Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Giáo pháp Mật tông: Những tư duy khác nhau »» Giáo pháp Mật tông: Những tư duy khác nhau »»

Giáo pháp Mật tông: Những tư duy khác nhau
»» Giáo pháp Mật tông: Những tư duy khác nhau

Donate

(Lượt xem: 8.798)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Giáo pháp Mật tông: Những tư duy khác nhau

Font chữ:

Nếu không tin vào những gì chúng ta không thể thấy, không có nghĩa rằng nó không hiện hữu. Nếu người nào đó bị mù không thể thấy bất kỳ thứ gì, thì điều này không có nghĩa rằng những gì họ không thấy lại không thể hiện hữu, vì nó có thể được thấy bởi người khác.

Nếu không tin vào những gì chúng ta không thể nghe, không có nghĩa rằng nó không hiện hữu. Nếu người nào đó bị điếc không thể nghe được bất kỳ âm thanh gì, thì điều này không có nghĩa rằng những gì họ không nghe được lại không thể hiện hữu, vì nó có thể được nghe bởi người khác.

Nếu không tin vào những gì chúng ta không thể nói, không có nghĩa rằng nó không hiện hữu. Nếu người nào đó bị câm không thể nói được bất kỳ điều gì, thì việc này không có nghĩa rằng những gì họ không thể nói lại không hiện hữu, vì nó có thể được nói bởi người khác.

Quan điểm hư vô (đoạn kiến) là những vấn đề lớn nhất của mọi người. Nó chỉ dựa trên sự tin tưởng những hoàn cảnh tạm thời không thể phụ thuộc vào được, như việc một cô gái ăn sương lệ thuộc vào sự xuất hiện bất định của khách hàng cô ta. Vì quan điểm hư vô bóp méo nhận thức qua sự tập trung đơn điệu của nó vào vật chất, những hiện tượng tâm linh vô hình không thể được thấy một cách rõ ràng và tâm tương tục vô hình không thể nhận biết được.

Thậm chí nếu không chấp nhận tâm đó là liên tục, chúng ta vẫn phải tin rằng ý thức còn hiện hữu chừng nào hoàn cảnh tạo ra nó còn xuất hiện, chúng ta cảm thấy bất hạnh khi hoàn cảnh xấu phát sinh, chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi hoàn cảnh tốt xảy đến, và sự hiện hữu của chúng ta chỉ trở thành một phản ứng với những gì xảy ra từ lúc này đến lúc khác. Do suy nghĩ rằng nó chỉ là ý thức-phụ thuộc hoàn cảnh tạo ra vô số nhận thức của mình, chúng ta không nhận ra suối nguồn của nó trong tâm tương tục.

Chúng ta có thể nói mình chỉ tin vào những gì có thể kinh nghiệm hay đã được chứng minh, nhưng trong thực tế chúng ta tin một cách có tuyển chọn vào những gì mình không kinh nghiệm hay chưa được chứng minh, miễn là các điều đó tương thích với những nhận thức khác của chúng ta. Chúng ta chấp nhận và sử dụng sự trừu tượng vô hình của thời gian, nơi chốn, và hoàn cảnh vô hình để hỗ trợ những gì mình nghĩ là hữu hình có thật, chuyển sự vô hình thành hữu hình qua quan niệm của chúng ta. Vì chỉ quan tâm đến lối giải thích thực tại của chính mình, chúng ta đánh mất khả năng, cơ hội nối kết những phẩm tính hữu hình với những phẩm tính vô hình qua tác động của trí tuệ.

Không chấp nhận sự liên tục của tâm thức, chúng ta có thể nghĩ rằng một ý thức manh mún chốc lát chỉ nối kết với ý thức manh mún chốc lát khác qua quan niệm manh mún của ký ức quá khứ nhất thời và những kế hoạch tương lai tạm thời. Nhưng ngay cả nếu tin rằng quá khứ đã kết thúc hoặc tương lai là không thực, chúng ta vẫn thấy rằng có một tâm hay người tiếp nhận nhớ lại những kinh nghiệm của quá khứ và một tâm tưởng tượng những kinh nghiệm trong tương lai, tiếp tục đến ngày nay và ngày mai cho đến khi chết. Nếu có một kinh nghiệm xấu ở quá khứ, chúng ta nhớ lại nó và cố gắng không lặp lại trong tương lai. Điều này thực sự chấp nhận rằng tâm nối kết liên tục với quá khứ và tương lai. Cả hai ký ức quá khứ và những kế hoạch tương lai vô hình xảy đến với chúng ta lặp đi lặp lại nhiều lần, dựa trên sự tương tục xảy ra bất tận của nhận thức mình.

