Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Lời giới thiệu sách Giảng giải Cảm ứng thiên »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Lời giới thiệu sách Giảng giải Cảm ứng thiên

Donate

(Lượt xem: 11.934)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lời giới thiệu sách Giảng giải Cảm ứng thiên

Font chữ:


Loạt bài giảng này được Hòa thượng Tịnh Không khởi giảng tại giảng đường Tịnh Tông Hiệp Hội Singapore từ ngày 14 tháng 5 năm 1999 và kéo dài cho đến ngày hoàn tất là 20 tháng 4 năm 2000, tính ra cũng gần tròn một năm. Trong suốt thời gian này, Hòa thượng luôn cố gắng duy trì các buổi giảng vào sáng sớm, kể cả vào những lúc Hòa thượng có Phật sự phải rời Singapore. Vì thế, chúng ta thấy có nhiều bài giảng cũng được thực hiện ở Hương Cảng (Hong Kong), Australia... Tuy nhiên, do nhiều nhân duyên Phật sự khác nên đã có nhiều thời gian gián đoạn trong suốt quá trình này, do đó mà tổng cộng 195 buổi giảng đã phải mất gần một năm mới hoàn tất.

Mặc dù băng ghi hình các buổi giảng đã được lưu hành rộng rãi từ lâu, việc chuyển dịch sang Việt ngữ vẫn chưa được thực hiện hoàn chỉnh. Bản dịch phổ biến hiện nay đã xuất bản thành sách tại Việt Nam ghi là của Vọng Tây Cư Sĩ và Viên Đạt Cư Sĩ, do NXB Hồng Đức ấn hành, gồm 2 quyển, theo so sánh của chúng chúng tôi thì chỉ dịch đến bài giảng thứ 106. Như vậy, chỉ mới được khoảng hơn một nửa.

Khoảng giữa năm 2017, một nhóm Phật tử cộng tu tại Hà Nội liên lạc với tôi để xin phép được in ấn tống sách Chuyển họa thành phúc do chúng tôi chuyển dịch. Chúng tôi đã đồng ý cho họ sử dụng bản Việt dịch này vào mục đích ấn tống, hoàn toàn vô điều kiện. Từ nhân duyên kết nối này, họ bày tỏ mong muốn nhờ chúng tôi chuyển dịch một số tựa sách như Thánh học căn chi căn, Quần thư trị yếu... Tuy vậy, do chưa đủ nhân duyên nên bản dịch các sách này vẫn chưa được tiến hành. Đến cuối năm 2017 thì nhóm Phật tử ở đạo trường này chính thức nhờ chúng tôi chuyển dịch loạt bài giảng giải Cảm ứng thiên này của Hòa thượng Tịnh Không. Đầu năm 2018, chúng tôi thực hiện bản dịch đầu tiên tại Bà Rịa Vũng Tàu, Việt Nam và sau đó vẫn tiếp tục đều đặn cho đến tháng 2 năm 2019 này thì hoàn tất tại thành phố Westminster, miền nam California, Hoa Kỳ. Như vậy, thời gian chuyển dịch sách này đã kéo dài hơn một năm.

Do số lượng trang quá nhiều, chúng tôi đã quyết định chia thành hai tập, mỗi tập ước khoảng 1.000 trang khổ giấy lớn (16x24cm), được in với hình thức bìa cứng. Đồng thời, để tạo điều kiện dễ dàng cho người đọc, chúng tôi cũng phát hành theo hình thức phân chia thành 8 tập, mỗi tập khoảng 250 trang, được in với hình thức bìa thường. Tất cả các bản in này đều có sẵn trên Amazon từ khoảng đầu tháng 3 năm 2019. Chúng tôi hoan nghênh và sẵn sàng cho phép việc ấn tống lưu hành sách này tại Việt Nam. Bất kỳ Phật tử hay tự viện nào có sự quan tâm, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua điện thư nguyenminh@pgvn.org để được hỗ trợ.

Trong quá trình Việt dịch sách này, chúng tôi đã tham khảo thêm nguyên bản Hán văn sách Cảm ứng thiên vị biên, là quyển sách được Hòa thượng chọn để dựa theo và trích dẫn trong suốt quá trình giảng giải Cảm ứng thiên. Ngoài ra, ở một số nơi cần thiết, chúng tôi cũng tham khảo thêm các bản kinh, luận được Hòa thượng nhắc đến hoặc trích dẫn. Chúng tôi tin rằng cách tham khảo mở rộng này sẽ giúp bản Việt dịch chuyển tải được đầy đủ và chuẩn xác hơn những ý nghĩa mà Hòa thượng muốn nói đến trong bài giảng. Đối với một số ý nghĩa hoặc thuật ngữ Phật học có thể khó hiểu với những người mới tiếp cận Phật pháp, chúng tôi cũng cố gắng biên soạn thêm phần chú giải để giúp quý độc giả dễ hiểu hơn. Ngoài ra, sau khi chuyển dịch hoàn tất, chúng tôi cũng thực hiện một bản Việt dịch hoàn chỉnh toàn văn Cảm ứng thiên, có sự phân đoạn theo ý nghĩa trong các bài giảng của Hòa thượng. Chúng tôi đặt bản Việt dịch này ngay đầu sách để quý vị độc giả có thể tiện sử dụng, tham khảo trong suốt quá trình đọc sách.

