Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Nói gì với giới trẻ về Phật giáo? »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Nói gì với giới trẻ về Phật giáo?

Donate

(Lượt xem: 7.549)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Nói gì với giới trẻ về Phật giáo?

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Bài nói chuyện soạn cho ngày hội luận 13/11/2016 do Hội Phật Học Đuốc Tuệ tổ chức tại Sangha Center, Huntington Beach, Calif. Thực tế sẽ nói ngắn hơn, vì không đủ thời lượng.)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng,


Tôi rất hân hạnh có mặt nơi đây, và xin gửi lời trân trọng cảm ơn Hội Đuốc Tuệ đã mời góp ý cho vấn đề quan trọng này. Tự thân mình không có đủ trí tuệ và phước đức, nên những lời này chỉ xem như một viên gạch nhỏ trong tòa nhà đang xây của Phật giáo hải ngoại.

Tôi tin rằng tất cả quý vị nơi đây đều là những người có vô lượng công đức, và thực sự quý vị có nhiều công đức hơn những người đã từng xây tự viện, hơn những người đã từng cúng dường trực tiếp tới Đức Thế Tôn, tới 100 vị Bích Chi Phật, tới 100 vị A La Hán, vân vân… Bởi vì tất cả quý vị nơi đây, tất cả đều từng quy y và thọ giới, và do vậy quý vị có công đức nhiều hơn vô số công đức dâng cúng vừa nói. Tôi sẽ dẫn một kinh ra, ghi lời Đức Phật dạy như thế. Và nên mời gọi giới trẻ đọc kỹ về kinh này.

oOo

Chúng ta nên nói gì với giới trẻ về Phật giáo? Tôi xin tìm cách trả lời trong cương vị người cư sĩ hải ngoại. Đây là vị trí riêng, từ suy nghĩ cá nhân, không đại diện cho bất kỳ giáo hội nào.

Thực tế, sách vở, tài liệu, bài viết về Phật giáo có rất nhiều trên mạng – cả tiếng Anh và tiếng Việt -- nhưng không chắc gì giới trẻ đã tiếp cận được. Cũng như chúng ta cư ngụ ở Quận Cam, nhưng không bao nhiêu con phố chúng ta đã từng bước tới, hay được nghe tên. Và trong khi các em sử dụng Internet thành thạo hơn rất nhiều người chúng ta, những gì các em đọc hàng ngày không phải là những bài viết về Phật giáo mà chúng ta muốn các em đọc.

Tại hải ngoại, và cả trong nước VN cũng thế, rất nhiều thiếu niên chỉ bước vào chùa khi gia đình có tang sự. Trong các buổi lễ này, thường các em chẳng hiểu bao nhiêu, cũng không thấy quý thầy trao giấy tờ hay sách vở giải thích. Và quý vị biết rằng nơi đây, các em nghe tiếng Việt tiếng được, tiếng mất. Thực tế, nghi lễ đó, với người lớn cũng thấy nhiều chữ khó hiểu, có muốn diễn tả lại cho con mình cũng không đủ tiếng Anh để nói. Và như thế, qua 49 ngày, là 7 lần các em theo thân nhân tới chùa, ngồi cho qua lễ rồi về.

Trong khi đó, các em tiếp cận với các tôn giáo khác, gần như hàng ngày, hàng giờ. Mở máy truyền hình, có nhiều băng tần 24 giờ của các nhà thờ, các hội thánh khác nhau. Các làn sóng đó nói bằng tiếng Anh, và con em chúng ta nghe dễ dàng hơn nghe tiếng Việt. Hoàn cảnh tổng quát là như thế.

Bây giờ, nói chuyện hoằng pháp. Chúng ta dạy gì cho các em. Giả sử, một thiếu niên 12 tuổi, hay 15 tuổi… Trong cơ duyên gặp gỡ nào đó, như ở chùa, hay ở một lễ hội, chúng ta nên nói gì với các em?

Nếu biết rằng, cơ duyên gặp này chỉ kéo dài 5 phút, và rồi thiếu niên kia sẽ bay đi tiểu bang xa, vĩnh viễn không có cơ duyên về lại ngôi chùa Việt Nam nào khác nữa, chúng ta nên nói gì với các em?

Và nếu may mắn hơn, nếu cơ duyên gặp gỡ, nói chuyện kéo dài một giờ đồng hồ, chúng ta sẽ nói gì với các em?

