Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Nhân vật Phật giáo »» VỀ LẠI CHỐN XƯA THĂM THẦY   »»

Nhân vật Phật giáo
»» VỀ LẠI CHỐN XƯA THĂM THẦY  

Donate

(Lượt xem: 2.686)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - VỀ LẠI CHỐN XƯA THĂM THẦY  

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

[ 1 ]

Thầy Tôi

Được phân công tham gia vào Ban Biên Tập và viết bài về Ôn (trong những ngày Ôn còn sinh tiền) như một lời tri ân, tôi chợt nghĩ ngay đến những ngày vui ở Vạn Hạnh 50 năm trước bằng tất cả tình cảm và tấm lòng cung kính với Ôn. Trong những ngày ấy tôi đã từng được phép - như những vị khác ở viện - gọi Ôn là chú Sỹ. Còn khi đi với thầy Phước An và thầy Chơn Nguyên đến chơi với Ôn thì cũng gọi là Anh. Rồi đến lúc chia tay để đi xuất ngoại thì tôi gọi là Thầy. Mãi đến 3, 4 năm trước đây lúc Thầy nhắn tôi gọi điện thoại về, để Thầy sai bảo vài công việc thuộc lãnh vực văn hóa Phật giáo, thì tôi chợt nghĩ, bắt đầu từ giờ phút này phải gọi là Ôn.

Nhưng tuyệt nhiên trong thâm tâm Thầy đã là người thầy của tôi không biết tự bao giờ. Trước đây tuy là sinh viên chính thức của Đại học Vạn Hạnh ở cả 3 phân khoa Giáo Dục, Văn Khoa, Phật Khoa nhưng tôi lại chưa từng được học với Thầy – Tiếc thật! Nghĩ lại, đấy là một trong những điều kém may mắn của tôi. Thân cận bậc Thầy chữ nghĩa ngút trời như vậy mà chẳng học được một giờ học nào, hay ít nhất một chữ nào của Thầy. Nhưng xét cho cùng, qua những lần tiếp xúc, dù điện thoại hay email cũng đã học được nhiều lắm. Nên dù vậy, ai nói sao thì nói, Thầy vẫn là thầy của tôi. Trong nhiều lần điện thoại hầu chuyện cùng Thầy, có nhiều khi Thầy đã dạy rằng, Thầy muốn tôi trao đổi công việc với Thầy như „chàng sinh viên Tuấn nói chuyện với chú Sỹ“ (nguyên văn lời Thầy). Cũng vì lý do đó nên tôi đi xin phép vòng vo lung khởi một chút, trước khi vào chuyện.

Tháng 3/2023 vừa rồi, về đến Việt Nam đã gần 3 tuần nhưng do đi với đoàn mang tro cốt Sư Bà Diệu Tâm về nhập tháp ở Huế nên bận rộn các buổi lễ tôi chưa có thể đến thăm Thầy. Xong việc gọi điện thoại xin phép đến thăm thì Thầy đùa ngay: Về mấy tuần rồi mà trốn biệt hỉ? Biết là Thầy đã có thần thông nhìn thấy ruột gan tôi nên vội thưa ngay: Dạ, con mới từ Bồ Đề Đạo Tràng về lại Sài Gòn hôm qua, con xin phép ngày mốt đến thăm Thầy? Ngày mai tôi đã có hẹn đi viếng nhà thơ lão thành Trụ Vũ. Khi bác Trụ Vũ biết hôm sau tôi sẽ đến Thầy Tuệ Sỹ bác đã gọi ngay hai cô con gái Thiên Anh và An Hòa đang ở đó, nói sắp xếp xe ngay để ngày mai cùng đi Đồng Nai thăm Thầy, dù bác đã ngoài 90.



