Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 155 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 155

Donate

(Lượt xem: 18.889)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 155

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 9 tháng 2 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Australia, file thứ 156, số hồ sơ: 19-012-0156)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem Cảm ứng thiên, đoạn thứ 88, phần này trong bản văn cũng chỉ có tám chữ: “Thưởng phạt bất bình. Dật lạc quá tiết.” (Thưởng phạt không công bằng. Tham vui quá tiết độ.)

Phần này nói hai việc. Trong chú giải nói rất rõ ràng: “Thất khinh thất trọng” (Đánh giá nặng nhẹ không đúng.) “Thất” là sai lầm, lầm lỗi, đây là nói chuyện “thưởng phạt”. “Có chút sai sót liền không công bằng.” Chuyện thưởng phạt phải cố sao cho hết sức công bằng, quả thật cũng không dễ dàng. Tiêu chuẩn [của sự công bằng] này, trong pháp thế gian là pháp luật, trong Phật pháp là giới luật. Thế nhưng người nắm cán cân pháp luật, không những phải biết rõ luật, còn phải hiểu rõ lý lẽ, còn phải thông đạt tình thường. Cho nên, đối với cả ba mặt tình, lý và pháp, quý vị đều thấu triệt thì mới có thể làm được trọn vẹn đầy đủ. Nếu không được vậy, thật không dễ dàng làm được trọn vẹn đầy đủ, chỉ hơi sai lệch lầm lẫn một chút đã là không công bằng.

Về việc không công bằng, tiếp theo có mấy câu nói hết sức nghiêm trọng: “Công lý không tồn tại thì lòng người không phục.” Lòng người không phục, vì “đã không tuyên dương kẻ có công, trừng phạt người có tội, ngược lại còn tích chứa oán thù, chuốc lấy tai họa”. Câu này nói rất nặng nề, nói rất đúng sự thật. Chúng ta xem lại trong lịch sử xưa nay ở khắp mọi nơi, đặc biệt là chuyện hưng vong của các triều đại, chuyện mất còn của đất nước, vào những thời điểm đó thật hết sức rõ ràng. Người lãnh đạo bên trên “thưởng phạt không công bằng” nên khơi dậy, thúc đẩy sự oán hận của người dân, cuối cùng đi đến mức không thể nào quy tụ người dân được nữa.

Trong phạm vi nhỏ là một gia đình, một tập thể nhỏ, như ngày nay là một công ty, một cửa hàng, quý vị đối với nhân viên đều có sự khen thưởng, trừng phạt. Nếu có thể hết sức công bằng, nhân viên bên dưới nhất định đối với quý vị hết sức vui lòng nể phục, có thể trung thành với quý vị, hết sức vì quý vị. Nếu như thưởng phạt không công bằng, dựa vào sự yêu ghét của riêng mình, lấy đó làm tiêu chuẩn để khen thưởng hay trừng phạt, lòng người sẽ không phục, cuối cùng nhất định rồi họ sẽ phản bội, bỏ đi.

Cho nên bất kể là sự nghiệp lớn hay nhỏ, lâu dài hay tạm bợ, nếu muốn làm tốt việc này cũng không dễ dàng, phải là học vấn rất lớn lao. Không chỉ là học vấn, hơn nữa còn phải có kinh nghiệm lịch duyệt, phong phú. Chúng ta bình thường đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật, một điểm này không thể không nỗ lực học tập. Phật pháp trong việc hoằng pháp lợi sinh cũng không thể lìa xa nguyên tắc này.

