Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 141 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 141

Donate

(Lượt xem: 1.831)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 141

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 5 tháng 12 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 142, số hồ sơ: 19-012-0142)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Cảm ứng thiên trong đoạn thứ 76 và 77 tổng cộng có bốn câu: “Vô cố tiễn tài. Phi lễ phanh tễ. Tán khí ngũ cốc. Lao nhiễu chúng sinh.” (Không duyên cớ mà may quần áo mới. Không có lễ tiết mà giết mổ súc vật. Vung vãi hoang phí ngũ cốc. Làm nhọc sức chúng sinh.)

Những điều này người bình thường vẫn cho là những chuyện nhỏ nhặt, không đáng nói. Dễ phạm vào lỗi này nhất chính là trong cuộc sống hằng ngày không biết tiết kiệm. Trong kinh điển giáo pháp, đức Phật dạy chúng ta “thực tồn ngũ quán” (trong bữa ăn phải duy trì năm điều quán tưởng). Nội dung quán tưởng là giúp chúng ta biết quý tiếc tài vật, nhân lực, khởi sinh ý niệm biết ơn, [hiểu rõ rằng] mỗi một sợi tơ mảnh lụa, mỗi một miếng cơm ngụm nước, đều không dễ dàng có được. Phải biết đến công lao khó nhọc vất vả của những người nông dân, công nhân, nhờ đó chúng ta mới có được cuộc sống thoải mái hằng ngày.

Ngày nay tuy khoa học kỹ thuật phát triển, nhân công tiết giảm rất nhiều, sử dụng cơ giới trong việc trồng trọt, sản lượng được tăng cao, thế nhưng vẫn phải biết tiết kiệm. Tiết kiệm là đức tánh tốt đẹp, là đức của tự tánh. Quý vị nhìn xem chư Phật, Bồ Tát, nhìn xem các bậc thánh nhân của rất nhiều tôn giáo khác, hầu như không một vị nào không sống nghèo vui đạo. Các ngài vì sao phải thị hiện như thế, chúng ta cần suy ngẫm nhiều, phải chú tâm nhận hiểu, có thật sự thiết yếu phải vậy chăng? Tỉnh táo quan sát và suy ngẫm, chúng ta mới hiểu rõ được rằng, các ngài không vì bản thân mình, mà là vì những chúng sinh đang khổ nạn.

Khoa học kỹ thuật dù phát triển đến mức cao độ, chúng sinh vẫn không chống nổi nghiệp lực. Nói thật ra, mỗi người nếu không thể chuyển mê thành ngộ thì suốt một đời bị vận mạng trói buộc, giống như quan điểm của nhà tiên tri Pháp quốc [Nostradamus]. Con người trốn không thoát sự làm chủ của vận mạng, trong suốt một đời đều do vận mạng an bày, rất giống như diễn viên chỉ diễn theo kịch bản. Có mấy người trong đời này có thể thay đổi được vận mạng của chính mình? Đó chính là những người tu hành chân chánh của mỗi tôn giáo.

Người tu hành không quan trọng là thuộc tôn giáo nào, nói chung [các tôn giáo] đều dạy quý vị dứt trừ tham sân si, đều dạy quý vị trong mỗi một ý niệm, mỗi hành vi đều vì hết thảy chúng sinh tạo phúc. Người tu hành chân chánh, nhất định phải hoan hỷ nêu gương tốt cho đại chúng trong xã hội, điều này trong Phật pháp gọi là công đức chân thật. Cho nên, trong đời sống thường ngày không thể không tiết kiệm. Trong đời sống thường ngày, mỗi miếng cơm, ngụm nước đều phải biết tiết kiệm. Người phục vụ đại chúng trong xã hội nhất định không được lãng phí, nhất định phải biết yêu thương xã hội, yêu thương chúng sinh, giúp đỡ hỗ trợ chúng sinh biết tiếc phước, vun bồi phước, tạo phước.

