Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Cái chiêng hỏng »»

Tu tập Phật pháp
»» Cái chiêng hỏng

Donate

(Lượt xem: 1.586)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Cái chiêng hỏng

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Một tăng sĩ Phật giáo Nguyên Thủy bàn về câu hỏi: làm sao im bặt những tiếng nói luận bàn trong tâm luôn thấm ngập đời chúng ta?

Nếu đã từng tham dự một buổi họp trực tuyến, có lẽ bạn đã có trải nghiệm khi một ai đó có hai ống nói vi âm cùng để mở trong phòng. Âm thanh vọng qua vọng lại. Được gọi là vòng phản hồi tích cực (positive feedback loop) – chẳng phải vì nó hay ho gì mà vì tính tự củng cố của nó.

Cái đầu của chúng ta hoạt động giống như vậy. Bạn bình luận về một điều gì đó và (lời bình luận) đó như nảy bật tung tóe trong tâm. Như thể bên trong có nhiều tiếng nói đồng tình làm cho những gì họ nói có vẻ càng thêm thật, càng thêm đáng tin. Nhưng nó làm cho bạn phát điên- trong vài trường hợp là điên thật, theo nghĩa đen. Người ta một mình ra đi, trong đầu thường chẳng có gì ngoài một khoảng trống vang vọng tiếng nói của mình. Nó được phóng to, được khuếch đại, được sao nhân bản nhiều lần, và trở thành một nỗi ám ảnh.

Dĩ nhiên, thời Đức Phật còn tại thế, người ta không có những cuộc họp trực tuyến, nhưng người ta có những cái chiêng. Đức Phật dạy, một cách lý tưởng, bạn nên làm như cái tâm của bạn là một cái chiêng bị hỏng. Người ta đánh vào nó nhưng không có tiếng vang. Một hình ảnh không mấy đẹp đẽ nhưng nó nói lên một điều quan trọng. Những gì người khác nói, những gì bạn nói, đụng vào lỗ tai bạn và bạn cứ để nó ngay tại đó. Đừng để nó vang thêm tiếng vang nào nữa.

Đây là một trong những lời khuyên của Đức Phật khi đối trước những lời nói thiếu ái ngữ. Hãy tự nói: “Một lời thiếu ái ngữ vừa đụng vào lỗ tai. Khi âm thanh ngừng, khi sự đụng chạm ngừng, thì chỉ có chừng đó thôi!” Ngoài cái đó ra, bất cứ bình luận gì khác trong đầu bạn chỉ là sự khuếch đại của bạn, chỉ là sự thêm thắt của bạn vào nỗi khổ đau ban đầu, nỗi khổ đau có thể cũng chẳng đáng là bao lúc mới khởi sự. Hoặc có thể lúc đầu nó khá lớn nhưng bạn đã khuếch đại, làm cho nó lớn hơn.

Cùng nguyên tắc đó áp dụng cho nỗi đau về thân.Những lời bình luận của chúng ta về cái đau đôi khi còn khó chịu đựng hơn cả bản thân cái đau. Có thể chúng ta mãi bận lo sợ về cái cảm giác vật lý mà không thực sự xem xét nó một cách thấu đáo kỹ càng.

Cách tốt nhất để làm dừng lại lối bình bàn này là nhìn thẳng vô cái cảm giác đang trải nghiệm, xem có cái gì trong nó và về nó. Chúng ta thì lại không muốn làm thế.

Nó đòi hỏi duy trì sự tập trung , điều có thể gây sự nhàm chán. Đó là lý do tại sao trước tiên nên tập trung chú ý vào những nơi khác (ND: những chỗ không đau) trong cơ thể, để xem bạn có thể làm cho chúng dễ chịu không với hơi thở. Đây là một trong những lý do tại sao sự tỉnh giác (awareness) về toàn thân, thở toàn thân, là một phần quan trọng trong những phương pháp hướng dẫn bởi Đức Phật. Nếu chỉ tập trung vào mũi thì khó thấy cảm giác dễ chịu ở mũi khi thở. Nhưng nếu tập trung chú ý xem cảm giác thế nào, ví dụ, trong cổ họng, trong lồng ngực, trong bụng, trong quá trình thở, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn ở mỗi hơi thở ra và mỗi hơi thở vào.

Thế rồi hãy xem xét mức độ bạn căng thẳng ở hai vai, hoặc ở lưng, khi bạn thở vào: nó có thực cần thiết không? Bạn có thể thở vào thở ra mà không cần phải làm cho nó căng thêm không? Bạn có cảm thấy năng lượng của hơi thở thấm vào những bộ phận cơ thể bấy lâu vẫn trơ lỳ hoặc khép chặt trong quá trình thở? Hãy quan sát xem điều gì xảy ra. Khi bạn làm hết mọi thứ đó , hơi thở có thể trở nên rất thoải mái, rất dễ chịu, nó cho bạn một chỗ để trụ tâm vào.