Một số vị thường khuyên là nên tập chánh niệm (mindfulness)… Đây là pháp phổ biến, và có lợi trăm đường. Tuy nhiên, nếu thuần túy tập pháp này, mà không quy y, không thọ giới cũng sẽ cơ nguy chệch hướng. Bởi vì pháp này được các thiện xạ thế giới tập để trở thành sát thủ giỏi hơn, được các chuyên gia ngân hàng tập để sẽ giỏi bày mưu tính kế hơn, và được các bác sĩ dạy cho bệnh nhân để thấy thân xác khoái lạc. Do vậy, tôi tin rằng, dạy về Giới, hay SILA nên là ưu tiên.

Thứ nhất, tôi xin đề nghị rằng nên dạy cho trẻ em hãy tin sâu nhân quả. Đã tin nhân quả, tất nhiên giữ giới sẽ rất mực nghiêm túc.

Thứ nhì, nếu có thì giờ giải thích thêm, nên giải thích về lý vô thường. Đây là cốt tủy. Vô thường, trong kinh về giáo pháp ngắn gọn “Saṃyuktāgama 79. Discourse on a Brief Teaching” và ba kinh kế tiếp đã cho thấy chữ vô thường đương đương các chữ “bất như ý” (hiểu là khổ), chữ “rỗng rang không gì có thực” (hiểu là không) và chữ “không có cái tôi, cái của tôi nào” (hiểu là vô ngã).

Về phương tiện giảng dạy, trước tiên nên là lời ba mẹ dạy con trực tiếp, thứ nhì nên dạy qua truyện cổ, truyện ngắn.

Tôi sẽ kể một kinh nghiệm riêng. Khoảng năm lớp tư và lớp năm, tôi và một tên bạn cùng lớp ưa đi xe đạp lên Chùa Xá Lợi đọc sách. Chùa lúc đó có thư viện nhỏ nơi tháp. Những câu chuyện tôi đọc, không thể nhớ chính xác là chuyện gì. Chỉ mê đọc là đọc thôi. Nhỏ mà muốn đọc đủ thứ, dù chẳng hiểu bao nhiêu. Lúc nào cũng cho một nhà sư trung niên, hay một vị cư sĩ tóc trắng ngồi chung trong thư viện. Đó là phiên trực của vị đó. Những hôm thư viện Chùa Xá Lợi đóng cửa, tôi và tên bạn lại phóng xe đạp tới Thư Viện Lincoln để đọc. Sách ở thư viện Mỹ đẹp, nhiều hình màu, giấy khổ lớn. Khỏi cần hỏi mượn, trên bàn lúc nào cũng bày sẵn ít nhất 4 cuốn Kinh Thánh Ky Tô loại đã soạn thành truyện cho trẻ em đọc. Đó là những ngày rất thơ mộng của đời tôi.

Và sau này, tôi may mắn có cơ duyên gần như ngày đêm đọc, viết, nghiên cứu, tu học Phật pháp.

Tôi nghiệm ra như thế này: trẻ em bao giờ cũng thích đọc truyện. Như thời xa xưa, chúng ta có truyện Con Rồng, Cháu Tiên, rồi truyện cổ về 18 đời vua Hùng Vương để giải thích về cội nguồn dân tộc. Hễ vô trường học là được thầy, cô dạy. Bản thân tôi thời trung học đã mê các truyện như “Con thằn lằn chọn nghiệp” của cụ Hồ Hữu Tường, “Cửa tùng đôi cánh khép” của Thầy Nhất Hạnh.

Kinh điển Phật giáo cũng có những truyện cực kỳ tuyệt vời như truyện về cuộc đời Đức Phật, hay Tích Truyện Pháp Cú, hay là truyện cuộc đời các thánh tăng… Do vậy, tôi đề nghị tất cả các chùa nên lập thư viện và nên tập thói quen cho các em Gia Đình Phật Tử đọc sách, em nào không giỏi tiếng Việt thì đọc tiếng Anh. Trong khi nhiều tủ sách hải ngoại, cứ thấy khóa chặt, thiệt sự là vô ích. Nếu không đọc sách, có thể lên mạng Internet hạ tải xuống, in ra giấy để đọc. Nếu các vị huynh trưởng Gia Đình Phật Tử hướng dẫn cách đọc, cách học, cách nghiền ngẫm ý nghĩa… sẽ giúp cho rất nhiều thiếu niên có hành trang lên đường tốt.