Từ trái: Thi sĩ Trụ Vũ, Thiên Anh, HT Tuệ Sỹ, TT Hạnh Viên, Nguyên Đạo.
Hình do An Hòa chụp

Ái nữ Thiên Anh của thi sĩ Trụ Vũ đã mang theo bức thư pháp viết vội để kính dâng lên Thầy. Thật đúng là Hổ phụ sinh hổ tử. Nội dung bức thư pháp là:

TUỆ Khai Dòng Nghiệp Về Trung Đạo

SỸ Mở Đường Tâm Tới Đại Hùng

Thiên Anh – Kính dâng Thiền Sư Tuệ Sỹ

Chúng tôi ngồi trước hiên nhà uống trà và nói chuyện, cho đến khi 4 vị trong gia đình bác Trụ Vũ cáo từ ra về, sau gần hai giờ đàm đạo.

Tranh thủ lúc Thầy nghỉ trưa tôi đi vòng thăm chùa Phật Ân, nhưng tự nhiên trong lòng thấy bồn chồn, tự dưng thấy chốn này có vẻ quen quen, nhưng nghĩ chùa nào ở Việt Nam thì cảnh trí chắc cũng gần giống nhau. Đi một vòng, quay lại trước cốc của Thầy thấy mọi người vẫn còn nghỉ trưa nên tôi đến viếng Tháp của Hòa Thượng Minh Chiếu ngay kế bên cốc của Thầy mới sực nhớ ra rằng có thể mình đã từng đặt chân đến đây vào khoảng năm 1972-1973 khi khoảng đất này – và có thể nói cả vùng này – còn là một khu đất hoang sơ.

Số là trong những năm ở Đà Nẵng khoảng 1969-1972 tôi thỉnh thoảng thường lui tới khu vườn ở bãi biển Sơn Chà. Ở đó có một khu vườn rất rộng, không nhớ trồng gì, do Hòa Thượng Minh Chiếu mua và giao 2 vị đệ tử xuất gia là Chú Sa và Chú Quảng chăm sóc. Bây giờ thì chú Sa đã mất (sau khi hoàn tục) và chú Quảng không biết lưu lạc nơi đâu, tôi không còn liên lạc. Khoảng chừng năm 1973-1974 tự dưng trong một buổi trưa có người gõ cửa phòng tôi ở Khu Nội Xá Vạn Hạnh. Tôi đang ngủ trưa vùng dậy mở cửa thì thấy chú Quảng tươi cười đứng đó. Hỏi thăm thêm thì mới biết chú đang chăm sóc khu rẫy ở Đồng Nai cho sư phụ (HT Minh Chiếu). Hôm sau tôi đáp xe đò theo chú đến đó chơi, thì thấy chú đang khai khẩn khu vườn khá rộng và khô cằn, lúc ấy chỉ có một ngôi chòi tranh mới dựng lên. Theo suy đoán của tôi, đối chiếu lại các mối liên hệ thì có thể nơi ấy là địa điểm chùa Phật Ân ngày nay. Nói là nói theo trí nhớ vậy chứ không có gì xác quyết rõ rệt, nửa thế kỷ qua đã có bao nhiêu biến động, vật đổi sao dời.

Cảnh trí Chùa Phật Ân rất khang trang, là nơi đặt Văn phòng của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời ở quốc nội. Đây cũng là địa điểm vào ngày 01.09.2022 Hòa Thượng Tuệ Sỹ đã chính thức tiếp nhận ấn tín Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.



Văn phòng HĐPD đặt tại chùa Phật Ân Đồng Nai

Đối chiếu với cảnh hoang vắng năm xưa còn vương lại trong ký ức, tôi mới nghĩ ngay đến mấy câu thơ người xưa đã viết:

山不在高,有仙則名
水不在深,有龍則靈

Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh. [1]

Nghĩa:

Núi không cần cao, có tiên thì nổi danh
Nước không cần sâu, có rồng thì linh thiêng.





