Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Ánh sáng của con có thể tắt »» Ánh sáng của con có thể tắt »»

Ánh sáng của con có thể tắt
»» Ánh sáng của con có thể tắt

Donate

(Lượt xem: 10.539)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Ánh sáng của con có thể tắt

Font chữ:

Một học trò Tông Thiên Thai, một tông phái triết lý Phật giáo, đến thiền viện của Gasan học thiền. Vài năm sau cậu ra đi, Gasan cảnh báocậu: “Học về sự thật bằng phỏng đoán thì lợi ích cũng chỉ như lượm lặt tài liệu giảng huấn. Nhưng nhớ rằng nếu con không thiền quán thường trực, ánh sáng chân l‎ý của con có thể tắt.

Bình:

• Gasan Jōseki (峨山 韶碩 1275–23/11/1366) là thiền sư dòng Tào Động Nhật Bản, mà ta đã nhắc đến trong bài Không Xa Phật Vị.

• “Học về sự thật bằng phỏng đoán thì lợi ích cũng chỉ như lượm lặt tài liệu giảng huấn.” Đây là cảnh báo về cách học triết lý lệ thuộc nặng nề vào chữ nghĩa và lý luận của Thiên Thai Tông. Trong bài Cỏ Cây Giác Ngộ Như Thế Nào chúng ta đã nói đến sự vô ích của các câu hỏi triết lý rắc rối của học trò Thiên Thai. Triết lý và lý luận là phỏng đoán sự thật bằng chữ nghĩa, cùng lắm thì cũng chỉ là như lượm lặt tài liệu để giảng bài. Giảng bài đã không phải là chân lý, lượm lặt tài liệu càng xa chân lý hơn.

• “Nhưng nhớ rằng nếu con không thiền quán thường trực, ánh sáng chân l‎ý của con có thể tắt.” Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán… Chỉ nhìn mà thôi, và nhìn rất kỹ. Chính vì tĩnh lặng nhìn kỹ như thế cho nên chúng ta mới có thể “ngộ” (thấy rõ) chân lý trong sự vật.

Nếu ta không thiền quán mà lại thích triết lý, lý luận và thuyết giảng – tức là các thứ thuộc về chữ nghĩa – thì ánh sáng chân lý của ta có thể tắt.

• Khác biệt giữa “thiền quán” và “suy nghĩ”: Suy nghĩ hay suy tư là “nghĩ”. Thiền quán là chỉ “nhìn” (quán), nhìn sự vật “như nó là” mà chẳng “nghĩ” gì cả. Khác biệt về tính danh này đưa đến các khác biệt sau:

1. Khác biệt đầu tiên là tĩnh lặng về cảm xúc. Chúng ta có thể suy nghĩ với đủ loại cảm xúc trong đầu, nhưng thiền quán thì tâm ta phải rất tĩnh lặng,

Ví dụ: Suy nghĩ về cách trả đũa anh chàng mới chửi mình hồi chiều, vừa suy nghĩ vừa sôi máu. Nếu ta thiền quán về anh chàng này, thì tâm ta phải rất tĩnh lặng, không hờn giận, không một gợn sóng khi ta “nhìn” (quán) anh chàng trong tâm mình.

2. Khác biệt thứ hai là tĩnh lặng về tư tưởng. Suy nghĩ thì có câu hỏi, và chạy theo dòng lý luận để tìm câu trả lời; thiền quán thì chỉ “nhìn” thôi, rồi điều gì đến thì đến, không đến thì không đến, chẳng chạy theo điều gì, chẳng nhắm vào câu trả lời nào cả.

