Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 137 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 137

Donate

(Lượt xem: 1.730)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 137

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 1 tháng 12 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 138, số hồ sơ: 19-012-0138)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem Cảm ứng thiên, đoạn thứ 71: “Cẩu phú nhi kiêu. Cẩu miễn vô sỉ.” (Vừa giàu đã kiêu. Thoát tội không biết xấu hổ.) Tiếp theo bên dưới là hai câu: “Nhận ân suy quá. Giá họa mại ác.” (Việc tốt về mình, đổ lỗi cho người. Đổ họa cho người, đẩy tội về người.)

Đức Thái Thượng vì chúng ta nêu ra một điển hình, là điều mà hết thảy chúng sinh trong cuộc sống hằng ngày vẫn thường phạm vào mà không hề hay biết. “Cẩu phú” là được chút giàu có nhưng chưa phải hàng đại phú. Chỉ mới được chút giàu có thôi mà đã biểu lộ rõ sự kiêu ngạo. “Miễn” là may mắn né tránh được [quả báo xấu ác].

Đức Khổng tử nói: “Trong mọi hành vi phải luôn biết xấu hổ.” Trước đây đã có lần trình bày với quý vị, con người nhất định phải biết xấu hổ. Người không biết xấu hổ thì vĩnh viễn không bao giờ tiến bộ vươn lên. Sách Lễ ký nói: “Gặp tiền tài không tùy tiện giữ lấy, gặp tai nạn không vội vàng né tránh.” Đó chính là biểu hiện cụ thể của việc “trong hành vi luôn biết xấu hổ”.

Không chỉ riêng sự giàu có, hết thảy các vấn đề về công danh lợi lộc đều bao quát trong đoạn này. Khi gặp được cơ hội, phải luôn suy xét xem mình có xứng đáng nhận lấy hay không. Đó là biết xấu hổ. Không xứng đáng nhận mà vẫn nhận lấy, thậm chí không từ bất kỳ thủ đoạn nào để tranh giành lấy, đó là kẻ không biết xấu hổ đến mức cùng cực.

Cho nên, các bậc hiền nhân quân tử ngày trước được tiếp xúc với nền giáo dục tốt đẹp lương thiện, ví như có cơ duyên được giàu sang phú quý vô cùng thì các vị vẫn có thể suốt đời sống nghèo vui đạo, đem sự phú quý giàu sang chia sẻ cho mọi người cùng hưởng.

Trong lịch sử Trung quốc, Đại sư Ấn Quang bội phục nhất là Phạm Trọng Yêm. Vị này có điều kiện được giàu sang phú quý lớn nhưng đem sự giàu sang phú quý ấy buông xả, chia sẻ cho bà con dòng tộc, láng giềng lối xóm, cho đến mọi người trong xã hội. Cho nên, Tổ Ấn Quang hết lòng tán thán, chúng ta xem trong Văn Sao thường thấy ngài đề cập đến. Gia cảnh dòng tộc của vị này trải qua 800 năm sau vẫn không suy giảm. Phạm Trọng Yêm là người của 800 năm trước, con cháu ông đến ngày nay gia đình vẫn hưng vượng, con cháu vẫn duy trì gìn giữ được quy củ nề nếp của tổ tiên: “Gặp tiền tài không tùy tiện giữ lấy, gặp tai nạn không vội vàng né tránh.” Đó là được gia đình giáo dục tốt.

Cho nên, người xưa dạy rằng, đối xử với người khác, với sự vật, sự việc giữ được sự cung kính, tiết kiệm, đó là nguồn gốc sinh ra phước báo. Kiêu căng, tham lận, ngạo mạn, đó là nguồn gốc sinh ra tai họa. Chúng ta trong đời sống thường gieo cấy những mầm mống tai họa như vậy mà không hề hay biết, đến khi nhận chịu quả báo hiện tiền thì không biết tai họa từ đâu đến, lại oán trời trách người, khiến cho tội chồng thêm tội, thật đáng sợ biết bao!

Vì thế, gặp những lúc khó khăn nguy khốn, chúng ta phải cùng với mọi người trong xã hội chia sẻ hoạn nạn, tuyệt đối không cầu riêng mình may mắn thoát khỏi. Nhất định phải giúp đỡ hỗ trợ xã hội, giúp đỡ hỗ trợ chúng sinh đang khổ nạn vượt qua tai nạn. Chúng ta nhìn xem, đó mới thật là chư Phật, Bồ Tát. Đó mới thật là đại từ đại bi. Mỗi một ý niệm đều vì chúng sinh mà suy nghĩ, vì sự an ổn của xã hội mà suy nghĩ, vì lợi ích chúng sinh mà suy nghĩ, không hề suy nghĩ cho riêng mình. Trong xã hội có được nhiều người như vậy thì cũng được thêm phần an ổn.

Cho nên, đối với sự giàu có, chúng ta cũng hy vọng được giàu có, giàu có để có khả năng bố thí, có khả năng giúp đỡ hỗ trợ người khác, nhưng riêng bản thân mình phải tiết kiệm. Bản thân ta có thể tiết kiệm được một phần thì đối với xã hội có thể giúp đỡ hỗ trợ nhiều hơn một phần. Chúng ta tiết kiệm được hai phần thì đối với xã hội có thể giúp đỡ hỗ trợ nhiều hơn hai phần. Thường duy trì được tâm niệm như vậy lâu dài thì công đức vô lượng.

