Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 178 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 178

Donate

(Lượt xem: 1.581)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 178

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 20 tháng 3 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 179, số hồ sơ: 19-012-0179)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Xin mời mở sách Cảm ứng thiên, đoạn thứ 109: “Khinh mạn tiên linh. Vi nghịch thượng mệnh.” (Khinh thường tổ tiên. Trái lệnh bề trên.)

Trong câu thứ nhất, “tiên linh” là chỉ tổ tiên. Trong phần chú giải nói rất đơn giản rõ ràng, ngôn ngữ tuy đơn giản nhưng ý tứ hết sức sâu xa: “Tiên linh, đó là hương linh các bậc tổ tiên. Nói chung những việc tẩn liệm không có lễ nghi, thọ tang không theo phép tắc, an táng chậm chạp, cúng tế không thành tâm, cúng lễ mộ phần không thường xuyên, miếu thờ không nghiêm chỉnh, hương đèn gián đoạn không liên tục, đó đều là khinh thường.” Chỗ này có nêu ra mấy trường hợp điển hình.

“Cây có cội, nước có nguồn, sao dám quên đi? Nếu sai sót trong việc này, ta thật không biết sao có thể như vậy.”

Câu cuối cùng thật đáng buồn hết sức.

[Vấn đề đề cập ở] câu này, trong văn hóa Trung quốc là chính yếu, là trung tâm điểm, thế nhưng ở nước ngoài người ta rất xem thường, họ không có quan niệm như thế, cũng tức là họ không có quan niệm hiếu đạo. Đối với [các phẩm tính] hiếu, đễ, trung, tín, quan niệm của họ hết sức yếu kém. Điều này so với văn hóa Trung quốc hoàn toàn không tương đồng, cho nên cách suy nghĩ cũng trái nghịch nhau.

Nói Trung quốc, nhưng chúng ta không thể nói là người Trung quốc hiện đại. Người Trung quốc hiện đại hầu như đã dần dần bị ngoại quốc đồng hóa rồi. Quan niệm của người Trung quốc trước đây nhìn hết thảy mọi người đều là người tốt, nhìn hết thảy mọi việc đều là việc tốt. Thế nhưng, quan niệm của người ngoại quốc thì tương phản với điều này đến một trăm tám mươi độ. Người ngoại quốc khởi tâm động niệm, thấy người nào cũng là người xấu, mọi việc đều không có việc tốt. Cho nên họ nhất định buộc quý vị phải đưa ra thật nhiều chứng cứ để chứng minh quý vị là người tốt. Điều này so với Trung quốc hoàn toàn khác biệt.

Cho nên, căn bản của quan niệm này nằm ở sự tế tổ, yêu thương cha mẹ, thờ kính tổ tiên. Vì thế, người ngoại quốc đối với sự tế tổ của người Trung quốc hết sức ngờ vực, không hiểu được, thường hỏi rằng: “Tổ tiên đã mấy trăm năm, mấy ngàn năm rồi, quý vị chưa từng thấy mặt, quý vị cúng tế họ để làm gì? Họ không biết đến quý vị, quý vị cũng không biết đến họ.” Thế nên họ cảm thấy [việc này] rất lạ lùng.

Thế nhưng người Trung quốc uống nước nhớ nguồn, chúng ta có cội gốc, có nguồn cội. Nguồn cội này là chư vị tổ tiên từ nhiều đời lâu xa, đã mấy ngàn năm, mấy vạn năm. Nguồn mạch này của chúng ta từ đâu mà có chứ? Đối với việc này hết sức xem trọng. Có nên xem trọng hay không? Phải hết sức xem trọng. Vì sao nói phải xem trọng. Cũng giống như một cây đại thụ, thân thể của mỗi chúng ta là một chiếc lá trên cây, chúng ta phải tìm về cội gốc. Chiếc lá từ đâu sinh ra? Là từ ngọn cây sinh ra. Ngọn cây từ đâu mà có? Là từ cành nhánh sinh ra, từ mỗi đầu cành cây sinh ra. Cành nhánh của cây lại từ đâu mà có? Cành từ thân cây sinh ra, thân từ gốc sinh ra, gốc lại từ rễ mà có. Tìm về cội rễ. Sau đó mới có thể biết được toàn cây đại thụ là cùng một tổng thể.

Người ngoại quốc không hiểu ý nghĩa này, cũng không hiểu phương pháp này. Cho nên, trong kinh điển giáo pháp, đức Phật dạy ta rằng, hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không với bản thân mình là cùng một thân. Tổng thể cây đại thụ cũng giống như pháp thân, thân thể này của chúng ta là một chiếc lá trên thân cây đại thụ. Chiếc lá với toàn thể cây đại thụ là cùng một thể, không phải hai thể khác nhau.

