Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 135 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 135

Donate

(Lượt xem: 2.148)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 135

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 27 tháng 11 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Australia, file thứ 136, số hồ sơ: 19-012-0136)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem Cảm ứng thiên, đoạn thứ 69: “Sính chí tác uy, nhục nhân cầu thắng.” (Thích ý ra oai. Làm nhục người để giành phần thắng.) Và đoạn tiếp theo: “Bại nhân miêu giá. Phá nhân hôn nhân.” (Phá hoại mùa màng của người. Phá hoại chuyện hôn nhân của người.)

Trước hết, chúng ta xem qua hai câu đầu. Trong phần chú giải của sách Vị biên nói: “Người quân tử chính trực, nghiêm khắc với chính mình, đối xử ôn hòa, làm lợi lạc cho người khác, khiến người khác phải tự thấy nể phục mà yêu kính.” Đến chỗ này là hết một đoạn nhỏ.

Qua đây các bậc hiền thánh xưa dạy ta nguyên tắc làm người, cũng là bổn phận làm người. Nho gia chia những người có học thức, có đức hạnh thành ba tầng bậc là thánh nhân, hiền nhân và quân tử. Danh xưng quân tử có nghĩa là học vấn của quý vị đã thành tựu, cũng giống như hiện nay là những người đi học đã có được học vị. Quân tử là học vị đầu tiên, giống như chúng ta hiện nay là tốt nghiệp đại học, thời xưa gọi [người có học vấn như vậy] là quân tử.

Tiêu chuẩn làm người của bậc quân tử là chính trực, ngay thẳng, tâm chính trực, hành vi chính trực. Những tiêu chuẩn này, trong Phật pháp thường gọi là “như lý như pháp” (đúng theo lý lẽ, chánh pháp), phù hợp với lý luận, phù hợp với đạo lý, phù hợp với giáo pháp, phù hợp với tình người. Đối với tình cảm, lý luận, giáo pháp đều đạt mức hết sức viên dung hòa hợp. Đó là đối với tự thân mình thì nghiêm khắc theo khuôn phép, đối với người khác thì “hòa huệ” (ôn hòa, làm lợi lạc). Hòa là hòa bình, [không xung khắc], huệ là ân huệ, [làm lợi lạc, làm ơn với người khác]. Sống chung với người khác nhất định phải hòa hợp vui vẻ, nhất định phải bình đẳng, nhất định phải sẵn lòng giúp đỡ hỗ trợ người khác. Làm ơn với người tức là giúp đỡ hỗ trợ cho người, thường thành tựu cho người. Đó là đức hạnh của người quân tử.

Nho gia yêu cầu như vậy, Phật giáo cũng yêu cầu như vậy, nhưng trong Phật pháp giảng giải chi tiết, tường tận hơn, cụ thể thành “tam phúc” (ba điều phúc lành), “lục hòa” (sáu pháp hòa kính), “tam học” (ba môn học), “lục độ” (sáu pháp ba-la-mật). Những pháp tu như vậy trong nhà Phật cũng đều không ra ngoài bốn chữ “chính trực hòa huệ”.

Quý vị đồng tu học Phật chúng ta đặc biệt phải chú ý, nếu như làm người mà không tốt thì sao có thể thành Phật? Hai câu này của đức Thái Thượng, ý nghĩa trong thực tế là khuyên chúng ta khi ứng xử, đối đãi với người khác phải biết khiêm tốn hạ mình, phải biết cung kính tôn trọng người khác.

Ví như khi có chuyện tranh chấp nhau, chúng ta nắm phần hợp lý, nhưng dùng lý ấy mà thuyết phục người khác thì e rằng chỉ khơi lên sự oán hận của người, huống chi nếu lý lẽ của chúng ta không thật trọn vẹn đầy đủ thì đó là tạo thành tội nghiệp.

Lại nói về “cậy thế khinh người”, chữ “thế” này có phạm vi rất rộng. Hiện tại đa số người đều tự cho mình là đúng, cho nên mới “thích ý ra oai [với người khác]”, tự cho mình có quyền uy thưởng phạt người khác.

