cả mọi người tin theo và cho dù đã có lòng tin nhưng cũng không chỉ một lòng tin đồng nhất. Điều này chỉ gây thêm khó khăn cho Tôn Giáo.

Bước qua lảnh vực Tôn Giáo thì chúng ta cũng không thể bác bỏ khía cạnh Tín Ngưỡng. Cho dù Phật Giáo đã được so sánh với Khoa Học vì những lý luận rất thiết thực và chính xác, không mơ hồ, viễn vông như gieo nhân thì phải lảnh quả, con người là chủ nhân ông của đời mình, tự mình làm mình chịu trách nhiệm, nghiệp đã tạo thì không dễ dàng trốn tránh, không thể đổ thừa, không than không trách ai, ai tu nấy chứng…

Đức Phật chỉ là bậc Đạo Sư dẫn đường, phần còn lại là con người phải lo thực hành, như vị lương y cho thuốc, con bệnh phải tự mình uống. Phật Giáo thực ra đơn giản, chỉ cần áp dụng đúng, không khác gì Khoa Học, biết rõ bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh, phương pháp hay thuốc trị bệnh và có áp dụng phương pháp trị bệnh thì thực chứng được trạng thái khoẻ mạnh khi hết bịnh. Đức Phật cũng thế, rõ ràng, thiết thực với Bốn Sự Thật : Đây là Sự Thật về Khổ. Sự Thật về Nguyên Nhân của Khổ. Sự Thật về Sự Diệt Khổ và Sự Thật về Con Đường đưa đến Sự Diệt Khổ. Ai thực hành đúng Con Đường thì chứng được trạng thái an lạc hạnh phúc của Niết Bàn tịch diệt.

Tùy cách nhìn và hướng tiếp cận của mỗi người mà Phật Giáo là một đạo lý, một triết lý sống, nhân bản và đạo đức hay là một Tôn Giáo với Tín Ngưỡng sùng bái, thờ phụng vì Tôn Giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng đều có một bậc Đạo Sư vượt trội hơn con người về cả hai mặt trí tuệ và đạo đức, để chỉ dạy, khai thị Chân Lý, xứng đáng được tôn vinh, thờ phụng. Nếu hiểu theo Tín Ngưỡng dân gian, thông thường đó là sự thờ cúng Thần linh vì lòng sợ hãi và tự ti, Thần linh là bậc có uy quyền, uy lực hơn người, có thể hại người mà cũng có thể giúp người. Khi con người nhận thấy mình bất lực, không đủ khả năng để khống chế tai ương, bịnh tật, thiên tai, muôn vàn khó khăn, trở ngại trong cuộc sống thì chỉ còn trông cậy vào Thần linh tuy không ai thực sự thấy Thần linh bằng xương bằng thịt hiện ra trước mắt. Chuyện lễ bái, cúng dường, thờ phụng đã là một tập tục, thói quen từ đời lâu xa, trước khi Đức Phật xuất hiện. Nhưng Đức Phật đã không cực đoan bác bỏ các tục lệ này, chỉ khuyên bảo cho những ai đã quen làm theo thì không nên thái quá, tốn kém quá, phải sát sanh trong việc cúng tế, làm tổn thương, tổn hại đến người, vật. Chúng ta đã có dịp tìm hiểu vấn đề này qua bài kinh Châu Báu :

https://thuvienhoasen.org/p26a38428/bai-2

Những ai theo bậc Đạo Sư, tu hành một cách chân chính, trở thành các bậc Thánh cũng được kính trọng, tôn thờ không khác. Kinh điển Phật Giáo nhắc đến cuộc đời cao đẹp, cao thượng cùng với các hạnh nguyện chất chứa lòng từ bi của các bậc A La Hán, Thánh Tăng và Bồ Tát, những đệ tử tu hành theo Giáo Pháp của Bậc Đạo Sư và cũng được tín đồ, phật tử chiêm ngưỡng, sùng bái, thờ phụng. Như vậy việc sùng bái, thờ phụng cho dù mang tính cách Tín Ngưỡng vẫn không phải là một điều gì thấp kém, xấu xa, sai trái cần loại trừ một cách cực đoan.