Chúng sinh được phước báo, người tu hành chứng quả đều hoan hỷ. Chúng sinh chịu khổ nạn, các ngài nhìn thấy đau lòng không chịu được, nhưng cũng không thể làm gì. Vì sao vậy? Hết thảy chúng sinh trong một đời này tiếp xúc hay gặp phải chuyện gì đều là tự làm tự chịu. Chư Phật, Bồ Tát, các bậc đại thánh đại hiền có thể cứu giúp được chỉ là qua việc dạy bảo, chỉ dẫn. Người có trí tuệ, có phúc đức, gặp được [thiện tri thức] thì có thể vâng theo lời dạy mà làm, có thể tin cậy, nhận hiểu, thực hành. Người như thế thì vận mạng thay đổi được. Nếu không chịu tin nhận, không chịu vâng làm theo lời dạy thì không thay đổi được.

Người chuyển hóa được thì chuyển đổi ngay từ ý niệm, vĩnh viễn giữ gìn ý niệm hiền thiện. Người như vậy có thể chân chánh tu hành. Mắt không nhìn hình sắc tà vạy, cố hết sức tránh né. Tai không nghe những lời xấu ác. Miệng tuân theo nguyên tắc tu học đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Vô Lượng Thọ: “Khéo giữ gìn khẩu nghiệp, không chê trách lỗi người khác.”

Chúng ta là phàm phu nghiệp chướng sâu nặng. Nghiệp chướng sâu nặng ấy từ chỗ nào thấy được? Chúng ta suy nghĩ điều xấu ác, người xưa thường nói là tâm ý xấu ác. Xưa nay ta chưa từng nhìn thấy người khác là tốt đẹp, đó là tâm ý xấu ác. Những gì ta nhìn thấy đều là khuyết điểm, lỗi lầm của người khác. Những điều quý vị nghe được, quý vị nói lại cùng người khác, thảy đều là những chuyện thị phi, tốt xấu. Chúng ta không biết được rằng như vậy là rất xấu ác.

Quan sát kỹ lại, những bậc tu hành kia các ngài vì sao có thể làm Bồ Tát, có thể làm Phật? Nói thật ra chính là như Đại sư Lục tổ Huệ Năng từng nói: “Không thấy lỗi của người đời.” Như vậy thì chúng ta mới thành tựu. Ví như người đời có lỗi lầm, lỗi lầm ấy cũng là của họ, đối với chúng ta đâu có liên can gì? Nếu ta ôm giữ những lỗi lầm của người khác trong lòng mình, thì đó chính là lỗi lầm của ta, vì sao phải làm chuyện ngu ngốc như vậy?

Tôi học Phật qua bốn mươi tám năm, có được một chút lợi ích trong Phật pháp, chính là từ điểm này mà có được. Người khác hủy báng tôi, nhục mạ tôi, có người đến báo với tôi, tôi không nghe, “không cần nói nữa, tôi đã biết cả rồi, không cần nói lại”. Thậm chí mang giấy tờ ghi chép [chứng cứ] đến cho tôi, tôi cũng đem vất vào sọt rác. Cũng có người đem băng ghi hình cho tôi xem [làm bằng cớ], tôi đều trả lại hết, tôi không nghe, tôi không xem.

Vì sao vậy? Vì trong lòng tôi luôn muốn giữ lại ấn tượng tốt nhất của người khác. Như vậy thì tự tâm mình mới hiền thiện. Tuyệt đối không để trong lòng có mảy may ấn tượng xấu ác nào tồn tại. Chúng ta biết rằng, lưu giữ ấn tượng xấu ác trong a-lại-da thức thì tương lai quả báo sẽ sinh vào cảnh giới xấu ác, chúng ta vì sao phải làm như vậy?