Căn nhà nhỏ đơn sơ, nằm kế bên ngôi Tháp trong vườn Chùa Phật Ân tỉnh Đồng Nai là nơi trú ngụ hiện nay của Thầy

Đích thị là vậy. Mấy năm trước, hẳn ngôi nhà Thầy đang ở đây, ngay trong vườn chùa chỉ là một căn nhà bình thường, kể luôn khu nhà bếp nhà kho chừng 100 mét vuông, nằm ngay kế bên ngôi tháp của Hòa thượng Khai sơn. Nếu ở Tây phương thì thường ngôi nhà nhỏ như vậy có khi là chỗ ở của gia đình người chăm sóc nhà, vườn (Hausmeister). Ở bên Đông phương mình có thể là ngôi nhà cho người ở giữ và lo hương khói cho ngôi tháp kế bên đó. Nhưng ở đây, khi tôi đến thì thấy nó tỏa sáng và ngát hương như một tòa sen. Từ đây ánh sáng lan tỏa đi khắp mọi nơi trên thế giới. Mái hiên trước ngôi nhà nhỏ này cũng là nơi mỗi buổi sáng Hòa Thượng Trụ Trì Phật Ân Thích Minh Tâm đến ngồi đàm đạo với Thầy. Ngôi nhà nhỏ ấy – tuy không phải am tranh bên sườn núi – nhưng thiết nghĩ cũng có đủ nội dung một khung cảnh hữu tình sơn và thủy.


[ 2 ]

Về bài thơ Tự Thuật

Khi tôi bắt đầu nhận những công việc Thầy giao cho, đầu tiên là thực hiện vài công đoạn còn sót lại của tác phẩm „Tổng Quan Về Nghiệp“, tôi đã thực sự không khỏi có chút bối rối. Bối rối bởi lẽ trong hơn hai mươi năm làm việc ở Đại học Kiel tôi chỉ làm việc trong môi trường Y học và Kỹ thuật của Tây phương, suốt ngày bận rộn với nào là các Hội thảo, Congress, nào là „PubMed“. Nay quay về lãnh vực Tư tưởng Đông phương thì từ suy nghĩ, phương cách của Tây và Đông khác nhau nhiều điểm. Đó là chưa nói phải ngồi ở nhà làm việc trong điều kiện rất ít các phương tiện trợ thủ, không còn thư ký phụ việc, mà có khi còn phải giải thích này nọ với các bạn đạo khác cũng chỉ góp phần „công quả“.

Nhưng phải nói đó là một may mắn lớn trong đời mà Thầy đã thương yêu dành cho tôi. Trong những ngày vùi đầu trong những trang Kinh vì bắt buộc phải làm cho kịp thời gian, có khi kéo dài cả nhiều tuần, tôi đã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với những Phật Ngữ, tôi đã có những giây phút rúng động toàn thân khi hiểu được lời dạy của Đấng Thiên Nhơn Sư thông qua cách diễn đạt rõ ràng và bác học của Thầy, kèm theo những chú thích đúng chuẩn mực hàn lâm. Điều ấy khó diễn tả được thành lời. Nghĩ lại thấy mắc cở, cả đời nói là học Phật Pháp nhưng ít khi chịu khó ngồi đọc hết một bộ Kinh, nếu không có sự phân công hay áp đặt vào công việc như vậy. Tình yêu thương Thầy dành cho ấy thật khó nói hết được trong một tiếng cám ơn.

Lúc bơi lội trong những tư tưởng, ngôn ngữ và lý luận cao siêu của ý niệm „Nghiệp“ đi từ Ấn Độ học, đến Phật giáo, từ Đông sang Tây, tôi phải kinh ngạc nói với mọi người chung quanh rằng, đây đúng là một „tác phẩm của thế kỷ“. Tôi chia sẻ những nhận xét ấy với một số trí thức Phật Giáo ngay lúc mình đọc được, ai cũng nể phục. Cơ hội ấy đã kéo tôi quay về với nguồn cội của mình, bắt đầu chuyên tâm hơn về Phật học, cố dùng thời gian còn lại để bù đắp cho những năm tháng đi lang thang trong các lãnh vực, phạm trù khác. Tôi bắt đầu đọc nhiều các tác phẩm của Thầy – có khi để học hỏi, để bù lại những khát khao của mình; nhưng cũng có khi vì nhiệm vụ hay công việc được giao trong quá trình thực hiện và ấn hành bộ Thanh Văn Tạng thuộc Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Tôi đã có cơ hội “gặp” lại những người quen cũ, những bậc Thầy cũ; “sống” lại khung trời thân thương cũ của Vạn Hạnh năm nao, khi đọc Bùi Giáng nói về Thơ Tuệ Sỹ [2].

“Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết mọi chân trời mới cũ từ Đường thi Trung Hoa tới siêu thực Tây phương.” [Bùi Giáng đã nhận định như thế về Tuệ Sỹ qua bài thơ Không đề] (Bùi Giáng. Đi vào cõi thơ. Nhà xuất bản Ca Dao, Sài Gòn 1969).

Lời ấy quả không ngoa! Và thật ra không chỉ Bùi Giáng mà có rất nhiều người viết về thơ Tuệ Sỹ khác. Có thể bao nhiêu ngàn trang sách cũng không ngoài ý nghĩa đó.

Thầy Tuệ Sỹ thì viết và nhận xét về những nhà thơ lớn Trung Hoa như sau:

Lý Bạch, tiên tài, cho một thế giới thần tiên, ngoài cuộc thế. Đỗ Phủ, nhân tài, giữa những người cùng khốn. Lý Hạ, quỷ tài, cho những oan hồn chứa đầy u hận, hay chỉ là xảo thuật ma quái của vần điệu?

Cũng có thể, quỷ tài được hiểu như là một thiên tài quái dị, mà ngôn ngữ được sử dụng trên mức độ ma thuật, ngụy quyết. Đó là tư chất thiên phú, với những tưởng tượng đầy tính siêu thực. Sử dụng thi ca y như thủ pháp ma thuật không phải chỉ là một kỹ xảo. Đằng sau từ điệu huyễn hoặc còn ẩn chứa một thế giới huyễn hoặc; thế giới của thần mộng và cô liêu, có thể gọi như vậy. Trong tận cùng sâu thẳm đó là gì; có lẽ chúng ta không thể tìm đến chỉ do sự thúc đẩy của bản tính hiếu kỳ, mà phải đến bằng tất cả những lời kêu gọi thống thiết của định mệnh nhân sinh. Bởi vì, khi Nguyễn Du viết Văn tế thập loại chúng sinh, người ta có thể nhìn thấy tường tận cái tâm trạng của Người chăng? Hay có thể phát kiến một bối cảnh xã hội nào đó của tâm trạng ấy chăng? [3]

Đó là nói về những thi sĩ danh tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lý Hạ… mà tác giả dùng các chữ tán tụng là tiên tài, nhân tài, quỷ tài; là nói chuyện về người xưa. Tất nhiên không thể gói gọn các lời tán tụng trong ba nhân vật trên vì còn có bao nhiêu tên tuổi khác rực sáng trên vòm trời thi ca thế giới như Tagore, Goethe, Hölderlin, Shakespeare… Và rồi cả những Nguyễn Du, Huy Cận, Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử v.v…

Nhưng Bùi Giáng đã hoàn toàn có lý khi nhắc tên một nhà thơ „đã trùm hết chân trời mới cũ“. Bài thơ „Mắt biếc“ – mà Bạch Xuân Phẻ dịch là „Deep Innocent Eyes„ là một ví dụ. Vậy kế bên những tiên tài, nhân tài, quỷ tài ấy hẳn còn có những „x tài“ khác. Cứ tạm gọi là „Tăng tài“. Nhưng thú thật, nếu phải nói về thơ của vị „Tăng tài“ ấy quả là một việc làm mặc chiếc áo quá khổ của tôi. Tôi chỉ như một cậu học sinh mới tập tành đọc để thấm thơ Tuệ Sỹ, để khơi lại nguồn mạch Tuệ Sỹ vốn có sẵn chút ít trong tâm hồn mình.

Cõi thơ của Tuệ Sỹ vô cùng rộng lớn. Thầy làm thơ Việt, thơ Nôm và cả thơ chữ Hán. Thể thơ nào khi đến tay Thầy thì cũng chắp cánh bay cao. Ba cuốn sách thuộc bộ “Tuệ Sỹ Văn Tuyển” được Thầy cho là 3 cuốn sách luôn luôn nằm trên kệ hay đầu giường của tôi. Lúc cần đọc vói tay là có ngay. Tôi trân trọng bộ sách ấy không những vì nó là một tuyển tập đa diện do thầy Hạnh Viên sưu tuyển từ nhiều tác phẩm khác của Thầy, mà còn vì chính nó là món quà Thầy dành cho tôi. Cũng có thể đó là một lời dạy, một ngón tay chỉ đường trong giai đoạn mà tôi vẫn còn say mê làm việc trong các cơ sở Tây phương.