Thế nhưng hiện nay chuyện đời so với thời xưa khó khăn hơn nhiều. Người thời xưa đều có cơ duyên tiếp nhận qua sự giáo dục của thánh hiền, ngày nay gọi là người có học thức, có giáo dục, đọc sách hiểu lý lẽ. Nói cách khác, đối với hết thảy nhân tình sự lý, so ra họ đều thông đạt, đều [nhận thức] khách quan, nên người với người sống chung rất dễ dung hợp. Xã hội hiện đại không phải như vậy. Nền giáo dục nhân văn, luân lý, đức hạnh, có thể nói là đã bị vất bỏ, mọi người chúng ta đều tiếp nhận nền giáo dục theo chủ nghĩa vị lợi của phương Tây, cho nên đối với tình người thật hết sức xem nhẹ, hết sức nhạt nhẽo. Không chỉ là đối với người ngoài, mà cho đến cha, con, anh, em của mình cũng hết sức nhạt nhẽo, hết sức xem nhẹ. Trong xã hội hiện đại này chúng ta nhìn thấy được rất nhiều.

Thí dụ như chuyện tranh giành di sản, di sản phân chia không công bằng thì kéo nhau ra trước tòa án. Chuyện như vậy chúng ta vẫn thường nghe nói, vẫn thường nhìn thấy. Vào thời xưa rất khó gặp những chuyện như vậy, hiện nay thì đã là chuyện bình thường, rất thường gặp. Vào thời xưa, như vậy là đại bất hiếu, đại bất kính, người hiện nay nào đâu hiểu được?

Trong đạo trường của người xuất gia, Lão Hòa thượng viên tịch cũng để lại một số sản nghiệp, thế là các đệ tử cũng tranh giành nhau không thể nhường nhịn. Đôi bên tranh giành nhau, cũng đưa nhau ra trước tòa án. Điều này trong lịch sử quá khứ chưa từng nghe nói đến. Anh em tranh nhau tài sản, trong lịch sử hiếm hoi cũng vẫn có, nhưng người xuất gia tranh giành nhau, trong lịch sử không hề có. Thế nhưng ngày nay chúng ta vẫn thường nghe nói, vẫn thường nhìn thấy. Điều này thật hết sức đáng buồn.

Lòng người có sự bất bình, tích chứa oán hận, khi phát tác ra thì đó là tai họa nguy hại. Cho nên việc này chúng ta không thể không lưu ý, không thể không lưu tâm cẩn thận trong sự đối đãi.

Câu tiếp theo là “Dật lạc quá tiết” (Vui chơi quá tiết độ), đây là nói việc hưởng thụ dục lạc. Con người, có người nào mà không mong cầu được hưởng thụ? “Lạc” đó là nói ham muốn lớn của con người, là dục vọng. Trong phần tiểu chú nói rất rõ, trích dẫn một câu trong thiên Khúc lễ, sách Lễ ký: “Kinh Lễ nói, vui không thể đến mức cùng cực, lòng dục không thể buông thả chạy theo.” Đó là lời răn dạy của thánh hiền. Thụ hưởng niềm vui phải có sự tiết chế, vừa phải, không được quá mức. Quá mức thì thế nào? Vui đến hết mức thì sinh buồn. Hệ quả này là sự tương phản, cho nên nhất định phải hiểu rõ sự tiết chế.

Con người có dục vọng, không thể buông thả chạy theo, không thể bỏ mặc, bỏ mặc là tai họa sẽ đến. Tiếp theo còn dẫn hai câu trong sách Quốc ngữ: “Dân khó nhọc thì nghĩ đến việc thiện, nhàn rỗi liền nghĩ đến chuyện dâm đãng, vậy nên chẳng mong dân được nhàn rỗi.” Hai câu này nói rất hay. Dân khó nhọc, là nói khó khăn cực nhọc, đời sống gặp nhiều khổ sở, như vậy thì tâm ý họ lại quay sang thay đổi, hướng về điều thiện, khuyên làm việc thiện thì họ rất dễ dàng tiếp nhận. Vì sao vậy? Vì họ đã nhận chịu, trải qua kinh nghiệm khổ nhọc.