Trong khi giải thích về truyện nhà Phật, nên ưu tiên nhấn mạnh về tin sâu nhân quả. Và do vậy, cần quy y, thọ giới.

Đó là điểm thứ nhất. Thứ nhì là lý vô thường.

Trang bị 2 niềm tin chắc thật này cho các em, chúng ta không sợ sau này các em chạy theo các tôn giáo khác. Khi đã tin sâu nhân quả, các em sẽ không tin chuyện “hồng ân cứu rỗi” từ một đấng nào đó, vì như thế, là phi nhân quả.

Khi đã tin rằng tất các các pháp đều biến đổi từng khoảnh khắc, các em sẽ biết cách chất vấn về khái niệm gọi là “Thượng Đế”…

Lý vô thường là tuyệt vời của Phật Giáo. Nhưng đa số chúng ta không thâm cảm như chư tăng ngày xưa. Chúng ta tụng đọc, nhưng không nghiền ngẫm ý nghĩa, và khi nghiềm ngẫm ý nghĩa, chúng ta không hít thở cho trọn cái lẽ vô thường đó.

Tích Truyện Pháp Cú, bản dịch của Thiền Viện Viên Chiếu, về Kệ 170, có kể rằng có 500 tỳ kheo nhận đề mục thiền định từ đức Bổn Sư, trở về rừng và nỗ lực thiền định. Nhưng mặc dù gắng sức chiến đấu hết mình, họ không thể nào phát triển tuệ giác.

Các thầy nghĩ thầm: "Chúng ta sẽ đổi đề mục khác thích hợp với chúng ta hơn". Các thầy lại chỗ Phật, trên đường đi các thầy thấy một ảo ảnh, tập trung mọi ý niệm về ảo ảnh ấy, các thầy khai mở tuệ giác. Khi bước vào sân tu viện, trời đổ mưa, các thầy đứng đấy nhìn những bọt nước nổi bập bềnh và tan nhanh chóng. Một tư tưởng trỗi dậy: "Tự ngã của chúng ta như bọt nước nổi tan". Lập tức các thầy tập trung tư tưởng vào ý nghĩ này. Đức Bổn Sư đang ngồi trong hương thất, bèn hóa thân đến trước các thầy, nói kệ:

(170) Hãy nhìn như bọt nước,
Hãy nhìn như cảnh huyễn!
Quán nhìn đời như vậy,
Thần chết không bắt gặp.

Nghe xong, các thầy chứng quả A-la-hán ngay tại chỗ.

Hiển nhiên, Đức Phật đọc kệ như thế vì đang nhìn thấy trời đổ mưa, bọt nước nổi và tan.

Tại sao 500 tỳ kheo chứng quả tức khắc như thế? Chỉ vì không còn vướng mắc gì với bất kỳ một pháp nào nữa, dù là sắc thanh hương vị xúc pháp.

Tại sao hàng ngày chúng ta cũng đọc tụng về vô thường, mà không thấy ảnh hưởng gì hết? Bởi vì, chúng ta chưa thực sự Văn, Tư, Tu.



ĐỀ NGHỊ VĂN TƯ TU

Phương pháp nghiền ngẫm kinh điển bằng suy nghĩ, bằng lý luận được chư Tăng Tây Tạng gọi là Thiền phân tích. Nếu chúng ta xem phim về Phật giáo Tây Tạng, sẽ thấy có những cuộc tranh luận giữa các học tăng chia phe. Khi đọc sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma, dòng lý luận rất minh bạch, giúp chúng ta gạn lọc mọi nghi ngờ.