Hãy cùng đọc một đoạn trích dẫn trong Đức Phật và Phật Pháp của tiền bối Narada Thera : « Nên hiểu rằng người Phật Tử không sùng bái pho tượng vì chính cái pho tượng bằng đồng hay bằng gỗ ấy, người Phật Tử bày tỏ lòng kỉnh mộ tinh thần cao cả mà pho tượng tượng trưng, và suy niệm về phẩm hạnh, và ân đức của đức Từ Tôn. Càng suy tưởng đến Đức Phật, càng kỉnh mộ Ngài. Đó là lý do tại sao mà Phật Giáo không khi nào phủ nhận các hình thức ngưỡng mộ bề ngoài (amisa puja) mặc dầu pháp hành (patipatti puja) đáng được khuyến khích hơn và chắc chắn là bổ ích hơn. Vả lại, để đi đến thành quả thỏa đáng, đôi khi trí thức khô khan cũng cần được hưởng chút ít hương vị của Bhakti (đức tin). Nhưng Bhakti, đức tin, quá đáng thì cũng phải nhờ trí tuệ kềm hãm để khỏi phải sa vào cuồng tín. »

Theo ý tưởng này mà chúng ta đã nói nếu chọn Tôn Giáo là chọn Tín Tâm và cả Lý Trí. Không chỉ đơn thuần Tín Tâm mù quáng.

Qua phẩm Phổ Môn chúng ta được dạy Đảnh Lễ, Cúng Dường và Trì Niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, hình thức này phù hợp với những ai có căn cơ nghiêng về đức tin, lòng thành, sùng bái, nương tựa vào Tha Lực nhưng lòng tin có Trí Tuệ, có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Niệm, cùng với Chánh Định, vì không chỉ cầu xin, van vái suông với lòng tham lam ích kỷ mà có Tự Lực ra sức công phu tu tập, thực hành Pháp. Như thế, mong cầu sẽ có khả năng cao để được toại nguyện, như ý.

E. Làm sao mà công đức Trì Niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm và chỉ có một thời lễ lạy, cúng dường lại được so sánh bằng với công đức thọ trì danh hiệu và trọn đời cúng dường 62 ức hằng ha sa số Bồ Tát ?

Theo như lời dạy trong kinh thì chỉ thọ trì một danh hiệu là Quán Thế Âm Bồ Tát và cho dù chỉ có một thời lễ lạy, cúng dường vị Bồ Tát này mà công đức lại ngang hàng với sự thọ trì danh hiệu của 62 ức hàng hà sa Bồ Tát cùng trọn cả đời Tứ Sự cúng dường các Bồ Tát này. Quả thật là lớn lao biết bao nhiêu công đức chuyên trì danh hiệu, lễ lạy và cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm. Khó lòng cho chúng ta hiểu thấu đáo sự việc này vì chúng ta không biết hết tất cả hạnh nguyện của 62 hằng hà sa số các Bồ Tát ấy để so sánh. Chúng ta chỉ biết được qua kinh điển, một số Bồ Tát với hạnh nguyện của các Ngài như Đại Thế Chí Bồ Tát tiếp dẫn vãng sanh những ai thọ trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà, Địa Tạng Bồ Tát xuống tận địa ngục cứu vớt chúng sinh, Phổ Hiền Bồ Tát phát nguyện giữ gìn kinh Pháp Hoa và che chở cho những ai thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa, cùng với Mười Nguyện Phổ Hiền mà phật tử nào cũng đọc tụng, noi theo : Lễ kỉnh chư Phật, Xưng tán Như Lai, Quảng tu cúng dường, Sám hối tội nghiệp, Tùy hỷ công đức, Thỉnh Phật trụ thế, Thỉnh Phật chuyển Pháp Luân, Thường tùy Phật học, Hằng thuận chúng sinh và Phổ giai hồi hướng. Dược Vương Bồ Tát mà tiền thân là Bồ Tát Nhứt Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến đã xem thường cái thân tứ đại, tự đốt thân để cúng dường Phật. Phật Giáo Việt Nam ta hãnh diện có Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân. Chúng ta chỉ có thể liệt kê những hạnh nguyện của một số ít Bồ Tát, nói chi đến cái số lượng lớn lao là 62 ức hàng hà sa.

