Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 110 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 110

Donate

(Lượt xem: 2.062)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 110

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 16 tháng 10 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 111, số hồ sơ: 19-012-0111)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Xin mời xem trong Cảm ứng thiên, đoạn thứ 48, sách Vị biên ở quyển ba: “Khinh miệt thiên dân, nhiễu loạn quốc chính.” (Khinh miệt dân trời, nhiễu loạn việc nước.) Đây là điều ác thứ tư của những kẻ làm quan chức, viên chức hành chánh.

Trong phần chú giải nói rất hay: “Mệnh trời lấy lòng dân làm chính, nói chung tất cả sinh linh đều là con đỏ của thượng đế, cho nên nói là dân trời. Trời hết sức thương yêu dân.” Mấy câu này chúng ta phải thường xuyên tụng đọc, thường ghi nhớ trong lòng.

Trong Phật pháp, mối quan hệ giữa bản thân ta và hết thảy chúng sinh được nói đến thấu triệt hơn. Ý nghĩa này, người xưa cũng hiểu rất rõ. Chúng ta thường nghe điều này được nói là: “Ta là mọi người, mọi người là ta.” Bản thân ta với mọi người là một thể, tức là pháp thân. Nhà Phật nói pháp thân, đó là gồm hết tất cả chúng sinh trong hư không pháp giới thành một thể, ta với người khác là một thể. Nói cách khác, nếu chúng ta xem thường người khác cũng là xem thường chính mình, tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình. Ý nghĩa này cần phải hiểu rõ. Đó là chân tướng sự thật.

Người ta không thể thiếu sự tôn nghiêm. Sự tôn nghiêm đó từ đâu mà có? Tôn nghiêm là tôn trọng người khác, tôn nghiêm là không điên rồ ham muốn tự đề cao mình. Tự đề cao mình là quý vị đã sai lầm. Tự cho mình là đúng, điên rồ ham muốn tự đề cao mình, xem thường người khác, nói thật ra đều là những việc phá hoại nghiêm trọng sự tôn nghiêm của chính mình. Một người đi đến đâu cũng khiến cho người khác e sợ mình thì xem như xong đời rồi. Nếu như đi đến đâu cũng được người khác tôn kính, người đó đã thành công.

Sự tôn kính từ đâu mà có? Tuyệt đối không phải do sự ra oai hay ban phúc mà có được. Tất cả đều phải từ nơi sự chân thành, tôn trọng người khác mới có được. Người xưa nói: “Kính trọng người, người thường kính ta.” Quý vị không kính trọng người khác, người ta làm sao có thể tôn trọng quý vị?

Dù vô tình hay hữu ý mà đắc tội với hết thảy chúng sinh, tai họa về sau khó dứt. Ý nghĩa này vừa nói ra thì chúng ta đều có thể hiểu được, cũng có thể tiếp nhận. Thế nhưng trong cuộc sống thường ngày, trong việc xử sự, đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật, cũng vẫn là phạm vào lỗi lầm. Nguyên nhân là vì sao? Là vì nhận hiểu không đủ thấu triệt, không thật triệt để, hoàn cảnh trước mắt tự mình không chuyển đổi được. Điều này phải biết, phải học.

Chúng ta hiện nay mới cầu học, người xưa gọi là “mất bò mới lo làm chuồng”. Thuở nhỏ không học, không người dạy dỗ. Tuổi thanh thiếu niên cũng không học, đến hiện nay mới học thật quá muộn màng. Thế nhưng vẫn không thể không học. Không học thì tội nghiệp đầy thân, khởi tâm động niệm, nói năng hành động thảy đều là tội nghiệp. Như vậy sao có thể được? Cho nên không thể nào không học.

Hôm nay tôi nói lời thật, không sợ đắc tội với người. Những điều nói ra đều khó nghe, nhưng là có lợi ích cho mọi người. Vào những năm tôi cầu học, thầy tôi là Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, khi tôi tìm đến với thầy vừa khoảng 31, 32 tuổi, thầy vào độ 71, 72 tuổi. Những điều thầy dạy tôi vô cùng hàm súc, giảng giải cho tôi không biết bao nhiêu lần. Thầy nói, dạy cho người ở độ tuổi đôi mươi thì có thể nghiêm khắc răn dạy, quá hai mươi tuổi rồi thì không được. Người hơn hai mươi tuổi phải dạy như thế nào? Phải linh hoạt, uyển chuyển khuyên dạy, chỉ ra vấn đề rồi thôi, để cho họ tự mình nghe qua rồi giác ngộ. Sau bốn mươi tuổi thì không dạy được nữa, có khuyết điểm gì cũng không nói được, đã qua tuổi thành niên, không thể dạy được nữa.

