Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 161 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 161

Donate

(Lượt xem: 1.706)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 161

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 25 tháng 2 năm 2000 tại Hương Cảng, file thứ 162, số hồ sơ: 19-012-0162)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem sách Cảm ứng thiên, đoạn thứ 94: “Tham mạo ư tài, khi võng kỳ thượng. Tạo tác ác ngữ, sàm hủy bình nhân.” (Tham tiền làm liều, lừa dối người trên. Bịa đặt lời ác độc, gièm pha hãm hại người thường.)

Bốn câu này, lần trước đã giới thiệu hai câu đầu. Hôm nay chúng ta xem tiếp hai câu sau. Hai câu sau này, phần chú giải nói rất rõ, chúng ta đọc qua rồi liền biết được sự nghiêm trọng của tội lỗi này.

Gièm pha cũng giống như ngày nay chúng ta gọi là nói hai lưỡi, nói thêu dệt. Trong bốn lỗi của khẩu nghiệp thì hai lỗi này nặng nề hơn, nhưng tất nhiên là dù lỗi nào trong đó cũng đều có liên quan đến cả bốn lỗi.

Phần chú giải nói với chúng ta rằng: “Người khác cho dù có lỗi, cũng nên uyển chuyển giúp họ che giấu.” Câu này hết sức quan trọng thiết yếu. Các bậc thánh hiền thế gian cũng như xuất thế gian, không vị nào không dạy người tích lũy công đức, mà trong việc tích lũy công đức thì thực ra chính là ở chỗ có thể khoan dung tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Phải từ chỗ này mà khởi sự tu tập.

Từ xưa đến nay, khẩu nghiệp là những điều chúng sinh dễ phạm vào nhất, cho nên đức Thế Tôn trong kinh điển khi dạy “khéo giữ gìn ba nghiệp” thì đặt khẩu nghiệp lên hàng đầu. Dụng ý này chúng ta cần phải biết, cần phải thể hội được.

Tôi cũng thường khuyên bảo khuyến khích quý vị đồng tu, không được xem thường mà dễ dàng nói ra những lỗi lầm của người khác. Nguyên nhân vì sao? Tự bản thân chúng ta có rất nhiều lỗi lầm. Tự thân mình có lỗi thì có tư cách gì nói lỗi người khác? Đó là lẽ thường tình. Nhưng đến một ngày khi chúng ta không còn lỗi lầm gì nữa, tôi vẫn tin chắc rằng quý vị nhất định không nên nói lỗi người khác.

Không chỉ là chư Phật, Bồ Tát răn dạy ta như vậy, chúng ta xem các bậc tổ sư, đại đức, các vị hiền nhân ở thế gian, ví như người khác có lỗi các ngài cũng đều linh hoạt uyển chuyển giúp họ che giấu. Lời dạy này là của Nho gia, là của các bậc hiền nhân quân tử.

Nếu như với người vốn là trong sạch, hoàn toàn vô tội, quý vị lại bịa đặt lời đồn đại, bóp méo sự thật để hủy báng, làm nhục người ấy, sự độc ác nguy hại này còn hơn cả đao phủ, còn hơn cả loài lang sói. Như vậy là tạo nghiệp tội cực kỳ nặng nề. Người ta vốn không có tội, quý vị bày vẽ, bịa đặt lời đồn đại để hãm hại người, những kẻ nghe lời đồn đại bịa đặt của quý vị đa phần là những người ngu, không có năng lực phân biệt tà chính, dễ dàng tin theo lời của quý vị, cho đó là sự thật, gây ra hậu quả thật không dám nghĩ đến. Trong chú giải trích dẫn thơ xưa, có đoạn viết: “Thơ xưa có câu: ‘Sàm ngôn thận mạc thính, thính chi họa ương kết.’ (Lời gièm pha phải thận trọng đừng tin, tin theo ắt có tai ương họa hại.)