Vậy thì chúng ta chỉ có thể nêu ra những lợi ích cao quí, công đức mà Bồ Tát Quán Thế Âm đem lại cho chúng ta mỗi khi chúng ta thực hành phương pháp Trì Niệm danh hiệu Bồ Tát cũng như Đảnh Lễ và Cúng Dường Ngài, từ đó chúng ta hình dung được công đức của các vị Bồ Tát khác.

Nhưng trước tiên chúng ta cần hiểu Công Đức là gì ? Là Công Đức hay Phước Đức ?

Trong kinh dạy là Công Đức nhưng chúng ta cũng nên hiểu rõ nghĩa của cả hai vì Công Đức và Phước Đức thường được song hành, nói đến Phước Đức thì cũng phải nhắc đến Công Đức kèm theo đó. Vì sao ? vì Phước Đức là những thiện nghiệp được thực hành một cách thiết thực, cụ thể như bố thí, cung cấp đồ ăn, vật dụng, tiền bạc, chỗ ở cho người đang cần, đang thiếu thốn, săn sóc người già, người bệnh, nuôi nấng trẻ nít bơ vơ, khuyết tật, che chở người cô quạnh, dạy học, truyền nghề cho người khác có cơ hội tiến thân như mình…v.v…thật không thiếu những thiện nghiệp có thể làm trên đời, từ nhỏ đến lớn, chỉ lượm một vỏ chuối vứt ngoài đường để tránh cho người khác trượt té, chỉ một lời nói an ủi kẻ đang khổ đau tuyệt vọng, cũng là một thiện nghiệp, không chờ phải làm một việc gì thật to tát, về Đạo Nghiệp thì có thể góp công, góp của xây chùa, tự viện, cúng dường Tăng Đoàn, in ấn kinh sách…Thực hành những thiện nghiệp như vậy thì hưởng được cái Quả tốt lành trong đời này và cả đời sau, gọi là Phước Đức hay Phúc Đức. Nhưng khi thực hành những thiện nghiệp với trí tuệ hiểu biết để hướng tâm đến việc tu tập, cải thiện tự thân, thanh tịnh tâm ý, chuyển hóa tâm tham lam, ích kỷ, sân hận, ngu si, buông bỏ cái Ngã, không phân biệt Nhân, Ngã, người cho người nhận, không vì tự kiêu cho mình hơn người, giàu có, sang trọng, kẻ kia nghèo khó, thấp hèn, thua kém, không mong cầu được hưởng cái quả sung sướng trong hiện tại và tương lai, biết rõ chừng nào còn trong sinh tử luân hồi là còn đau khổ, hạnh phúc thì bấp bênh, vô thường, cầu Phước chỉ là Phước Hữu Lậu nên một lòng cầu Đạo Giải Thoát cho chính mình và Hồi Hướng cho chung quanh để cùng giải thoát. Phước Đức trở thành Công Đức ở đây. Tóm lại khi thực hành Phước Đức mà cầu giải thoát, cầu Niết Bàn hay thành Phật cùng mở lòng Từ Bi với chung quanh thì chính là đang tạo Công Đức. Tạo thiện nghiệp là chúng ta đang tu Phước và ý thức việc cầu Đạo Giải Thoát, chuyển Tâm để nghĩ suy, hành động theo hướng Vô Vi, Vô Lậu chính là chúng ta đang tu Huệ. Phước Huệ vẫn thường được nhắc nhở song tu.