Cho nên, ngày trước những bậc thầy dạy người, quý vị ngẫm xem, đối với những người hai mươi đến ba, bốn mươi tuổi đều chỉ dùng lối nói kín đáo, ám chỉ, tuyệt đối không nói thẳng ra. Hiện nay riêng nói đến những người bốn mươi, sáu mươi, bảy mươi tuổi, dùng lối nói kín đáo, ám chỉ thì đều không hiểu được, biết làm cách nào? Chỉ phải nói thẳng ra, nói thẳng ra thì đụng chạm, đắc tội. Nhưng không nói ra không được. Trong quá khứ họ chưa từng được học qua [nên không thể hiểu]. Như người khác dùng lối nói kín đáo, ám chỉ với tôi, tôi hiểu được. Do đó có thể biết rằng, bất luận là pháp thế gian hay xuất thế gian, nói đến việc học tập đều phải bắt đầu từ thời niên thiếu.

Thiếu niên không được học, đến trung niên không gặp được thiện tri thức, sau bốn mươi tuổi thì muộn rồi. “Người sống bảy mươi xưa nay hiếm.” Biết bao nhiêu người qua đời lúc chưa được sáu mươi tuổi? Nếu quý vị lưu ý một chút thì có thể biết rõ ngay. Mỗi ngày quý vị xem cáo phó trên báo, những người chết đó tuổi tác bao nhiêu? Quý vị thử làm một cuộc thống kê thì sẽ biết ngay.

Cho nên, sau bốn mươi tuổi là tuổi xế chiều. Tuổi xế chiều cầu học, điều này nhất định phải xuất phát từ sự tự nguyện tự phát, thực sự giác ngộ quay đầu rồi, gặp được thiện tri thức, vị này sẽ xem xét đến tấm lòng chân thành của quý vị [để dạy bảo]. Tổ Ấn Quang nói là: “Thành kính một phần, dạy cho một phần; thành kính đôi phần, dạy cho đôi phần.” Dùng lời dạy bảo đều có mức độ.

Dù dạy Phật pháp hay pháp thế gian, nói đến rốt ráo đều là một sự chân thành, một tấm lòng thương yêu. Cho nên, Phật pháp thường nói: “Từ bi là gốc, phương tiện là cửa vào.” Đó cũng là một tấm lòng từ bi chân thành, một khối từ bi, từ bi với hết thảy. Mỗi một ý niệm đều vì hết thảy chúng sinh, tâm như vậy là tâm Bồ-đề. Mỗi một hành vi đều vì hết thảy chúng sinh, đó là hạnh Bồ Tát.

Quyết định không thể xem thường một chúng sinh nào. Kết mối oán cừu với một chúng sinh nào thì sự phiền toái, bất ổn về sau không bao giờ dứt được. Chúng ta có nghe Đỗ cư sĩ kể chuyện em trai ông ta xem thường quỷ thần, bị quỷ thần đánh, đến nỗi tổn thương phải vào bệnh viện. Chúng ta từ chỗ này tỉnh ngộ hiểu ra, kiếp nạn của thế gian ngày nay, vì sao lại nghiêm trọng đến mức này? Chúng ta đối với quỷ thần xem thường, mở miệng lúc nào cũng bảo đó là mê tín, nhưng quỷ thần thực sự tồn tại. Trong lúc thần khí chúng ta còn mạnh mẽ, họ không dám kiếm chuyện quấy nhiễu. Đến khi thời vận suy vi, họ liền tìm đến. Cho nên, con người vào lúc vận may đang lên thì quỷ thần cũng nhường nhịn đôi ba phần, cũng né tránh đi. Đến lúc vận số thay đổi, gặp lúc trắc trở, họ liền tìm đến, tìm đến để quấy nhiễu quý vị.

Cho nên tôi lại liên tưởng đến việc này, tôi cũng đã nói rất nhiều lần, có vị đồng tu khuyên tôi nên công khai nói ra trước đại chúng để cảnh tỉnh mọi người. Trận động đất lớn ở Đài Loan nhất định có liên quan mật thiết với những oan quỷ, quỷ thần. Tôi nhớ đến Lão cư sĩ Chu Kính Trụ ngày trước có kể cho tôi nghe một câu chuyện cũ. Đó là lúc tôi vừa mới bắt đầu học Phật pháp, khoảng năm 26 tuổi. Lúc đó, lão cư sĩ cũng gần 70 tuổi. Ông kể với tôi rằng, vào khoảng những năm cuối niên hiệu Tuyên Thống, làng quê ông ở Ôn Châu, Chiết Giang. Ông ở xóm dưới, không xa với thôn lân cận. Trong thôn lân cận đó có một thôn trang, trong ấy có nhà một vị cử nhân, tức là người trí thức thi tuyển đã trúng cử. Thế nhưng đời sống gia đình cũng không tệ nên tuy ông ta thi đỗ mà không ra làm quan.