Những lời nói hai lưỡi, nói thêu dệt là nguy hại ghê gớm nhất. Trong phần này nêu ra một số trường hợp điển hình. Vua nghe [lời gièm pha], đại thần liền bị giết. Trong lịch sử chúng ta cũng thấy được rất nhiều trường hợp điển hình, những người chân chính trung nghĩa một lòng vì nước, có kẻ gian nịnh ở trước mặt vua bịa đặt thêu dệt chuyện thị phi, vua không điều tra rõ ràng sự thật lại đem người [trung nghĩa đó] ra giết mất. Từ xưa đến nay, ở khắp mọi nơi, [những chuyện như vậy] thường thấy không ít. “Cha nghe [lời gièm pha] thì con phải chết.” Anh chị em đông người, vì việc tranh đoạt tài sản với nhau, trước mặt cha bịa đặt gièm pha, nói xấu người con khác là bất hiếu, thậm chí còn tìm những thân thích bằng hữu đặt điều nói xấu, khiến cho cha con chia lìa.

Vợ chồng với nhau, tin nghe theo những lời bịa đặt gièm pha thì dẫn đến ly hôn. Anh em với nhau, tin nghe theo những lời bịa đặt gièm pha thì từ đó không còn qua lại, tình thân đoạn tuyệt. Bạn bè với nhau, tin nghe theo [những lời bịa đặt gièm pha] thì giao tình dứt đoạn, thành ra nhạt nhẽo, xa lánh nhau. Bà con ruột thịt, nếu tin nghe theo những lời bịa đặt gièm pha thì tình cốt nhục phải dứt mất.

Cho nên, bài thơ ấy phần cuối cùng tổng kết lại: “Đường đường tấm thân bảy thước, đừng nghe theo ba tấc lưỡi. Trên lưỡi có gươm bén, giết người không thấy máu.”

Trong kinh Phát khởi Bồ Tát thù thắng chí lạc, chúng ta thấy chuyện do lòng ghen ghét chướng ngại, đặt điều sinh sự, hủy báng pháp sư giảng kinh, khiến thính chúng tin theo lời bịa đặt, đánh mất lòng tin nơi pháp sư, không còn đến nghe kinh. Trong năm tội nghịch, đây là tội “phá hòa hợp tăng”. Trong Giới kinh kết tội này là đọa vào địa ngục A-tỳ, là nghiệp tội nặng nề nhất.

Tai hại của những lời gièm pha bịa đặt nghiêm trọng đến như thế, chúng ta không thể không cẩn thận. Những lời gièm pha hủy báng vẫn thường bên tai, chúng ta phải có trí tuệ để phân biệt. Trong quá khứ, tôi với Hàn Quán trưởng hợp tác ba mươi năm. Ba mươi năm là một quãng thời gian tương đối dài, cũng thường có những lời gièm pha hủy báng. Hàn Quán trưởng là người có trí tuệ minh triết. Khi gặp những trường hợp như vậy, bà luôn điều tra, truy cứu đến tận ngọn nguồn sự việc, cho nên những kẻ gièm pha hủy báng không dám nói ra trước mặt bà. Người hiểu biết sáng tỏ ắt phải truy cứu đến tận ngọn nguồn sự việc, điều tra chân tướng sự thật, không dễ dãi một mực mê muội tin theo ngay.

Hiện tại, sau khi Hàn Quán trưởng vãng sanh, tôi được cư sĩ Lý Mộc Nguyên hộ trì, những lời gièm pha hủy báng như vậy chỉ có tăng thêm chứ không giảm bớt. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên là người sáng suốt, là người có trí tuệ, có công phu an định. Tuy nhiên, ông không điều tra, truy cứu đến ngọn nguồn sự việc giống như bà Hàn Quán trưởng, chỉ tuyệt đối không tin theo. Bất kể quý vị nói như thế nào, ông ấy chỉ nghe rồi bỏ ngoài tai. Đây chính là như lời người xưa nói: “Lời đồn đại không qua được kẻ trí.” Đó là người có trí tuệ. Người tin theo những lời đồn đại bịa đặt là ngu si, ngu si đến mức cùng cực.