Chúng ta có thể tin rằng trí nhớ là nguồn của sự liên tục tâm thức, khả năng để nhớ lại và liệu tính trước của mình, nhưng sự liên tục thực tế của tâm là suối nguồn thực sự của ký ức. Vì trí nhớ thông thường của chúng ta là không liên tục và tạm thời, luôn luôn có sự quên lãng của những ký ức. Những trí nhớ thông thường này cơ bản là vô nghĩa. Thay vì nếu sử dụng trí nhớ chúng ta để nhớ lại nguyên tố thanh tịnh của Đức Phật, chúng ta có thể phát triển sự tỉnh giác liên tục có thể hiển lộ căn bản liên tục của tâm.

Chúng ta có thể nói rằng mình không thể tin vào sự liên tục của tâm vì không thể nhận thức nó, nhưng chúng ta tin tưởng tính thuyết phục trong sự liên tục của nhận thức mình. Chúng ta chắc chắn rằng quá khứ trở thành hiện tại và hiện tại trở thành tương lai. Thực tế là, chúng ta chưa bao giờ phân cách với tâm liên tục, và luôn sử dụng những ý niệm phản ánh từ sự liên tục của tâm. Nhưng do cố gắng xác định vị trí mình có phần hữu hình trong thời gian, chúng ta tự ngăn cản mình nhận ra tính liên tục này và ngăn cản ta rộng mở với giác tánh tự nhiên. Có một câu nói của người ở Himalaya thời xưa rằng, khi được sinh ra, không hề có ký ức về việc làm tình, và khi làm tình, không hề có ký ức của việc được sinh ra. Nếu nhận ra tâm thanh tịnh, trong sáng, liên tục, chúng ta có thể thấy rõ những kiếp quá khứ và tương lai cho thấy sự tương tục này theo cách mà chúng ta thấy rõ những gì đang xảy ra hiện giờ. Nhưng vì không nhận thức được điều đó, nên chúng ta không tin nó.

Ngay cả khi đạt được giác ngộ thông qua thực hành, nếu không tin vào thực hành vì không chấp nhận tâm liên tục, chúng ta sẽ tự động bị ngăn cản với việc sử dụng mối liên hệ thực sự không gián đoạn với tâm liên tục và khả năng gia tăng năng lực tâm linh vô tận, thanh tịnh, bằng cách chuyển hóa sự tương tục này thành bản chất thanh tịnh của nó. Khi chính mình che đậy theo cách này, không chấp nhận bất cứ thứ gì mâu thuẫn với những gì chúng ta hoàn toàn chấp nhận là thực, chúng ta chỉ duy trì quan điểm đoạn kiến của mình.

Có nhiều quan điểm khác nhau trong chủ nghĩa hư vô, nhưng đều không biết rằng chúng có chung một niềm tin căn bản thông thường vào sự liên tục của tâm, ngay cả khi những quan điểm này không gọi đúng tên của sự liên tục ấy. Họ chấp nhận sự vĩnh cửu bất diệt, thượng đế và sự liên tục của hiện hữu vượt lên sự chết cho những người có niềm tin vào những vị trời đó. Họ tin rằng kết quả của hành động tích cực và tiêu cực của họ, mà họ kinh nghiệm trong đời này và sau khi chết, đến từ thượng đế hay những bậc siêu nhiên. Điều này chứng tỏ một niềm tin vào sự liên tục của tâm cho đến khi một số phận tối hậu được đạt tới. Vì điều này không phải một niềm tin vào sự phủ nhận của hư vô, nó tích cực hơn bất kỳ quan điểm đoạn kiến nào.