Cho nên, trong xã hội hiện tại này, đặc biệt là ở những quốc gia khai phóng, phát triển, việc khuyến thiện hết sức khó khăn. Người ta không chịu tiếp nhận. Đời sống của họ mỗi ngày đều hết sức tự do, hết sức sung sướng khoái lạc. Cho nên ở những vùng còn chưa khai hóa, chậm phát triển, người dân sống rất khổ nhọc, đời sống hết sức khó khăn, khuyên họ dứt ác làm thiện họ có thể nghe rồi làm theo. Vì sao vậy? Những điều mình nói ra chính là những gì hiện nay họ đang gặp phải. Họ suy ngẫm thấy hữu lý, cho nên có thể nghe theo.

Vì sao giáo pháp của Phật-đà, ở những nước phát triển trên thế giới, chúng ta đến tuyên dương thuyết giảng rất khó đạt được hiệu quả? Ý nghĩa chính là ở chỗ này. So với những nơi người dân có đời sống nghèo khổ khốn cùng thì ngược lại rất dễ tiếp nhận. Đây chính là điều mà người xưa nói, những nước đã phát triển chính là “vui đến hết mức thì sinh buồn”, còn ở những vùng nghèo khó thì “khổ hết vui liền đến”. Như vậy đâu phải là không hữu lý.

Cho nên, đức Phật thuyết pháp hết sức khéo léo, trước tiên nói quả, sau mới nói đến nhân. Nhân là quả mà hiện tại quý vị đang lãnh chịu, nên vừa nói đến là quý vị lập tức có thể nhận hiểu được. Vì thế, nguyên tắc thuyết pháp của đức Phật là nói “khổ, tập, diệt, đạo”, sau đó mới vì quý vị phân tích khổ từ đâu mà có? Quý vị liền có thể nghe xong làm theo.

Ngược lại như đối với các nước Âu Mỹ ngày nay đã phát triển, quý vị giảng với họ về khổ, họ không nhận hiểu được. Họ nhận thức về đời sống rất tự do, rất hạnh phúc, nên họ nghe rồi không làm theo.

Cũng giống như vậy, người xuất gia chúng ta là những pháp sư, đi ra ngoài giảng kinh thuyết pháp, phải nói pháp phù hợp với căn cơ. Chỗ này không thể không lưu ý. Cho nên đối với người giàu có, chúng ta thuyết pháp với họ, phải khuyên họ tích đức tu thiện, bởi vì điều này đối với họ rất dễ làm, họ sẵn có khả năng đó, có thể làm nhiều việc tốt, giúp đỡ nhiều hơn cho những người đang khó khăn khổ sở, bố thí ân đức nhiều hơn. Thuyết pháp như vậy so ra là dễ dàng phù hợp căn cơ. [Sau đó] giảng rõ về phúc lạc từ đâu mà có. Quý vị ngày nay được hưởng phúc, ngày nay được giàu sang, có địa vị, đó là trong quá khứ đã từng tu tập gieo nhân như vậy, cho nên đời này có được quả báo như vậy. Thế nhưng quả báo hưởng rồi sẽ hết, nếu như không tiếp tục tu tập, gieo nhân lành, quý vị hưởng hết rồi sẽ không còn nữa.

Đối với những người đang gặp khó khăn khổ sở, chúng ta gặp họ thì trước tiên phải thực hiện những hành động cứu giúp. Họ thiếu ăn thiếu mặc, chúng ta trước hết phải giúp đỡ, hỗ trợ họ, sau đó mới từ từ dạy bảo, dẫn dắt. [Dạy cho họ biết] làm thế nào để thay đổi phẩm chất cuộc sống, làm thế nào để nâng cao tự thân mình. Giáo hóa những vấn đề như vậy có thể thu được hiệu quả tốt đẹp.

Ở đây, chú giải cũng trích dẫn một câu của Mạnh tử: “Con người sống lo toan, chết được an vui.” Câu nói này của Mạnh tử hết sức sâu sắc, so với Phật pháp mà nói thật không hẹn mà gặp, tương hợp với nhau.