Rồi thì, nếu đau ở đầu gối, ở hông, hay ở sau lưng trong khi hành thiền, bạn có thể nhìn vào nó trong khi tâm bạn đang đặt vào ở một chỗ khác trên thân. Bạn không để mình hoàn toàn chìm đắm trong cái đau đó. Bạn có thể đặt những câu hỏi khác nhau về cái đau đó. Tự chất vấn những nhận định của mình về cái đau đó.

Lời bình luận trong đầu của bạn nằm ở 2 tầng: 1 tầng Đức Phật gọi là tạo tác qua lời nói, đó là bạn tự nói thầm về cái đau; và tầng kia là những nhận thức, những hình ảnh bạn có trong đầu về cái đau và chung quanh cái đau. Một nhận thức (perception) quan trọng cần được tìm hiểu là mối quan hệ giữa cảm giác của thân và cảm giác đau. Chúng có ở cùng chỗ không? Chúng có là một không?

Một cách để trả lời câu hỏi đó là hãy tự hỏi: Ở thời điểm ngay bây giờ, ở đâu là chỗ đau nhất? Bạn sẽ để ý thấy rằng vừa khi bạn tập trung vào nó thì nó di chuyển. Nó di chuyển sang chỗ khác. Rồi bạn theo dõi nó. Bạn cứ làm vậy một lúc và sẽ có cảm giác cái đau và thân thể tách rời nhau, giống như kem tách ra khỏi sữa.

Thời trước khi chưa có sữa nhũ hóa (homogenized milk), tôi nhớ khi ông giao sữa đến và đặt sữa ở cửa sau nhà, trên mặt sữa trong mỗi chai có một lớp kem dày hơn 2 cm. Nó tách ra một cách tự nhiên. Cũng vậy, khi bạn tự đặt câu hỏi cho mình, “Cái đau ở ngay chỗ đó, nó đau ghê lắm ngay tại chỗ đó”, hãy hỏi nó. Bạn sẽ thấy rằng cảm giác thân thể và cảm giác đau đớn có thể tách rời nhau. Đôi khi cảm giác đau tách ra và biến mất. Đôi khi nó nằm lơ lững ở đó, tách rời khỏi thân thể. Đôi khi bạn có cảm giác kỳ quặc là khi nó tách rời khỏi thân thể, nó trượt vào tim bạn và biến mất ở đó.

Làm thế, bạn sẽ thay đổi lời luận bàn của bạn, thay đổi những gì bạn nhận định. Bạn học làm thế nào để nói những điều lành mạnh hơn.

Thế rồi bạn có thể mang điều học được áp dụng vào những trường hợp khác trong đời sống của mình. Nếu có lúc nào đó bạn thấy mình muốn phát khùng khi có sự cố gì đó xảy ra trong gia đình, ở chỗ làm việc, hay bất kỳ thứ gì khác, và nó cứ vang vọng, vang vọng, vang vọng trong đầu, bạn có thể hỏi nó: Chuyện gì đã xảy ra, ngay bây giờ, sự cố đã để lại cảm giác tại chỗ nào ? Nó đụng vào cái tâm. Nhưng tại sao nó lại đụng vào cái tâm bây giờ trong khi nó xảy ra cách đây đã lâu? Hoặc cho dù nó có xảy ra ngay bây giờ thì tại sao bạn phải bình luận về nó một cách như muốn đâm vào tâm bạn và làm cho bạn muốn phát khùng? Bạn có sự chọn lựa.

Đây là một trong những lý do tại sao từ buổi đầu Đức Phật đã quyết định giảng Pháp. Con người khổ đau và không biết mình có một chọn lựa nào không khi đứng trước khổ đau. Họ nghĩ họ chỉ phải chịu khổ đau, phải chấp nhận nó như một phần của cuộc sống. Bạn cứ nghe trong cộng đồng Phật giáo: Sự già là một phần của đời sống, vậy chúng ta phải học cách chấp nhận nó. Sự chết là một phần của đời sống, vậy chúng ta phải học để chấp nhận nó. Dĩ nhiên, đúng vậy, chúng ta chấp nhận sự thật là nó sẽ xảy ra, nhưng bạn không bắt buộc phải chấp nhận cái sự thật là nó sẽ làm bạn đau khổ.

Điều lạ lùng là, khi bạn học được làm sao ngay bây giờ không bị đau khổ vì nó tức là bạn tạo những điều kiện để bạn không phải trải nghiệm đau khổ ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Nói cách khác, có khả năng tìm thấy sự bất tử ở nội tâm khi bạn đặt câu hỏi về cái cách bạn tạo tác các thứ ngay bây giờ. Hãy nhớ, giây phút hiện tại chỉ là một khái niệm được tạo dựng. Có những quả báo ấm lạnh đi từ những nghiệp quá khứ của bạn. Bất kỳ cảnh sắc, âm thanh, mùi, vị, hay cảm giác từ sự đụng chạm trên da bạn được trải nghiệm, bất kỳ ý tưởng nào khởi sinh trong tâm : chúng đều là quả của nghiệp quá khứ. Đức Phật dạy phải thấy như thế. Tuy nhiên nghiệp quá khứ không phải là tất cả mọi sự. Ở hiện tại, bạn làm gì với những quả đó cũng là một điều quan trọng. Thật vậy, đó mới chính là điều làm nên sự khác biệt giữa câu hỏi bạn có sẽ bị khổ đau vì nghiệp quá khứ hay không.