Có nhiều quan điểm khác nhau trong những kinh điển khác nhau của Phật giáo, nhưng tất cả đều chung một nền tảng tin tưởng vào sự liên tục của tâm cho đến khi đạt được giác ngộ. Bất cứ những gì hiện hữu trong phạm vi hữu tướng hay vô tướng, đều phát sinh từ tâm liên tục. Tâm liên tục thông thường (sems kyi gyud) là tâm thức bị che ám bởi ảo tưởng. Sự tương tục của nó có nghĩa rằng nó không kết thúc, trừ phi những che ám nhị nguyên này được tịnh hóa. Nhờ sự tịnh hóa những che chướng tâm tương tục thông thường được chuyển hóa thành bản chất vô chướng ngại của nó, người ta có thể nhận ra và an trụ tính tương tục bất tận của tâm trí tuệ bất nhị (nyugmai yeshe).

Theo cái thấy của Phật giáo Tiểu Thừa, tâm tương tục tạo ra đam mê, nghiệp, và đau khổ qua vô số kiếp cho đến khi đạt được trạng thái A La Hán qua thiền định và bản ngã ngưng lại trong trạng thái vô ngã, hay tâm giác ngộ, trong đó không còn sự bám luyến của bản ngã. Tâm là sự liên tục, vì nó là nền tảng vô tận cho đến khi giác ngộ. Những người đi theo giáo lý kinh văn Tiểu Thừa gọi điều này là sự tương tục của tâm.

Theo quan điểm Du-già (Yogàcàra) của Phật giáo Đại Thừa, tất cả hiện tượng vô hạn đều là những thói quen của tâm nền tảng. Cho đến khi nền tảng liên tục của tâm trở nên trong sáng, trí tuệ tự tỉnh giác, hoặc tâm tiếp tục tạo ra hiện tượng của luân hồi, hoặc những che ám của tâm được tịnh hóa và công đức, trí tuệ được tích lũy. Do vậy, tâm là sự liên tục. Những người đi theo quan điểm Du-già (Yogàcàra) gọi điều này là nền tảng của mọi hiện tượng.

Theo cái thấy Trung Đạo của Phật giáo Đại Thừa, nền tảng của tâm thoát khỏi mọi tạo tác và vượt khỏi hiện hữu và phi hiện hữu, vì nó là Pháp Giới không thể nghĩ bàn. Cho đến khi đạt được tự tin trong nhận biết, tâm phải tịnh hóa mọi hiện tượng quen thuộc, trí tuệ và công đức phải được tích lũy. Tâm là sự liên tục vì khi trở thành Pháp Thân, nó vô tận và phi thời gian. Đó là lý do tại sao nó được gọi là tâm trí tuệ vô tận. Những người đi theo cái thấy Trung Đạo gọi đây là Pháp Thân trong sáng.

Theo cái thấy của Phật giáo Kim Cương Thừa phổ thông, tâm là Bổn Tôn trí tuệ tự sinh từ vô thủy. Ở đâu có tâm, ở đó là trí tuệ. Trí tuệ chỉ hiện hữu trong tâm, và không ở đâu khác. Tâm chỉ được gọi là tâm vì bị đánh lừa. Trí tuệ không bị ảnh hưởng bởi ảo tưởng nhị nguyên và tỉnh thức với phẩm tính của hiện tượng tỉnh giác bất hoại. Trí tuệ vốn sẵn trong tâm cho đến khi năng lực của tâm trí tuệ được rộng mở hoàn toàn. Nhờ sự tin tưởng Bổn Tôn trí tuệ tự sinh, người ta phải cố gắng chuyển hóa mọi hiện tượng vô hạn, thông thường, thói quen của luân hồi và nhận ra lĩnh vực của Bổn Tôn trí tuệ. Sự nhận thức là Bổn Tôn và người nhận thức là sunyata (tánh không). Đây là Bổn Tôn trí tuệ, hoàn toàn khác với những sinh linh siêu nhiên hay thượng đế vĩnh cửu vì nó không bị ảnh hưởng bởi bản ngã cá nhân hay đối tượng của bản ngã, vì người nhận thức là hư không trong sáng. Do vậy, không có gì tạo ra đam mê hay nghiệp, vì thế không có gì tạo ra ma quỷ, nên tất cả mọi hiện tượng đều được thấy như trí tuệ của chư Phật. Tâm liên tục đến khi đạt được trạng thái mandala trí tuệ bất nhị, vô tận, vô hạn của hình tướng chư Phật, đó là lý do tại sao gọi nó là tâm liên tục.

