Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh »» Nguồn gốc Đại Tạng Kinh »»

Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh
»» Nguồn gốc Đại Tạng Kinh

Donate

(Lượt xem: 4.865)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh - Nguồn gốc Đại Tạng Kinh

Font chữ:

Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay, làm nền tảng cho một nền văn hóa vĩ đại với những đặc thù về mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, triết học, v.v... và trở thành nguồn sống và niềm hy vọng của nhân loại trên khắp thế giới. Được như thế, có hai nguyên do: Thứ nhất, những lời giảng dạy của Đức Phật phù hợp với chân lý khắp nơi và muôn đời; thứ hai do quá trình lưu giữ và truyền bá của chư vị thánh tăng mà trong đó, những lần kết tập kinh điển và những công trình phiên dịch kinh điển là căn bản.
Không có những lần kết tập kinh điển và những công trình phiên dịch kinh điển thì không có Tam Tạng Thánh Điển như ngày nay.
Chính lần kết tập thứ nhất đã hình thành Luật tạng và Kinh tạng. Lần kết tập này được tổ chức chỉ 4 tháng sau khi Đức Phật Niết Bàn. Luật tạng do ngài Upali (Ưu Ba Li) chủ trì và Kinh tạng do ngài Ananda (A Nan Đa)ø chủ trì. Dĩ nhiên các lần kết tập kế tiếp đã bổ túc thêm nội dung cho Luật tạng và Kinh tạng. Luận tạng được thành hình trong hai lần kết tập thứ ba và thứ tư. Lần kết tập thứ ba do vua Asoka (A Dục) hậu thuẩn và bảo trợ tổ chức sau khi Đức Phật Niết Bàn 218 năm (trước Tây lịch 325 năm) nhằm thanh lọc những pha trộn và phản bác những xuyên tạc của ngoại đạo cùng lúc đúc kết các bài thuyết giảng về tâm lý, thể tính và sự tướng của vạn pháp, tạo thành Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma). Lần kết tập thứ tư diễn ra khoảng 400 năm sau Đức Phật Niết Bàn do vua Kanishka (Ca Nị Sắc Ca) bảo trợ tổ chức, soạn ra được ba bộ luận nhằm giải thích kinh, luật và luận gồm ba mươi vạn bài tụng. Theo Phật giáo Nam truyền, lần kết tập thứ tư diễn ra tại Sri Lanka (Tích Lan) cũng khoảng thời gian 400 năm sau Đức Phật Niết Bàn do vua Vattagàmani bảo trợ tổ chức với thành quả là hoàn tất và viết xuống bằng tiếng Pàli toàn bộ Tam tạng kinh điển hệ Nam truyền.
Bên cạnh những lần kết tập kinh điển như đã tóm lược trên, những công trình phiên dịch đã đóng góp lớn trong sự hình thành Đại Tạng Kinh, đặc biệt đối với Đại Tạng Kinh Bắc truyền. Trong khi Đại Tạng Kinh Pali Nam Truyền có nguồn gốc đơn giản từ giáo pháp trong đó có 5 bộ Nikàya do Đại Đức Mahinda (Ma Sẩn Đà), con vua Asoka (A Dục) đã đem khẩu truyền ở Tích Lan thì Đại Tạng Kinh Bắc truyền có nguồn gốc từ Phạn ngữ Sanskrit được hình thành qua một quá trình nhiêu khê gian khổ.
Cho đến thế kỷ thứ 10, Phật giáo Ấn Độ nói chung và Phật giáo Bắc truyền Sanskrit nói riêng vẫn phát triễn tốt đẹp. Không ai có thể nghĩ rằng sau đó không lâu, đặc biệt từ đầu thế kỷ 13 trở đi, Phật giáo xem như bị triệt tiêu hoàn toàn. Bị triệt tiêu đến độ có thể nói Phật giáo đã vắng bóng hẳn 5 thế kỷ trên chính quê hương của mình. Các nhà nghiên cứu đã nêu ra nhiều nguyên do, nhưng chính yếu là do sự tiêu diệt của các bộ tộc Hồi giáo thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Với tinh thần kỳ thị, bất khoan dung tôn giáo một cách cực đoan, cuồng tín, họ đã tàn sát những người không chịu theo Hồi giáo, đốt phá chùa chiền, kinh điển và các cơ sở văn hóa không thuộc Hồi giáo. Điển hình trường hợp Phật Học Viện Nàlandà. Đây là một trung tâm văn hóa, giáo dục, đào tạo danh tiếng kỳ cựu của Phật giáo ở Ấn Độ được vua Sakrăditya (Thước-ca-la Dật-đa) thành lập trong thế kỷ thứ hai, nghĩa là trước khi bị tàn phá hơn 10 thế kỷ, nơi lúc đông nhất có đến mười ngàn học viên, nơi các luận sư danh tiếng của Phật giáo Đại Thừa như các ngài Vô Trước, Thế Thân, Long Thọ giảng dạy, nơi ngài Huyền Trang, Pháp Hiền, Nghĩa Tịnh trong thế kỷ thứ 7 đã lưu trú tu học, nơi mà từ xưa đã nổi tiếng có một thư viện tàng trữ nhiều sách quý và hiếm, kể cả những kinh điển Sanskrit… Chính nơi đây đã hai lần bị các đạo quân Hồi giáo tàn phá. tiêu diệt. Lần thứ nhất, năm 1197, dưới sự chỉ huy của tướng Mohammad bin Bakhtyan, bộ tộc Hồi giáo Khaj thuộc Thổ Nhĩ Kỳ đã đốt phá cơ sở, kinh sách và giết trên 8000 