Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 160 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 160

Donate

(Lượt xem: 1.727)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 160

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 24 tháng 2 năm 2000 tại Hương Cảng, file thứ 161, số hồ sơ: 19-012-0161)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem sách Cảm ứng thiên, đoạn thứ 94: “Tham mạo ư tài, khi võng kỳ thượng. Tạo tác ác ngữ, sàm hủy bình nhân.” (Tham tiền làm liều, lừa dối người trên. Bịa đặt lời ác độc, gièm pha hãm hại người thường.)

Trong phần chú giải nói rất rõ ràng: “Đòi hỏi không chán gọi là tham, ngu si mê muội không biết xấu hổ gọi là mạo. Dốc lòng lo việc mà giữ được sự liêm khiết, đó là khí tiết lớn lao của kẻ bề tôi. Nay vì tham lam ngu muội mà lừa dối người trên, khí tiết bầy tôi ở chỗ nào? Dù có nhất thời được giàu sang phú quý nhưng phần lớn đều thấy là nhanh chóng lụn bại, con cháu khốn cùng.”

Những chuyện như vậy trong xã hội hiện đại có thể nói là hết sức phổ biến. Hôm qua, cư sĩ Tam Trọng Liêu đến thăm tôi, trong khi trò chuyện, nói đến tình trạng xã hội gần đây nhất của Đài Loan, ông bảo tôi rằng so với những số liệu thống kê trong tạp chí “Mộ Tây” số 41 hồi cuối thế kỷ [trước], chủ yếu là với thanh thiếu niên nước Mỹ, ông cho rằng [Đài Loan hiện nay] còn hơn thế nữa. Nghe qua câu này chúng ta phải kinh sợ cảnh giác, ngày tận thế quả thật không còn xa. Gần đây nhất, cư sĩ Tam Trọng Liêu đã in ấn tống với số lượng lớn sách “Bách quá cách”. Ông nói đã in xong đến 600.000 quyển. Đài Loan có dân số 21 triệu người, 600.000 quyển Bách quá cách này liệu có tạo ra hiệu quả gì không? Cũng chỉ là cố hết sức người, còn phải đợi xem mệnh trời.

Cho nên tôi bảo ông ấy, buổi chiều trước ngày vãng sinh, lão sư Lý [Bỉnh Nam] có nói với các học trò: “Thế gian này đại loạn, cho dù chư Phật, Bồ Tát, các vị thần tiên có xuống trần cũng đều không cứu nổi.” Thầy lại nói: “Chỉ có một con đường sống là chân thật niệm Phật, cầu sinh Tịnh độ.” Hiện nay tôi càng thấy lời Lý lão sư là chân thật, lại nhớ đến Pháp sư Minh Tục vì chúng ta truyền về tin tức, sơn thần ở Bắc Triều Tiên cũng đã báo tin, trên trời không an toàn, dưới đất cũng không sống được. Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ có thế giới Cực Lạc ở phương tây là tốt đẹp. Những tin tức này thật không hề bình thường. Theo tôi thấy thì đó chính là chư Phật đại từ đại bi thị hiện.

Phàm phu trong sáu đường vốn phiền não nặng nề, chúng ta xem trong luận Bách Pháp Minh Môn thấy được, chỉ có 11 tâm sở thiện trong khi có đến 26 tâm sở ác. Sức mạnh của các tâm sở ác vượt quá xa so với các tâm sở thiện.

Vì thế, các bậc hiền thánh xưa không vị nào không xem trọng giáo dục, đặc biệt là xem trọng việc giáo dục trẻ thơ. Những quan điểm hiền thiện, hành vi hiền thiện, nhất định phải được vun bồi, nuôi dưỡng từ thuở nhỏ. Nền giáo dục của Trung quốc [xưa kia] là khởi đầu từ “thai giáo”. Đối với trẻ thơ, bắt đầu giáo dục từ lúc nào? Chính là từ lúc người mẹ bắt đầu mang thai, phải dụng tâm hết sức công phu khó nhọc. Mục đích là gì? Chúng ta hiện nay thấy rất rõ ràng, mục đích đó là mong cho xã hội được an hòa tốt lành, chúng sinh chung sống hòa thuận vui vẻ, đối đãi bình đẳng với nhau, cùng giúp đỡ tôn trọng lẫn nhau, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau.

Người được học qua đôi chút trong nền giáo dục của thánh hiền thì đều biết buông bỏ tự thân vì người khác, cho nên trật tự xã hội mới có thể được duy trì qua mấy ngàn năm. Trong mỗi một thời đại thì những người lãnh đạo quốc gia, những bậc chí sĩ nhân đức, không ai là không xem trọng giáo dục. Cho nên, công tác giáo dục cũng không khác gì việc đắp đê ven sông ngăn lũ lụt. Nếu có chút bất cẩn, bờ đê bị vỡ thì lũ lụt gây tai họa, không cách gì cứu vãn được. Trong thời đại ngày nay, thật không may là chúng ta không hề xem trọng “bờ đê” giáo dục ngăn phòng, không chịu dụng tâm ngăn phòng tai họa. Giáo dục luân lý, giáo dục đạo đức, quan hệ giữa người với người đều đã hoàn toàn băng hoại. Chúng ta mở xem Cảm ứng thiên, những điều thiện nói trong sách này thì xã hội hiện nay thật rất khó thấy được, những điều xấu ác nói đến trong đó thì phổ biến khắp xã hội này, hơn nữa lại thêm mức độ xảy ra ngày càng dày đặc, ngày càng tăng thêm.