Trong kinh điển, đức Phật dạy rằng, tạo nghiệp ác khẩu thì sau khi chết đọa vào địa ngục đao binh, kéo lưỡi. Chúng ta xem trong kinh Địa Tạng thấy đủ các loại khổ báo trong địa ngục như núi đao, vạc dầu, bị kéo lưỡi. Những loại [khổ báo] này đều là do khẩu nghiệp chiêu cảm.

Còn phải xem [những nghiệp đã tạo] có ảnh hưởng lớn hay nhỏ. Nếu như gây ảnh hưởng lớn lao, thời gian ảnh hưởng lâu dài thì [quả báo] hết sức thê thảm, đọa vào địa ngục A-tỳ, vĩnh viễn không được tái sinh cảnh giới khác.

Chúng ta học Phật, học Phật chính là học khai mở trí tuệ. Tối qua, cũng tại nơi này chúng ta đã giảng giải về “năm mươi ba lần tham học của Đồng tử Thiện Tài” [trong kinh Hoa Nghiêm]. Sau cùng trong phần tham học với Bồ Tát Văn-thù có một đoạn, chúng ta đọc thấy Bồ Tát Văn-thù khen ngợi Đồng tử Thiện Tài, Đồng tử Thiện Tài đưa ra những đề xuất thỉnh giáo, đoạn này rất đáng cho chúng ta học tập.

Không chỉ là đáng học, mà nếu ai thực sự phát tâm, mong cầu quả vị Vô Thượng Bồ-đề thì đều phải học tập phát tâm Bồ-đề, tu tập hạnh Bồ Tát. Mười điều ác là hành vi của ma quỷ, không phải hạnh Bồ Tát. Tin nghe theo những lời gièm pha bịa đặt là thuận theo ma quỷ. Cự tuyệt, bác bỏ những lời gièm pha, đó là thuận theo chư Phật, Bồ Tát. Mọi việc lành hay dữ, họa hay phúc [đều quyết định] chỉ trong khoảng thời gian một ý niệm, chỉ người có trí tuệ chân thật mới biết xem xét chọn lọc. Người không có trí tuệ chân thật, dễ dàng tin nghe theo những lời đồn đại, bị hoàn cảnh bên ngoài tác động sai sử thì cho dù có tinh tấn nỗ lực tu trì cũng không đạt được kết quả. Sự thật này từ xưa đến nay đã có quá nhiều rồi.

Người học Phật rất nhiều, người thành tựu rất ít. Người niệm Phật rất nhiều, người vãng sinh rất ít. Không chỉ là đối với người khác, do ganh ghét đố kỵ mà đặt điều sinh sự, thậm chí đối với kiến giải về pháp môn tu tập cũng gây ra tội hủy báng giáo pháp. [Việc này] trong những năm qua chúng ta nghe biết rất nhiều.

Có nhiều người hủy báng bản Hội tập kinh Vô Lượng Thọ của cư sĩ Hạ Liên Cư, phê bình với ác ý. Điều này tạo thành tội nghiệp nặng nề, hết sức nặng nề! Tin nghe theo những lời hủy báng này đều là những người có trình độ học Phật thấp kém. Nếu như người có trình độ học Phật cao, những lời hủy báng như thế chỉ cần nhìn qua là thấu suốt. Chỉ những người trình độ thấp kém mới tin nghe theo những lời đồn đại vô căn cứ. Gây chướng ngại cho sự vãng sinh của một người, tội lỗi ấy làm sao gánh nổi?

Ngày nay trong thế giới này, những người nào ngợi khen tán thán bản Hội tập của cư sĩ Hạ Liên Cư? Chúng ta có thể so sánh được với các vị ấy chăng? Tôi giảng kinh đã bốn mươi mốt năm, năm bản Hán dịch kinh Vô Lượng Thọ tôi đều đã đọc qua, bản Hội tập của Vương Long Thư tôi cũng đã đọc qua. Chỉ riêng bản [Hội tập] của Ngụy Mặc Thâm tôi hiện có nhưng chưa xem qua, nói thật với quý vị như vậy. Vì sao tôi chọn bản Hội tập của cư sĩ Hạ Liên Cư để giảng giải, giới thiệu với mọi người? Tôi không phải mù tối, cũng không phải do tình cảm. Tôi với lão cư sĩ Hạ Liên Cư chưa từng gặp mặt, không có giao tình, nhưng tôi chỉ dựa trên sự thật mà luận xét, bản Hội tập của ông đích thực là tập đại thành từ năm bản gốc Hán dịch.