Vị cử nhân này hết sức hiếu thuận với cha mẹ. Một hôm, ông đang ngủ trưa thì mộng thấy có một người dắt ngựa đến. Thời ấy, trong việc giao thông thì dùng ngựa là tốt nhất thay cho việc đi bộ. Người này đưa một tấm thiệp mời, trên đó ghi đích danh ông cử nhân, đến gõ cửa nhà ông. Ông ra mở cửa, gặp người đưa thiệp mời. Ông hỏi: “Là ai mời tôi vậy?” Người kia đáp: “Là Đại tướng quân của tôi mời ông.” Ông nói: “Đại tướng quân sao? Tôi xưa nay không quen biết, giao du trong trường lớp cũng không có vị võ tướng nào. Văn quan, võ tướng tôi đều không tiếp xúc, ông có đưa nhầm người không?” Người kia hỏi: “Trên thiệp mời có phải đúng tên ông hay không?” Ông nói: “Đúng là tên tôi, không sai. Nhưng cũng có thể có người cùng tên cùng họ.” Người kia nói: “Không cần phải lo, nếu đã đúng tên họ rồi, xin mời ông lên ngựa.”

Khi vừa lên ngựa rồi, ông có cảm giác con ngựa này không chạy trên mặt đất, mà rất giống như bay trong không trung. Chẳng bao lâu liền nhìn thấy một cung điện nguy nga tráng lệ, có rất nhiều người ở đó đang trò chuyện, bàn luận. Ông liền dò hỏi xem vị tướng quân này là ai. Có người bảo ông đó là Nhạc Phi. Ông chợt nghĩ: “Nhạc Phi, vậy chẳng phải mình đã chết rồi sao? Nhạc Phi là người đời Tống. Nhạc Phi đến tìm mình, chẳng phải mình chết rồi sao? Như vậy không được! Mình vẫn còn cha mẹ, lại còn vợ con nữa, như vậy làm sao được?” Trong chốc lát liền thấy Nhạc Phi bước lên, triệu tập mọi người cùng khai hội, mời vị cử nhân này đến làm bí thư. Họ thảo luận chuyện gì? Là chuyện Bắc phạt, đi đánh quân Kim, bàn công việc như vậy. Kết quả khi ông gặp được Nhạc Phi, trong lòng liền suy nghĩ: “Con người sớm muộn gì rồi ai cũng phải chết. Sau khi chết có thể được thay Nhạc Phi xử lý công việc cũng rất vinh quang.” Cho nên, ông hạ quyết tâm muốn đi theo vị anh hùng dân tộc này. Ông liền nói với Nhạc Phi: “Trong nhà tôi còn có cha mẹ, còn có vợ con, lại có một con còn nhỏ. Tôi cần phải giải quyết cho ổn thỏa.” Nhạc Phi liền đồng ý, nói: “Ta sẽ cho đưa ông về, đợi đến ngày quân ta xuất phát sẽ phái người đến đón ông, khoảng chừng bốn tháng nữa. Sau bốn tháng ta lại sẽ đến mời ông vậy, ông cứ về nhà giải quyết chuyện sau này.” Nói vậy rồi liền cho người đưa ông về nhà.

