Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 103 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 103

Donate

(Lượt xem: 1.879)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 103

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 5 tháng 10 năm 1999 tại Hương Cảng, file thứ 104, số hồ sơ: 19-012-0104)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hôm qua đã giảng đến nội dung “hư vu trá nguỵ, công yết tông thân” (dối trá lừa bịp, công kích bới móc thân tộc). Bốn chữ trước đã nói qua, bốn chữ sau còn chưa giảng.

Phần chú giải trong sách Vị biên nói rất rõ ràng, [quyến thuộc] cùng họ với nhau gọi là “tông”, khác họ gọi là “thân”. Cho nên, tông và thân có sự phân biệt, nhưng quan hệ với ta đều hết sức mật thiết. Trong phần này nói rất hay: “Tuy có xa có gần, có thân có sơ, nhưng đều là những người có mối ràng buộc chặt chẽ với chúng ta.” Cha với con, anh với em, người trong dòng tộc cùng một họ, đó là tông, nghĩa là cùng một tổ tông nhiều đời truyền xuống. Người khác họ kết thành thân thuộc với nhau qua các mối quan hệ hôn nhân, đó là thân. Cho nên tạo thành quyến thuộc trong một nhà.

Tuy cùng họ và khác họ có sự sai biệt, nhưng sau khi đã kết hôn rồi thì đều là người trong một nhà, cho nên phải lấy sự thân ái, trung thực, chân thành mà đối đãi với nhau, cùng chung hoạn nạn, cùng chia ngọt sẻ bùi. Đó là nói từ góc độ của đạo làm người. Nếu theo Phật pháp mà nói thì phạm vi này lại lớn rộng hơn nhiều, người bình thường thường không thể lý giải được, rất khó tiếp thụ. Thế nhưng đây mới là chân tướng sự thật. Điều này trong kinh luận Đại thừa chúng ta đọc thấy rất nhiều, chúng ta cũng đã từng thực sự nỗ lực cùng nhau thảo luận qua, quả đúng thật như vậy. Chân tướng sự thật ở đây là: Hết thảy chúng sinh trong khắp pháp giới hư không cùng với ta đều cùng một cội nguồn.

Trong pháp thế gian, nói cùng một cội nguồn là cùng một tổ tiên sinh ra. Trong Phật pháp, cùng một cội nguồn đó là nói chúng ta cùng một tự tánh, cùng một chân tâm. Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Thế Tôn nói rất hay. Muôn pháp trong vũ trụ từ đâu sinh ra? Đều do nơi tâm thức biểu hiện. Tâm ấy là giống nhau ở tất cả mọi người. Y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới đều “do tâm hiển hiện, do thức biến hóa”. Cái gì là thức? Thức là sự khởi lên tác dụng của tâm. Cho nên, trong kinh điển giáo pháp Đại thừa thường nói: “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sinh.” (Hết thảy các pháp sinh từ tâm tưởng.)

Đã nói đến tâm, lại nói đến tưởng. Tâm có khả năng hiển hiện, tưởng có khả năng biến hóa. Tưởng tức là thức. Dùng chữ tưởng này để tiêu biểu cho tám thức và 51 tâm sở. Cho nên tâm hiển hiện, thức biến hóa. Đều cùng từ tâm tưởng sinh ra, sao có thể không cùng nguồn cội?

Cho nên, chư Phật và các bậc Pháp thân Đại sĩ nhìn thấy thực trạng hết thảy chúng sinh tàn sát, giết hại lẫn nhau cũng không khác gì các vị tổ tông trong dòng họ nhìn thấy con cháu đời sau của mình chém giết lẫn nhau.

Vậy có đáng trách những chúng sinh ấy hay không? Không thể trách họ. Vì sao không thể trách họ? Chỉ vì họ không hiểu được chân tướng sự thật, không có người dạy bảo họ. Cho nên, trong kinh Vô Lượng Thọ đức Phật dạy câu này rất hay: “Tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức.” (Do người trước không khéo dạy, không hiểu biết đạo đức.) Những gì là đạo đức? Đạo đức là chân tướng sự thật, do thế hệ đi trước đã xao nhãng xem thường, không nhận hiểu được chân tướng sự thật. Không có ai nói cho họ biết, nên họ tạo ra những tội nghiệp như vậy. Điều này không thể trách họ.