Phật dạy chúng ta: “Y báo tùy trước chánh báo chuyển.” (Y báo tùy theo chánh báo mà thay đổi.) Chánh báo là lòng người, là tư tưởng, chỗ thấy biết, hành vi, tạo tác của mọi người trong xã hội. Nếu như hết thảy đều bất thiện, đó chính là như trong kinh Phật thường gọi là “ngũ trược ác thế” (cõi đời xấu ác với năm sự uế trược). Ngày nay, sự uế trược xấu ác đã lên đến cực điểm.

Thiên tai, nhân họa đều là quả báo. Quả báo đó làm sao có thể tránh được? Chúng ta bình tĩnh suy ngẫm, hầu như là không có khả năng tránh được. Vào lúc đó biết phải làm sao? Chúng ta thật ra không có năng lực giúp đỡ hỗ trợ người khác thì phải biết quay lại tự cứu lấy chính mình. Tự cứu lấy mình, chỉ còn cách phải tin sâu vững, lập nguyện thiết tha, nương một câu Phật hiệu, trong suốt ngày đêm không thể gián đoạn. Thực sự phải buông xả hết thân tâm, thế giới, một lòng hướng Phật, một lòng hướng về Phật A-di-đà. Đó là con đường tự cứu lấy mình.

Nữ cư sĩ Tề Tố Bình ở núi Thiên Mục, vừa mới đây tặng cho chúng ta một băng ghi hình, cho chúng ta biết nhiều điều cảm ứng qua những năm học Phật của chính tự thân bà ấy. Trong những điều bà ấy kể, có chuyện phụ thân bà [đã chết] gá vào thân thể đứa con nhỏ của bà rồi kể với mọi người về những điều kinh khủng đáng sợ ở địa ngục. Ông này hết sức may mắn có được người con gái hiếu thuận như nữ cư sĩ Tề Tố Bình, thực sự nỗ lực tu học, hộ trì Chánh pháp. Nhờ công đức ấy, ông đã được siêu thoát khỏi địa ngục, gá vào thân thể đứa con nhỏ của bà, đem một phần những nhân duyên kết quả sự việc nói ra cho chúng ta biết, lại khuyến khích con gái ông [là nữ cư sĩ Tề Tố Bình] hãy đem sự thật này nói rộng ra cho người đời đều được biết, khuyên hết thảy người đời dứt ác tu thiện, quay đầu là bờ. Trước đây chúng ta ngu si mê muội, tạo tác nhiều nghiệp ác, nhưng chỉ cần một hơi thở này còn chưa chấm dứt, quay đầu hướng thiện đều vẫn còn kịp.

Điều này trong kinh điển Đại thừa, đặc biệt là trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, đức Phật vì chúng ta giảng giải rất rõ ràng, cũng nêu ra rất nhiều trường hợp minh họa. Vào thời Phật tại thế, vua A-xà-thế phạm năm tội nghịch, mười nghiệp ác. Chúng ta suy ngẫm lại, trong một đời này tuy chúng ta tạo nhiều nghiệp ác nhưng cũng không nghiêm trọng như vua A-xà-thế. Trong kinh Phật dạy chúng ta, vua A-xà-thế vào lúc lâm chung sám hối, biết được tự thân mình suốt một đời làm những việc sai lầm, liền hồi tâm chuyển ý, hết lòng sửa đổi lỗi lầm, niệm Phật được vãng sinh đúng như tâm nguyện. Trong kinh Phật dạy chúng ta rằng, vua đạt được Thượng phẩm trung sinh. Tôi đọc đến đoạn kinh văn này hết sức kinh ngạc. Điều tôi kinh ngạc ở đây là, phạm năm tội nghịch sám hối được vãng sinh thì tôi tin chắc, không lấy làm lạ, thế nhưng phẩm vị vãng sinh được cao đến thế là điều mà tôi không thể nghĩ đến.

Cho nên tôi hiểu được rằng, cầu sinh Tây phương có hai phương thức. Phương thức thứ nhất là sự tu tập bình thường, huân tập lâu ngày như chúng ta, y theo những lời dạy trong kinh luận, chơn chất thật thà vâng làm theo lời dạy, tích lũy công đức, cầu nguyện vãng sinh. Phương thức thứ hai là [đối với người đã lỡ] tạo tác nhiều nghiệp ác, lúc lâm chung sám hối được vãng sinh. Đó là hai phương pháp.