tu sĩ và trên 1500 vị giáo sư tu sĩ lỗi lạc đương thời tại Đại Học Nàlandà. Lần thứ hai, năm 1235, một đạo quân Hồi giáo khác đã đốt phá và giết hại hầu như tất cả những người cư trú tu học và giảng dạy tại đây, chỉ còn lại 70 vị Tăng sống sót phải trốn sang Nepal và Tây Tạng. Đó là điển hình cho hầu hết những chùa chiền, cơ sở của Phật giáo khắp nơi trên đất Ấn. Đó là lý do tại sao Phật giáo đã bị vắng mặtï hoàn toàn tại Ấn Độ suốt 5 thế kỷ. Đó cũng là lý do tại sao đại bộ phận kinh điển Sanskrit biến mất khiến cho ngôn ngữ Sankrit, cái nôi chuyên chở kinh điển Phật giáo Bắc truyền đã không là ngôn ngữ gốc của một Đại Tạng Kinh Phật giáo Bắc truyền ngày nay như Pali là ngôn ngữ gốc của Đại Tạng Kinh của Phật giáo Nam truyền.
Tuy nhiên, cũng còn may mắn. Đại bộ phận kinh điển Sanskrit mà phần lớn bị đốt phá, tiêu diệt ở Ấn Độ đã được bảo lưu qua các bản dịch Tây Tạng và Trung Hoa vài thế kỷ trước đó để về sau trở thành Đại Tạng Kinh Tây Tạng và Đại Tạng Kinh Trung Hoa.
ĐẠI TẠNG KINH
Đại Tạng Kinh hay Tam Tạng Kinh Điển hay Tam Tạng Thánh Giáo là tên gọi chỉ cho toàn bộ kinh điển Phật giáo đã được hệ thống hóa trong cùng một ngôn ngữ, bao gồm 3 tạng: Kinh, Luật, Luận. Từ hai ngôn ngữ gốc được dùng để ghi chép kinh điển là Sanskrit và Pali, kinh điển Phật giáo hiện nay đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới nên cũng đã có nhiều Đại Tạng Kinh với ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, do các yếu tố hoàn chỉnh, hệ thống và ảnh hưởng lịch sử mà các Đại Tạng Kinh Pali, Trung Hoa và Tây Tạng có giá trị vượt trội hơn. Cần để ý rằng trong cùng một loại Đại Tạng Kinh có những khác biệt trong mỗi ấn bản, chẳng hạn có những khác biệt trong Đại Tạng Kinh Pali ấn bản của Thái Lan so với Đại Tạng Kinh Pali ấn bản của Tích Lan. Cũng vậy, tuy được xem là Đại Tạng Kinh Trung Hoa, nhưng có những khác biệt về nội dung giữa các ấn bản của Nhựt, của Đại Hàn, của Trung Hoa vì khi tập thành đã dựa trên những ấn bản khác nhau trước đó của Đại Tạng Kinh Trung Hoa.
Nam Truyền Đại Tạng Kinh: hay cũng được gọi là Thánh điển Pali, là Đại Tạng Kinh của các quốc gia Phật giáo thuộc Phật giáo Nam truyền như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia... Đây là Đại Tạng Kinh được hệ thống và hoàn chỉnh sớm nhất, không trải qua những chặng đường phiên dịch nhiêu khê nên được các nhà nghiên cứu Tây phương tin tưởng cho rằng gần gủi với những gì Đức Phật giảng dạy nhất.
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
Đây là Đại Tạng Kinh Trung Hoa được các học giả danh tiếng của Nhật tập thành dưới triều Đại Chánh của Nhật (1912-1925) và được xuất bản trong thời gian 10 năm bắt đầu từ năm 1924 và hoàn tất năm 1934. Đây là Đại Tạng được giới học giả nghiên cứu đánh giá là hoàn bị nhất, có thẩm quyền nhất và uy tín nhất được xử dụng khắp nơi trên thế giới kể cả trong các Đại Học Âu Mỹ để nghiên cứu Phật giáo. Đại Tạng này gồm 100 tập dày và lớn theo khổ tự điển, bao gồm gần 12 ngàn quyển, chứa đựng 3360 kinh văn, luật văn và luận văn. Phần chính của Đại Tạng là 55 tập bao gồm kinh, luật, luận, các tông phái của Trung Hoa và Nhật Bản và những đề mục liên quan đến lịch sử, tiểu sử, mục lục. Ngoài 55 tập chính còn có 30 tập với 736 tácphẩm của người Nhật và 15 tập Đồ tượng.
Đại Tạng Kangyur và Tengyur
Đây là tên gọi Đại Tạng Kinh Tây Tạng, bao gồm hơn 300 bộ kinh luận được dịch từ Sanskrit. Kinh tạng Kangyur ghi lại những thuyết giảng của Đức Phật bao gồm luôn cả giới luật, gồm 92 bộ với 1055 bài. Luận tạng Tangyur bao gồm các bộ luận của các bậc Luận sư Phật giáo Ấn Độ, gồm 224 bộ với 3626 bài. Điều đáng lưu ý là trên thực tế có nhiều kinh điển được đọc tụng, nghiên cứu, giảng dạy hơn là số lượng đã được in trong Đại tạng. Có thể vì mất bản gốc Sanskrit nên một số lớn các bản dịch trước đây trong thời kỳ đầu của Phật giáo Tây Tạng không được chính thức thừa nhận. Mãi đến thế kỷ 11, mới có kế hoạch xét lại các bản dịch và cho vào mục lục Đại Tạng Kinh. Tuy vậy vẫn còn một số lớn nằm ngoài. Được dịch trực tiếp từ nguyên bản Sanskrit ở giai đoạn khá sớm nên Đại Tạng Kinh Tây Tạng được các học giả đánh giá là nguồn tư liệu trung thực và quan trọng.