Vậy khi chúng ta thực hành những gì kinh Phổ Môn dạy, có nghĩa là chuyên tâm Trì Niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm mỗi khi gặp khổ nạn, mỗi khi muốn chuyển hóa Tam Độc, mỗi khi muốn cầu sinh con trai, con gái kèm theo sự thực hành lễ lạy và cúng dường là lúc chúng ta đang tạo Công Đức. Công Đức này không thể nghĩ bàn vì không phải là Phước Đức của ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới, hưởng phước mà vẫn tiếp tục trầm luân, nhưng chính là cái Phước Đức đã chuyển thành Công Đức do công phu tu Huệ, hành trì Chánh Pháp đem lại, làm cho vượt ra khỏi sự trói buộc của ba cõi này.

Thêm nữa, do có sự Trì Niệm danh hiệu, Đảnh Lễ, Cúng Dường mà Bồ Tát mới tiếp tay, ứng hiện các thứ thân hình để Thuyết Pháp độ cho giải thoát rốt ráo. Nếu chỉ tạo Phước Đức mà không có Công Đức thì Bồ Tát chẳng hiện ra để Thuyết Pháp. Chỉ muốn hưởng Phước mà không mong cầu Pháp thì chẳng nhận được Pháp. Chính nhờ vào sự mong cầu Pháp và được Thuyết Pháp để theo đó công phu tu tập mới tạo được Công Đức, Công Đức lớn lao nên được so sánh ngang hàng với Công Đức trì niệm danh hiệu, lễ bái, cúng dường 62 hằng hà sa số Bồ Tát.

Xin cắt nghĩa rõ hơn nữa vì vẫn có Phật tử thắc mắc, chúng sanh với cái tâm ô nhiễm tham sân si, đầy sợ hãi, đến với Bồ Tát chỉ là van vái cầu xin thì làm sao mà có Công Đức ? Đúng vậy, vì sợ hãi, vì mong cầu đủ điều, lớn, nhỏ đều có, nên mới tìm đến Bồ Tát nhưng Bồ Tát không khinh khi hất hủi, Bồ Tát lấy đó làm cái Duyên để tiếp độ chúng sinh. Trước tiên Bồ Tát với cái Tâm Đại Bi, thấy cái khổ cái nạn thực có trước mắt, nạn lửa, nạn nước, nạn gió, nạn quỷ, nạn giặc cướp, nạn tù tội…thì phải cứu vớt liền, như gặp người đói thì cho ăn, khát thì cho uống, bịnh thì chửa cho lành, không thể làm gì khác, gặp người hừng hực lửa dâm dục, tham sân si thiêu đốt, sợ hãi bất an thì giúp chuyển hóa tâm ô nhiễm, làm cho thanh tịnh, làm cho sợ hãi tiêu tan bằng cách chỉ bày niệm danh hiệu Bồ Tát, nhờ vậy mà tâm an ổn, không dao động, không vọng niệm, có Chánh Niệm, được Chánh Định, được an ổn rồi mới dẫn dắt đưa tới con đường giải thoát, ứng hiện đủ thứ thân hình để thuyết pháp, làm cho có Chánh Kiến, có Trí Tuệ, dạy dỗ cho thực hành pháp đúng đắn, Đảnh Lễ, Cúng Dường với đầy đủ ý nghĩa cao đẹp nhờ đó mà có Công Đức không thể nghĩ bàn vì Công Đức này sẽ lớn mãi, lớn dần cho đến khi thành đạt Đạo Quả.

Đến đây thì chúng ta đã hiểu rõ vì sao mà Công Đức chỉ Trì Niệm danh hiệu, chỉ Đảnh Lễ Cúng Dường một Bồ Tát Quán Thế Âm lại được so sánh ngang bằng với 62 ức hằng hà sa Bồ Tát, là vì chúng ta đang thực hành trọn vẹn Giới Định Tuệ, con đường giải thoát căn bản và chắc chắn nhất cho tất cả mọi hành giả, bất kể Tông phái nào, không một ai phủ nhận. Qua bài Pháp đầu tiên sau khi giác ngộ, đức Phật đã nói bài kinh Chuyển Pháp Luân và chỉ rõ con đường Giới Định Tuệ này. Cũng qua bài Kinh Châu Báu mà chúng ta đã học, Đức Phật dạy Pháp là Châu Báu thù diệu, xứng đáng được Đảnh Lễ và Cúng Dường.