Như với lời dạy của Đức Thế Tôn vừa nêu, “Hãy nhìn như bọt nước, Hãy nhìn như cảnh huyễn…” Chúng ta có thể tự đọc và suy nghĩ, hay hướng dẫn người chung quanh cùng suy nghĩ, thí dụ:

“Thế nào là nhìn như bọt nước? Bọt nước hiện ra, rồi tan. Thân mình cũng hệt như đám bụi sa mạc bùng lên, rồi sẽ lunh linh tan đi theo gió nghiệp. Có muốn giữ muôn năm cũng không được. Thân này của mình cũng thế, tâm này của mình cũng thế, tất cả biến đổi từng khoảnh khắc, sức khỏe rồi cũng suy tàn, nhan sắc cũng thay đổi, ngày hôm nay còn ngồi nghe tiếng chim kêu, từng âm vang hiện lên rồi biến mất, còn ngồi nhìn hoa trong vườn, nhưng từng khoảnh khắc hoa cũng biến dổi, và bởi vì vô thường, nên là vô ngã, nghĩa là không có pháp nào có cái gì gọi là cái tôi, cái ta, cái người… và vì là vô thường, là vô ngã, nên là rỗng rang vô tự tánh….”

Cứ suy nghĩ và lý luận như thế chính là Thiền phân tích. Phương pháp này ứng dụng được với bất kỳ kinh nào. Đừng sợ suy nghĩ là loạn tâm. Đây là cách đối trị để tâm mình không dính vào bất kỳ pháp nào. Thiền Tây Tạng cũng gọi cách lý luận như thế là Thiền của bậc pandita (Thiền của học giả). Khi nào thấy tâm mình không còn bị vướng lý luận gì nữa, nên tập pháp Thiền của kusulu (Thiền của kẻ nhà quê, thiền của người rất mực ngây thơ, để tâm an nghỉ bình thường, tỉnh giác, lặng lẽ, trong trẻo, rỗng rang).

Trong khi tập Văn Tư Tu, nên tự nghĩ thầm, hoặc tự mình nói, và nếu đông người nên nói chậm cho đại chúng nghe.

Tới vấn đề mới, câu hỏi là, làm sao để thấy các pháp vốn thực là vô sinh? Bởi vì các pháp sinh diệt liên tục, làm sao thấy pháp không hề sinh diệt? Vì vô sinh là Niết bàn. Vì vô sinh diệt là Niết bàn. Câu hỏi nơi đây là, làm sao thấy các pháp đương thể tức không, rằng không có thực sinh thực diệt? Chỉ có pháp Như là tối thắng. Như thế, cũng có nghĩa rằng phiền não và Niết bàn không khác. Nhiều Kinh Phật đã dạy như thế.

Chúng ta có thể Văn Tư Tu nơi đây. Làm cách nào lý luận để tâm mình bặt hết mọi đường lý luận? Cách đơn giản, là nghiền ngẫm các bài kệ Trung Quán Luận của Ngài Long Thọ. Nghiền ngẫm được bài kệ này, tâm sẽ không còn khởi chấp gì nữa. Và khi tâm không khởi chấp, tự nhiên pháp Như hiện ra, rằng các pháp như thị là như thị, không còn tâm nào hiện ra kéo chúng ta đi vào đâu nữa.

Thí dụ, bài kệ đầu về Nhân duyên như sau:

Chư pháp bất tự sinh,
diệc bất tùng tha sinh.
Bất cộng bất vô nhân,
thị cố tri vô sinh.

(Triết Học Long Thọ, GS Vũ Thế Ngọc, trang 65)

Có nhiều bản tiếng Anh, nơi đây dẫn ra bản dịch này cho tiện:

Not from self, not from other,
Not from both, nor without cause
Things do not arise
At any place, at any time.

(The Sun of Wisdom, Khenpo Tsultrim Gyamtso, trang 5)

Chúng ta lý luận thế này. Rằng bài kệ này phá tất cả các dị thuyết. Khi chúng ta suy ngẫm bài kệ tới tận cùng lý luận, sẽ thấy tâm tự động ở vị trí trung đạo, sẽ không chấp rằng có hay không có, sẽ không chấp vào một hay nhiều. Tại sao như thế. Hãy hình dung như một cô ca sĩ đứng trên sân khấu. Cô luyện giọng hát cả đời. Chung quanh cô có các nhạc sĩ đàn guitar, đàn piano, trống… Tất cả chỉ có thể hiểu được bằng pháp duyên khởi. Và cô ca sĩ hát, thí dụ: “Mưa đã mưa bay trên tầng tháp cổ…” Nếu có một pháp nào chệch đi, sẽ không có ca khúc này được hát lên.

