Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Ý nghĩa ngày Thành Đạo »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Ý nghĩa ngày Thành Đạo

Donate

(Lượt xem: 17.964)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Ý nghĩa ngày Thành Đạo

Font chữ:


Giọng đọc: Diệu Hòa

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính Chào Thành Đạo, mang niềm an lạc đến chư quí hữu thính giả.
Chúng tôi, kính mời chư quí vị lắng tâm hướng về Hồng Danh Đức Bổn Sư Thích Ca trong giờ phút Thành Đạo Giác Ngộ của Ngài cách đây 2.589 năm :
(Chuông ) -Nhất Tâm Đảnh Lễ, Bồ Đề Thọ Hạ, Hàng Phục Ma Quân, Thành Đẳng Chánh Giác, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
________________________________________
Kính Thưa Chư quí vị,
Trong giòng lịch sử Giáng trần của Đức Phật, điều quan trọng nhất là Thành Đạo.
Thành Đạo, tức là Chứng ngộ được Đạo Vô Thượng Bồ Đề Chánh Đẳng Chánh Giác (Phạn ngữ : A nậu đa la tam miệu tam bồ đề) Không có Thành Đạo, thì cõi đời mãi mãi dài dặc trong tăm tối, sanh linh vẫn lặn ngập trong sáu nẻo luân hồi, không bao giờ có phương pháp để được giải thoát !
Nhưng Thành-Đạo nghĩa là gì ?