Người khác hủy báng ta, ta tuyệt đối không hủy báng người khác, ta đối với người khác ngợi khen xưng tán. Người khác mạ nhục ta, ta cảm tạ họ đã vì ta làm tiêu mất tai nạn, vì ta làm tiêu trừ nghiệp chướng. Ta cảm ơn còn không hết, làm sao còn có mảy may ác niệm, ác ý? Ta hiểu rõ phương hướng, mục tiêu tu học của chúng ta là tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi. Mỗi ngày ta đều bồi dưỡng nuôi lớn những tâm ấy. Ưa thích nghe những chuyện thị phi, nhân ngã, ưa thích nghe ngóng những chuyện như vậy, đó là phá hoại năm loại tâm [vừa nói]. Là ai phá hoại? Không phải người khác có thể phá hoại được. Là tự ta phá hoại chính ta, quý vị sao có thể trách người khác?

Ta rõ biết giữ gìn bảo vệ, người khác phá hoại, ta hết thảy cự tuyệt. Có người đến nói với tôi: “Pháp sư, ông kia nói xấu thầy như thế này.” Tôi không nghe, tôi đem lời ấy vất bỏ đi, không để người ấy nói lại lần nữa. Như thế là thế nào? Như thế là giữ gìn bảo vệ tự thân mình, giữ gìn bảo vệ các phẩm tính chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác của chính mình. Người không hiểu biết, làm tổn thương, gây hại cho chính bản thân mình, khi nghe kẻ khác nói “có người kia nói xấu ông” thì lập tức hối thúc “anh nói đi, nói mau đi cho tôi nghe”. Nghe xong rồi liền suy nghĩ tìm cách đáp trả kẻ nói xấu mình. Quý vị xem, đó là tạo thành tội nghiệp.

Người ta đem lời [kẻ khác] nói lại, rốt cuộc thì đó là thật hay giả? Không suy xét tìm hiểu, không khảo sát cân nhắc, hoàn toàn tin theo ngay, quý vị nói xem, người như vậy có ngu si hay không? Đó là làm hủy hoại tâm đạo của chính mình, Phật pháp là trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được, lại xem thường dễ dàng hủy hoại, bỏ đi.

Tà ma đến phá hoại ta, năng lực của tà ma bất quá cũng chỉ là như thế. Quý vị nếu không tiếp nhận, tà ma không thể có chút năng lực nào. Quý vị vui vẻ ưa thích tiếp nhận, quý vị cùng tà ma hợp tác, như vậy thì năng lực của ma mới hiển hiện, bộc lộ ra. Quý vị không hợp tác với chúng, không nghe chúng nói, không quan tâm đến thì pháp lực của ma dù cao đến đâu đối với quý vị cũng không có sức tác dụng gì. Đức Thế Tôn trong tám tướng trạng thành đạo [có tướng] hàng ma, đó là vì chúng ta nêu lên một tấm gương mẫu mực tốt. Chúng ta vì sao không ghi nhớ? Vì sao không học tập theo?

Cho nên, chúng ta khi xử sự, đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật, trong hoàn cảnh trước mắt, phải suy đi nghĩ lại xem nếu đức Phật gặp hoàn cảnh này ngài sẽ giải quyết như thế nào? Chúng ta hướng theo Phật mà học tập, không thể hướng theo tà ma học tập.

Chư Phật Như Lai vĩnh viễn sống trong từ bi, nhà Phật thường nói: “Từ bi vi bản, phương tiện vi môn” (Từ bi là căn bản, phương tiện là cửa vào), từ bi là lòng yêu thương vô tư, vô điều kiện, lòng yêu thương chân thành, lòng yêu thương thanh tịnh bình đẳng, thương yêu bảo vệ hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không, nhất định không có mảy may phân biệt bám chấp, mỗi một ý niệm đều suy nghĩ vì lợi ích cho người khác, suy nghĩ vì phước đức của người khác.

