Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Văn hóa Phật giáo »» Nhìn từ một thời »»

Văn hóa Phật giáo
»» Nhìn từ một thời

Donate

(Lượt xem: 5.647)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Nhìn từ một thời

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trải qua bao nhiêu thời gian để được gọi là một thời? Một tháng, ba tháng, nửa năm, một năm hay nhiều hơn nữa! Hầu như tất cả thời lượng đều đúng, nhưng chính yếu là trong quãng thời gian ấy phải có hay đã có một điều gì rất nổi bật, trở thành một gắn liền với hành trang tri thức của cả đời mình. Theo chiều hướng như vậy, đối với chúng tôi, một thời được nói đến trong bài viết này chính là năm học sau cùng ở trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, niên học 1967-1968, khi chúng tôi được Hòa thượng Thích Minh Châu – ngày ấy được gọi là Thượng tọa, là Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, là giáo sư thỉnh giảng của trường Đại học Văn khoa Sài Gòn – trực tiếp giảng dạy.

Thật là hạnh phúc khi gặp được một bậc mà thời tuổi trẻ, mình hằng ngưỡng mộ và tôn kính, và đặc biệt được vị ấy trực tiếp giảng dạy. Thuở thiếu thời mới vào chùa xuất gia học đạo, một trong những cuốn sách được sưu tầm trong thư viện cá nhân chúng tôi là tập sách Phật pháp, đồng tác giả Minh Châu, Thiên Ân, Đức Tâm và Chơn Trí. Sách tuy là tài liệu dành cho tầng lớp thanh thiếu niên Phật tử, nhưng cũng là tài liệu rất hữu ích cho người xuất gia buổi đầu vào đạo như chúng tôi. Sách không dày lắm, nhưng nội dung chứa đựng nhiều kiến thức Phật học phổ quát, giúp người đọc hiểu được vài nét đặc sắc của đạo Phật. Câu đối nơi bảo tháp Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) được nhắc đến trong sách: “Bảo đạc trường minh bất đoạn môn tiền lưu lục thủy. Pháp thân độc lộ y nhiên tọa lý khán thanh san”. Nghĩa là: “Tiếng mõ vang lừng, trước ngõ không ngừng dòng suối biếc. Pháp thân vòi vọi, quanh tòa cao ngút dãy non xanh.”[1] Có thể nói, ấn tượng sâu đậm nhất là khi chúng tôi được gặp một trong bốn vị tác giả của tập sách lúc ấy, đó chính là Thượng tọa Thích Minh Châu.

Năm 1965, Viện Cao đẳng Phật học đặt tại chùa Pháp Hội được chuyển về 222 Trương Minh Giảng[2] và chính thức đổi tên thành Viện Đại học Vạn Hạnh – tên của một vị Thiền sư nổi tiếng ở Việt Nam thời nhà Lý. Trường do Thượng tọa Minh Châu làm Viện trưởng. Nơi đây đã đào tạo nhiều tầng lớp thiện tri thức để cống hiến cho Phật giáo và góp phần xây dựng đất nước. Cũng trong năm đó, chúng tôi ghi danh vào học ở Đại học Văn khoa Sài Gòn. Văn khoa thời bấy giờ quy tụ nhiều vị giáo sư triết học, nhà nghiên cứu nổi tiếng như giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Duy Cần… Đặc biệt, giáo sư Giản Chi là người có kiến thức uyên bác cổ kim, xuất bản nhiều tập sách có giá trị học thuật, dịch nhiều tác phẩm, đồng thời là một người Phật tử am hiểu triết lý đạo Phật. Nhưng hơn hết, Hòa thượng Thích Minh Châu đã để lại cho chúng tôi nhiều sự ngưỡng mộ.

Hình ảnh một vị Tăng sĩ trẻ khoác chiếc y vàng sậm, vóc dáng hiền từ, thông thái, nụ cười luôn ẩn hiện trước mọi người đối diện, nhất là khi gặp gỡ các học tăng trẻ. Đối với chúng tôi thời bấy giờ, đó quả là một hình ảnh tuyệt vời. Hình ảnh ấy đã làm rực sáng cả khuôn viên Đại học Văn khoa ngày nào mỗi khi Thượng tọa Minh Châu[3] xuất hiện. Hình ảnh bước nhanh lên cầu thang, đi qua các hành lang để đến phòng X, nơi dành riêng cho các sinh viên theo học chứng chỉ Triết học Ấn Độ, như vẫn còn hiển hiện đâu đây. Hơn 45 năm đã trôi qua, kỷ niệm một thời ấy vẫn còn đọng lại trong tâm trí chúng tôi mỗi khi nhắc đến Hòa thượng, một bậc Thầy khả kính của nhiều thế hệ Tăng Ni Phật tử, một bậc cao tăng trong thời đương đại của chúng ta.