Nói đến hai chữ Thành-Đạo có tới 500 từ nghĩa, trong phạm vi mấy trang hôm nay không trình bày hết được. Thành Đạo cũng đồng nghĩa như Thành Phật.
Phạn ngữ của Thành Phật là BUDDHO BHAVATI , và các đồng nghĩa : Đắc-đạo, Thành-Chánh-Giác, Thành-Bồ-đề, Chứng-Bồ-đề, Hiện-đẳng-giác, Đắc-Phật-quả, Chứng-vô-thượng-đạo...Chánh biến tri, thập hiệu cụ túc, phiền não, vô minh tận diệt, diệt hết, làu làu sáng suốt, quá hiện, vị lai biến mãn pháp giới, vô lượng vô biên nhiều và nhiều lắm ! Tổng nghĩa là : “Nhơn hạnh của Bồ-Tát đã đầy đủ, tự lợi đã hoàn thành, đức lợi tha viên mãn và đã đến cảnh giới rốt ráo tối thượng của vô-thượng Bồ-đề.”...
Mặt khác, Thành đạo là Phật đã đi hết, đã cuối đoạn đường mà Bồ tát đã phãi đi, đã thể nhập tận cùng trong nhỏ tận cũng và trùm hết cái lớn tận cùng lớn, tức là đã đạt được bao trùm cả đại đạo, là bể cả của muôn sông, là không giới của Vũ-trụ, là bao hàm cả vu-trụ vô sở hữu và biến nhập trong tất cả và ngoài của tất cả và còn gọi là Nhất thiết chủng trí...
Cách đây 2589 năm, ở Núi Tuyết dưới cội cây Bồ-Đề, vùng Hy-Mã-lạp-sơn, vào thời điểm Tr.T.L 590. Hồng-Bàng-kỷ (tức VN Quốc-Lịch) năm 2290. Âm-lịch Năm Tân-Mùi, ở Trung Hoa, đời Vua Định-Vương nhà Châu năm thứ 17.
*-Bồ-Tát, Tất-Đạt-Đa đúng năm 35 tuổi, Ngày 20 tháng 10 Âm-lịch, Ngài lên tòa nhuyễn thảo dưới cội cây Bồ-Đề (do trời Đế-Thích hiện thân cúng dường tòa cỏ mềm nầy) và Bồ-Tát đã lập lời thệ nguyện lớn “ Ta ngồi tòa Bồ-Đề, nếu không chứng được đạo quả vô thượng, thì dầu cho thân thể tan nát , ta quyết không đứng lên rời khỏi Bồ-đề nầy”! (Kinh Trang-Nghiêm : ...Bồ tát diện hướng đông phương, ư tịnh thảo thượng, kiết già phu tọa, đoan thân chánh niệm, phát đại thệ ngôn :Ngã kim nhược bất chứng đắc vô thượng Bồ-đề, ninh khả tổi kỳ thân chung, bất khởi thử tòa”.) Và, Ngài tiếp tục tịnh tọa đến 49 ngày sau, vào đầu đêm mùng 7 tháng 12 năm Tân-mùi trải qua các canh 1.2.3.4. Ngài đạt từng giai đoạn chứng ngộ cao hơn, đến canh 5, Sao Mai vừa sáng tỏ, Giờ Sửu, mùng 8 tháng chạp, Bồ-Tát “Hoát nhiên Đại ngộ” Chứng Thành Đạo Quả Vô-Thượng Bồ-Đề..
Lược qua các bộ kinh : -Bổn Hạnh. –Nhơn Quả. –Trang Nghiêm và Kinh Phổ Diệu .
Sau khi Chứng thành đạo quả, theo Kinh Bổn Hạnh nói : Phật Hiệu của Ngài la,蠔hích Ca Mâu Ni. Do Đức Phật Định-Quang thời quá khứ đã thọ ký như vậy. Và ngày nay đúng như vậy.
-Đứng về mặt thời gian và nhân hạnh tu trì mà nói : Sự Thành Đạo của Phật ngày đó, là một kết quả thành tựu do đã trải qua hằng sa vô số kiếp Đức Phật không ngừng tu tập hạnh Bồ-Tát “Vì xót thương chúng sanh. Ngay như vì thương bao nỗi đói khổ của loài Ngạ Quỉ nguyện làm thân Ngạ Quỉ để ở mãi trong địa-ngục mà thay thế Ngạ-quỷ vì ngạ-quỉ ! Vì lòng Từ-Bi đối với chúng sanh trên khắp cõi ta-bà đem nhục thân bố thí với nhiều loài thú , vì loài thú ! Hiến dâng tài sản, quốc thành, vợ con mà không tham tiếc, với loài người vì loài ngưới ...! Luân hồi trong 6 nẻo vẫn thực hành muôn hạnh lục độ v.v và ..v.v. với chúng sanh ! Chỉ vì nhất tâm cứu khổ và giải thoát cho chúng sanh.
- Về mặt Hóa độ chúng sanh mà nói : Thì sự Thành Đạo không chỉ cho riêng Đức Phật mà cho chúng sanh, sau khi chứng ngộ, Đức Phật đem những “Giác ngộ chân thật” mà Phật đã chứng ngộ và, suốt 45 năm, Phật nói vô lượng Pháp môn (phương pháp) để dìu dắt không riêng cho con người mà cho nhiều loại sinh linh khác đồng chứng ngộ, được giác ngộ giải thoát như Phật. Vì, Giá trị nhân bản của con người là giá trị Phật.
-Về mặt đưa con người lên giải thoát thì Đức Phật đã giải bày trong các kinh :
*/-Kinh A-Hàm : Với căn cơ thấp, để cho con người biết về cách tu của bảy đời các Đức Phật thời quá khứ, các cách tu hành và giáo lý căn bản, Tứ đế, 37 phẩm tu chứng lên các thánh quả và A-La-Hán...