Tự mình có thể nhẫn chịu. Nhẫn chịu là sự thị hiện của pháp nhẫn nhục ba-la-mật. Đức hạnh của Phật là hoàn mỹ nhất, hoàn toàn không có khuyết điểm, thiếu sót, tất cả đều có nói trong kinh điển giáo pháp. Chúng ta mỗi ngày đọc kinh Vô Lượng Thọ, tôi đã nói qua quá nhiều lần rồi, có thể vâng làm theo đúng những lời răn dạy trong kinh Vô Lượng Thọ, người làm theo được trăm phần trăm trong kinh này là Phật Vô Lượng Thọ, là Phật A-di-đà. Có thể làm theo được một nửa thôi, tuy là thực hành chưa đầy đủ trọn vẹn, nhưng người như thế đã thực sự là Bồ Tát ở thế giới Cực Lạc, quyết định được sinh về Tịnh độ.

Nếu người này không sinh về Tịnh độ, phát nguyện ở lại thế giới Ta-bà rộng độ chúng sinh, nhất định cũng sẽ được oai thần của Phật A-di-đà gia trì, đó là ý nghĩa nhất định. Phật lực gia trì là chuyện tốt, nhưng tự bản thân mình nếu không đầy đủ giới định tuệ, cho dù có Phật lực gia trì rồi cũng vẫn thối chuyển. Ý nghĩa này chúng ta không thể không hiểu rõ.

Khi quý vị phát tâm chân thành, được Phật lực gia trì, nhưng khi tâm ấy thối thất, lực gia trì của Phật cũng không còn nữa. Chúng ta cần phải có một phần công đức mới được Phật gia trì một phần. Chúng ta có mười phần công đức thì được Phật gia trì mười phần. Khi nào công đức của chúng sinh tiêu mất hết thì lực gia trì của Phật cũng đồng thời tiêu mất.

Công đức quả thật không dễ giữ gìn. Trong kinh điển đức Phật nhiều lần cảnh giác chúng ta về “lửa thiêu rừng công đức”. Khác với phước đức, vì phước đức có thể gìn giữ được, công đức thật rất khó giữ gìn. Công đức là những gì? Công đức chính là giới, định, tuệ. Quý vị phạm vào giới luật thì công đức không còn nữa. Quý vị để tâm tán loạn thì định không còn nữa. Mê hoặc, ngu si thì trí tuệ cũng không còn nữa. [Cho nên,] công đức thật không dễ duy trì, gìn giữ.

Phước đức có thể gìn giữ duy trì, trong ba đường lành có thể được hưởng phúc, trong ba đường ác chỉ trừ ra địa ngục, còn lại các cảnh giới ngạ quỷ, súc sinh đều có thể được hưởng phúc. Thế nhưng phải nhớ rằng, phước đức không thể giúp quý vị vượt thoát ra ngoài ba cõi, không thể giúp quý vị tu hành chứng quả.

Cho nên, người tu hành chúng ta xác định mục tiêu không thay đổi của mình là ba môn học: giới, định, tuệ. Giới học là những gì? Là giữ theo giới pháp, giữ theo quy củ, nhưng không phải hoàn toàn cứng nhắc trong các điều giới. Kinh Vô Lượng Thọ từ mở đầu “như thị ngã văn” cho đến [kết thúc] “tín thụ phụng hành”, mỗi câu mỗi chữ đều là đức Thế Tôn dạy bảo chúng ta. Chúng ta có thể tin tưởng, có thể nhận hiểu, có thể thực hành, đó là trì giới.

Trong ba môn học, giới học hàm nghĩa rộng, không phải hiểu theo nghĩa hẹp. Chúng ta vận dụng những lời Phật dạy vào đời sống hằng ngày, đó gọi là trì giới. Trong sự trì giới đó, có thể gìn giữ tâm địa thanh tịnh, bình đẳng của chính mình, đó là tu định. Trong kinh Kim Cang nói về nguyên tắc tu định, cần phải hiểu rõ: “Không bám chấp hình tướng, như như chẳng dao động.” Câu này nếu theo cách nói hiện nay của chúng ta thì là “ngoài không vướng mắc hình tướng, trong không dao động tâm thức”. Đó là tu thiền định.