Làm sao để thấy pháp vô sinh nơi đây? Làm sao thấy đương thể tức không? Ngài Long Thọ lý luận qua bài kệ trên rằng, thí dụ:

-- âm thanh chữ “tháp” trong dòng nhạc nêu trên không tự nó sinh khởi (hiển nhiên);

-- âm thanh chữ “tháp” không sinh từ pháp khác, vì nó không thể sinh từ cái khác chính nó (làm sao chữ nào khác, hay pháp nào khác có thể sinh ra âm vang chữ “tháp”?);

-- âm thanh chữ “tháp” không từ cả 2 cách trên mà ra, và cũng không phải là không có nhân duyên;

-- Do vậy, trong cách nhìn này, biết rằng các pháp không hề sinh ra (tức là vô sinh, tức là Niết bàn).

Nguyên một toàn cảnh cô ca sĩ hát trên sân khấu đó, với âm vang bên tai chúng ta và hình ảnh hiện trước mắt ta, thực sự là vô tướng, nghĩa là toàn cảnh là duyên khởi. Thấy ngay cô ca sĩ cũng hệt như một đám bụi sa mạc lung linh trước mắt chúng ta, và sân khấu là những đám bụi lung linh vô thường như thế, không từ đâu tới, và không đi tới đâu, tức là bất khứ, bất lai. Và nhận ra lý duyên khởi là thấy tức khắc các pháp đều là không, đều là vô tướng, đều là vô tác, đều là vô ngã.

Với Văn Tư Tu như thế, người học giả tự nhiên nghiệm ra lý duyên khởi, sẽ thấy tâm lặng lẽ dần. Lúc đó mới tu pháp của Kusulu, tiếng Tây Tạng gọi là “tu như kẻ khờ, kẻ hồn nhiên ngây thơ.”

Nhưng tới đây là chuyện khác. Tất cả các bạn có thể tới các chùa quanh đây, xin học Thiền từ nhiều ngôi chùa, nhiều truyền thống, rồi dần dà tự chọn pháp thích nghi, tự biết cách an tâm. Nơi đây, tôi chỉ cung ứng phương pháp mà tôi biết nhiều chùa không sử dụng.



LÀM THƠ

Có một cách để an tâm khác. Đó là sáng tạo. Tức là sống với cái chưa từng biết. Còn gọi là sống với tâm khi hạt bụi chưa dấy lên. Cái chưa từng được biết, tiếng Anh gọi là “the unknown.”

Ngài Đạo Nguyên, sáng tổ Tào Động Nhật Bản, dạy pháp “tư lường cái bất khả tư lường”… Nhưng cách này lại khác với cách chúng ta vừa lý luận theo Ngài Long Thọ. Cách này về sau được Ngài Thánh Nghiêm ở Đài Loan gọi là “Pháp tu không-pháp tu” (The Method of No-Method). Nghĩa là, “chỉ ngồi thôi, buông bỏ hết thân tâm, buông bỏ hết sắc thanh hương vị xúc pháp và vân vân…”

Sống cái chưa biết? Đức Phật dạy như thế nào? Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, kệ 348, rằng hãy quăng bỏ hết quá khứ, hiện tại, vị lai… là sẽ tới bờ bên kia. Lập tức, chàng nghệ sĩ gánh xiệc nghe xong là đắc quả A La Hán. Đó là sống với cái chưa biết. Bài kệ này viết:

(348) Bỏ quá, hiện, vị lai,
Đến bờ kia cuộc đời,
Ý giải thoát tất cả,
Chớ vướng lại sanh già.

Chúng ta thường nghe nói là hãy sống cái “bây giờ và ở đây.” Nhưng trong bài kệ này, Đức Phật dạy quăng bỏ hết tất cả, quăng bỏ cả “bây giờ và ở đây,” và như thế, sẽ không dính vào bất kỳ cái gì hết. Có nghĩa là gì? Có nghĩa là, Đức Phật yêu cầu chúng ta sống với cái tâm chưa biết, nhìn vào thế giới những điều chưa biết. Nghĩa là sáng tạo, là từng khoảnh khắc đều mới tinh khôi.

Vậy thì, tại sao làm thơ sẽ giúp chúng ta tiếp cận Cái Chưa Biết?

