Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 172 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 172

Donate

(Lượt xem: 1.637)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 172

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 14 tháng 3 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 173, số hồ sơ: 19-012-0173)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Xin mời mở sách Cảm ứng thiên, đoạn thứ 103. Đây là đoạn lớn thứ 15 trong toàn văn, nói đến “những điều xấu ác trong gia đình”: “Tham lam vô yếm. Chú trớ cầu trực.” (Tham lam không chán. Thề thốt cầu thần chứng minh.)

Câu thứ nhất có ý nghĩa là lòng tham quá nặng. Tôi sẽ đọc qua một lần phần chú giải này: “Dùng miệng lưỡi để lấy được vật gọi là lam. Nói về lòng tham của con người, khác nào như ăn vào miệng, không có lúc chán dừng, không có chỗ cùng cực.”

Câu này cũng đã nói được rất thấu triệt. Tham mà không chán, tội lỗi này thật quá nặng, quá lớn. Bên dưới trích dẫn một câu của Lão tử: “‘Không tội nào lớn bằng nhiều tham dục, không họa nào lớn bằng không biết đủ.’ Người biết đủ thì nghèo hèn cũng vui, không biết đủ thì giàu sang cũng lo lắng. Người đời tham cầu cho nhiều, rốt cùng cũng hao tán. Cho nên không cần phải nói, lúc rơi vào tai họa nghiệt ngã càng khó khăn hơn.”

Đoạn này chúng ta cần đọc lại nhiều lần, thể hội thật kỹ ý nghĩa trong lời văn, rồi quay lại quan sát kỹ xã hội hiện nay, chúng ta mới hiểu được các bậc hiền thánh xưa quả thật có đầy đủ trí tuệ chân thật.

Thế giới này ngày nay vì sao quá nhiều người tham lam đến thế? Đó là tạo thành nghiệp tội, đó là đầu mối tai họa, đầu mối của tội lỗi và tai họa. Vì sao có quá nhiều người làm [ác] đến thế, không biết quay đầu? Nguyên nhân nằm ở chỗ nào? Là do ở chỗ không có người dạy dỗ. Trên giảng đường, từng giờ từng phút tôi luôn cảnh tỉnh quý vị đồng học. Quý vị đồng học chúng ta tự mình có thể quay đầu được không? Có giác ngộ không? Thật rất khó nói. Mỗi ngày đều nghe [kinh], mỗi ngày đều học [pháp] mà vẫn không thể quay đầu, vẫn không thể giác ngộ. Hay đó là biết rõ mà vẫn cố phạm vào? Nguyên nhân này là ở chỗ nào?

Sức mạnh dụ dỗ mê hoặc bên ngoài xã hội là quá lớn, quá mạnh, trí tuệ của tự thân chúng ta thì hết sức yếu ớt, không chống đỡ nổi. Nếu như vâng theo những lời răn dạy của chư Phật, Bồ Tát, những lời dạy bảo của các bậc hiền thánh xưa, thì dường như trước mắt chúng ta bị thiệt thòi quá lớn, bị người lừa gạt, lợi lạc tiện nghi đều bị người khác chiếm lấy hết, tự mình thật không cam tâm, không tình nguyện [vâng theo]. Như vậy là sao? Là biết rõ mà vẫn cố ý phạm vào. Thậm chí còn nghi hoặc những lời răn dạy của các bậc hiền thánh xưa, rằng không còn hợp thời nữa, rằng đã qua thời ấy rồi, hiện tại không dùng được nữa.