Nhân đây chúng ta đọc lại lịch sử Trung quốc, thấy các bậc thánh vương thời xưa, các bậc đế vương ngày xưa, đều thấu hiểu sáng tỏ, rõ ràng điều này. Vì thế, khi làm vua một nước thì việc đầu tiên là gì? Là giáo dục. “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên.” (Dựng nước trị dân, giáo dục là trước nhất.) Phải cần đến giáo dục. Cho nên, Trung quốc vào thời xưa, các bậc đại thánh đại hiền đều yêu cầu không chỉ người lãnh đạo đất nước, mà cho đến những người lãnh đạo các địa phương, thôn xóm, hoặc người chủ gia đình, đều phải thực hiện theo ba chữ “quân, thân, sư” (người lãnh đạo, cha mẹ, thầy dạy). Ý nghĩa của ba chữ này rất sâu rộng, chúng ta phải hết sức lưu tâm nhận hiểu.

Không chỉ là người lãnh đạo đối với cấp dưới phải có tình thân, mà tình thân đó còn phải giống như cha con, như anh em, như quyến thuộc trong gia đình không khác, phải hết lòng thương yêu bảo vệ, như vậy là làm được chữ “thân”. Lại còn phải thực hiện được chữ “sư”. Làm thầy là hết lòng hết sức dạy dỗ, cảm hóa người khác, khiến cho họ thấu hiểu được đạo lớn luân thường, biết rõ được đạo làm người phải như thế nào, phải tiếp xúc với muôn vật như thế nào, sống như thế nào.

Khi Phật pháp chưa truyền đến Trung quốc thì người Trung quốc đã làm như thế rồi. Từ thời Hán Minh Đế về sau, Phật giáo chính thức truyền đến Trung quốc. Những điều Phật nói ra, những lời Phật dạy, so với các bậc hiền thánh xưa của Trung quốc thật không có sự tính trước mà lại hoàn toàn phù hợp với nhau. Cho nên ở Trung quốc vào thời đó, từ kinh thành đến chốn thôn quê, đối với nền giáo dục Phật-đà đều hết sức nhiệt tình hoan nghênh đón nhận, vì những điều này với nền giáo dục truyền thống của Trung quốc cùng bổ sung cho nhau, càng thêm sáng tỏ huy hoàng. Người Trung quốc thích đơn giản nên [giáo dục] chỉ nêu phần cương lĩnh thiết yếu, Phật pháp lại giảng nói hết sức tường tận, chi tiết. [Sự kết hợp này] là người Trung quốc được trời riêng ưu ái cho, chúng ta nhìn trên khắp địa cầu này không một dân tộc nào khác được như vậy. Đó là phúc phần của người Trung quốc.

Tổ tiên của người Trung quốc xưa đích thực là đã làm được ba chữ “quân, thân, sư”, làm một cách rất trọn vẹn, đầy đủ. Ngày nay vì sao Trung quốc lại suy vi, lạc hậu đến như thế này? Thực tế là trong khoảng vài trăm năm gần đây, Trung quốc bị người nước khác xâm lược, bức hiếp, lại mê muội sùng bái khoa học kỹ thuật của người ngoại quốc, đối với những lời răn dạy của tổ tông thì xao nhãng, vất bỏ, khinh thường. Do đó mà chúng ta mới trở thành [tệ hại] như ngày hôm nay.

Văn minh khoa học kỹ thuật của người ngoại quốc có thể giải quyết được các vấn đề bất ổn hay không? Trải qua thời gian hơn trăm năm, hiện nay đã xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, cả thế giới này tràn ngập ý thức về những nguy cơ [hiện tại]. Người ngoại quốc hiện nay phải tìm học văn minh của người Trung quốc thời xưa. Họ đã bắt đầu nhận hiểu được. Cho nên, trên thế giới có nhiều đại học danh tiếng đều mở ra khoa Hán học. Những người nghiên cứu, học tập Hán học ngày càng nhiều hơn. Mục đích của họ là gì? Là để giải quyết các vấn đề xã hội. Tâm điểm của các vấn đề xã hội hiện nay chính là vấn đề lòng người. Kinh tế, khoa học, kỹ thuật không làm thay đổi được lòng người.