Một điểm trước tiên cần lưu ý là bài văn Cảm ứng thiên này không phải kinh văn trong Phật giáo, mà là một bản văn xuất phát từ Đạo giáo. Phần nội dung mở rộng trong sách Cảm ứng thiên vị biên mà Hòa thượng đã chọn sử dụng lại là một sự tổng hợp cả ba nguồn giáo lý của Nho, Đạo và Phật. Thông qua nhận xét này, chúng ta có thể hiểu được dụng ý của Hòa thượng khi mang một bản văn của Đạo giáo ra giảng giải cho người Phật tử. Từ góc nhìn của một bậc thầy Phật giáo, có vẻ như toàn văn Cảm ứng thiên đã được giảng giải theo quan điểm Phật giáo và hoàn toàn phù hợp với nội dung trong kinh điển Phật giáo.

Tuy nhiên, cách giảng giải phương tiện này không phải lần đầu tiên được thấy ở đây. Như trong Phật pháp có câu: “Viên nhân thuyết pháp, vô pháp bất viên.” (Người hiểu đạo thuyết pháp, dù nói pháp nào cũng không khiếm khuyết.) Tinh thần Phật pháp khi được vận dụng đúng đắn vào cuộc sống, vào bất cứ hoàn cảnh nào, cũng đều sẽ tỏa sáng lên trí tuệ chân thật và giúp chúng ta hiểu đúng về bản chất của sự vật, sự việc mà không bị che mờ bởi định kiến, thiên kiến hay tà kiến. Một trong các trường hợp điển hình được tìm thấy trong kho tàng kinh điển Phật giáo chính là kinh Thiện Sanh hay còn gọi là kinh Thi-ca-la-việt. Trong nội dung kinh này, chàng cư sĩ Thi-ca-la-việt nghe theo lời dạy của người cha đã quá cố, mỗi ngày đều tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ rồi “hướng về phương đông lạy 4 lạy, hướng về phương nam, phương tây, phương bắc cũng lạy mỗi phương 4 lạy, lại hướng lên trời lạy 4 lạy, hướng xuống đất lạy 4 lạy”. Tất nhiên, nếu không có một ý nghĩa thiết thực chân chính nào thì việc lễ lạy mỗi ngày như thế sẽ không gì khác hơn là một sự mê tín, mù quáng và hoàn toàn vô ích.
Tuy nhiên, khi đức Phật nhìn thấy việc làm của Thi-ca-la-việt, ngài đã giảng giải cho chàng trai này những ý nghĩa chân chính để biến đây thành một pháp tu tập hướng thiện. Đức Phật dạy: “Hàng trưởng giả, những người trí thức, nếu như có thể trừ dứt sáu pháp xấu ác, đó chính là lễ lạy sáu phương. Những gì là sáu pháp xấu ác? Một là tham uống rượu, hai là mê cờ bạc, ba là thích ngủ sớm dậy trễ, bốn là ưa mời thỉnh khách khứa, năm là thích kết giao cùng kẻ xấu, sáu là ham thích việc giết hại, lừa gạt, dan díu vợ người. Nếu có thể trừ dứt sáu việc ấy, đó là lễ lạy sáu phương. Nếu không trừ được sáu việc ấy thì sự lễ lạy nào có ích gì?”

Và tiếp theo trong suốt bản kinh này, đức Phật đã giảng giải về ý nghĩa việc lễ lạy mỗi một phương đông, tây, nam, bắc... Thông qua đó, ngài đã chỉ dạy những đạo đức luân lý cốt lõi trong đạo làm người như bổn phận của con cái đối với cha mẹ, ứng xử tốt đẹp trong đạo vợ chồng, giao tiếp giữa bạn bè, giữa chủ thuê và người làm công v.v... Chính những nội dung quý báu này đã khiến cho kinh Thiện Sanh trở thành một bản kinh được rất nhiều người biết đến và được xem những khuôn mẫu tốt đẹp nhất mà người cư sĩ tại gia phải luôn học tập, rèn luyện theo đó.