Những người có cách hiểu biết như vậy rất nhiều, rất nhiều. Lại có mấy người rõ biết được chân tướng sự thật? Thực sự rõ biết chân tướng sự thật thì chấp nhận thiệt thòi cũng sẵn lòng để người lừa dối, lợi lộc tiện nghi nhường cho người khác chiếm lấy, tự thân mình chịu thiệt thòi. Vì sao họ chịu làm như vậy? Vì họ hiểu được là hoàn cảnh trước mắt không giống nhau. Chúng ta hôm nay chịu thiệt thòi, đời sau được sự tiện nghi lớn. Người đời hiện nay chiếm lấy phần tiện nghi, đời sau phải chịu thiệt thòi lớn. Ý nghĩa này phải là người thâm nhập kinh tạng, hiểu sâu nghĩa lý thì mới hiểu rõ được, mới chịu làm. Nếu hiểu cạn cợt, chỉ thấy được lợi ích ngay trước mắt, không thấy được lợi ích trong tương lai. Chúng ta trước mắt đang ở trong thời đại nào, tự mình phải rõ biết.

Trước đây, vào năm đầu Dân quốc (1912) có cư sĩ Đinh Phúc Bảo (1873-1950) là một người rất tuyệt vời, Nho học, Phật học đều đạt đến mức rất thâm sâu. Năm bốn mươi tuổi, ông quan sát thấy rõ được ý nghĩa chân thật của đời người, đối với hết thảy các pháp thế gian đều không còn lưu luyến. Ông nói với bạn bè rằng: “Tôi ở trong thế gian này chỉ như người khách trọ không khác, biết rõ rằng nhà cửa, tài sản, sự nghiệp, hết thảy đều không chân thật, đều là giả tạm.” Trong kinh Kim Cang nói “mộng ảo bào ảnh”, không một mảy may ý niệm bám chấp lưu luyến, tâm của ông đã thanh tịnh, trí tuệ khai mở, cho nên chuyên tâm vào Phật pháp. Chuyên tâm vào Phật pháp là nghĩ đến tương lai. Người người đều có đời sau, lúc nào thì sang đời sau? Không một ai biết được, chỉ trong khoảng thời gian một sát-na. Khi nào thời điểm một sát-na ấy đến, không ai biết được. Cũng có thể mấy chục năm sau, cũng có thể ba hoặc năm năm, cũng có thể trong ba, bốn ngày, cũng có thể ngay thời điểm hiện tại này, nhất định phải rõ biết như vậy.

Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam trước lúc vãng sinh một ngày nói với các học trò: “Thế giới này loạn rồi.” Ông nói: “Chư Phật, Bồ Tát xuống trần cũng không cứu nổi.”

Nghiệp lực không thể nghĩ bàn. Trong kinh Địa Tạng nói: “Nghiệp lực của chúng sinh có thể cao ngang núi Tu-di, có thể sâu bằng biển lớn.” Nghiệp lực không thể nghĩ bàn, dù chư Phật Như Lai cũng không thể chuyển đổi định nghiệp của chúng sinh. Đó không phải chư Phật, Bồ Tát không từ bi. “Tâm, Phật và chúng sinh, cả ba đều không khác biệt.” Nghiệp lực của chúng sinh phải cùng kết hợp với Phật pháp thì mới có thể cứu được. Thế nhưng nghiệp lực của chúng sinh ngày nay hoàn toàn xa lìa Phật pháp.

Tuần trước, ở Đài Loan có mấy vị tỳ-kheo ni đến hỏi tôi: “Ở Bộ Lý có nhiều chùa chiền như thế, người xuất gia nhiều như thế, vì sao vẫn bị trận động đất lớn? Vì sao có tai nạn lớn như vậy?” Tôi hỏi lại các vị ấy: “Vì sao Pháp sư Sám Vân không bị tai nạn?” Pháp sư cũng ở địa phương đó.

Trước đây Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam thường nói: “Có chùa không có đạo, không thể làm hưng vượng giáo pháp.” Không phải chùa nhiều, tượng Phật nhiều thì địa phương ấy gọi là có Phật pháp, quan niệm như vậy là sai lầm. Phải hỏi lại quý vị, địa phương ấy có người tu hành chân chánh hay không? Không có người chân chánh tu hành, tuy xuất gia rồi vẫn còn tranh danh đoạt lợi, còn hủy báng lẫn nhau, bên này bên kia tranh nhau tín đồ, không từ thủ đoạn, như vậy chỗ nào có đạo pháp?