Tâm tánh [con người] chính là trọng tâm của nền giáo dục Trung quốc, là trọng tâm của nền giáo dục Phật-đà. Đại học giả người Anh vào thập niên 1970 là [sử gia Arnold Joseph] Toynbee (1889-1975) đã kêu gọi cả thế giới rằng, để giải quyết được vấn đề của thế kỷ 21, “chỉ có thể dựa vào học thuyết Khổng Mạnh của Trung quốc và Phật pháp Đại thừa mà thôi”. Quả thật là ông đã có được một tầm nhìn.

Tôi nghe nói Anh quốc và Australia hiện tại đã đưa Phật pháp vào căn bản giảng dạy từ vườn trẻ mẫu giáo. Các bậc học mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học đều phải có môn học kinh điển Phật giáo. Chúng ta nghe qua chuyện này thì hết sức kinh ngạc. Khi tôi ở Australia, các vị đồng tu là dân bản xứ ở đó đã thỉnh cầu tôi giúp họ biên soạn giáo trình cho các bậc học mẫu giáo và tiểu học. Tôi nghe vậy hết sức vui mừng. Khi trở về Singapore, tôi đã yêu cầu một số quý vị đồng học thử biên soạn các giáo trình đó.

Từ chỗ này chúng ta thấy ra được rằng, [người Australia] họ tôn trọng Phật pháp biết bao! Nếu như đối với Phật pháp họ không có được nhận thức sâu sắc thì sao họ có thể tôn trọng? Điểm này rất đáng để ta phản tỉnh, rất đáng để ta cảnh giác.

Phật pháp sau khi truyền đến Trung quốc rồi đã biến thành văn hóa của Trung quốc. Có một lần tôi đến thăm Bắc Kinh, ông họ Ngô là người đứng đầu Sở Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo nói với tôi rằng, bên Ấn Độ có yêu cầu ông đem Kinh điển Phật giáo bằng Hoa ngữ dịch thành Ấn ngữ rồi tặng cho họ, vì Phật giáo tại Ấn Độ thất truyền đã quá lâu. Tôi nghe như vậy thì cho đó là việc tốt, đó là điều chúng ta nên làm.

Nhưng việc phiên dịch Kinh điển tuyệt đối không phải chuyện dễ dàng, nhất định không phải chỉ thông thạo hai ngôn ngữ là có thể phiên dịch được. Trong kinh Hoa Nghiêm, cho đến trong luận Đại Trí Độ, đức Thế Tôn đều có nói: “Phật pháp vô nhân thuyết, tuy trí mạc năng giải.” (Phật pháp không có người giảng giải, dù có trí tuệ cũng không hiểu được.) Công việc dịch kinh phải là người có tu có chứng mới có thể làm được. Không phải người tu hành chứng quả thì rất khó, rất khó!

Thế nhưng việc này lại rơi vào thế bắt buộc phải làm. Vậy phải làm bằng cách nào? Tôi nói rõ với ông ấy trình tự ba bước phải làm. Việc phiên dịch này hiện nay phải làm, vậy phải phiên dịch những gì? Phiên dịch những trước tác, diễn giảng Phật pháp của người hiện nay trước nhất. Loại này dễ phiên dịch, không đến nỗi phát sinh những sai lầm nghiêm trọng. Chúng ta cần phải có một tổ chức phiên dịch, có thành viên cố định. Chúng ta sử dụng thời gian trong 5 năm theo đuổi công việc phiên dịch bước đầu này, để cho những người tham gia phiên dịch dần dần thâm nhập được Phật pháp. Qua 5 năm tiếp theo, chúng ta phiên dịch những bản chú giải của người xưa. [Giai đoạn này] chúng ta chỉ phiên dịch các bản chú giải, không dịch Kinh điển. Bước sang giai đoạn 5 năm lần thứ ba, chúng ta mới bắt đầu thăm dò thử nghiệm việc phiên dịch Kinh điển.