Công đức sám hối thật không thể nghĩ bàn, chúng ta nhất định không được xem thường, cũng như khi thấy những người tạo tác nghiệp ác, không thể xem thường khinh chê họ. Chúng ta là người phàm mắt thịt, nhìn không thấy được. Những người ấy nếu khi lâm chung chân thật sám hối, có khả năng họ được vãng sinh với phẩm vị còn cao hơn chúng ta. Điều này rất có khả năng xảy ra, chúng ta sao có thể xem thường khinh chê người khác?

Cho nên, học Phật thì điều quan trọng thiết yếu nhất là trong lúc xử sự, đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật, ở đâu cũng phải khiêm tốn, nhẫn nhịn nhún nhường, việc gì cũng phải tôn trọng người khác, [như vậy thì] đối với bản thân mình nhất định sẽ được lợi ích. Đó là điều chúng ta phải học tập theo.

Đạo trường của cư sĩ Tam Trọng Liêu có mấy trăm vị đồng tu, mỗi ngày đều dùng sách “Bách quá cách” để phản tỉnh, kiểm điểm tự thân về những lỗi lầm trong ngày hôm đó rồi sám hối, sửa lỗi. Đó là học theo Liễu Phàm tứ huấn, đem Liễu Phàm tứ huấn vận dụng vào thực tế đời sống hằng ngày. Phương thức tu hành như vậy rất hữu hiệu, nhưng nhất định phải duy trì lâu dài mới thu được kết quả.

Không giữ tâm bền bỉ, tâm nhẫn nại, trong Phật pháp gọi đó là biểu hiện phước mỏng, cũng có thể nói là không có phước báo, phước báo hết sức mỏng manh. Người như thế cho dù có phát nguyện muốn tu hành nhưng vẫn cứ ngày ngày tạo nghiệp. Chúng ta hết sức khách quan mà quan sát thấy, tuyệt đối không phải trù ếm họ, con đường tương lai của họ thật tối tăm mờ mịt, không tránh khỏi rơi vào ba đường ác. Đó là vì tự mình không thể phát tâm phấn chấn, không thể khắc phục được khiếm khuyết nhược điểm, tập khí của mình.

Thế nào là người thực sự có phước báo? Người xưa gọi là: “Nghiêm khắc kiềm chế tự thân, khoan dung đối đãi với người khác.” Người như vậy là có phước báo. Đối với mình phải hết sức nghiêm khắc, khắc phục những phiền não, tập khí của tự thân. Nếu như phiền não, tập khí nặng nề, nghiệp chướng quá nặng nề, bậc cổ đức dạy chúng ta phải tu học sử dụng phương pháp lễ Phật sám hối. Phương pháp này rất hữu hiệu. Buông bỏ muôn duyên, mỗi ngày lễ Phật ba trăm lạy. Người xưa vận dụng phương pháp này, trong ba năm nghiệp chướng tiêu trừ, trí tuệ hiện tiền, khắp nơi đều là như vậy.

Khi tôi mới học Phật pháp, Pháp sư Sám Vân dạy tôi phương pháp này. Vào lúc đó, tôi với ngài cùng sống chung trong một căn lều tranh, mỗi ngày ngài lễ Phật ba trăm lạy. Ngài lạy Phật hết sức chậm rãi. Tôi ở trong lều tranh ấy, mỗi ngày lễ Phật tám trăm lạy, được khoảng năm tháng rưỡi. Trong lều tranh ấy còn có Pháp sư Đạt Tông, người vùng Đông Bắc, mỗi ngày lễ Phật đến một ngàn hai trăm lạy.

Thời gian lễ Phật của chúng tôi chia làm ba lần trong ngày. Sáng sớm lúc ba giờ bắt đầu lễ Phật cho đến năm giờ, được hai tiếng đồng hồ. Buổi trưa, sau khi ăn trưa và đi kinh hành xong, lễ Phật khoảng một giờ đồng hồ. Chiều tối, sau khi ăn xong, lễ Phật từ sáu giờ cho đến tám giờ. Trên núi ấy lúc chín giờ thì đi ngủ. Chín giờ đi ngủ, hai giờ sáng thức dậy, sinh hoạt mỗi ngày luôn luôn theo đúng quy luật. Cho nên, [thời gian] ở trên núi ấy đích thực có thể sám hối tiêu trừ nghiệp chướng.

Biết được một phương pháp rồi, chỉ cần có thể kiên trì không thay đổi, người như vậy là có phước báo, người như vậy suốt đời luôn thẳng tiến trên đường thành công, trên đường giải thoát.

Cho nên, chúng ta đọc Cảm ứng thiên, đây là Đại sư Ấn Quang dạy bảo chúng ta, hãy dùng quyển sách nhỏ này để mỗi ngày tự phản tỉnh, tự kiểm điểm bản thân mình. Nếu như thấy tự mình vẫn thường phạm vào những nghiệp ác [nói đến trong sách], thì tự trong lòng liền hiểu biết rõ ràng rằng nhất định phải đọa vào địa ngục. Nếu như biết sợ cảnh khổ địa ngục thì phải gấp rút quay đầu hướng thiện.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.64.210 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...