“Làm nhục người khác để giành phần thắng”, điều này càng không thể được. Vì sao cố tình ức hiếp, hạ nhục người khác? Đó là vì muốn tự nâng cao vai vế của mình. Tôi cũng từng nói qua việc này. Có một số người, khi gặp người có vai vế, địa vị tương đương với mình, hoặc có địa vị cao hơn so với mình, họ liền ở trước chỗ đông người cố ý phê bình, làm nhục người ấy. Mục đích của họ là gì? Là muốn cho người khác thấy rằng bản thân họ so với người kia cũng không kém.

Cách làm như vậy trong thực tế chỉ là dối mình dối người. Người thực sự có đức hạnh, có học vấn, có sự tu dưỡng, khi nhìn thấy, nghe thấy liền rõ biết ngay, con đường tương lai của quý vị như thế nào họ liền thấy biết hết sức rõ ràng, sáng tỏ. Nói thật ra, cách làm như vậy chính là tự làm nhục bản thân mình. Người khác có tổn hại gì không? Hoàn toàn không có.

Trong phần chú giải nói: “Nếu trong hành động ưa thích ra oai, độc tài, ức hiếp, thì dù có khuất phục cũng không khiến người khác ghi nhớ đức độ của mình, làm sao có thể hơn người được?” Hành vi như thế, cho dù người khác có biểu hiện bên ngoài đối với uy đức của quý vị dường như nể phục, nhưng thật ra trong lòng họ không hề chịu phục. Như thế quý vị làm sao có thể lãnh đạo người khác? Quý vị làm sao có thể dẫn dắt mọi người?

Một vị lãnh tụ thành công nhất định phải là người hết sức khiêm nhường, biết nhẫn nhục, biết dùng lễ đối xử với người khác. Chỗ này [trong chú giải] nói rất hay: Dùng sự chính trực đối với bản thân mình, dùng sự ôn hòa, làm lợi ích đối với người khác. Người như vậy bất luận là trong pháp thế gian hay trong Phật pháp đều quyết định sẽ thành tựu.

Nhà Nho nói “tâm chân chánh, ý chân thành”, vâng theo những lời răn dạy của thánh hiền. Những lời dạy cơ bản của các bậc thánh hiền đối với hết thảy chúng sinh hầu như đều tương thông lẫn nhau. Nho gia dạy người giữ lễ, nói về 5 tiêu chuẩn “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, đó là nền tảng làm người, căn bản làm người. Có thể tuân theo như vậy, đó là chính trực đối với bản thân mình. Nhà Phật nói năm giới, trong Kinh Thánh Tân ước và Cựu ước của đạo Thiên chúa, đạo Cơ đốc nói về mười điều răn. Trong mười điều răn, ba điều trước tiên là kính phụng Thượng đế, chúng ta đọc qua, đem so với trong Phật pháp thì đó là “không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn”, ý nghĩa là như vậy. Nhưng họ chỉ là đối với Thượng đế như vậy, đối với Thượng đế không hoài nghi, lòng kính ngưỡng Thượng đế không xen tạp, không gián đoạn. Điều răn thứ tư là hiếu thuận với cha mẹ. Các điều còn lại giống như trong nhà Phật dạy năm giới.

Nhưng năm giới trong nhà Phật chúng ta dạy “không giết hại”, họ nói là “không giết người”. Như vậy không hoàn toàn giống nhau. Phạm vi [điều giới] của chúng ta rộng hơn, phạm vi điều răn của họ hạn hẹp, chỉ nói không giết người. Các điều giới khác như “không tà dâm, không trộm cướp, không uống rượu” cũng đều có. Tuy nhiên, đối với rượu thì họ cho phép uống, chỉ cấm uống say. [Theo họ,] quý vị có thể uống rượu nhưng không được uống đến say sưa.

Cho nên, chúng ta thấy rằng các bậc thánh hiền thế gian cũng như xuất thế gian, khi giáo hóa chúng sinh thì về nguyên tắc chung, cương lĩnh chung đều tương đồng, nếu trái nghịch là đại ác.

