Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 138 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 138

Donate

(Lượt xem: 1.719)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 138

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 2 tháng 12 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 139, số hồ sơ: 19-012-0139)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Xin mời mở sách Cảm ứng thiên, đoạn thứ 73: “Cô mãi hư dự. Bao trữ hiểm tâm.” (Mua bán hư danh. Chất chứa lòng hiểm độc.) Hai câu này, theo cách nói hiện nay là “mua quan bán tước, háo danh cầu lợi”.

Trong phần chú giải trích dẫn hai câu rất hay của Mạnh tử và Trang tử. Mạnh tử nói: “Bên trong thật có ắt phải biểu hiện ra bên ngoài.” Trang tử nói: “Danh là khách của thực.” Đây chính là như người xưa nói: “Thật chí danh quy.” (Có thực tài liền có danh tiếng.) Đâu cần phải tìm cầu danh tiếng?

Nếu khởi tâm mưu cầu danh tiếng thì tâm ấy vốn đã là bất thiện. Cho nên câu tiếp theo nói: “Chất chứa lòng hiểm độc”, đó là tàng trữ, chất chứa trong lòng những tâm niệm bất thiện.

Đối với danh tiếng, bản thân ta có những lúc cảm thấy là điều tốt đẹp, nhưng trong thực tế nếu danh tiếng và thực tài không tương xứng thì quỷ thần đều ghét bỏ, nên cũng có thể nói đó là nguồn gốc sinh ra hết thảy chướng nạn. Vì thế, chỗ mong cầu của người xưa là xây dựng nền đức hạnh, hoàn toàn không mong cầu sự phô bày khuyếch trương danh tiếng.

Chư Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sinh, tự mình cũng không tuyên dương chính mình. Chúng ta đọc thấy trong Kinh điển, trong các thư tịch xưa, các bậc thánh hiền thế gian cũng như xuất thế gian, không một vị nào là không khiêm tốn nhún nhường, tôn kính người khác, đề cao người khác. Chúng ta suy ngẫm ý nghĩa trong việc ấy, nếu thực sự thấu hiểu được, đó cũng là học đạo làm người.

Tâm hiền thiện, hành vi hiền thiện, chúng ta sẽ được quả báo tốt đẹp. Tâm bất thiện, hành vi bất thiện mà muốn được quả báo tốt đẹp, thật không có lý như vậy.

Thế gian vì sao gặp phải những việc xấu ác ô trược như thế này? Vì sao gặp phải tai nạn như thế này? Người học Phật hiểu rằng: “Hết thảy các pháp sinh từ tâm tưởng.” Mọi thứ tai biến đều là do trong tâm tưởng chúng ta mà hiển lộ ra bên ngoài. Chúng ta chất chứa những tâm bất thiện, tự nhiên phải gặp những quả báo xấu ác.

Chúng ta học theo Phật, chư Phật, Bồ Tát sử dụng tâm gì? Tâm mà chư Phật Bồ Tát sử dụng, trong kinh điển gọi là tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề là tâm chân thành, là tâm ưa thích hiền thiện, mến chuộng đức hạnh, là tâm thành tựu cho người khác. Đó là thực sự hiền thiện, [đúng như Nho gia] gọi là “đến mức chí thiện”. Quả báo của tâm này cũng là quả báo thù thắng nhất. Chúng ta phải hiểu được sáng tỏ, phải giác ngộ, phải thực sự tìm cầu. “Trong cửa Phật, có cầu có ứng.” Mong rằng chúng ta thể nhập sâu xa được ý nghĩa này.

Danh tiếng và lợi dưỡng đều nên xa lìa, đó đều là những điều không tốt. Người thế gian chạy theo, mưu cầu, đều là mê hoặc, điên đảo. Chúng ta xem qua từ xưa đến nay ở khắp mọi nơi, các bậc thánh hiền thế gian cũng như xuất thế gian, chưa từng có một vị nào chạy theo mưu cầu danh tiếng và lợi dưỡng, chưa từng có vị nào chạy theo mưu cầu sự hưởng thụ năm món dục trong sáu trần cảnh. Cho nên, đạo đức của các ngài mới có thể thành tựu, công đức mới có thể trọn vẹn đầy đủ. Công đức ấy là giúp đỡ hỗ trợ cho xã hội, giúp đỡ hỗ trợ cho hết thảy chúng sinh, dựng xây công nghiệp. Tuy có công đức thù thắng như vậy nhưng các ngài cũng không hề ôm giữ trong lòng, cho nên vĩnh viễn giữ tâm khiêm hạ, vĩnh viễn sống đời kiệm ước, đối đãi với người khác, với sự vật sự việc đều luôn cung kính. Đó là điều chúng ta phải học theo.