Nói cách khác, phải có mười năm tu dưỡng Phật pháp, đương nhiên tốt nhất là có thể tu hành đúng theo Giáo pháp. Sau mười năm đó chúng ta mới bắt tay vào dịch Kinh điển. Không có mười năm vun bồi [Phật pháp] thì việc phiên dịch Kinh điển là cực kỳ khó khăn. Đó là đề nghị của tôi với [ông Ngô, Sở trưởng Sở Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Bắc Kinh].

Công việc [phiên dịch] này nhất định phải làm. Không chỉ là phiên dịch thành Ấn ngữ, [chúng ta] còn mong rằng Phật pháp được truyền rộng ra khắp thế giới. Nói cách khác, cũng cần phải phiên dịch [Kinh điển] sang hết thảy các ngôn ngữ khác. Cho nên, đây là một công trình cực kỳ lớn lao, giúp cho hết thảy chúng sinh trên thế giới này đều có thể nhận biết, hiểu rõ chính xác rằng tất cả chúng ta đều cùng một nguồn cội sinh ra, là chân như tự tánh. Sau khi hiểu như vậy rồi thì hết thảy chúng sinh mới có thể tôn trọng lẫn nhau, thương yêu cung kính lẫn nhau, cùng hỗ trợ hợp tác với nhau, cùng nhau tạo dựng xã hội phồn vinh, ổn định và an bình, đời sống được hạnh phúc mỹ mãn, mãi mãi cũng không còn sự tranh chấp lẫn nhau, mãi mãi không còn sự so đo tính toán, sự “công kích bới móc thân tộc” mới thực sự được dứt trừ.

Hai câu cuối cùng của đoạn này rất hay: “Phi kỳ chi giả thương kỳ tâm.” (Tách cành gãy nhánh thảy đau lòng.) Đây là dùng thực vật để làm ví dụ, như một cái cây, nếu quý vị chặt đứt ra một cành nhánh sẽ làm đau lòng nó. “Phạt kỳ căn giả trảm kỳ mạch.” (Đốn gốc chặt rễ đều dứt mạch.) Như [Mạnh tử] nói “nhân dân ái vật” (yêu người thương vật), từ chỗ này chúng ta có thể nhận hiểu được.

Trong Giới Kinh nói: “Thanh tịnh tỳ-kheo bất đạp sinh thảo.” (Vị tỳ-kheo thanh tịnh không giẫm đạp cây cỏ còn sống.) Lòng từ bi chân chánh từ chỗ này lưu xuất hiển lộ, chúng ta cần phải học tập.

Cho nên, hết thảy chúng sinh đều là tông thân của ta, sao có thể công kích, bới móc? Ví như người khác có làm sai, chúng ta cũng phải hiểu được, vì sao họ làm sai? Đó chỉ là sự mê hoặc trong nhất thời, không phải bản tâm của họ như vậy, không phải bản ý của họ như vậy. Do nhất thời mê hoặc, nhất thời sai lầm nên họ mới nghĩ sai, làm sai, nên bao dung lượng thứ, không nên tính toán hơn thua với họ. Lâu dần rồi họ sẽ tỉnh ngộ, họ sẽ sám hối, họ sẽ quay đầu hướng thiện. Chúng ta cứ kiên nhẫn chờ đợi, chúng ta theo giúp đỡ, hỗ trợ họ giác ngộ, hỗ trợ họ quay đầu hướng thiện, như vậy là người quân tử có lòng nhân, như vậy là người thông tình đạt lý.

Câu này tôi giảng đến đây. Trong sách Vị biên có rất nhiều câu chuyện xưa, nêu rất nhiều ví dụ điển hình, quý vị có thể tự mình xem qua.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Chuyện Phật đời xưa


Gọi nắng xuân về


Kinh Kim Cang

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.134.106 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...