Khó khăn lớn nhất của chúng ta là vừa thấy hình nghe tiếng đã lập tức vướng mắc nơi tướng. Một khi vướng mắc nơi tướng thì không có định. Không chỉ là không có định, mà trong tâm còn khởi sinh phiền não, mừng, giận, buồn, vui... năm món dục, bảy cảm xúc cũng theo đó sinh khởi. Khi ấy không có giới nữa, tất cả đều bị hủy hoại.

Cho nên, [công phu] giới định tuệ của quý vị bị cảnh giới bên ngoài can thiệp quấy nhiễu phá hoại mất. Cảnh giới bên ngoài đó gọi là ma, là ma cảnh. Nếu như cảnh giới bên ngoài không thể phá hoại quý vị, quý vị vẫn kiên trì giữ được ba môn học giới định tuệ, thì cảnh giới bên ngoài đó là [cảnh giới] Phật. Cho nên, cảnh giới Phật với cảnh giới ma chỉ là một, không phải hai. Quý vị dùng tâm có giới định tuệ đối với cảnh giới bên ngoài thì đó là cảnh giới Phật. Quý vị dùng tâm tham sân si đối với cảnh giới bên ngoài thì đó là cảnh giới ma.

Vì thế, Phật với ma từ đâu mà có? Đều là từ trong tâm quý vị khởi sinh ra. Một niệm chánh giác thì hết thảy đều là cảnh giới Phật. Một niệm mê hoặc thì Phật cũng là ma. Phải hiểu rõ được ý nghĩa này. Có như vậy thì chúng ta mới có thể thực hành được đến mức chí thiện, thực sự đạt đến sự thương người yêu vật, thành tựu điều tốt đẹp cho người khác, không hỗ trợ giúp vào những việc xấu ác của người. Tâm hiền thiện như vậy khởi sinh, ý niệm hiền thiện mỗi ngày đều tăng trưởng.

Đối với người hãm hại ta, ta cảm ơn họ, vì giúp tiêu trừ nghiệp chướng của ta, thành tựu giúp ta các pháp tu nhẫn nhục ba-la-mật, thiền định ba-la-mật, bát-nhã ba-la-mật. Sáu ba-la-mật đều trọn vẹn, vì cũng thành tựu cho ta trì giới ba-la-mật, cũng thành tựu bố thí ba-la-mật. Bố thí như thế nào? Là bố thí sự an ổn không lo sợ. Người khác làm nhục ta, hủy báng ta, hãm hại ta, ta dùng lòng biết ơn đối đãi với họ, họ không phải sợ sệt, không phải đối phó với ta. Nếu không như vậy, họ phải mỗi ngày đều lưu tâm cảnh giác, nơm nớp lo sợ, “người này tương lai thế nào cũng trả thù ta”, trong lòng họ sẽ luôn bất an. [Cho nên,] không đáp trả, ngược lại còn cảm ơn, đó gọi là bố thí vô úy, sáu ba-la-mật đều trọn vẹn đầy đủ.

Những lúc giảng giải tôi vẫn thường khuyến khích các vị đồng tu, trong đời sống hằng ngày, mỗi việc nhỏ nhặt cho đến khởi tâm động niệm, không điều gì là không đầy đủ sáu ba-la-mật. Người có tâm hành đầy đủ sáu ba-la-mật, đó là Bồ Tát. Bồ Tát đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật, vĩnh viễn giữ lòng từ bi, vĩnh viễn không gây tổn hại, tuyệt đối không “làm nhọc sức chúng sinh”. Theo cách nói hiện nay là không gây phiền toái cho chúng sinh.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Báo đáp công ơn cha mẹ


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.168.219 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...