Hai câu tiếp theo là: “Tỏa nhân sở trường. Hộ kỷ sở đoản.” (Ngăn trở ưu điểm của người. Bao che nhược điểm của mình.) Đây cũng là một căn bệnh lớn. Từ đâu mà có căn bệnh này? Là từ sự chướng ngại ganh ghét đố kỵ mà có. Nhìn thấy người khác có ưu điểm vượt hơn mình liền suy nghĩ tìm đủ mọi cách gây chướng ngại. Tự mình có khuyết điểm thì hết lòng hết sức che đậy. Đây thật là một điều xấu ác lớn lao. Có thể lừa dối được người đời nhưng không thể lừa dối chư Phật, Bồ Tát, không thể lừa dối quỷ thần.

Nói tóm lại, đều là do chúng ta tự mình mê hoặc điên đảo, sai lầm trong ý niệm, sai lầm ở điểm tự mưu cầu lợi riêng. Từ chỗ này chúng ta thể hội được sự kiên cố của ngã chấp, hết thảy đều vì tự ngã của riêng mình.

Vậy “ngã” là gì? Trong Phật pháp giảng giải rất rõ ràng. “Ngã kiến” là sự bám chấp, chúng ta gọi là thành kiến, là sự bám chấp rằng có một cái ngã, bám chấp rằng thân thể này là ngã. Đây chính là cội nguồn của hết thảy mọi sai lầm. Từ đó lại sinh khởi “ngã ái”, “ngã si”, “ngã mạn”. Trong kinh luận của Duy thức tông nói đây là “bốn phiền não lớn thường theo nhau”. Bốn thứ này chính là chỗ người đời bám chấp cho là “ngã”. Chúng ta suy ngẫm kỹ xem có đúng vậy hay không? Phật dạy, bốn khái niệm này thật ra chính là “tham, sân, si”. Ngã ái là tham, ngã si là si, ngã mạn là sân, là sự ngạo mạn, sân hận. Đây là gốc bệnh của chúng ta từ vô lượng kiếp luân hồi sinh tử đến nay. Gốc bệnh này nếu không loại trừ thì dù niệm Phật cũng không thể vãng sinh. Điều này tôi xin đặc biệt nhắc nhở, cảnh tỉnh quý vị đồng học.

Chúng ta trong một đời này hy vọng có thể thực sự vãng sinh thế giới Cực Lạc, được thân cận đức Phật A-di-đà. Điểm này nhất định phải lưu ý. Nếu không buông bỏ tự tư tự lợi thì khởi tâm động niệm vẫn luôn là mưu cầu lợi ích riêng, đối với người khác chướng ngại ganh ghét, khuyết điểm của bản thân mình thì hết sức che giấu. Những hành vi như thế thì làm sao có thể vãng sinh? Cho dù niệm Phật rất tốt, mỗi ngày đến mười muôn câu Phật hiệu cũng không thể vãng sinh.

Cần phải biết rằng, những người sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, hết thảy đều có tâm địa chân thành, thanh tịnh, từ bi. Do đó có thể biết rằng, chúng ta nếu đầy đủ tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi, thì niệm Phật nhất định được vãng sinh. Đại nguyện thứ mười tám [của Phật A-di-đà] là “một niệm, mười niệm” đều quyết định được vãng sinh. Điều kiện ở đây là phải có tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi.