Hiện tại, mọi người đều có một quan niệm rất sai lầm, cho rằng xây dựng được nhiều chùa chiền, tạo được nhiều tượng Phật thì chư Phật, Bồ Tát sẽ đến giúp đỡ che chở chúng ta, tự mình như vậy không còn gì phải kiêng dè, tha hồ làm những việc sai trái, chư Phật, Bồ Tát vẫn che chở, giúp đỡ cho mình. Làm gì có lý lẽ ấy? Chúng ta tự mình phải hiểu thật rõ ràng, sáng tỏ.

Thậm chí trong hiện tại có nhiều người xuất gia nhưng không hiểu được ý nghĩa xuất gia. Học Phật, nhưng Phật là gì cũng không biết. Vấn đề này quả thật vô cùng nghiêm trọng.

[Câu thứ hai nói] “chú trớ” cũng giống như chúng ta nói “thề thốt”. Tại Đài Loan rất phổ biến. Quý vị xem, mỗi kỳ bầu cử người ta đều thề thốt, còn chặt đầu gà đặt trước thần linh để thề thốt. Đó là tạo tội ác. Không thề thốt thì tội lỗi ấy cũng đã nặng nề rồi, thề thốt lại cầu thần minh bao che giúp đỡ cho mình, che giấu tội lỗi của mình, có lý nào lại như vậy?

Trong sách xưa của Trung quốc có giải thích: “Thông minh chính trực gọi là thần.” Thần là bậc thông minh chính trực, lẽ nào chịu nhận sự hối lộ của quý vị hay sao? Thần chịu bao che cho quý vị hay sao? Thần mà chịu nhận hối lộ, bao che cho quý vị, đùa cợt với quý vị, đó chẳng phải thần, chính là yêu ma quỷ quái. Cho nên, thế gian này ngày nay, chúng ta thử hỏi xem có thần hay không? Xin thưa cùng quý vị, chư Phật, Bồ Tát, thần linh đều lánh xa cả rồi. Bao vây quanh cả thế giới này là những thứ gì? Toàn là yêu ma quỷ quái.

Vì sao yêu ma quỷ quái đến đây, còn chư Phật, Bồ Tát, thần tiên đều bỏ đi? Đó là vì sự cảm ứng giao hòa trong đạo. Con người có thiện tâm chân thành, liền có thể cảm động được chư Phật, Bồ Tát. Con người nếu tự tư tự lợi, khởi tâm xấu ác làm việc ác, quý vị liền chiêu cảm toàn yêu ma quỷ quái. Nhà Phật thường nói: “Chúng sinh có cảm, chư Phật liền có ứng.” Sự chiêu cảm hiền thiện thì chư Phật, Bồ Tát ứng hiện. Sự chiêu cảm xấu ác thì yêu ma quỷ quái ứng hiện. Trong Kinh Dịch nói: “Người đồng loại họp về một phương, vật đồng loại họp nhau thành bầy.” Chúng ta phải hiểu rõ được ý nghĩa này.

Thiện với thiện cảm ứng nhau, ác với ác cảm ứng nhau. Quý vị đồng tu học Phật chúng ta, mỗi ngày đều đọc kinh, mỗi ngày đều niệm Phật, tuyệt đối không đến những nơi vũ trường ca múa, không đến những nơi cờ bạc ăn thua. Quý vị đến những nơi ấy mà tìm, dù một người cũng không tìm thấy. Đó là vì không đồng loại, những người ở đó với chúng ta không cùng một loại. Chúng ta hiểu rõ được ý nghĩa này.