Tuy học ở Văn khoa, nhưng thỉnh thoảng anh em chúng tôi vẫn đến Đại học Vạn Hạnh để tham dự các buổi giảng của các vị giáo sư bên ấy, đặc biệt là các buổi giảng của Thượng tọa Viện trưởng Minh Châu. Có thể nói, Thượng tọa Minh Châu là một trong những người đặt nền móng cho việc giáo dục và nghiên cứu Phật học có tầm vóc và có hệ thống. Và Vạn Hạnh là trường đại học được ra đời bắt nguồn từ niềm khát khao cống hiến những giá trị nhân bản của Phật giáo cho cuộc đời, là sự tiếp nối và truyền trao trí tuệ từ Nalanda.[4]

Nalanda là một trong những trường đại học Phật giáo danh tiếng, xuất hiện nhiều vị Thánh tăng trong Phật giáo. Hòa thượng Minh Châu đã được hấp thụ trí tuệ tại đó và đã góp phần truyền trao trí tuệ đó cho Phật tử Việt Nam.

Làm Viện trưởng, công việc bề bộn, nhưng Thượng tọa Minh Châu vẫn dành thì giờ dịch kinh, viết sách. Kinh Trường Bộ được dịch năm 1965, mở đầu cho việc Việt dịch 5 bộ Nikāya, góp phần chính để hoàn thành phần Phật giáo Nam truyền của Đại tạng kinh Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu tạng Kinh của Thượng tọa bộ, vốn được xem là có nhiều chất nguyên thủy hơn hết. Đó là điều mà người Phật tử Việt Nam mong muốn, khao khát đã nhiều năm. Trên cương vị của một dịch giả, Thượng tọa Minh Châu đã viết:

“Chúng tôi dịch Kinh Pāli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của Đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình xác nhận đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt (cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết (passato jànato), không phải là Đạo của người không thấy, không biết (apassato ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.”[5]

Hình ảnh của người con Phật là như thế, dấn thân đi vào đời làm việc đạo, bố thí pháp mà không thấy mình bố thí mới thật sự là bố thí. Giáo lý ấy rất là nhân bản, khiêm cung đúng với tinh thần Đức Thế Tôn dạy trong kinh Tăng Chi Bộ: “Bố thí có lòng tin, bố thí có kính trọng, bố thí đúng thời, bố thí với tâm không gượng ép, bố thí không làm thương tổn mình và người.”[6]

Thượng tọa Minh Châu còn lập ra Ban Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh, xuất bản tạp chí Tư Tưởng, là những thứ cần có của Viện để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên; bên cạnh đó, Ban Tu thư cũng cho xuất bản các bài nghiên cứu có giá trị. Tập sách Lý Thường Kiệt được Viện tái bản năm 1966 là một công trình có tính tư liệu cho việc nghiên cứu sử học Việt Nam thế kỷ XX. Nói về sự gắn bó từ buổi đầu giữa Phật giáo và dân tộc Việt Nam, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã nhận định: “Đời Lý có thể gọi là đời thuần từ nhất trong lịch sử nước ta, đó là nhờ ảnh hưởng của đạo Phật.”[7] Thượng tọa quả thật đã có tầm nhìn của một nhà văn hóa giáo dục lớn của Phật giáo với nhiều tâm huyết và đầy trách nhiệm. Cũng trong năm học ấy, môn học Triết học Ấn Độ được Thượng tọa Viện trưởng trực tiếp giảng dạy; lớp học rất vui vẻ và thoải mái. Giáo án dùng để giảng dạy cho bộ môn này là tác phẩm Thắng pháp tập yếu luận (Abhidhamma Atthasangaha) được Thượng tọa dịch từ tạng Pāli. Đây là một tác phẩm có giá trị đối với tạng A-tỳ-đàm. Do đó, trong phần giới thiệu, dịch giả đã trình bày: “Quyển Abhidhamma Atthasangaha này là quyển sách căn bản cho những ai muốn tham học tạng A-tỳ-đàm và trở thành quyển sách gối đầu giường của chư Tăng tại Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan v.v…”[8]