Thầy đã viết lời tặng sách thật thương, thật “Vạn Hạnh”:



Hôm nay nhớ Thầy quá mà biết Thầy mệt nên không dám điện thoại thăm, nhắn tin thầy thị giả thì chỉ được trả lời ngắn là: Sức khỏe Ôn vẫn vậy – nghĩa là vẫn rất yếu! Tôi bèn dở tập sách ra xem. Vô tình gặp một bài thơ ít được nhắc tới nên xin phép chép ra đây để cùng thưởng ngoạn. Bài thơ làm tuy đã lâu nhưng lại có thể ứng vào những ngày tháng hiện tại. Nội dung bài thơ chuyên chở bao nhiêu trăn trở của tác giả trong suốt một đoạn đường dài của cuộc đời.


Tự Thuật [4]



Thủ bút bài thơ "Tự Thuật“ của tác giả

Tam thập niên tiền học khổ không
Kinh hàm đôi lũy ám tây song
Xuân hoa bất cố xuân quang lão
Thúy trúc tà phi thúy mộng hồn
Nhẫm nhiễm trường mi thùy hoại án
Tha đà tố phát bán tàn phong
Nhất triêu cước lạc huyền nhai hạ
Thủy bá chân không đối tịch hồng

Nguyễn Minh Cần dịch:

Tự Thuật

Ba thập niên rồi học khổ không
Kinh sách chất đầy cả cửa song
Xuân thắm không nhìn, xuân hóa lão
Trúc xanh thoáng lượn đã say hồn
Thời gian thắm thoát mi dài rũ
Tháng lại ngày qua tóc điểm sương
Một sớm sảy chân rơi vực thẳm
Chân không bèn lấy chọi đêm hồng

Nhất Uyên dịch:

Ba mươi năm trước học khổ không
Kinh điển đôi chồng che cửa song
Xuân xanh không đoái xuân già cỗi
Trúc biếc tà bay, ngát mộng lòng
Thấm thoắt mi dài buông án cũ
La đà tóc bạc lửa tàn phong
Một sớm hụt chân rơi vách núi
Mới thấy chơn không đối tịch hồng

Bài thơ thể hiện những suy tư về cuộc sống, về thời gian, về sự cô đơn và sự trống rỗng. Đây cũng chính là suy tư của tác giả về quãng đời của mình, về những trải nghiệm sâu sắc. Nó chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa và hình ảnh, mỗi người đọc có thể hiểu và cảm nhận theo nhận thức và căn cơ của mình. Và đó chính là nét độc đáo của thể thơ Tự Thuật.


[ 3 ]

Đại Trượng Phu khi đối mặt với cái chết.

Bằng tất cả lòng ngưỡng mộ và biết ơn của của người trò đối với Thầy của mình, tôi lại mượn thêm mấy câu này, để mong có thể hiểu được phần nào tâm tình Thầy. Trong một bức thư gởi cho thế hệ trẻ Phật tử Việt Nam thầy viết:

Vó ngựa của Thành-cát-tư Hãn không chùn bước trước bất cứ kẻ thù nào, nhưng tâm tư của Ðại Hãn cảm thấy bất an khi nhìn sâu vào cuối con đường chinh phục một bóng dáng đang thấp thoáng đợi chờ. Ðó là kẻ thù cần phải chinh phục sau cùng. Ðại Hãn cũng biết rằng dẫu cho tập hợp sức mạnh của trăm vạn hùng binh cũng không thể đánh bại kẻ thù ấy, chinh phục vương quốc ấy. Ông cho đi tìm một người trợ thủ, tìm cố vấn thông thái nhất và khôn ngoan nhất để tập hợp được sức mạnh siêu nhiên. Sứ giả của Ðại Hãn đi vào núi Chung nam thỉnh cầu Ðạo trưởng Khưu Xử Cơ. Ðạo trưởng khởi hành, băng sa mạc, đến tận đại bản doanh của Ðại Hãn, để giảng giải cho Ðại Hãn ý nghĩa trường sinh bất tử, những ẩn nghĩa huyền vi từ quyển thiên thư năm nghìn chữ của Thái thượng Lão quân. Cuối quyển thiên thư, khi tất cả ẩn ngữ coi như đã phơi bày ý nghĩa thâm sâu. Khả hãn chỉ xác nhận được một điều: ta sẽ là người chiến bại trong cuộc chiến cuối cùng ấy. [5]