[Hãy nói đến một số người như] Lão Hòa thượng Tuệ Minh, Lão cư sĩ Mai Quang Hy, trong quá khứ là Lão Pháp sư Từ Chu. Lão Pháp sư Từ Chu tại Đài Loan có hai người học trò, một người là Lão Hòa thượng Đạo Nguyên, đã vãng sanh rồi, còn người kia là Pháp sư Sám Vân, tại Đài Loan được mọi người hết sức kính ngưỡng. Đó là những học trò của Từ Lão Pháp sư. Những vị này, khi đọc qua bản [Hội tập của cư sĩ Hạ Liên Cư] đều ngợi khen xưng tán.

Người đầu tiên mang bản Hội tập này ra phân chia chương đoạn chính là Pháp sư Từ Chu. Tôi có thực hiện một bản phân chia chi tiết. Bản phân mục của tôi lấy bản phân chia của Pháp sư Từ Chu làm cơ sở rồi phân chia chi tiết hơn, trong đó có rất nhiều tiêu đề khoa mục dùng y theo nguyên văn của Pháp sư Từ Chu.

Tôi không phải người ngu si, cũng không dễ dàng bị người khác tác động. Bản Hội tập này là Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam dạy cho tôi. Tôi xem qua rồi, tỉ mỉ so sánh với các bản khác, thấy quả thật bản này có những chỗ hay hơn, cho nên tôi mới phát tâm tuyên dương bản Hội tập này. Tôi tin rằng ngày nay có nhiều người hủy báng chê bai bản Hội tập này đều là có dụng ý riêng, họ không sợ tạo nghiệp, không sợ cảnh khổ địa ngục. Tôi thì rất sợ.

Trong những năm qua, rất nhiều người y theo bản Hội tập này [tu tập] được cứu độ, được vãng sinh, có những điềm lành hy hữu, chúng ta vẫn thường nghe nói đến, thậm chí có cả băng ghi hình, hình ảnh ghi lại cho chúng ta xem rõ. Tôi xem qua hết sức vững tâm. Chúng ta ở đây có được chứng cứ rõ ràng.

Cho nên, tội nói dối, nói hai lưỡi, nói lời gièm pha hủy báng là cực kỳ nghiêm trọng, phá hoại gia đình người khác, chia lìa tình thân cốt nhục của người, phá hoại Tăng đoàn, hủy diệt Phật pháp, làm dứt mất pháp thân tuệ mạng của người khác. Đức Phật trong kinh điển, giới luật nói đến điều này rất nhiều, chúng ta cần phải đọc cho thật kỹ lưỡng, phải chi ly phản tỉnh, quyết định không gây tạo nghiệp ác thì con đường tương lai của chúng ta sáng tỏ rỡ ràng. Nếu như không tin Tịnh độ, không niệm Phật [cầu vãng sinh] thì nhất định cũng được sinh về cõi trời hưởng phước, không rơi vào đọa lạc.

Vì thế, không thể vì một chút thích ý nhất thời cho sướng miệng mà tạo ra nghiệp ác nghiêm trọng như thế. Phải đặc biệt cẩn thận, đặc biệt lưu tâm chú ý, tuyệt đối không truyền bá những lời vô căn cứ. Phải thực sự giống như cư sĩ Lý Mộc Nguyên, [khiến cho lời đồn đại] không qua được người có trí, nghe qua rồi là xem như xong, tuyệt đối không nhắc lại. Tạo thành nghiệp tội hay tích lũy công đức đều là do ở một câu này.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.135.4 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...