Chân thành, thanh tịnh, từ bi chính là tâm Bồ-đề. Tâm chân thành là thể tánh của tâm Bồ-đề. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói là “tâm chí thành”. Tâm thanh tịnh là tâm sâu vững, tâm từ bi là tâm hồi hướng phát nguyện. Cho nên, có đủ ba tâm này thì niệm Phật mới có thể vãng sinh. Không có ba tâm này, hoàn toàn trái nghịch với ba tâm này, xử sự đối đãi với người, tiếp xúc với muôn vật đều hư dối, không thành thật, tự mưu cầu lợi riêng, tham cầu danh văn lợi dưỡng, đi đến đâu cũng khoe khoang bản thân mình, luôn xem bản thân mình là hơn người, đó là sai lầm.

Không có lòng sâu vững thì đối đãi với người khác không phải lòng từ bi chân thật, chỉ là từ bi giả tạo. Thế nào gọi là từ bi giả tạo? Đó là khi đối với mình có lợi, với người khác cũng có chút tốt đẹp, vậy thì có đôi chút từ bi; nhưng đối với mình không có lợi thì phớt lờ đi không quan tâm đến, hết thảy đều lấy sự lợi hại như thế làm tiêu chuẩn.

Thật ra, cách nghĩ cách nhìn của những người như thế là hoàn toàn sai lầm. Cái lợi mà họ thấy đó chỉ là nhỏ nhoi trước mắt, nên nhìn như thế là sai lầm. Quý vị có được chút lợi nhỏ nhoi trước mắt, cái hại lớn lao về sau quý vị nhất định phải gánh chịu. Trong kinh điển đức Phật răn dạy chúng ta, Phật thực sự từ bi khó nhọc giáo hóa hết thảy chúng sinh, tiếc thay chúng sinh thảy đều trơ trơ vô cảm, không nhận hiểu được lời Phật dạy.

Phật pháp xét đến cùng là hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính bậc sư trưởng. Trong ba điều phúc tạo nghiệp thanh tịnh thì điều thứ nhất là “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự bậc sư trưởng”. Từ chỗ này mà bắt đầu làm, làm cho đến rốt ráo trọn vẹn đầy đủ thì chứng đắc Vô thượng Bồ-đề. Cho nên, quả vị Phật là sự trọn vẹn đầy đủ của đạo hiếu và đạo kính thầy.

Chúng ta không thể vâng làm theo lời dạy, không thể sửa lỗi, tự làm trong sạch bản thân mình, đó là bất hiếu, bất kính. Trong Cảm ứng thiên, đức Thái Thượng chỉ bày dạy bảo người đời, những việc hiền thiện ta không thể làm theo, đó là bất hiếu, bất kính; những việc xấu ác ta không thể sửa đổi, đó là bất hiếu, bất kính. Như thế gọi là vong ân phụ nghĩa, là nghịch thầy trái đạo. Người như vậy sao có thể thành tựu được?

Trước tiên phải tự cứu xét chính mình, [nếu phạm vào những điều ấy thì] phải biết là tự thân mình trong vô lượng kiếp sẽ đọa lạc sinh tử luân hồi, vĩnh viễn không có ngày thoát ra. Trong một đời này chúng ta hết sức may mắn gặp được Phật pháp, vậy những lời Phật răn dạy ta có nhận hiểu được gì không? Ta có tin nhận được gì không? Ta có vâng làm theo lời Phật dạy hay không? Trước tiên phải tự bản thân mình làm được, đó là việc khẩn thiết nhất. Người khác có làm được hay không, chúng ta có giúp đỡ hỗ trợ được gì hay không, chỉ cần ta hết lòng hết sức thì công đức đã trọn vẹn đầy đủ. Người khác có chịu nghe theo hay không, có làm được hay không đều là chuyện của họ.

Đặc biệt trong thời đại hiện nay, xã hội đề cao sự khai phóng, tự do, dân chủ, không ai có quyền can thiệp vào chuyện của người khác. Cho nên trong thời đại này, cha mẹ cũng không thể quản lý, dạy dỗ con cái, thầy dạy không thể đốc thúc học sinh, tất cả đều tự do, khai phóng. Có thể thành tựu được hay chăng? Đều là hoàn toàn dựa vào sự nỗ lực của tự thân mình. Tự mình có nhận hiểu thể hội được hay không? Tự mình có chịu phát tâm phấn chấn [tu tập] hay không? Có chịu học theo thánh nhân, hiền nhân, có chịu học làm Phật, Bồ Tát hay không? Thời xưa, cha mẹ hay các bậc sư trưởng có thể thúc ép, miễn cưỡng học sinh, đệ tử của mình, có thể thúc ép, buộc họ phải làm. Hiện nay không thể cưỡng ép như vậy.