Đưa về nhà rồi, ông ấy liền giật mình tỉnh giấc. Tỉnh dậy vẫn còn nhớ những hình ảnh trong mộng rất rõ ràng như thật, không có vẻ gì là nằm mộng. Ông liền đem sự việc kể lại cho cha mẹ. Cha mẹ ông đều nói: “Chỉ là giấc mộng, đâu có lẽ là thật?” Thế nhưng bản thân ông không xem đó chỉ là giấc mộng. Mọi chuyện trong gia đình ông đều bắt đầu chuẩn bị chu đáo hết. Đến ngày hẹn, quả nhiên không sai, ông hết sức sáng suốt, thông báo cho tất cả thân thích bằng hữu đều được biết. Lão cư sĩ Chu Kính Trụ vào lúc ấy chỉ khoảng mười mấy tuổi, theo ông kể là khoảng chừng mười lăm, mười sáu tuổi, cũng đến đó xem, cảnh tượng rất náo nhiệt, thấy ông cử nhân kia đang sống hết sức khỏe mạnh, người như vậy làm sao mà chết được? Cũng không thấy bệnh tật gì. Ngày hôm ấy ông cử nhân triệu tập thân thích bằng hữu đến nhà, cùng tất cả mọi người từ biệt. Mọi người đến đưa tiễn ông. Sau khi dùng cơm xong, ông liền xin phép đi nghỉ, nói đã đến lúc phải đi. Ông về phòng mình, cửa phòng mở rộng nên mọi người bên ngoài đều có thể nhìn thấy. Ông lên nằm ngay ngắn trên giường, cha mẹ ông ở bên cạnh giường hết sức buồn bã, hết sức đau đớn. Trong chốc lát, ông liền nói: “Người đón tôi đã đến rồi, đang ở ngoài cửa.” Cha ông lớn tiếng chửi mắng, rằng chỉ có duy nhất một đứa con trai, sao lại bắt nó phải đi phục dịch, ông thật không cam tâm. Cuối cùng, ông cử nhân phải khuyên lơn cha mẹ, nói rằng: “Có thể được đi theo Nhạc Phi cũng là hết sức vinh quang.” Cha ông khi ấy mới nguôi ngoai, cố dằn lòng nói: “Tốt rồi, thôi con đi đi.” Ông lập tức ngừng thở. Lão cư sĩ kể, lúc đó mọi người đều tận mắt nhìn thấy. Nửa năm sau, ngày 10 tháng 10 năm Tân Hợi, Vũ Xương khởi nghĩa, cách mạng thành công. Cho nên, ông nói rằng trên dương gian còn chưa xáo động mà quỷ chốn âm gian đã động binh, đã chinh phục rồi.

Câu chuyện này tuyệt đối không phải lão cư sĩ Chu Kính Trụ viết ra, không phải vậy. Thuở ấy khi tôi mới học Phật, ông đem câu chuyện này kể cho tôi nghe, kể rất nhiều lần. Chuyện ông cử nhân kia là có thật. Quý vị thử nghĩ xem, oán khí của Nhạc Phi từ thuở xưa, đã hơn ngàn năm rồi vẫn chưa tiêu tan. Ông ấy vẫn còn trong cảnh giới ngạ quỷ làm quỷ vương. Chúng ta là người học Phật, nghe chuyện này rồi, biết rằng ý niệm của Nhạc Phi là sai lầm. Oán khí của ông ấy nếu như tiêu tan được hẳn đã sinh về cõi trời. Người yêu nước thương dân, tận trung báo quốc, công đức như vậy nhất định phải được sinh về cõi trời, không đến nỗi rơi vào cảnh giới quỷ thần. Chỉ do ý niệm [oán hận] đó của ông không thể buông xả được.

Trong Phật pháp, quý vị thường đọc qua Từ bi Tam-muội thủy sám, trong đó thấy kẻ oan gia của quốc sư Ngộ Đạt trong mấy trăm năm, qua cả chục lần chuyển thế tái sinh, kẻ oan gia trái chủ ấy vẫn thường chờ đợi cơ hội, nhất định không buông tha. Cho nên, bậc cổ đức dạy chúng ta rằng “oan gia nên giải không nên kết”. Quý vị kết oán, dù là vô tình hay hữu ý, rất dễ kết oán, mà việc khai giải oán kết lại không dễ dàng chút nào. Hoàn toàn không đơn giản, oan oan tương báo, không có lúc dừng.

Không thể đắc tội với người, cũng không thể đắc tội với quỷ thần. Chẳng những là quỷ thần không thể đắc tội, xin nhắc lại với quý vị đồng tu là, cho đến loài vật cũng không thể đắc tội. Chúng đều là con người chuyển thế tái sinh, quý vị bức hiếp chúng, chúng sẽ nuôi lòng báo thù, ý niệm báo thù đó sẽ tồn tại mãi mãi, cho nên con đường tu đạo Bồ-đề [của quý vị] thêm nhiều ma chướng. Ma chướng từ đâu sinh ra? Thảy đều do chúng ta đời này sang đời khác đối với chúng sinh có lỗi lầm mới tạo thành ma chướng.

Sau khi giác ngộ rồi, đem tâm chân thành, tâm từ bi, tâm hiền thiện đối đãi với hết thảy chúng sinh. Bồ Tát Phổ Hiền dạy chúng ta “lễ kính”, “xưng tán”, “cúng dường”, cúng dường chính là vì chúng sinh phụng sự, phụng sự một cách vô tư, vô điều kiện. Như vậy mới có thể khiến cho những oán thân trái chủ từ nhiều kiếp đến nay nhìn thấy quý vị như vậy mà bình tâm nghĩ lại. Tâm bình khí hòa, họ không còn tìm đến quấy nhiễu quý vị nữa. Ý nghĩa này cần phải hiểu rõ.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.134.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...