Chúng ta một đời tu phúc, tu phúc không cần hưởng phúc. Vậy phúc báo đến lúc nào được hưởng? Là khi “chết được an vui”. Đó là người thực sự có trí tuệ, thực sự thông minh. Phúc báo đến thời điểm lâm chung được hưởng. Thời điểm lâm chung được hưởng phúc báo gì? Được niềm vui gì? Là khi lâm chung không bệnh khổ, nhận biết sáng tỏ rõ ràng, tự biết mình sẽ đi về đâu. Đó là phúc báo chân thật. Nếu như trong một đời thọ hưởng hết phúc báo, đến lúc lâm chung mờ mờ mịt mịt không biết gì mà chết, chết rồi cũng không tự biết được mình sẽ đi về đâu, như vậy nói theo Phật pháp là sẽ đọa vào ba đường ác.

Những người sau khi chết có thể tái sinh được thân người thì vào lúc chết điềm lành rất tốt đẹp, thần trí sáng suốt rõ ràng, không điên đảo mê hoặc. Người tu tập tích lũy công đức đến mức có thể sinh về cõi trời thì thời điểm lâm chung có nhạc trời đến nghênh tiếp. Chúng ta đọc trong bút ký của người xưa thấy có rất nhiều trường hợp. Đó là chuyện thật, không hề giả dối.

Niệm Phật được vãng sinh thì có Phật, Bồ Tát đến nghênh tiếp. Hồi đầu năm ngoái, năm nay là năm 2000, phải tính trước đó một năm nữa, tức là năm 1998, tại Singapore có một vị được vãng sinh là Lâm Y Sinh, cũng chưa cao tuổi lắm, là tín đồ Phật giáo thuần thành. Ông ấy suốt đời hành nghề y, vì bệnh nhân phục vụ. Ông sáng lập Hội Quán Âm Cứu Khổ, chính ông làm Hội trưởng. Vào thời điểm lâm chung, ông nói với cư sĩ Lý Mộc Nguyên rằng ông muốn gặp tôi nhưng không còn đủ sức. Lý cư sĩ đến bảo tôi, tôi nói ông ấy không cần phải đến, tôi đến thăm ông ấy cũng tốt. Tôi mang đến tặng ông ấy xâu chuỗi niệm Phật, tặng ông ấy tượng Phật. Đại khái là sau khi tôi đến thăm khoảng hơn một tuần thì ông ấy mất. Lúc ra đi hiện điềm lành hiếm có. Một số bạn đồng tu ở quanh ông ấy trợ niệm, nghe ông ấy nói: “Tôi nhìn thấy một vầng hào quang sáng rực.” Đến phút cuối cùng, ông ấy lại nói: “Tôi không nhìn thấy quý vị được nữa, tôi chỉ nhìn thấy một vầng hào quang sáng rực.” Nói rồi an tường tự tại vãng sinh.

Suốt cả một đời, đó là “sống lo toan”, nhưng sự lo toan đó không phải vì bản thân mình, mà là vì xã hội, vì chúng sinh, vì muôn dân phục vụ, chỉ sợ tự mình làm việc không được tốt, thực sự nỗ lực để công việc phục vụ được tốt, khi lâm chung nhất định được an vui.

Cho nên, câu nói của Mạnh tử là lời nói từ kinh nghiệm, ý nghĩa rất sâu sắc. Chúng ta phải hết sức chú tâm suy xét nghiền ngẫm, khéo léo học tập. Chỉ có như vậy mới là phúc báo chân thật. Quý vị thụ hưởng trong suốt một đời không thấy được sự chân thật này. Đến phút lâm chung ra đi thì hoang mang bối rối, mê hoặc điên đảo, đó mới là thực sự đáng tiếc. Một đời như vậy luống qua vô ích.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.106.23 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...