Trên con đường giác ngộ, tâm liên tục trở thành một khía cạnh và phẩm tính của năng lực trí tuệ. Khi tâm liên tục trở nên không phân biệt với hiện thân của trí tuệ trong sáng, toàn mãn, nó trở thành sự thanh tịnh trong sáng bổn nguyên của nó. Do vậy, tâm liên tục là siêu việt, và chỉ có sự xuất hiện của trí tuệ phô diễn.

Trong quả của giác ngộ, chỉ có tâm trí tuệ liên tục, bất tận, có nghĩa là sự tương tục của trí tuệ.

Do không nhận ra hay tin vào tâm trí tuệ bất tận, nhiều thói quen luân hồi khác nhau được tạo ra không thể nhận thấy từ sự liên tục của tâm và nhiều hình tướng khác nhau của thói quen phát sinh. Giống như hiện tượng nằm mộng vào ban đêm của chúng ta là kết quả của hiện tượng thói quen vào ban ngày. Chúng ta có hiện tượng ban ngày trong giấc mộng của đời này là kết quả của thói quen ở kiếp trước. Thậm chí nếu chấp nhận rằng tâm là tương tục, nếu chúng ta không nhận ra tâm trí tuệ vô tận, nó chỉ trở thành nền tảng của thói quen gây ra vòng sinh tử khổ đau. Tâm liên tục bình thường không gây ra bất kỳ tích cực tối hậu nào, nhưng vì nó tương tục, nó không thể bị từ bỏ. Vì không thể từ bỏ, nếu muốn ngưng lại mọi quan niệm của thế gian, chọn lựa duy nhất của chúng ta là chuyển hóa nó qua thiền định thành tâm trí tuệ trong sáng vô tận, có nghĩa là giác ngộ trong sáng hoàn toàn. Như Học giả Trí Tuệ Vô Song Chogkyi Langpo đã nói:

Ngoại trừ quan niệm, thậm chí không có tên gọi của luân hồi.

Bất cứ khi nào thoát khỏi quan niệm đó, bạn luôn trong giác ngộ.

Nếu tin vào nền tảng liên tục của tâm, chúng ta có thể cam kết một cách lạc quan chính mình tạo ra những thói quen tốt để gia tăng những phẩm tính tâm linh thanh tịnh, bao la khiến chúng ta có thể chuyển hóa nền tảng liên tục của tâm bình thường thành sự liên tục vô tận của trí tuệ thanh tịnh vô thủy. Đây là sự chuyển hóa quan niệm thông thường thành những hình tướng thanh tịnh.

Tâm tỉnh giác là thanh tịnh và vô chướng ngại với bất kỳ mâu thuẫn nào, nên nó là tinh hoa của tâm trí tuệ bất tận, là có ở mọi nơi không thể nghĩ bàn. Theo giáo lý Trung Quán, điều này gọi là quan điểm thoát khỏi tạo tác, và theo những bậc nắm giữ dòng truyền ở Tây Tạng của truyền thống Nyingma, nó được gọi là sự thanh tịnh bổn nguyên của đại rỗng rang bất khả tư nghị.

Nhưng vì thiếu niềm tin nơi Phật tánh, chúng sanh đau khổ vì không nhận ra điều này. Như đã nói trong Uttara Tantra (Gyud Lama):

Ở dưới căn nhà của người nghèo túng,
Là những kho tàng vô tận.
Nhưng người nghèo không nhận ra,
Và kho tàng cũng chẳng nói, “Ta ở đây,”
Tương tự, kho tàng của pháp tánh,
Là thanh tịnh tự nhiên,
Bị sập bẫy trong tâm phàm tục,
Và chúng sanh luôn đau khổ trong nghèo khó.

Những hành giả mới, hiểu sai về thực hành có thể tự hỏi tại sao cần phải suy nghĩ xa hơn về sự đau khổ của cõi luân hồi, vì họ hoàn toàn biết họ hiện hữu. Họ có thể nghĩ rằng điều này chỉ thêm vào những quan niệm và sẽ chẳng tạo ra bất cứ khác biệt nào. Nhưng, tất cả mọi sự đều là quan niệm trong luân hồi.