Tôi nghĩ là các bạn trẻ nên có tờ giấy, cây bút chì trong túi… để những lúc ngồi ở bến xe, tiệm nước, có thể nghĩ tới những câu thơ. Miễn đừng copy người khác. Đây là cách an tâm tuyệt vời. Ai cũng có thể làm được. Bạn sẽ thấy có những lúc bạn loạn tâm, không biết làm sao lắng tâm được, dù là ngồi hít thở, dù là tụng đọc Bát Nhã Tâm Kinh, dù là tụng đọc Đại Bi… Lúc đó, tôi đề nghị, hãy làm thơ. Khi bạn làm thơ thực sự, tất cả loạn tâm sẽ biến mất, chỉ còn một cái nhìn vào cõi chưa biết của tâm, sẽ rất gần với pháp tham thoại đầu, hay tham công án của Thiền. Cảnh giới này sẽ là một cái gì rất là mới. Nếu bạn sống với cõi chưa biết của tâm, tất cả loạn tâm sẽ biến mất dần dần. Ai cũng có thể thử.

Hãy nghĩ rằng bạn đang viết những câu thơ chưa ai từng viết. Thí dụ, thơ nhớ mẹ, thơ biết ơn cha, thơ về mùa xuân năm ngoái bên Hồ Tây (xin ghi chú: khi chúng ta làm thơ và nghĩ về mùa xuân năm ngoái, sẽ không có nghĩa là chúng ta rơi vào pháp quá khứ, vì lập tức pháp này hiện ra trong khi chúng ta làm thơ như “cái chưa từng được biết” và bạn chớ khởi tâm tham luyến hay sân hận gì), và vân vân. Tuy nhiên, nếu mê làm thơ, lại là bệnh, xin nhớ như thế; lúc đó nên tạm bỏ làm thơ.

Kinh nghiệm này dễ thấy: tất cả chữ hiện lên trong tâm chúng ta khi làm thơ sẽ làm lắng đọng loạn tâm. Vì chúng ta đang sống với những dòng thơ rất mới. Và đó là sống với cái chưa từng được biết. Đó là một phương pháp tôi nghĩ là hữu dụng.

KINH TRÍ TUỆ LÀ TỐI THẮNG

Sau đây là một bài Kinh tôi nghĩ rằng giới trẻ nên Văn Tư Tu. Bài Kinh này các bạn muốn Tư làm sao, xin tự suy nghĩ, tự chiêm nghiệm, trên từng câu một. Nơi đây sẽ là bản dịch trung thành từ Anh sang Việt.

Kinh này trong cuốn “In the Buddha's Words” – bản Anh dịch của Ngài Bhikkhu Bodhi, trang 178-179, nhan đề là “Insight Surpasses All” – Trí Tuệ Là Tối Thắng. Cuối bài, sẽ có link vào bản PDF. Kinh này dễ hiểu, nhưng cực kỳ quan trọng:



[Đức Phật nói với ngài Anathapindika:] “Này cư sĩ, trong thời quá khứ có một vị bà la môn tên là Velama. Người này đã cúng dường nhiều như thế này: 84 ngàn tô vàng chất đầy bạc; 84 ngàn tô bạc chất đầy vàng; 84 ngàn tô đồng chất đầy thỏi vàng; 84 ngàn con voi, xe ngựa, bò đang cho sữa, tớ gái, và ghế nệm ngồi, nhiều triệu tấm vải mịn, và vô số thức ăn, nước uống, dầu và tấm vải giường.

Cúng dường nhiều như Velama như thế, cũng không có công đức bằng người cung dưỡng một người có chánh kiến.

Cúng dường nhiều như Velama như thế và bất kể có cung dưỡng 100 người có chánh kiến, cũng không có công đức bằng cung dưỡng một vị Nhất lai (Tư Đà Hàm).

Cúng dường nhiều như Velama như thế, và bất kể có cung dưỡng 100 vị Nhất lai, cũng không có công đức bằng cung dưỡng một vị Bất lai (A Na Hàm).

Cúng dường nhiều như Velama như thế và bất kể có cung dưỡng 100 vị Bất lai, cũng không công đức bằng cung dưỡng một vị A La Hán.

Cúng dường nhiều như Velama như thế và bất kể có cung dưỡng 100 vị A La Hán, cũng không công đức bằng cung dưỡng một vị Bích Chi Phật.

Cúng dường nhiều như Velama như thế và bất kể có cung dưỡng 100 vị Bích Chi Phật, cũng không công đức bằng cung dưỡng một Đức Thế Tôn Chánh Đẳng Chánh Giác…

Sẽ còn có công đức nhiều hơn nữa nếu vị này cung dưỡng Tăng Già lãnh đạo bởi Đức Phật và xây một tu viện cho tứ chúng…

Sẽ còn công đức nhiều hơn nữa, nếu với một tâm thành tín, người này quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, và thọ 5 giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không sử dụng rượu/thuốc gây nghiện.