Đối với người khác ôn hòa, làm lợi ích, đức Phật vì chúng ta chế định việc đối đãi với hết thảy chúng sinh phải vận dụng sáu pháp hòa kính, sáu pháp ba-la-mật. Nhà Phật giảng những điều này hết sức cụ thể. Đặc biệt là lấy sáu pháp hòa kính làm nền tảng. Chúng ta ngày nay vì sao không làm không? Nguyên nhân không làm được chính là vì không thực hiện được ngay từ điều thứ nhất “kiến hòa đồng giải” (chia sẻ tri thức, kiến giải để cùng thấu hiểu). Không làm được điều này thì tất cả những điều sau đó đều không làm được.

Vì sao chư Phật, Bồ Tát thực hiện [những điều này] hoàn thiện đến thế? Vì các ngài đã làm được điều thứ nhất. Điều thứ nhất rất khó làm, đó là nói kiến giải của quý vị, cách nghĩ, cách nhìn của quý vị đều tương đồng. Là tương đồng với ai? Chính là tương đồng với chư Phật, Bồ Tát. Chư Phật, Bồ Tát đối với cách nghĩ, cách nhìn của chúng sinh trong vũ trụ là cùng một thể. Người đời hiện nay gọi là cùng một sinh mạng, tánh thể chung. Cho nên, hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không là pháp thân thanh tịnh của chính mình.

Chúng ta không có quan niệm như vậy. Mỗi người đều có cách nghĩ của riêng mình, có cách nhìn của riêng mình, hết thảy đều không thể tương đồng như nhau. Người chân chính giác ngộ thì chỗ thấy biết mới có thể nhận hiểu tương đồng.

Thế nhưng, Phật pháp dạy cho người mới học, nếu muốn họ tiếp nhận sự giáo dục đó thật tốt thì phải dạy vào thời điểm nào? Chính là thời điểm còn thơ ấu. Khi đã thành niên rồi, không cách gì dạy dỗ được. Người xưa hiểu rất rõ ý nghĩa này, dạy người phải dạy từ thuở ấu thơ, từ lúc mới vừa đâm chồi bắt rễ. Trẻ thơ vào lúc ấy thiên chân sáng tỏ, có thể lắng nghe, quý vị có thể uốn nắn, dẫn dắt theo khuôn mẫu rất dễ dàng. Người đã lớn lên rồi, mỗi người đều có cách nghĩ riêng, cách nhìn nhận riêng, họ không thể tiếp nhận ý kiến của người khác nên không còn cách gì dạy dỗ được nữa.

Trước đây khi tôi theo học với thầy [Lý Bỉnh Nam], thầy thường nói việc dạy dỗ thực sự phải là trong độ tuổi còn non trẻ, khoảng trước năm 20 tuổi, đó là sự giáo dục đúng chuẩn mực, khuôn thước. Từ 20 đến 40 tuổi là giáo dục chỉ để bổ sung, rèn luyện. Từ sau 40 tuổi rồi thì không dạy được nữa, con người ấy đã được định hình, dù việc gì cũng phải thuận theo họ. Ví như họ có ý niệm xấu ác, hành vi xấu ác, cũng chỉ có thể thuận theo đó, không thể [miễn cưỡng chống lại vì sẽ] cùng họ kết thành oán thù.

Trước năm 40 tuổi vẫn còn có thể khuyên bảo dẫn dắt, sau 40 tuổi rồi thì không thể được, [việc khuyên dạy họ] chỉ là kết thành thù oán. [Vào tuổi ấy mà] có thể tiếp nhận sự khuyến cáo của người khác, đó là người có căn lành hết sức sâu dày. Nếu không có căn lành sâu dày, sau 40 tuổi rồi sao có thể chịu nghe lời khuyến cáo của quý vị? Không thể nào tiếp nhận được nữa. Cho nên, ý nghĩa này chúng ta phải hiểu rõ.

Quý vị làm việc xấu ác, làm việc sai lầm, cũng không dám giảng nói với quý vị, chỉ để tùy ý quý vị làm. Ngay ở chỗ này là tự thân chúng ta tu tập pháp nhẫn nhục ba-la-mật.

Người xưa nói ra đều là xuất phát từ kinh nghiệm. Cho nên, chúng ta đối với người khác thương yêu bảo bọc thì đặc biệt vào lúc còn tuổi trẻ phải khéo léo nỗ lực dạy dỗ. Đó là thực sự thương yêu bảo bọc, thực sự từ bi.