Không có sự suy nghĩ, xem xét nội tâm, và quan tâm đến sáu cõi, quán tưởng và kinh nghiệm chúng, chúng ta không thể giải thoát khỏi đau khổ vì không nhận ra bản tánh của chúng sanh. Do vậy, suy nghĩ lặp đi lặp lại nhiều lần về những đặc tính tiêu cực của luân hồi để chuyển tâm thoát khỏi sinh tử và hướng đến Thiện Pháp.

Chúng ta có thể hỏi tại sao cần phải thêm vào những quan niệm suy nghĩ lặp đi lặp lại về luân hồi. Nhưng đây là một sai lầm, vì mọi quan niệm không giống nhau. Một số tư duy xuất phát từ vô minh và gây ra năng lượng tiêu cực, và một số suy nghĩ xuất phát từ sự tỉnh thức, linh hoạt của tâm tỉnh giác và tạo ra năng lượng tích cực. Mặc dù khi nghe mọi quan niệm đều giống nhau, nhưng bản chất và kết quả của chúng là khác biệt. Cái này gây ra tổn hại và cái kia là sự lợi ích. Như đã nói trong Tantra:

Quan niệm được tịnh hóa từ quan niệm.
Hiện hữu được tịnh hóa từ hiện hữu.

Ví dụ, nếu bị nước vào lỗ tai, chúng ta có thể làm nước ra ngoài bằng cách cho nước vào nhiều hơn kết hợp với nước đã ở trong đó để có thể đẩy tất cả nước ra ngoài. Tương tự, bất cứ quan niệm trọng yếu nào đều được tịnh hóa bởi quan niệm.

Vì tâm liên tục bất tận là vô chướng ngại, nó phản ánh vô số khía cạnh của hiện tượng. Tất cả hiện tượng này có thể dung chứa trong hai phạm trù hiện tượng của luân hồi và niết bàn, những bậc Kim Cương Sư Tantric siêu phàm của truyền thống Nyingma đã bộc lộ nhiều giảng giải quý báu về cách hiện tượng này được tạo ra, bao gồm trong tám cách phát triển tự phát. Điều này có thể tổng hợp thành hai lối vào.

Từ thời vô thủy, nguyên sơ, khi chúng sanh không nhận ra sự phản ánh của tính bất nhị, năng lực vô chướng ngại của tâm trí tuệ phô diễn, lối vào của luân hồi được mở ra. Kế tiếp, qua tâm nhị nguyên, thói quen được tạo ra, và từ thói quen này đến thói quen khác, sinh tử được tạo lập.

Đức Phật Phổ Hiền là sự khởi nguyên của tất cả chư Phật từ thời vô thủy, nguyên sơ. Nếu chúng ta nhận ra rằng mọi hiện tượng phát sinh là sự xuất hiện của tâm trí tuệ bổn nguyên, trong sáng của Ngài, chúng được giải thoát một cách tự nhiên. Vì nhận thức này không tạo ra một đối tượng trong thực tại, mọi thứ là sự phô diễn, mở ra lối vào giác ngộ.

Nếu không nhận ra trí tuệ phô diễn, đó là sự xuất hiện vô cớ hình tướng rõ ràng của đại rỗng rang, chúng ta tạo ra thực tại chủ thể và đối tượng. Qua thực tại của chủ thể và đối tượng chúng ta tạo ra hiện tượng chung và riêng. Khi hiện tượng xuất hiện được nhận thức trong cùng cách, cùng thời điểm và cùng nơi chốn bởi một nhóm người, họ tham gia nhận thức tạo ra thói quen thỏa thuận, và thói quen này trở thành thói quen của hiện tượng chung. Khi hiện tượng xuất hiện được nhận thức khác đi bởi những cá nhân, ngay cả dù họ nhận thức cùng lúc, cùng nơi, nhận thức cá nhân của họ trở thành thói quen của hiện tượng riêng. Khi sự tạo ra nhiều thói quen khác nhau gia tăng nhiều loại hiện tượng đến khi hiện tượng riêng được dự phần bởi những cá nhân khác nhau, một lần nữa nó tạo ra hiện tượng chung.