Chúng ta lại thấy rõ hơn Công Đức lớn lao của Đảnh Lễ, được nhắc nhở thêm là không quên Trì niệm danh hiệu Bồ Tát qua lời Phật dạy nơi Phẩm Phổ Môn : « Nếu có chúng sinh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát phước kia không luống mất. Cho nên chúng sinh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát. »

Cũng vì Công Đức lớn lao như vậy mà ở cuối bài kinh, Bồ Tát Trì Địa mới thốt lên lời tán thán : « Thế Tôn ! Nếu có chúng sinh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát đạo nghiệp tự tại, Phổ Môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công đức người đó chẳng ít. » Chỉ cần lắng nghe Phẩm Phổ Môn này thôi chúng ta cũng đã có công đức rồi.

F. Các thứ thân hình được hiện là những thân hình nào?

Y theo bản kinh mà chúng ta đọc thì có 33 thứ thân hình được hiện ra từ phàm đến Thánh. Có bản kinh khác chỉ ghi con số 32. Các bậc kể từ Thánh trở lên thì có Thanh Văn, Duyên Giác và Phật. Chúng ta không thấy nêu tên Bồ Tát, nhưng chắc chắn là phải có Bồ Tát vì Bồ Tát Quán Thế Âm đang là vị được nhắc đến. Nếu tìm nơi bản kinh được dịch từ tiếng Sanskrit của tác giả Phước Nguyên thì chúng ta lại thấy có ghi rõ hiện hình Bồ Tát để thuyết pháp nhưng lại không có đủ số 32, hoặc 33 như đã nêu trên :

https://thuvienhoasen.org/a30576/pham-pho-mon-phan-ban-tan-dich-ban-viet-dich-dau-tien-tu-sanskrit-

Về cõi phàm thì có các vị ở cõi Thiên như Phạm Vương, Đế Thích, Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại Thiên, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn. Cõi Dục thì có vị Tiểu Vương, vua các nước nhỏ; Tể Quan, các vị tướng, quan lớn, chức trọng trong triều đình; Trưởng Giả, người giàu có, biết sống đạo đức, cúng dường, bố thí; Cư Sĩ, người tu tại gia, cũng có thể là Bồ Tát tại gia; Bà La Môn, người có dòng họ Bà La Môn hay tu hành theo đạo Bà La Môn, lấy kinh Vệ Đà làm tiêu chuẩn; Tỷ Khiêu, vị xuất gia phái nam, Tỷ Khiêu Ni vị xuất gia phái nữ, Ưu Bà tắc, cư sĩ nam và Ưu Bà Di, cư sĩ nữ; người nữ hay con gái thuộc các thành phần Cư Sĩ, Trưởng Giả, Tể Quan, Bà La Môn; thân bé trai, bé gái chưa phải là người lớn, thành niên; các thân Rồng; các thân trong Bát Bộ Chúng như thân Dạ Xoa, một loại quỉ dữ, thân Càn Thát Bà, hạng thần lo về Âm Nhạc trên cõi Trời, thân A Tu La, các vị Thần có phước đức, nhưng tướng mạo không đẹp bằng chư Thiên vì tánh khí hay nóng giận, thân Ca Lâu La hay Kim Sí Điểu, loài thần điểu có cánh vàng, khi Phật thuyết pháp thường đến nghe, thân Khẩn Na La, hạng chúng sanh nửa giống người, nửa giống Thần, có tài tấu nhạc, những bài nhạc Pháp, về đạo lý, thân Ma Hầu La Già, thần rắn lớn, có loại đầu là người mà thân là rắn, cũng biết đến nghe Phật thuyết pháp, thân người nói chung và loài không phải người, phi nhân; Sau cùng, theo trích dẫn từ kinh, là hiện thân Chấp Kim Cang Thần, các vị thần cầm khí giới bằng kim cương, hộ vệ trời Đế Thích, khi đức Phật ra đời thì hộ vệ Phật và đạo tràng.