Công đức nhiều như thế, nhưng sẽ còn công đức nhiều hơn nữa nếu người này tu tâm từ bi dù là trong thời gian ngắn như vắt sữa bò.

Công đức nhiều vô số như thế, nhưng công đức sẽ còn nhiều hơn nữa, nếu người này nhận ra lý vô thường chỉ trong một khảy ngón tay.”

(AN 9:20, abridged; IV 393-96)



Như thế, để đúc kết, tôi trình bày ước mơ rằng, mỗi chùa đều nên có một thư viện, mở cửa và hướng dẫn các em đọc truyện cổ Phật giáo.

Thứ nhì, nên dạy đầu tiên là: tin sâu nhân quả.

Thứ ba, nên dạy các em lý vô thường. Vì vô thường, nên bất như ý, nên rỗng rang không tự tánh, nên thực sự các pháp vô ngã, như những cành lau nương gá nhau nên gọi là lý duyên khởi. Đức Phật nói chỉ cần rút đi một cọng tranh, là cả chùm chấp ngã sụp đổ. Vô thường là cọng tranh mà các em có thể kinh nghiệm được.

Thứ tư, nên dạy pháp Văn Tư Tu. Đừng sợ suy nghĩ nhiều sẽ loạn tâm. Hãy dùng suy nghĩ để làm ngưng đọng các khởi chấp của tâm. Không cần tụng kinh, chỉ cần nghiền ngẫm ý nghĩa. Nếu dùng các bài kệ Trung Quán của Ngài Long Thọ là tâm sẽ không chấp vào bất kỳ bên nào nữa.

Thứ năm, nên làm thơ, từ từ sẽ lắng tâm xuống. Vì làm thơ cũng là sống với cái chưa biết, cái chưa được tư lường.

Thứ sáu, và cũng là quan trọng, hãy dẫn tất cả ba mẹ, anh em, làng xóm rủ nhau quy y thọ giới.

Hy vọng rằng những giải thích này rất minh bạch.

Nguyên Giác


GHI CHÚ: Sau đây là bản tiếng Anh bài kinh vừa dịch.

Insight Surpasses All

[The Buddha said to Anathapindika:] "In the past, householder, there was a brahmin named Velama. He gave such a great alms offering as this: eighty-four thousand bowls of gold filled with silver; eighty-four thousand bowls of silver filled with gold; eighty-four thousand bronze bowls filled with bullion; eighty-four thousand elephants, chariots, milch cows, maidens, and couches, many millions of fine cloths, and indescribable amounts of food, drink, ointment, and bedding.

"As great as was the alms offering that the brahmin Velama gave, it would be even more fruitful if one would feed a single person possessed of right view.

As great as the brahmin Velama's alms offering was, and though one would feed a hundred persons possessed of right view, it would be even more fruitful if one would feed a single oncereturner.

As great as the brahmin Velama's alms offering was, and though one would feed a hundred once-returners, it would be even more fruitful if one would feed a single nonreturner.

As great as the brahmin Velama's alms offering was, and though one would feed a hundred nonreturners, it would be even more fruitful if one would feed a single arahant.

As great as the brahmin Velama's alms offering was, and though one would feed a hundred arahants, it would be even more fruitful if one would feed a single paccekabuddha.

As great as the brahmin Velama's alms offering was, and though one would feed a hundred paccekabuddhas, it would be even more fruitful if one would feed a single Perfectly Enlightened Buddha...

it would be even more fruitful if one would feed the Sahgha of monks headed by the Buddha and build a monastery for the sake of the Sahgha of the four quarters ...

it would be even more fruitful if, with a trusting mind, one would go for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sahgha, and would undertake the five precepts: abstaining from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, and from the use of intoxicants.

As great as all this might be, it would be even more fruitful if one would develop a mind of lovingkindness even for the time it takes to pull a cow's udder.

And as great as all this might be, it would be even more fruitful still if one would develop the perception of impermanence just for the time it takes to snap one's fingers."

(AN 9:20, abridged; IV 393-96)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.23.101.60 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...