Nếu là người đoạn kiến, chúng ta thích duy trì trong thói quen của sự thỏa thuận đoạn kiến thông thường vì nó quen thuộc. Do vậy, sau khi năng lượng nghiệp, hữu hình, đặc biệt của thân chúng ta bị tiêu hao, chúng ta vẫn có hiện tượng cá nhân của thói quen hiện tượng chung. Thế nên, chúng ta bị tái sanh nhiều lần với cùng thói quen của hiện tượng chung phù hợp với lực của nghiệp quen thuộc của sự phản chiếu chính cá nhân mình.

Chúng ta có thể nghĩ việc giải thoát chính mình khỏi thói quen nặng nề của hiện tượng chung và sự tạo ra thói quen nhẹ nhàng hơn của hiện tượng cá nhân thanh tịnh của thực hành là không thể được. Điều này có vẻ như dù cho ta cố gắng thế nào đi nữa, chúng ta vẫn phân biệt chủ thể và đối tượng của tâm nhị nguyên nên tạo thành thói quen. Không giữ thói quen trước này làm chúng ta chán nản thực hành, chúng ta phải thực sự tin tưởng vào Phật tánh ở trong tâm mình. Phải nhớ rằng chư Phật sẽ đến vào mọi lúc để dẫn dắt chúng ta đến giác ngộ, và các Ngài là hình tướng phản ánh Phật tánh của chúng ta. Phải nhớ rằng chư Phật giảng dạy chúng ta liên tục tùy theo khả năng riêng của chúng ta.

Khi phát triển hiện tượng của chư Phật theo con đường thực hành, dường như vẫn có sự xuất hiện chủ thể và đối tượng như chư Phật và chúng ta đi theo các Ngài. Tuy nhiên, chúng ta chỉ sử dụng chủ thể và đối tượng trong thực hành để siêu vượt lên chúng. Điều này hoàn toàn khác hẳn với những người bị trói buộc giữa chủ thể và đối tượng của sinh tử, luôn tạo ra đau khổ. Chúng ta kết hợp sự phản chiếu thanh tịnh của tâm mình đến mandala tự khởi nguyên của những bậc giác ngộ, luôn phát triển những phẩm tính trí tuệ.

Khao khát những gì có vẻ là một đối tượng tích cực, giống như một người bạn tốt, có thể tạm thời đem lại thỏa mãn, nhưng cuối cùng nó luôn đem lại đau khổ và tạo ra nghiệp lần nữa. Khao khát này chỉ tạo ra thói quen thô nặng thông thường vì không có gì lâu bền và có lợi về việc kết hợp với bạn bè thông thường trong một cách bình thường. Thay vì bám chấp vào người khác, chúng ta suy nghĩ và cầu nguyện với niềm tin hướng đến chư Phật như những đối tượng an ủi của mình. Điều này tạo ra thói quen cao quý, nhẹ nhàng, ngay cả dù trong giây lát chúng ta có thể không thấy chư Phật vì thói quan đoạn kiến trước đó của mình. Vì chư Phật là sự biểu hiện của tâm trí tuệ bổn nguyên, vô chướng ngại luôn luôn nối kết với chúng ta và không bao giờ gây đau khổ hay nghiệp. Với thực hành, chúng ta có thể điều phục những quan niệm tiêu cực của chủ thể và đối tượng, chuyển hóa chúng thành sự tự biểu hiện không dối gạt, bất khả tư nghị của chư Phật.

Nếu muốn thoát khỏi bẫy rập của hiện tượng thô nặng chung và hiện tượng riêng mình, thoát khỏi chu trình ảo tưởng đoạn kiến, chúng ta phải đi theo giáo lý Đức Phật và cố gắng chuyển hóa thói quen ảo tưởng của mình thành tánh giác chánh kiến. Cho đến khi tự tin trong tâm trí tuệ chánh kiến của mình, chúng ta phải liên tục tin tưởng vào Tam Bảo và thực hành. Để giải thoát tâm mình khỏi thói quen thô nặng, hiện tượng chung, chúng ta phải cố gắng phát triển và gia tăng thói quen nhẹ nhàng, hiện tượng cá nhân của Bổn Tôn trí tuệ cho đến lúc thói quen của mọi hiện tượng chung và riêng hoàn toàn cạn kiệt thành không còn thói quen, sự thanh thản không che đậy của Bổn Tôn xuất hiện tự nhiên và trí tuệ trong sáng như bầu trời hư không.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.124.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...