*/-Kinh Tứ-Thập-Nhi-Chương : Nói về khổ đau, vô thường, vô ngã và cách mở rộng từ bi, bố thí...
*/-Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm : Phật Chỉ dạy duyên khởi các pháp, về tánh của pháp giới và mật lực siêu việt của Phật Tỳ-Lô Giá Na.
*/-Kinh Đại Bát Niết Bàn : Phật dạy về diệt dục, phiền não,... để thể nhập vào trạng thái an tịnh.
*/-Kinh An Bang Thủ ý : Phật chỉ dạy thực hành pháp Thiền, Quán niệm hơi thở....
nhằm thanh lọc trừ tạp niệm, để vào chánh niệm.
*/-Kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ và Quán Kinh : Thì nhằm đưa con người qua thế giới Cực-Lạc, vĩnh cữu không khổ đau, phiền não, không còn luân hồi . Được sống trong sự giáo dưỡng của Phật A-Di-Đà và hộ trợ của Đức Thế Âm và Đại thế Chí.
*/-Kinh Thủ Lăng Nghiêm : Đức Phật chỉ cho con người tự tìm thấy Chơn tâm không sanh không diệt của chính mình. A-Nan đại diện cho con người phá vở vọng tâm qua 7 lần hiểu sai chơn tâm . Kinh gọi là Thất xứ trưng tâm.
*/-Kinh Pháp Hoa : Đức Phật đưa chúng sanh ra khỏi ngôi nhà lửa “Tam giới” qua 28 phẩm giáo, đề tu trì. và trọng yếu nhất là “Tứ Gia Hạnh” đó là pháp tu. Tu tức là cách hành trì, coi như một công thức , làm đúng tuần tự theo công thức tất nhiên sẽ có kết quả. Cao siêu của Pháp-Hoa là duy nhất chỉ có một Phật thừa. Đưa người đạt đến Phật thừa.
*/-Mật Giáo : Phật còn mở bày phương pháp kín nhiệm cho những người có căn cơ thầm lặng nhưng sâu kín theo phép “Aᮬ Chú” để vào cảnh giới của Tỳ-Lô-Dá-Na. Mà ra khỏi luân hồi.
*/-Kinh Di-Lặc hạ sanh : Đức Phật hướng dẫn con người về cõi trời Đâu-Suất, dưới sự giáo dưỡng của Phật Di-Lặc và để sớm chứng đạo trong ba pháp hội Long-Hoa vào 16 triệu năm sau. Nhiều và còn thật nhiều cho con đường giải thoát mà chư Thánh chúng chứng quả, đã cùng ghi chép lại thành ba tạng kinh điển. Phật tử chỉ nên kính tin các pháp tu vào Tam Tạng kinh điển và nhờ tăng đức y cứ theo đó chỉ dạy thẳng vào đó thì nên tin, mà không nên tin vào những truyền ngôn, và sự ca ngợi truyền miệng, thiền nầy hay, thiền nọ giỏi, và những bài viết mang tính tự tôn, chỉ diễn dịch cho màu mè hoa bướm, mà thực chất ở họ còn ngã nhơn, còn tham vọng tiền bạc, xây dựng tài sản cho riêng mình, cho đệ tử riêng của mình ! Thì nơi đó, nhất định không hề có giáo lý chân thật ! Để đưa về chân thật.
Tóm lại, tất cả pháp môn đưa chúng sanh về Giác-Ngộ, đều là kết quả của Thành Đạo do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và “Ứng Dụng của Thành Đạo” như một ít kinh điển trong muôn ngàn kinh điển mà chúng tôi vừa giới thiệu , chính Là ánh sáng nhiệm mầu kết tinh của vô lượng kiếp tu trì của Đức Phật, nhằm khai mở con đường cho chúng sanh sáng tỏ đi lên Giải thoát vượt thoát tam giới luân hồi và thành đạo như Phật. Điều nên nói, là con người có chịu tu trì theo giáo pháp đã Thành Đạo của Đức Phật hay không ? Cơm đã chín rồi mời vào bàn thọ dụng, nếu chúng ta còn rẽ rúng thì cái giá trị “ No Đủ ” sẽ không đến với chúng ta. Cái chân giá trị “Giải Thoát” mãi mãi còn dịu vợi mà không biết thời điểm nào chúng ta sẽ nắm bắt được ? Ngàn năm sau ? Triệu năm sau ? hay vô lượng và vô lượng!
Thời giờ của phát thanh có hạn, Thay mặt GH chúng tôi kính chúc toàn thể chư quí thính giả được an lạc trong kỷ niệm Thành Đạo của đấng Thế Tôn và giá trị Phật tri kiến được tăng trưởng trong quí vị.

(Bài viết này cũng đã được phát thanh trên Đài SBS Radio, Melbourne vào tối ngày 8/12/ Canh-Thìn - 2000)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Phúc trình A/5630


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Kinh Phổ Môn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.165.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...