Vì thế, thề thốt [cầu thần chứng giám] là hủy nhục các vị thần chân chánh, là nịnh bợ gắn bó với yêu ma quỷ quái. Quý vị ngẫm nghĩ xem, ý nghĩa có phải vậy không? Sự thật có phải vậy không? Hậu quả của việc này, tôi không nói thì mọi người cũng đều hiểu rõ. Cho nên, chúng ta đọc kỹ Cảm ứng thiên, đọc thuộc Cảm ứng thiên rồi thì đối với đủ mọi hiện tượng trong xã hội ngày nay, quý vị nhìn qua liền biết rõ, là lành hay dữ, là họa hay phúc, quý vị có thể nhìn thấy rất sáng tỏ, rất rõ ràng. Làm sao có thể gặp lành tránh dữ quý vị cũng biết được. Về mặt phương pháp hay lý luận cũng đều biết được rõ ràng.

Chúng ta học Phật, đặc biệt là Đại sư Ấn Quang trong suốt một đời đề xướng các sách Liễu Phàm tứ huấn, Cảm ứng thiên. Dụng ý của ngài chính là để cứu vãn kiếp nạn sắp tới hiện nay. Chúng ta hiện đang gặp phải tai nạn lớn lao từ trước đến nay chưa từng có. Tai nạn này đang hiển bày hết sức rõ ràng, người bình thường cũng đều có thể nhận biết rõ.

Chúng ta phải nắm giữ lấy cơ hội, có cơ hội được một ngày thì nỗ lực làm một ngày, chân thành niệm Phật cầu sinh Tịnh độ. Tuyệt đối không thuận theo chúng sinh làm việc xấu ác, nhất định phải thuận theo lời răn dạy của chư Phật, Bồ Tát, từ trong tâm mình mà sửa đổi. Đặc biệt là những người học Phật, mà trong những người học Phật thì đặc biệt là những người xuất gia.

Phải sửa đổi từ đâu? Không suy nghĩ vì riêng bản thân mình, hết thảy đều phải vì chúng sinh đang khổ nạn mà cống hiến một chút tâm lực của mình. Đúng như lời người xưa đã nói: “Biết là điều không thể làm nhưng vẫn làm.” Đó chính là tâm niệm từ bi.

Tôi đã lớn tuổi như thế này rồi, vì sao mỗi ngày vẫn ở nơi đây giảng kinh thuyết pháp, vẫn nhận lời mời thỉnh các nơi, vẫn nhọc sức bôn ba, quý vị có thể nhận hiểu được không? Đó là không vì bản thân mình. Chỉ vì chúng sinh, vì Phật pháp. Nếu vì riêng bản thân mình, tôi đã rất nhiều lần nói với các vị đồng học, tôi vẫn mong sớm có một ngày có thể ẩn cư, lánh xa đô hội, tìm một ngôi làng nhỏ sống ẩn cư. Quý vị nói xem, ung dung tự tại biết bao. Đọc sách, tụng kinh, niệm Phật.

Cơ hội như thế tôi đã có, tôi có thể làm được, có thể an hưởng những năm tuổi già. Vì sao vẫn phải khó nhọc bôn ba như thế này? Đó là vì thế gian này không có người giảng kinh thuyết pháp. Nếu có người giảng kinh thuyết pháp, tôi quyết định không phải làm việc này. Tôi hy vọng các vị đồng học bên này được bồi dưỡng, huấn luyện, có thể hết lòng hết sức nỗ lực học tập qua mấy năm, tôi có thể đem việc này giao phó lại, tôi không phải lên giảng đường nữa, đã có người tiếp nối thay thế.

Bản thân tôi tiếp nối thay thế Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Thầy một đời giảng kinh thuyết pháp, 97 tuổi vãng sinh. Trong hai tuần trước lúc vãng sinh vẫn lên giảng đường giảng kinh. Thầy đã nêu tấm gương sáng cho chúng ta noi theo, làm khuôn mẫu cho chúng ta, hoàn toàn không cầu sự an lạc cho bản thân, xả thân vì người khác.

Chúng ta học theo chư Phật, Bồ Tát, nơi chúng ta đến trong tương lai là thế giới Tây phương Cực Lạc, con đường phía trước sáng tỏ rỡ ràng. Trong đời này nhẫn chịu một chút khó nhọc nào có đáng gì đâu!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Nguồn chân lẽ thật


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.163.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...