Chúng ta nói đến cây đại thụ như vậy, trong nhà Phật gọi là pháp thân: “Ba đời mười phương Phật, cộng đồng nhất pháp thân.” “Nhất tâm nhất trí tuệ”, đức Phật đã tìm ra được cội nguồn này. Cho nên, trong kinh thường nói: “Thấu triệt nguồn pháp.” Đó là thấu hiểu được chân tướng của nhân sinh vũ trụ, rõ biết được quan hệ như thế nào giữa người với người, giữa mỗi người với hết thảy chúng sinh. Những điều này trong các tôn giáo khác cũng có nói, nhưng không nói được rõ ràng, sáng tỏ. Học thuật của thế gian không đạt đến. Các bậc hiền thánh xưa của Trung quốc tuy cũng nói đến căn bản, thế nhưng không nói được thật rõ ràng. Đối với [phạm vi] cành nhánh, thân cây có thể nói được khá rõ ràng, nhưng khi nói đến chỗ sâu xa hơn thì rất mông lung mơ hồ. Chỉ riêng Phật pháp nói được rất rõ ràng.

Người Trung quốc nói đến thương yêu con người, Phật pháp nói rộng đến hết thảy chúng sinh. Không chỉ trong một thế giới này của chúng ta, mà là hết thảy chúng sinh trong vô lượng vô biên thế giới ở khắp các pháp giới cùng tận hư không, hết thảy những chúng sinh ấy với bản thân ta đều cùng một cội rễ, cùng một gốc.

Điều gì là cội rễ? Trong Phật pháp dạy đó là tâm. Điều gì là gốc? Phật pháp dạy rằng đó là thức. Trong kinh Hoa Nghiêm nói hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không đều do tâm biểu hiện, do thức biến hóa. Tâm và thức này là căn bản.

Cho nên, theo lễ nghi cổ xưa của Trung quốc thì trong năm điều lễ, điều thứ nhất là tế lễ, tức cúng tế tổ tiên, yêu kính tổ tiên. Tổ tiên từ trăm ngàn năm trước quý vị còn yêu kính thì có lẽ nào đối với cha mẹ hiện tiền lại không hiếu thuận? Cho nên, đạo hiếu được kiến lập từ đâu? Đạo hiếu từ nơi việc cúng tế tổ tiên mà kiến lập. Người đời nay không hiếu thuận với cha mẹ, đã bỏ mất chuyện cúng tế thì họ làm sao có thể hiếu thuận với cha mẹ? Việc thờ kính, cúng tế là cha mẹ nêu gương, nêu gương hiếu thuận để thế hệ tiếp theo nhìn vào. Ý nghĩa này hết sức quan trọng thiết yếu.

Khi tuổi già, cha mẹ, ông bà của mình đều đã qua đời, quý vị nói mình hiếu thuận thì con cháu không thể nhìn thấy được. Con cháu phải từ nơi sự thờ cúng tế tự tổ tiên của quý vị mới thấy, ăn chay, tắm rửa sạch sẽ, cúng tế tổ tiên. Hiệu quả của việc này, Khổng tử nói rất hay: “Đức của dân theo về sâu nặng.” Hiệu quả ấy là giúp vào việc phát triển phong tục thuần hậu của xã hội, nhờ vậy xã hội đó mới được an hòa, lợi lạc, người dân mới được sống hạnh phúc mỹ mãn. Đó là hiệu quả ngay trước mắt.

Về lợi ích sâu xa là vô tận. Chúng ta từ góc độ Phật pháp mà nhìn thì người nào đạt đến rốt ráo viên mãn hiếu đạo, người ấy đã thành Phật. Nền giáo dục Phật giáo bắt đầu từ sự hiếu kính. Quý vị xem trong “tịnh nghiệp tam phúc” (ba điều phúc lành tạo nghiệp thanh tịnh), câu đầu tiên là “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự bậc sư trưởng”. Từ chỗ này mà khởi đầu, cho đến viên mãn rốt cùng cũng là hai câu này.

Tu hành chứng đắc đến quả vị Bồ Tát Đẳng giác, sự hiếu kính vẫn còn một phần khiếm khuyết, vẫn còn chưa đạt đến viên mãn. Vì sao vậy? Vì quý vị vẫn còn một phẩm vô minh sinh tướng chưa phá sạch, vẫn còn chưa xứng đáng với cha mẹ, chưa xứng đáng với thầy dạy, phải tu tập cho đến phá sạch hết một phẩm vô minh sinh tướng cuối cùng, chứng đắc quả Phật viên mãn, khi ấy đạo hiếu với cha mẹ cũng viên mãn, đạo kính thầy cũng viên mãn.