Vâng, kẻ chỉ biết chiến thắng như Đại Hãn thì không hề sợ bất cứ ai, nhưng một hình ảnh lãng vãng đâu đó đã làm Đại Hãn lo âu không ăn ngủ được. Đối diện với Thần Chết kẻ ngang tàng dọc ngang trên lưng ngựa ấy cũng phải phủ phục cúi đầu khoanh tay. Với mọi cố gắng và quyền lực Đại Hãn cũng không thể tìm ra phương thuốc trường sinh bất tử cho mình. Nhận thức ấy khiến Thành Cát Tư Hãn cuối đời mình chỉ còn khiếp sợ trước một hình ảnh: Tử Thần.

Nhưng có một con người không như thế. Thầy Tuệ Sỹ trong những năm gần đây đối diện thường xuyên với bệnh tật, quàng vai với cái chết mà không hề khiếp sợ. Cả đời Thầy cũng đã như vậy! Nhớ năm rồi, khi tôi vào bệnh viện mổ tim thì Thầy điện thoại hỏi thăm và đùa rằng: Mừng là ông đã trải nghiệm đủ 3 chặng đường sanh, lão, bệnh. Còn một cái cuối chưa đến. Nói xong Thầy cười vang!

Giữa tháng 9 năm 2023, khi biết Thầy bệnh nhiều tôi có nhắn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (vì chừng 3 tuần trước anh có viết Email hỏi thăm): “Thầy TS đang ở Sài Gòn. Nếu anh Ngọc còn ý định đến thăm Thầy thì nên thăm chứ chần chừ có thể không còn kịp.”. Anh trả lời ngay rằng: “Đã đến thăm Thầy hôm đầu tháng. Thầy đã rất yếu ‘nhưng vui vẻ, hoạt bát và thông tuệ như bao giờ’ (chữ của ĐHN)”. Quả thật như lời kể, anh Ngọc đọc được trong bệnh án, Hematocrite chỉ còn 17%, Hemoglobine còn 7g/dL thì nguy kịch lắm rồi, tính mệnh mong manh như ngọn đèn trước gió.

Quay lại câu chuyện, xin nói thêm chút về bài thơ vừa nhắc trên. Không biết do vô tình hay hữu ý mà bài thơ “Tự Thuật” in trong mấy cuốn sách bộ Tuệ Sỹ Văn Tuyển Thầy cho tôi lại có mấy chữ khác nhau giữa bản chữ Nho và âm Việt. Hay ấy là một sự “vô tình mà cố ý”? Bởi thông thường Hương Tích rất cẩn thận với chữ nghĩa.

Câu số 7 phía bên trên phần Nho tự thì ghi là "buông tay = tát thủ 撒手”. Phần âm Việt và cả hai bài dịch đều ghi là “sảy chân, hụt chân = cước lạc 腳落”. So sánh với bản viết tay của Thầy lúc ở trong tù thì cũng ghi là cước lạc. Nhất triêu cước lạc huyền nhai hạ…

Thôi, tôi chợt hiểu ra rồi.