Chúng ta có thể hiểu con số 32 hay 33 thân hình được hiện ra cũng như các con số nói về các nạn, các mong cầu đều chỉ là biểu trưng, vì với Tâm Từ Bi Vô Lượng của Bồ Tát thì không thể có giới hạn. Nếu có thể cứu nạn này, giúp toại nguyện điều kia, hiện thân hình như thế này, thế kia để thuyết pháp thì không thể chỉ cứu, chỉ giúp, chỉ thuyết pháp cho một số ít hạn hẹp hay nhất định.

Chúng ta có thể đặt câu hỏi hiện thân là Quỉ thì có thuyết pháp được không ? Chúng ta nên nhớ là có những Quỉ, Thần, phi nhân…đến nghe Phật thuyết pháp, không phải chỉ có chư Thiên hay loài người, các Tỳ Kheo, cư sĩ… trong hội chúng. Chúng ta đọc kinh điển thường hay thấy nói đến Thiên Long Bát Bộ đều vân tập về nơi Pháp Hội để nghe Pháp. Các Quỉ, Thần, Phi nhân…đều thuộc trong nhóm Bát Bộ Chúng này. Tùy căn cơ của mỗi chúng sinh, có những chúng sinh chỉ qui phục Thần linh hay Quỉ thần thì Bồ Tát phải hiện ra những thân hình mà chúng sinh đó có sự kết nối, có liên hệ, bấy giờ mới lắng nghe lời thuyết pháp.

Lại có câu hỏi, trẻ con, trẻ nít thì biết gì mà thuyết pháp cho người lớn ? Chúng ta vẫn thường nghe câu nói, sự thật được thốt ra từ miệng con nít, chúng không biết nói dối, thấy gì nói đó, không lệch lạc, dấu diếm, do còn ngây thơ, chúng không có sự tính toán, hơn thua, so đo như người lớn chỉ tìm lợi, tìm danh, tôn vinh cái Ngã, che dấu sự thật…vậy nơi trẻ con, chúng ta cũng có thể học nhiều điều tốt. Qua phương tiện là chúng trẻ con này Bồ Tát cũng có thể thuyết pháp, nói lời chân thật, ngây thơ của trẻ con. Những ai thường gần gũi trẻ con, trẻ nít, yêu thương chúng sẽ dễ nghe, dễ cảm nhận những gì chúng nói. Nếu có cơ hội nào có thể thuyết pháp được là Bồ Tát không bỏ cơ hội đó. Và thuyết pháp cũng không phải chỉ có những ý tưởng cao siêu, thâm sâu, ngữ ngôn phức tạp mà đôi lúc thật giản dị, những lời, những câu nói bình thường trong đời sống mà vẫn có thể chuyển tải được Phật Pháp vậy.

Có thể nói số thân hình là không có giới hạn và cũng không phải hiện ngay đúng thân hình đó trước mắt nhưng có thể hiểu là qua trung gian của ai đó mà thôi. Thí dụ có người đang cầu pháp, vì phải có tâm niệm cầu pháp, phải có cầu mới có ứng, thì sẽ gặp nhân duyên thuận tiện, qua trung gian một vị nào đó, có thể là bậc xuất gia, tại gia, thiện tri thức, thầy giáo, bạn hữu, cha mẹ, cũng có thể là các vị có chức quyền cao trọng như Vua, nguyên thủ một quốc gia, hay tướng lảnh …v.v…đúng thời điểm đó Bồ Tát có thể thuyết pháp từ miệng hoặc qua cách xử thế, hành động của vị trung gian này, Bồ Tát không cần phải hiện ra một thân hình khác, nghĩa là từ những người này Bồ Tát có thể khơi dậy, soi sáng trí tuệ giúp họ nói, làm được những điều lợi ích, phù hợp với Pháp và những người chung quanh sẽ tiếp nhận được Pháp từ nơi họ.