Chúng ta cũng nhận thấy nhiều trường hợp tương tự khi Hòa thượng Tịnh Không dùng nhận thức Phật giáo để giảng giải bài văn Cảm ứng thiên. Chẳng hạn như khi bản văn ngăn cấm những điều như “khạc nhổ [khi thấy] sao băng. Chỉ vào cầu vồng. Thường chỉ trỏ mặt trời, mặt trăng, tinh tú. Nhìn lâu vào mặt trời, mặt trăng...”, hầu hết chúng ta đều dễ dàng xem đây như những niềm tin mù quáng của người xưa và không có ý nghĩa thiết thực gì nhiều. Tuy nhiên, qua sự giảng giải chi ly, cuối cùng Hòa thượng đã đưa đến một kết luận sáng tỏ và hợp lý:

“Cho nên, hợp tất cả những điều này lại, chúng ta giải thích một cách hợp lý thì đó không gì khác hơn là các bậc cổ đức dạy ta phải cung kính, tức là đối với hết thảy mọi người, đối với hết thảy sự việc, đối với hết thảy muôn vật đều phải thường giữ tâm cung kính. Đây là nguyên lý của giáo dục.”

Như vậy, từ những điều cấm kỵ mang đậm chất mê tín, huyền hoặc, người Phật tử đã có thể tiếp nhận như một lời nhắc nhở cảnh tỉnh để tu tập, rèn luyện đức khiêm cung, nhẫn nhượng. Điều này thể hiện rõ tinh thần viên dung của đạo Phật: “Tất cả pháp đều là Phật pháp.”

Xuyên suốt loạt bài giảng này, những ý nghĩa nhân quả, những tiêu chuẩn thiện ác được nêu lên và nhấn mạnh, giảng giải nhiều lần, tạo cho người đọc một nhận thức sâu sắc rõ ràng và một niềm tin chắc chắn. Đây chính là rào cản hữu hiệu nhất giúp con người dừng lại trước tất cả các việc xấu ác cũng như khuyến khích họ nỗ lực làm điều thiện. Chính hiệu quả thiết thực này là điều mà trước đây Đại sư Ấn Quang từng nhắm đến. Bởi trong một xã hội mà đạo đức suy đồi, luật nhân quả không được tin nhận, thì cho dù pháp luật có nghiêm khắc chặt chẽ đến đâu cũng không thể giúp giữ vững sự bình an, ổn định, vì luôn có không ít những kẽ hở trong pháp luật mà những người xấu sẵn sàng lợi dụng để trục lợi và gây tổn hại đến người khác, gây rối loạn xã hội. Chỉ khi luật nhân quả được mọi người tin nhận, những chuẩn mực thiện ác tốt xấu được mọi người phân biệt rõ ràng, thì sự ổn định xã hội và xa hơn nữa là hòa bình thế giới mới mong đạt được. Quan điểm này của Đại sư Ấn Quang trước đây đã được Hòa thượng Tịnh Không tiếp nhận và xiển dương hết sức hiệu quả trong suốt cuộc đời hoằng pháp của ngài, mà cụ thể là khuyến khích, thúc đẩy việc lưu hành cũng như giảng giải ba bộ sách khuyến thiện: Liễu Phàm tứ huấn, An Sĩ toàn thư và Cảm ứng thiên.

Nhờ hội đủ duyên lành, trước đây chúng tôi đã chuyển dịch trọn bộ An Sĩ toàn thư (2016), trong đó bao gồm cả sách Liễu Phàm tứ huấn được Đại sư Ấn Quang chọn khắc in chung trong phần phụ lục. Đến hôm nay, toàn văn Cảm ứng thiên cùng nội dung loạt bài giảng này của Hòa thượng Tịnh Không được chuyển dịch hoàn tất, xem như đã có thể giới thiệu được với quý độc giả Việt Nam trọn vẹn ba bộ sách khuyến thiện nổi tiếng trong nền văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là tất cả đều được trình bày thông qua nhận thức đúng đắn của các bậc long tượng trong Phật giáo như Tiên sinh Chu An Sĩ, Đại sư Ấn Quang, Hòa thượng Tịnh Không. Chúng tôi hy vọng nhân duyên này sẽ giúp cho nhiều Phật tử hữu duyên được thấm nhuần hơn nữa ý nghĩa Phật pháp được vận dụng ngay trong cuộc sống hằng ngày và nhận được những hướng dẫn tu tập vô cùng thiết thực, hữu ích, vốn là đặc điểm của các bộ sách khuyến thiện này.

Nguyện cho hết thảy những ai có nhân duyên tiếp cận với sách này đều nhận hiểu được ý nghĩa chân thật trong lời Phật dạy, tự mình nỗ lực hành trì, dứt ác tu thiện, thanh tịnh tâm ý.

Nguyện cho hết thảy chúng sinh nhờ nhân duyên này sớm dứt khổ được vui, phát tâm Bồ-đề, trọn thành Phật quả.

Westminster, California
Đầu xuân Kỷ Hợi, 2019
Nguyễn Minh Tiến




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1501 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật giáo và Con người


Sống đẹp giữa dòng đời


Các tông phái đạo Phật


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.58.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...