Bệnh duyên, rồi tù đày đã làm hao mòn bao nhiêu sức lực của Thầy trong suốt mấy mươi năm trường đăng đẳng. Cộng thêm nhân tâm, thế sự đảo điên đã làm Thầy suýt hụt chân nhiều phen nhưng Thầy vẫn cứ gắng gượng đứng vững ở đó vì sự nghiệp chung của Giáo Hội, vì toàn bộ Công trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam mà Thầy là một trong 2 Dịch Sư còn lại trong số 18 vị của Dự án Phiên dịch từ năm 1973. Dù thân bệnh và nhiều đau đớn Thầy vẫn bất chấp và an nhiên làm việc, vẫn tổ chức tài tình lại các công việc của Giáo Hội khi được giao phó. Những người từng làm việc nghiêm túc trong lãnh vực nghiên cứu, như các giáo sư và chuyên gia Phật học và Ấn Độ học người Đức ở Đại học Hamburg, đã vô cùng ngạc nhiên và thán phục, khi biết chỉ trong vòng hai năm mà Hội Đồng Phiên Dịch đã cho ra đời được 24 cuốn Kinh và 5 cuốn Tổng Lục do Thầy soạn, đạt mức độ hàn lâm quốc tế, đưa nền học thuật Phật Việt sánh vai ngang tầm với các nền học thuật Phật giáo trên thế giới. Thầy đã khơi nguồn mạch, đã làm sống lại hoài bão luôn canh cánh bên lòng, ấp ủ bao nhiêu năm qua của Chư Tôn Giáo Phẩm trong GHPGVNTN từ năm 1973 đến nay, kể từ khi thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Kinh Điển.

Rồi khi vô thường đến thì Thầy an nhiên tự tại “tát thủ” - buông tay (bên vực thẳm): Nhất triêu tát thủ huyền nhai hạ. Câu thơ từ thể bị động (pasiv) đổi thành thể chủ động (activ). Trước là “sẩy chân” thì giờ chủ động “buông tay” để thong dong rơi vào cõi tịnh.

Ra đi Thầy sẽ lưu lại cho hậu thế một sự nghiệp vô cùng đồ sộ. Trước giờ ra đi Thầy còn ghi lại những lời răn dạy, lập những chương trình kế hoạch khả thi cho những người kế thừa, để theo đó tiếp tục những bước đường hoằng dương chánh pháp và phiên dịch các phần còn lại của Tam Tạng Thánh Điển.

Chuyện nghe kể lại, cuối tháng 9 năm 2023, lúc thiền sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát đến thăm Thầy tại bệnh viện. Hai người bạn chí thiết, hai con người có thời từng bị kết án tử hình đã nắm chặt tay nhau. Thầy Tuệ Sỹ đã cười nói với mọi người (phỏng theo lời thầy Hạnh Viên): Đừng lo lắng quá cho tôi, thời 40 tuổi từng bị tuyên án tử hình mà không hề nao núng, huống hồ hôm nay đã ngoài 80.

Đó đích thị là khẩu khí của một bậc Long tượng, là tiếng Sư Tử Hống, là tấm lòng của kẻ đã thản nhiên bước đi giữa cơn bão tố sinh-tử mà không hề có chút ưu tư vướng bận.



[ 4 ]

Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về

(T.S.)

Cung kính đảnh lễ và tri ân Thầy.

--

Đức Quốc, Trung Thu Quý Mão 2023

Nguyên Đạo Văn Công Tuấn

__________________

CHÚ THÍCH

[1] Lưu Vũ Tích (劉禹錫): Lậu Thất Minh (陋室銘). Theo Cổ văn Trung Quốc, của Nguyễn Hiến Lê, Tao Đàn, 1966.

[2] Tác giả có thời gian sống ở Vạn Hạnh chung với thi sĩ Bùi Giáng và Thầy Tuệ Sỹ. Chi tiết được viết trong bài viết cùng tác giả: Kính Nhớ Lão Đười Ươi Trung Niên Thi Sĩ – Cổ Thụ Lặng Bóng Soi. NXB Hồng Đức, 2017.

[3] Hạnh Viên sưu tập: Một Tấm Lòng Của Kinh Kha. Tuệ Sỹ Văn Tuyển, tập III-Văn học. NXB Hồng Đức, 2016, tr.168.

[4] Sđd. Tập III văn học. Tr.261

[5] Nguyễn Hiền-Đức sưu tập. Đạo Phật Và Thanh Niên. Tuệ Sỹ, Viên Ngọc Quý - Viên Giác Tùng Thư, 2020.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1499 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.199.208 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...