Không chỉ là ở độ tuổi thanh thiếu niên mới không được thúc ép miễn cưỡng, cho đến đối với tuổi nhi đồng cũng không được thúc ép miễn cưỡng. Ngày trước khi tôi lưu trú ở Hoa Kỳ, nhà hàng xóm kế bên là một người Mỹ, có người Trung quốc dạy bảo con cái, la mắng đứa con mấy tiếng, đánh nó mấy cái, nó khóc ré lên. Người Mỹ hàng xóm nghe được liền sang nói với đứa con ấy: “Có cần ta trợ giúp cháu hay không, ta đã điện thoại gọi cảnh sát rồi, cha mẹ cháu sẽ bị bắt vào tù vì tội ngược đãi nhi đồng.” Quý vị xem, còn biết làm sao nữa? Đến bọn trẻ con nhi đồng cũng không quản lý, dạy dỗ được.

Quan niệm của xã hội hiện nay với Trung quốc thời xưa hoàn toàn trái nghịch nhau, trái nghịch đến 180 độ, như vậy sao có thể được! Nếu nói thế giới này không gặp phải tai nạn thì tôi không tin.

Tôi xem trong [tạp chí] “Mộ Tây” những số liệu thống kê của nước Mỹ, lòng tôi hết sức lo lắng. Cứ cho là chúng ta hiện nay vẫn miễn cưỡng giữ được sự bình an, nhưng qua hai, ba mươi năm sau nữa thì biết làm sao? Khi những đứa trẻ con hiện nay đến tuổi trưởng thành thì xã hội sẽ như thế nào? Thật không dám nghĩ đến.

Cho nên hiện nay đối với đạo lý của các bậc hiền thánh xưa, chúng ta chỉ có thể làm được một điều duy nhất là giảng nói nhiều hơn, thường xuyên khuyến khích hướng dẫn mọi người, hy vọng trong số đông người cũng có được một số người giác ngộ, có được một số người quay đầu hướng thiện, rồi họ sẽ nêu gương tốt cho những người chưa giác ngộ noi theo. Đó chính là đại từ đại bi. Nhất định không được làm gương xấu cho mọi người nhìn vào. Kẻ làm gương xấu là ác ma, là hãm hại những chúng sinh đang khổ nạn. Chúng ta phải giác ngộ vấn đề từ chỗ này.

Những lời dạy của đức Thái Thượng, việc hiền thiện ta phải thực sự nỗ lực làm; tâm niệm, hành vi xấu ác phải thường phản tỉnh, kiểm điểm, sửa chữa lỗi lầm, thanh lọc bản thân, không cô phụ sự nỗ lực đề xướng của Tổ Ấn Quang [đối với Cảm ứng thiên]. Từ chỗ này chúng ta cũng có thể nhận biết được, cũng thể hội được, tâm từ bi của Tổ Ấn Quang thật vượt hơn các bậc pháp sư, đại đức đồng thời với ngài. Trí tuệ của ngài có thể nhìn thấy hết thảy mọi trạng huống của thế gian nên khởi tâm bi mẫn đề xuất các giải pháp để cứu độ, giúp đỡ. Chỉ khi chúng ta có được nhận thức khắc sâu về việc này, thể hội được hết sức sâu xa, chúng ta mới có thể phát tâm kế thừa, tiếp tục đại nguyện rộng lớn của Tổ sư, đem những lời dạy của ngài truyền rộng và phát triển, giúp đỡ hỗ trợ cho thế giới khổ nạn này, giúp đỡ hỗ trợ cho chúng sinh khổ nạn.

Trước tiên là tự mình phải [tu tập] thành tựu. Tự thân mình không thể thành tựu lại muốn giúp đỡ hỗ trợ người khác, trong kinh Phật gọi đó là chuyện không thể có. Cho nên, tự thân mình nhất thiết phải tu hành giác ngộ, hết lòng sửa lỗi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Các tông phái đạo Phật


Pháp bảo Đàn kinh


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.232.108 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...