Thế nhưng xã hội ngày nay cực kỳ khốn khổ khó khăn, sáu căn của con người tiếp xúc với sáu trần cảnh thảy đều là bất thiện. Cho nên, việc dạy dỗ cho một người học tốt thật còn khó hơn lên trời. Sự giáo dục trong gia đình quý vị dù tốt đẹp, nhưng trẻ con một khi ra khỏi gia đình tiếp xúc với xã hội thì xã hội lại là hang ổ ô nhiễm lớn. Quý vị nói xem, nếu không bị ô nhiễm thì người đó hẳn là Phật, Bồ Tát thị hiện, nhất định không phải phàm phu. Kẻ phàm phu không chịu ô nhiễm bởi xã hội này là điều không thể được, vì giáo dục xã hội băng hoại. Huống chi, giáo dục trong gia đình ngày nay cũng không còn.

Cho nên, từ xưa đến nay, những lời tiên tri của Đông phương và Tây phương đều nói rằng thời đại của chúng ta phải gặp kiếp nạn. Tôi tin vào điều đó, hoàn toàn khẳng định điều đó. Nhưng không phải tôi tin vào những lời tiên tri, mà là tôi nhìn vào tình trạng giáo dục trong xã hội hiện nay. Quý vị cứ nhìn xem, những người trẻ tuổi hiện nay họ nghĩ tưởng những điều gì? Họ nói ra những điều gì? Họ biểu hiện những gì? Xem đó thì chúng ta thấy được rất rõ ràng, rất sáng tỏ. Đó là những điềm báo hết sức không tốt lành.

Người đời hiện nay không nhìn ra được [thực trạng xã hội], vì không đọc sách xưa. Vì sao nói rằng người đọc sách xưa có thể nhìn ra được [thực trạng xã hội]? Vì đọc sách xưa là hấp thu được kinh nghiệm người xưa, kinh nghiệm cả một đời của người xưa. Nói cách khác, [đọc sách xưa giúp] tăng trưởng kiến thức của chúng ta. Nhờ đó quý vị nhìn đâu cũng thấy được xa, thấy được sâu sắc, thấy được rộng khắp.

Người Trung quốc nói về sự thật lịch sử, đọc lịch sử là hấp thu những kinh nghiệm thường thức của người xưa. Học kinh điển giúp tăng trưởng học vấn, đó là trí tuệ, là định tuệ. Đọc lịch sử là tăng trưởng kiến thức. Kiến thức ấy dựa vào những gì? Là dựa vào lẽ nhân quả. Cho nên, hai mươi lăm bộ chính sử của Trung quốc là nói về nhân quả báo ứng. Quý vị xem lại ghi chép trong mấy ngàn năm qua, gieo nhân lành được quả lành, làm việc ác chịu quả báo ác.

Sau khi thực sự thông đạt, thấu hiểu rõ ràng nguyên lý ấy rồi, quý vị nhìn xem người đời hiện nay tạo những nghiệp gì? Họ nghĩ tưởng những điều gì? Đó là ý nghiệp. Họ nói ra những điều gì? Đó là khẩu nghiệp. Hết thảy mọi hành vi, đó là thân nghiệp. Cả ba nghiệp thân, khẩu (ngữ), ý đều là bất thiện, nếu bảo rằng sẽ được quả báo tốt lành thì trong kinh gọi đó là “vô hữu thị xứ” (không thể có chuyện như vậy). Việc này hoàn toàn không có chút gì là mê tín.

Những lời tiên tri trong nước cũng như ngoài nước chỉ là để chúng ta tham khảo, khơi dậy sự cảnh giác cao độ của chúng ta. Chúng ta tỉnh táo nhìn thật kỹ các hiện tượng xã hội thì có thể biết được, tai nạn lớn lao xảy đến là không thể tránh khỏi.