Giáo dục của nhà Phật, không chỉ riêng đức Phật Thích-ca Mâu-ni, cho đến sự giáo dục của hết thảy mười phương ba đời chư Phật Như Lai cũng là như vậy mà thôi. Chúng ta phải nhận biết sáng tỏ, phải thấu hiểu rõ ràng. Học Phật là học những gì? Là học hiếu dưỡng cha mẹ, học phụng sự bậc sư trưởng. Sự tu dưỡng của quý vị nâng cao dần đến mức hạnh Phổ Hiền. Trong hạnh Phổ Hiền nói về cha mẹ: “Hết thảy nam giới là cha ta, hết thảy nữ giới là mẹ ta.” Đem tâm ý, hành vi hiếu dưỡng cha mẹ đối đãi với hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không, đó là hạnh Phổ Hiền. Nếu như không phải hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không, mà chỉ là trong một thế giới này của chúng ta, trong một trái đất này, trong thế giới Ta-bà này của chúng ta, đó là hạnh Bồ Tát, không phải hạnh Bồ Tát Phổ Hiền. Hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền là biến khắp pháp giới cùng tận hư không.

Tâm hiếu như vậy mở rộng ra khắp hư không pháp giới, hết thảy chúng sinh đều là thiện tri thức của ta. Thiện tri thức tức là thầy ta. Trong kinh Hoa Nghiêm chúng ta thấy Đồng tử Thiện Tài, chỉ trừ riêng bản thân mình là phàm phu, là học trò, còn lại tất cả đều là bậc thiện hữu. Đó là tâm kính trọng thầy, cũng mở rộng ra đến hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không. Đó gọi là hạnh Phổ Hiền.

Cho nên, hạnh Phổ Hiền không phải dễ dàng tu tập được. Nếu quý vị đối với hết thảy chúng sinh còn có sự phân biệt, còn có bám chấp, đó không phải hạnh Phổ Hiền. Tu hành phải bắt đầu từ đâu? Đức Thái Thượng ở chỗ này dạy rằng, đối với những bậc cao niên, đối với cha mẹ, các bậc tôn trưởng, quyết định không thể có ý niệm “khinh mạn” (cao ngạo khinh thường). Khinh nghĩa là gì? Là xem nhẹ, khinh thường, không chút lưu ý trong lòng. Nói theo thói thường là trong mắt xem như không có. Mạn là ngạo mạn, kiêu ngạo vô lễ.

Người đời hiện nay khó khăn rồi, đối với họ mà nói hai chữ “vô lễ” thì đều có phần thái quá. Thế nào là vô lễ? Là nói người đã hiểu biết lễ, hiểu biết nhưng không chịu làm theo nên gọi là vô lễ. Người đời hiện nay, thế nào gọi là lễ, căn bản họ còn không biết, nên hai chữ “vô lễ” thật không thể nói đến. Vì thế, xã hội ngày nay thật đáng buồn thay!

Cho nên tôi thường suy ngẫm, các tôn giáo ngoại quốc vì sao nói đến ngày tận thế? Ý niệm về ngày tận thế từ đâu mà có? Tôi nghĩ, nói chung là người đời hiện nay chuyện gì cũng không hiểu biết, đạo đức, nhân, nghĩa, lễ đều không hiểu, còn biết làm sao được nữa? Chỉ còn cách hủy diệt đi cả thế giới này, làm mới lại tất cả. Tôi nghĩ, tư tưởng về ngày tận thế là nảy sinh từ đây.

Vì sao tạo thành hiện tượng như vậy? Người Trung quốc thời xưa thường nói là “thất giáo”, giáo nghĩa là giáo dục, sự giáo dục bị đánh mất đi rồi. Trong kinh Vô Lượng Thọ nói: “Tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức, vô hữu ngứ giả.” (Do người trước không khéo dạy nên không biết đạo đức, không ai bảo cho biết.) Không có ai dạy bảo quý vị. Người người ở khắp nơi đều không biết dạy bảo thế hệ sau mình, chúng ta có thể hiểu được việc này, vì sao vậy? Không biết dạy chính bản thân mình thì làm sao dạy bảo người khác? Họ làm sao có thể dạy bảo thế hệ tiếp theo? Sách vở thánh hiền xưa đặt ngay trước mặt cũng không đọc, hoặc đọc rồi cũng không hiểu. Vấn đề này thật hết sức nghiêm trọng.