Chúng ta cũng đừng quên là phải có sự kết nối với Bồ Tát, ít nhất là qua sự thực hành Trì Niệm danh hiệu, nhờ vậy Bồ Tát mới hiểu thấu những gì chúng ta cần được dẫn dắt tiếp để tiến đến con đường giải thoát khổ đau rốt ráo nhờ được nghe Pháp, hiểu Pháp và hành Pháp, chỉ có Pháp mới có thể cứu độ chúng ta về lâu về dài, đời đời kiếp kiếp. Thuyết pháp, đây mới là mục đích cao thượng, cao quí của Bồ Tát, không phải chỉ cứu khổ nạn, làm cho toại nguyện mong cầu rồi thôi. Như chúng ta đã học ở phần trên về sự Quán Sát của Bồ Tát, Bồ Tát không dừng lại ở chỗ cứu khổ, cứu nạn trong cõi Hữu Vi, Hữu Lậu mà cứu chúng sanh đi ra khỏi cõi này, đạt đến cõi Vô Vi, Vô Lậu, đấy mới chính là mục đích Bồ Tát đến với chúng sinh, làm chỗ nương tựa cho chúng sinh.

Tóm lại, chúng ta nên hiểu về việc hiện các thứ thân hình là cũng có thể không cần phải hiện các thứ thân hình mà chỉ là qua trung gian các thứ thân hình đã hiện hữu. Và chúng ta cũng cần hiểu rằng cánh cửa Phổ Môn mở cho chúng ta thấy Pháp Giới mênh mông chung quanh là cũng muốn nói lên rằng Pháp, hay Chân Lý, luôn hiện hữu bên ta, quanh ta, nơi mọi người, mọi vật, mọi chúng sanh, súc sanh cũng như thiên nhiên, vô tình cũng như hữu tình, đều đang nói Pháp cho chúng ta và chúng ta có nhận ra hay không mà thôi. Sanh lão bệnh tử, cái thân Ngũ Uẩn này cũng đang nói pháp Duyên Sinh Vô Ngã cho chúng ta nhưng chúng ta bị màn vô minh bao phủ nên không thấy, không nghe, không nhận ra gì cả. Bồ Tát phải trợ giúp chúng ta để nhận ra Pháp luôn hiển hiện quanh ta. Trì Niệm danh hiệu Bồ Tát là chúng ta kết nối với tâm thanh tịnh của Bồ Tát, với trí tuệ của Bồ Tát thì chúng ta cũng sẽ có được cái tâm thanh tịnh và trí tuệ sáng suốt như Bồ Tát để nhận ra Pháp đang hiển hiện, đang tự nói, tự thuyết pháp quanh ta vậy. Biết bao bậc Thánh đã ngộ đạo khi chỉ nhìn dòng nước chảy dưới chân, ngắm một đóa hoa, thấy chim bay trên trời, thấy mây xanh trôi lờ lững, thấy bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông tuần tự trôi qua…

Lẽ tất nhiên là cần có sự tu tập lâu dài, hành trì đã chín muồi mới đưa tới việc ngộ đạo được, không dễ dàng tự nhiên mà ngộ. Phương pháp tu tập được Bồ Tát chỉ dạy qua phẩm Phổ Môn này là Trì Niệm danh hiệu Ngài, Đảnh Lễ, Cúng Dường đúng Pháp sẽ đưa đến kết quả của sự thấy Pháp, ngộ ra chân lý và cánh cửa giải thoát cũng mở ra trước mắt. Cánh cửa Phổ Môn cũng tương đương với cánh cửa Giải Thoát vậy.

Chúng ta sẽ học tiếp các phần sau nói về việc Bố Thí sự không sợ hãi, về Bồ Tát Vô Tận Ý cúng dường chuỗi ngọc, về Năm Pháp Quán, Bốn Thứ Âm Thanh, về việc Phát Tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nói chung là tất cả những Pháp Hành cao quí được chỉ dạy qua Phẩm Phổ Môn.

Nam Mô Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nhật Duyệt LKTH

















    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Nguyên lý duyên khởi


Dưới cội Bồ-đề


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.42.174 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...