Giống như bạn đi vào nhà bếp, mở tủ lạnh ra và ở đó chỉ có trứng sống. Bạn không định ăn trứng hôm nay nhưng bạn chỉ có chừng đó, thế nên đó là thứ bạn sẽ ăn. Nhưng mà, bạn không bắt buộc phải ăn trứng sống. Bạn có thể nấu chín, làm đủ loại món với chúng: luộc, hấp, xào khuấy.

Tương tợ như thế, có những tiềm năng đi từ quá khứ, điều quan trọng là bạn làm gì với chúng, thở thế nào, tự nhủ thế nào, đầu óc nghĩ tưởng những hình ảnh gì. Hãy biết chất vấn cái cách bạn tự nhủ mình, chất vấn những hình ảnh bạn giữ trong tâm trí. Chất vấn ngay cả cái cách bạn thở. Chúng tôi cứ được nhắc nhở: “Khi thiền hơi thở, chỉ để hơi thở tự nó ra vào, đừng cố gắng kiểm soát nó”. Nhưng bạn có cơ hội làm cho nó thật là dễ chịu và Đức Phật khuyến khích bạn làm điều đó. Ngài dạy, trong khi thở vào thở ra, học biết nhạy cảm với thọ lạc, trong khi thở vào thở ra, học biết nhạy cảm với thọ hỷ. Loại lạc và hỷ này không tự chúng xảy ra. Bạn không ngồi đó chờ chúng xảy ra. Bạn có thể điều chỉnh cách thở để nó dẫn tới thọ lạc và thọ hỷ. Bạn có cái tiềm năng đó.
Có rất nhiều tiềm năng khác nhau ở đây. Bạn có thể tự nhủ mình cách để làm tăng khổ đau hay cách để làm giảm nó. Tại sao chọn làm tăng nó khi bạn có cơ hội làm cái kia? Những cách bạn nhìn vấn đề cũng có thể làm thay đổi.

Vì vậy hãy biết là bạn có cái quyền năng đó, và xem những lời dạy của Đức Phật căn bản là những lời khuyên nhủ trong mọi mức độ tạo tác. Về thân: hãy tập thở một cách mới. Khẩu: hãy tự nói chuyện với mình một cách mới. Đặt những câu hỏi mới. Đức Phật đặt ra một khoa học về câu hỏi, bạn biết không. Ngài chia câu hỏi thành bốn loại: câu hỏi cần được trả lời một cách khẳng định; câu hỏi cần được phân định lại rõ ràng trước khi trả lời; câu hỏi mà trước khi trả lời phải chất vấn lại người hỏi; và câu hỏi cần phải gạt ra một bên bởi vì chúng không đáng được trả lời. Những câu hỏi các loại trên không chỉ áp dụng cho những câu hỏi đặt ra bởi những người khác. Chúng cũng áp dụng cho những gì tâm bạn tự nói một mình, cho những câu hỏi sinh khởi trong tâm, cho cách tâm nhìn sự vật.

Vì vậy, khi một câu hỏi nảy lên trong tâm, bạn có thể tự hỏi: nó thuộc loại câu hỏi nào đây? Nó có thực đáng được trả lời không? Câu trả lời có phải chỉ áp dụng cho những sự kiện cá biệt? Hay đó là một nguyên tắc chung áp dụng cho mọi trường hợp? Có nhiều cách chúng ta tạo khó khăn cho mình bằng cách chấp chặt vào một một cái gì đó khi nó đúng cho một số hoàn cảnh này và tự động mang nó áp dụng cho một hoàn cảnh khác không thực phù hợp. Thế nên hãy học những câu hỏi mới. Chất vấn cái cách bạn tự nói với bạn, chất vấn những tạo tác trong tâm ý, chất vấn cách bạn thảy những nhận định của mình lên các thứ. Đem vài lời Phật dạy và thử áp dụng xem.

Bằng cách này bạn sẽ thấy rằng ở giây phút hiện tại có tiềm năng để khổ đau, nhưng cũng có tiềm năng để không khổ đau. Chúng ta tập luyện khả năng làm sao khỏi khổ đau, dù bất cứ điều gì xảy ra.

Đó là quà tặng Đức Phật ban cho chúng ta. Hãy đừng để nó trên kệ sách. Lấy nó xuống và mang nó ra áp dụng.



Thanissaro Bhikkhu là một tu sĩ gốc Mỹ tu theo Phật giáo Nam Tông, truyền thống Ẩn Lâm của Thái Lan. Hiện tại thầy là viện chủ Từ Viện Ẩn Lâm ở San Diego County, California. Tác phẩm gần đây nhất của thầy là cuốn “Tim lành, Tâm Lành: Pháp hành Mười Ba La Mật”. Những bài giảng, bài viết, và dịch thuật của Thanissaro Bhikkhu được đọc miễn phí trên mạng dhammatalks.org

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Kim Cang


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Các tông phái đạo Phật


Chắp tay lạy người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.88.101 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...