CÔNG TRÌNH PHIÊN DỊCH ĐẠI TẠNG KINH ANH NGỮ
Nhằm phổ biến giáo lý đức Phật một cách hoàn toàn, đầy đủ và trực tiếp đến thế giới nói tiếng Anh, tổ chức Bukkyo Dendo Kyokai (BDK - Hội Truyền Bá Phật Giáo) đang thực hiện công trình phiên dịch sang Anh ngữ và ấn hành Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Ai cũng biết rằng không phải là một chuyện đơn giản để hoàn tất công trình phiên dịch và ấn hành toàn bộ Đại Tạng Kinh trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, tổ chức BDK đã quyết định tuyển chọn 139 bộ kinh điển đã được kết tập hoặc biên tập tại Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản để lập thành Bộ Thứ Nhứt gồm 100 tập. Khi phiên dịch và ấn hành xong Bộ Thứ Nhứt, Ban Tổ chức sẽ tiến hành Bộ Thứ Hai và cứ tiếp tục như thế cho đến khi nào hoàn tất Đại Tạng Kinh. Công trình được dự trù muốn hoàn tất phải mất khoảng 100 năm hoặc hơn nữa và gồm khoảng một ngàn tập. Công trình đã được bắt đầu năm 1982, đến nay đã ấn hành được 20 tập bao gồm 30 bộ kinh điển. Danh mục 139 bộ kinh điển được tuyển chọn và bản nhận định tóm tắt nội dung của mỗi bộ được in trong quyển "An Introduction to the Buddhist Canon" nhằm giúp độc giả hiểu tại sao những kinh điển đó đã được tuyển chọn cho Bộ Thứ Nhứt (Bản Việt dịch "Đại tạng kinh nhập môn" của Thượng Tọa Viên Lý đã được xuất bản năm 1999). Tổ chức Bukkyo Dendo Kyokai được Pháp sư Tiến sĩ Yehan Numata thành lập năm 1965 có nhiều sinh hoạt nhằm truyền bá Phật giáo trong đó có dự án đầu tiên đã được thực hiện từ năm 1966 là tính cho đến nay có gần 6 triệu bản cuốn "The Teaching of Buddha" đã được phổ biến bằng cách đặt trong các phòng khách sạn tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Cuốn sách này đã được dịch ra 37 thứ tiếng. Tâm niệm của tổ chức này là bằng hết khả năng của mình, truyền bá Phật pháp đến khắp nơi trên thế giới mà không phải trình bày chủ thuyết của bất kỳ hệ phái, tông phái nào.