Bằng cách nào tránh khỏi được? Trừ phi hết thảy chúng sinh đều có thể giác ngộ, đều có thể quay đầu, dứt ác tu thiện, thì tai nạn ấy tự nhiên được hóa giải. Nhưng việc ấy là không có khả năng, là không thực hiện nổi. Cho nên, chư Phật, Bồ Tát dạy chúng ta phải tự cứu lấy mình. Chúng ta không cứu giúp được người khác thì phải tự cứu lấy chính mình. Một người quay đầu hướng thiện thì một người được cứu độ. Mười người quay đầu hướng thiện thì mười người được cứu độ.

Phật độ người có duyên, ai chịu nghe theo lời răn dạy của Phật, ai chịu cung kính vâng làm theo lời Phật dạy thì người ấy được cứu độ. Cho nên, chúng ta không thấy được sự hỗn loạn của xã hội, xã hội này ắt phải gặp đại kiếp nạn, chúng ta thật hết sức không may khi gặp phải cộng nghiệp này.

Thế nhưng nếu quý vị nhìn từ một góc độ khác thì việc chúng ta được sinh ra trong thế gian hiện nay cũng chưa hẳn không phải là chuyện tốt. [Hoàn cảnh hiện nay] buộc chúng ta phải khởi tâm cảnh giác cao độ, bức bách chúng ta không thể không nỗ lực dụng công, không thể không thành tựu. Đó là những tăng thượng duyên rất tốt, là nghịch tăng thượng duyên. Nếu không phải sống trong hoàn cảnh này, chúng ta không thể có sự cảnh giác cao đến như vậy. Sinh ra trong hoàn cảnh này mới biết, không thể không [tu tập] thành tựu, không thể không nhanh chóng thành tựu. Chậm trễ ắt phải bị cuốn vào xoáy nước, nên phải gấp rút nhanh chóng thoát ra, phải gấp rút nhanh chóng lìa khỏi. Đó là sự chọn lựa của trí tuệ, đó là lợi ích chân thật. Có như vậy chúng ta mới thể hội được ân đức của chư Phật, Bồ Tát đối với hết thảy chúng sinh. Không có sự răn dạy của chư Phật, Bồ Tát, nói thật ra chúng ta không có khả năng thoát khỏi khổ nạn này.

Chúng ta có được những lời răn dạy của chư Phật, Bồ Tát, những lời răn dạy này là bình đẳng, bất cứ ai sẵn lòng tiếp nhận đều sẽ đạt được. Những ai không sẵn lòng tiếp nhận, do sự chần chừ, lưỡng lự, hoài nghi không quyết định, đều sẽ không đạt được. Cho nên tâm Phật là bình đẳng, tâm Phật là thanh tịnh, chỉ là bản thân ta có đủ căn lành phước đức hay không mà thôi.

Ngày nay chúng ta đã có đầy đủ nhân duyên, gặp được nhân duyên, nên tự xét mình xem có đủ căn lành phước đức hay không. Tự mình có căn lành, có thể tin, có thể hiểu, tự mình có phước đức, chịu làm. Chịu vâng theo lời dạy mà làm, đó là có phước, sẽ biết được tự mình nên tu học như thế nào, nên giúp đỡ hỗ trợ người khác như thế nào.

Cho nên, bất kể là khi sống chung với ai, khi sống chung với hết thảy chúng sinh, quyết định không được trái nghịch với sáu pháp hòa kính, sáu pháp ba-la-mật. Sáu pháp hòa kính, sáu pháp ba-la-mật chính là [ở trong chú giải này] nói “hòa huệ đãi nhân” (đối xử ôn hòa, làm lợi lạc cho người khác). Nhìn từ góc độ của nhà Phật thì “hòa” đây là lục hòa (sáu pháp hòa kính), huệ đây là lục độ (sáu pháp ba-la-mật). Dù ở đâu cũng phải học đức khiêm nhường nhẫn nhịn, không được tranh giành với người khác.

Xã hội hiện nay đề xướng việc gì cũng “cạnh tranh”. Hai chữ “cạnh tranh” này thật rất đáng sợ, tôi chỉ vừa nghe đến, vừa nhìn thấy hai chữ này thì đã cảm thấy kinh sợ. Đôi bên cạnh tranh lẫn nhau, không nhường nhịn nhau, thế giới này ắt phải nhanh chóng bị hủy diệt. Cho nên, hai chữ này không thể tìm thấy trong các thư tịch xưa của Trung quốc.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.187.224 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...