Chúng ta trong một đời này thực sự có thể thọ trì những sách [thánh hiền] như vậy, dù một quyển, hai quyển cũng đủ rồi. Đặc biệt là đối với thời đại này, chỉ hơi sâu xa một chút thôi là người bình thường không cách gì tiếp nhận được. Căn bản họ không hiểu được. Chư Phật giúp đỡ hỗ trợ chúng sinh hết sức xem trọng căn cơ, người đời trong hiện tại căn cơ như thế nào? Tùy theo căn cơ thích hợp mà thuyết pháp mới có thể đạt được hiệu quả.

Đạo của thánh hiền truyền lại, truyền đến ngày nay vì sao biến thành như thế này? Chúng ta chú tâm quan sát kỹ, [nguyên nhân] trong đó cũng không tránh khỏi việc các bậc cổ đức truyền thừa đã xao nhãng bỏ qua yếu tố hiện thực, giảng luận những điều sâu xa huyền diệu nhưng không thiết thực trong thực tế.

Cách làm này cho đến nay vẫn còn thấy, chúng ta nhìn thấy rất nhiều sách được xuất bản như vậy. Không phải sách xưa, là những sách mới đây, lại có rất nhiều tạp chí, tạp chí trong Phật giáo, hết thảy đều là nghiên cứu lý luận, luận bàn cái học về tâm tính, [thực tế] không ích gì. Không thiết thực với thực tế, đó gọi là không gãi đúng chỗ ngứa. Những điều nói ra tuy không sai, nhưng không thể cứu vớt được bệnh khổ của đại chúng trong xã hội, điều này trong Phật pháp gọi là “khế lý bất khế cơ” (hợp lý lẽ nhưng không hợp căn cơ). Về lý lẽ giảng giải không sai, nhưng không thích hợp với căn cơ của chúng sinh.

Cho nên, chúng ta suy ngẫm việc vì sao Đại sư Ấn Quang đặc biệt đề xướng các sách Liễu Phàm tứ huấn, Cảm ứng thiên, An Sĩ toàn thư, là bộ sách do tiên sinh Chu An Sĩ biên soạn. Trong bộ toàn thư này, thực tế là có bốn phần. Phần thứ nhất là [Giảng rộng] bài văn Âm chất của Văn Xương Đế Quân, tính chất so ra hoàn toàn tương đồng với Cảm ứng thiên, là giảng về nhân lành quả lành, nhân ác quả báo ác, những tiêu chuẩn thiện ác. Đây là những điều lợi hại thiết thân của chúng ta, không thể không biết. Phần thứ hai là “Vạn thiện tiên tư”, khuyên người giữ giới không giết hại. Phần thứ ba là “Dục hải hồi cuồng”, khuyên người dứt trừ tham dục.

Giết hại và dâm dục là hai tội lỗi lớn lao nghiêm trọng nhất trong tất cả các điều ác. Dứt trừ được hai điều ác này rồi thì những điều ác khác đều dễ dàng trừ bỏ. Những điều ác khác giống như cành cây, lá cây, mà hai điều ác này là gốc rễ.

Phần thứ tư “Tây quy trực chỉ” là nói về Tịnh độ, khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ.

Sở dĩ Tổ sư Ấn Quang đề xướng những sách này mà không đề xướng kinh luận, chúng ta hiểu được rằng đó là trí tuệ chân thật, đó là những lời răn dạy chân thật, đích thực có thể cứu vãn được kiếp nạn trong thời hiện đại.

Chúng ta nếu hiểu được ý tứ của Đại sư, hiểu được cách làm của Đại sư, chúng ta sẽ hoan hỷ tiếp nhận, y theo lời dạy vâng làm. Trong thời đại uế trược xấu ác cùng cực này, chúng ta vẫn có thể tự cứu mình, chúng ta cũng có thể giúp đỡ hỗ trợ hết thảy chúng sinh. Ý nghĩa này chúng ta phải suy xét sâu xa, phải nỗ lực thực hành.

Nếu có đủ năng lực, có thể đọc qua hết các kinh luận, sách khuyến thiện, giúp vào sự tu học của chúng ta, hỗ trợ chúng ta hoằng pháp. Nếu không có năng lực thì chỉ cần mấy bộ sách này, nương theo sự chú giải của các bậc đại đức xưa, cũng đã đủ dùng rồi, cũng đã rất tốt rồi, vì phù hợp cả lý lẽ và căn cơ.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.154.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...