THAY LỜI KẾT: Cầu Nguyện Cho Đại Tạng Kinh Việt Nam Sớm Thành Hình
Tinh thần của những người Phật tử trong tổ chức Bukkyo Dendo Kyokai như vừa được trình bày trên đây thật đáng ngưỡng mộ. Quốc gia của họ (Nhật Bản) đã có Đại Tạng Kinh - không phải một mà nhiều ấn bản. Họ không dừng lại ở đó. Từ nhiều thập niên qua, họ đã có rất nhiều chương trình, kế hoạch đã được thực hiện để lời của Phật đến được khắp nơi trên thế giới. Đúng là họ đang theo bước đại nguyện "chúng sinh vô biên thề nguyện độ".
Đáng lý chúng ta đã có Đại Tạng Kinh Việt Nam - và dù như thế cũng đã là muộn - so với các Đại Tạng Kinh của các quốc gia lân cận Trung Hoa, Thái Lan, Cam Bốt, Đại Hàn, Nhật Bản, ... Lịch sử truyền bá Phật giáo tại Việt Nam so ra cũng không ngắn hơn lịch sử truyền bá Phật giáo tại các quốc gia này.
Khoảng giữa năm 1973, Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất đã quyết định thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam tạng gồm quý Hòa thượng Trí Tịnh, Trí Quang, Minh Châu, Đức Nhuận, Bửu Huệ, Trí Thành, Quảng Độ, Nhật Liên, Thiện Siêu, Huyền Vi, trong đó, Hòa Thượng Trí Tịnh là Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu là Phó Trưởng ban và Hòa thượng Quảng Độ là Tổng Thư Ký. Sau đó Hội đồng mời thêm quý Hòa Thượng Đức Tâm, Huệ Hưng, Thuyền Ấn, Trí Nghiêm, Trung Quán, Thiền Tâm, Thanh Từ và Thượng tọa Tuệ Sĩ. Qua các phiên họp liên tục trong các ngày 20, 21 và 22 tháng 10 năm 1973, Hội đồng đã thảo luận và đúc kết chương trình và phương thức làm việc trong đó có: Duyệt xét và bổ túc mục lục kinh điển đã phiên dịch; Soạn thảo thư mục phải phiên dịch; Cách thức phiên dịch, Phân công phiên dịch, Hội Đồng kiểm duyệt ... kể cả dự án xây dựng trụ sở mà trên cổng chính sẽ đề: PHÁP BẢO VIỆN - Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng (và lưu ý chỉ đề chữ Việt). Những ai quan tâm đến Phật sự này đều thấy rằng với thành phần nhân sự, với chương trình và cách thức làm việc của Hội đồng, Đại Tạng Kinh Việt Nam chắc chắn sẽ thành hình. Nhưng khoảng thời gian đó là đã gần cuối năm 1973. Có thể nói rằng, một bất hạnh cho Phật giáo Việt Nam do chiến tranh và những bất ổn chính trị, xã hội mang lại là đã không có Đại Tạng Kinh Việt Nam sớm hơn.
Trong hơn 10 năm qua, một số chư tôn đức trong nước đã miệt mài phiên dịch kinh điển để đóng góp vào sự hình thành Tam Tạng Thánh Điền Viện Nam. Riêng Hòa thượng Minh Châu đã hoàn thành công trình phiên dịch 5 bộ Nikaya (Ngũ Bộ Kinh) là toàn bộ Kinh tạng của Phật giáo Nam truyền. Thật là một đạo nghiệp kỳ vĩ. Xin thành tâm đảnh lễ Hòa thượng.

Tháng 10 năm 2002
Quảng Thành


    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Bức Thành Biên Giới


Nghệ thuật chết


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.130.242 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...