Hòa thượng xuất thân từ một gia đình vốn có truyền thống giáo dục, mộ đạo. Nội tổ và thân phụ đều đỗ văn bằng tiến sĩ Hán học. Cụ Đinh Văn Chấp là thân phụ, không chỉ giỏi về Hán ngữ mà còn giỏi về thi ca và Phật học. Năm 1927, trên tạp chí Nam Phong, các số 114, 115, và 116 đã công bố 123 bài thơ Lý Trần do Đinh Văn Chấp dịch. Một pháp lữ của chúng tôi là cư sĩ Đào Nguyên – Nguyên Huệ theo học Vạn Hạnh thời ấy, đã sưu tầm được 40 bài thơ của Đinh Văn Chấp, đã giới thiệu trong nguyệt san Giác Ngộ số 126 – 9/2006, và nhận xét: “Đinh Văn Chấp, một trong những người mở đầu cho công việc dịch thơ Lý – Trần”. Hiện nay, dịch phẩm của Đinh Văn Chấp đã được Hoàng Hồng Cẩm hiệu chỉnh và Nhà Xuất bản Lao Động ấn hành vào năm 2011 với nhan đề Tuyển dịch Thơ đời Lý – Trần. Với truyền thống cao quý của gia đình, đặc biệt được kế thừa trực tiếp từ thân phụ, cộng với tư chất thông minh và cần mẫn, Hòa thượng ắt hẳn là kết tinh của tất cả truyền thống cao quý ấy, cả tài lẫn đức.

Quả thật, cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thượng là một tấm gương sáng ngời giữa cõi đời đầy biến động, bởi Hòa thượng đã vượt lên tất cả và đã làm những việc đáng làm. Hòa thượng rất tâm đắc lời Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, Ta không tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với Ta. Này các Tỷ-kheo, người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời.”[9] Thông điệp ấy như đã gắn liền với cuộc đời của Hòa thượng. Bốn mươi lăm năm đã trôi qua, hình ảnh của Thượng tọa Minh Châu ngày nào vẫn còn đọng lại trong tâm trí chúng tôi vào những ngày tháng học ở Văn khoa Sài Gòn. Đó là những cảm nhận riêng của chúng tôi về một thời để nhớ.

Cho đến nay, Hòa thượng là một nhà giáo dục mô phạm, một nhà phiên dịch kinh điển kiệt xuất. Hòa thượng như một bông hoa mang lại hương thơm và vẻ đẹp cho đời. Nếu có ai đó đã từng gặp gỡ Hòa thượng thì sẽ thấy đạo phong và đức tính rất thiền vị của bậc Thầy khả kính, khiêm cung, và suốt cuộc đời vì đạo. Sự dấn thân truyền bá Chánh pháp không biết mệt mỏi của Hòa thượng khiến cho hàng hậu học càng quý kính, là niềm khích lệ lớn lao cho thế hệ tương lai noi theo bước chân của Hòa thượng trên con đường kế thừa hoằng dương những giáo pháp chân truyền của Đức Đạo Sư.

Thiền viện Vạn Hạnh

--------------------------------------------

[1] Đồng tác giả, Phật pháp, NXB.Tôn Giáo 2008, tr.253.

[2] Nay là đường Lê Văn Sỹ.

[3] Chúng tôi dùng danh xưng Thượng tọa để chỉ cho Hòa thượng Thích Minh Châu thời ấy.

[4] Nalanda nghĩa là nơi truyền trao và tiếp nối trí tuệ.

[5] Kinh Trung Bộ, TT.Thích Minh Châu dịch, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1973, tr.3-4.

[6] Kinh Tăng Chi Bộ II, HT.Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1996, tr.591.

[7] Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Đại học Vạn Hạnh, 1966, tr.429.

[8] Thắng pháp tập yếu luận, TT.Thích Minh Châu dịch, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1984, tr.7.

[9] TT.Thích Minh Châu, Những lời dạy của Ðức Phật về Hòa bình và Giá trị con người, Thiền viện Vạn Hạnh, 1984, tr.21.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.177.116 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...