Ví dụ: Suy nghĩ “Có thượng đế không?” À, có cái bàn là có ông thợ mộc. Có quả là có nhân. Có vũ trụ phải có người làm ra vũ trụ,. Vậy phải có thượng đế. Có thượng đế thì phải có người sinh ra thượng đế. Ai vậy?…

“Thiền quán” thì chỉ “nhìn.” Muốn quán vũ trụ thì cứ nhìn các tinh tú, không gian, các thiên hà, các giới hạn (hay không giới hạn) của vũ trụ… đến các phân tử, nguyên tử li ti của vật thể… rồi chân l‎ý nào đến với mình thì đến, không thì thôi, chẳng đeo đuổi theo ý gì trong đầu cả…

3. Khác biệt thứ ba là sự tập trung và tự do của tâm trí. Đây chỉ là hệ quả của khác biệt thứ nhất và thứ hai bên trên.

Khi “suy nghĩ” ta có cả hàng trăm tư tưởng, cảm xúc, lý‎ luận, kết luận, phán đoán chạy tới chạy lui. “Thiền quán” thì ta chẳng có gì trong đầu cả, ngoại trừ một “hình ảnh” của điều mà ta đang quán, như nó là, mà chẳng l‎ý luận, phán đoán, kết luận gì cả.

Vi dụ: Suy nghĩ về chuyện cãi nhau hồi chiều với người bạn thân , ta có thể suy nghĩ: Cô ấy nói câu này, nói như vậy là rõ ràng làm mình đau, tại sao cô ấy làm mình đau, vì cô ấy ganh tị với mình, cô ấy đang cạnh tranh ảnh hưởng với mình…

Nếu thiền quán về chuyện cãi nhau này thì tâm mình thật tĩnh lặng, không sóng giận, cũng chẳng suy nghĩ gì, chỉ “nhìn” hình ảnh cãi nhau hồi chiều… và thấy… khuôn mặt cô ấy thật buồn vời vợi khi nói với mình câu này… và mình đã không thấy được các nét ấy lúc đó, và mình đã vội vã thọc cho cô ấy một quả đấm ngôn ngữ kinh hồn… và cô ấy đã nhìn mình với khuôn mặt vừa kinh ngạc vừa buồn vô tận… và lặng lẽ ra ngoài… và mình đã cho là cô ấy khinh thường mình… và mình đã chửi ngóng theo một câu cuối… Một điểm nữa quan trọng ở đây là khi suy tưởng các vấn đề trừu tượng, chúng ta thường theo một trường phái lý‎ luận triết lý nào đó, ví dụ: triết l‎ý hiện sinh, hay duy vật biện chứng pháp… cho nên tư duy thường rất phiến diện, vì bị gò bó trong khung lý luận của trường phái ta đang dùng. Chính vì vậy mà các triết gia hay cãi nhau, ông nói gà bà nói vịt.

Khi “quán” ta chỉ “nhìn sự vật như nó là” cho nên ta chẳng theo trường phái nào cả. Cứ nhìn kỹ thôi. Vì vậy tâm trí ta thực sự tự do và độc lập, và cái nhìn rõ ràng hơn rất nhiều.

4. Khác biệt thứ tư là kết luận. Đây là hệ quả đương nhiên của ba khác biệt trên: Suy nghĩ chấm dứt bằng một kết luận của suy tưởng lý luận, thường theo công thức của luận lý học.

Quán chấm dứt khi nào mình biết là mình đã nhìn thấy toàn thể, thông suốt hoàn toàn điều mình nhìn, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, từ mọi hướng nhìn.

Ví dụ: Suy nghĩ về một tên trộm: Hắn vào nhà, lấy chiếc nhẫn hột xoàn bỏ túi, toàn vụ việc bị thâu vào hệ thống quan sát điện tử. Kết luận: Vậy hắn là tên trộm.

Quán về tên trộm thì nhìn hắn, nhìn hình ảnh hắn lấy hột xoàn, nhìn thái độ đầu hàng dịu dàng của hắn khi bị bắt, nhìn khuôn mặt buồn rười rượi tuyệt vọng của hắn, dáng đi thiểu não của hắn…

• Trước khi “quán” thì tâm ta phải “định” (samadhi), tức là đứng yên. Nếu tâm còn nhảy choi choi thì không thể quán được. Vì vậy người ta thường phải dùng “thiền chỉ” (samatha), ví dụ tập trung vào hơi thở để định tâm trước, khi đã “định” được rồi, muốn quán (vipassana) gì thì “quán”, và trong khi quán, tâm mình vẫn “định”.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Hạnh phúc khắp quanh ta


Kinh Dược sư

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.82.60 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...