Chúng ta lãng phí thêm một phần thì phúc lợi của chúng sinh phải giảm bớt đi một phần. Chúng ta lãng phí như vậy là tạo tội nghiệp mà không hề hay biết. Ví như bản thân ta xứng đáng được hưởng thụ cũng không nên hưởng thụ như thế. Chúng ta nhìn xem các bậc đại thánh đại hiền trong thế gian cũng như xuất thế gian, quý vị đều biết rằng chư Phật là “bậc đầy đủ cả phúc và tuệ”, phúc đức thật trọn vẹn đầy đủ. Phúc đức đầy đủ nhưng các ngài vì chúng ta thị hiện vẫn tiếc phước, vẫn tiết kiệm. Chúng ta chưa từng thấy vị Phật, Bồ Tát nào lại lãng phí.

Trong phần chú giải trích dẫn những quy tắc, khuôn mẫu của người xưa trong việc đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật. Chúng ta nên đọc nhiều lần, phải nỗ lực học tập, trong đó toàn là nêu vấn đề nhân duyên quả báo.

Giữ lòng nhân hậu, đối đãi với người khác tốt đẹp tử tế, hết thảy đều được phúc. Chỉ một chút kiêu mạn, khinh thường người khác đều là gieo mầm tai họa. Khi quý vị đang gặp thời được thế, người khác không dám động chạm đến. Khi quý vị thất thế sa cơ, những người ấy liền tìm đến báo thù. Con người là như vậy, nếu đắc tội với quỷ thần cũng là như vậy.

Người học Phật chúng ta đều biết, bản thân mình từ vô lượng kiếp đến nay rất nhiều oan gia trái chủ. Những kẻ ấy luôn ở quanh ta như một áp lực không nhìn thấy được. Khi ta đang gặp vận may, thần khí hưng vượng, họ không dám làm gì. Nhưng họ âm thầm ẩn nấp đó, không hề mất đi, đợi lúc thời vận của ta suy thoái họ liền đến quấy nhiễu. Đặc biệt là những lúc bệnh nặng, những lúc lâm nguy sắp chết, chúng ta đọc thấy trong kinh Địa Tạng rằng những lúc ấy hết thảy oan gia trái chủ đều có mặt, nghiệp lực thiện ác đều hiện ra. Cho nên, phàm phu đâu có lý nào không lưu chuyển theo nghiệp lực. Lưu chuyển theo nghiệp lực thật rất đáng sợ.

Câu tiếp theo bên dưới là: “Nhận ân suy quá.” (Việc tốt về mình, đổ lỗi cho người.) Câu này cũng có người giảng là “mạo nhận công lao”. Việc tốt đẹp không phải do mình làm, lại tự mình mạo nhận. Người khác làm việc tốt đẹp thì chiếm làm của mình, tự mình có lỗi lầm sai trái thì đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, vu họa cho người. Chuyện này chúng ta cũng rất thường gặp.

Việc tu dưỡng đức hạnh nhất định phải bắt đầu từ thuở còn nhỏ tuổi, khiến người nuôi dưỡng lâu ngày thành tập quán, có thể phân biệt được tà chánh, thị phi. Nền giáo dục thời xưa của Trung quốc, từ thuở ấu thơ đã bắt đầu, cho nên xã hội có thể được an trị lâu dài, dân tộc có thể tồn tại kéo dài qua mấy ngàn năm, không bị tiêu diệt, không bị đào thải, nguyên nhân là ở chỗ này.

Thế nhưng ngày nay dân tộc Trung quốc lại gặp phải một nguy cơ trước đây chưa từng có. Nguy cơ này không phải do bị các cường quốc xem thường, không phải như vậy. Nguy cơ là do chúng ta quên lãng, vất bỏ đi những lời răn dạy của tổ tiên. Đây mới là một nguy cơ đích thực. Nguy cơ này sẽ dẫn đến mất nước, diệt chủng. Mất nước cũng chưa đáng sợ, vì vẫn còn có cơ hội phục hưng, nhưng diệt chủng thật là điều đáng sợ.

Cho nên, trong nền giáo dục của đức Khổng tử, tiêu chí đầu tiên là đức hạnh. Điều này thật có lý. Chúng ta xem lại sự giáo dục của hết thảy các tôn giáo từ xưa đến nay, ở khắp mọi nơi, đều luôn lấy đức hạnh làm đầu. Giáo dục của Nho giáo và Phật giáo đều hết sức trọn vẹn đầy đủ, chúng ta không thể không biết qua. Nhưng đối với nền giáo dục từ xưa đến nay của các bậc thánh hiền, tại Trung quốc cũng như các nước khác trên thế giới này, chúng ta cũng phải chú tâm quan sát kỹ, cũng phải nhận biết hiểu rõ được mọi điều, phải thực sự nỗ lực để biết người biết mình, như vậy thì quý vị đối với nền văn hóa của đất nước mình mới có thể thực sự sinh khởi lòng tin, mới phát khởi tình thương, mới hoan hỷ ưa thích kính vâng làm theo lời dạy, hoan hỷ đem giáo pháp rộng truyền phát triển, làm lợi ích hết thảy chúng sinh.

Nhà Phật thường nói: “Thề nguyện độ hết vô biên chúng sinh.” Chúng ta đối với điều này xem nhẹ, nguyên nhân chỉ vì sự nhận hiểu quá ít ỏi. Điều này cũng không có gì lạ, vì quý vị chưa từng được học qua, vì không có ai dạy bảo quý vị, không có ai giảng giải cho quý vị, nên những ý niệm tự tư tự lợi mãi mãi không thể buông bỏ. Cũng không có ai dạy cho quý vị cách tu học như thế nào để thành tựu đức hạnh, học vấn của bản thân. Hiện tại muốn tìm kiếm một bậc thiện tri thức để dạy bảo quý vị thì hầu như không thể được.

Trước đây thầy Lý Bỉnh Nam từng bảo tôi, thầy nói rất thẳng thắn rõ ràng, độ tuổi để thực sự có thể nỗ lực học tập phải là từ năm hai mươi tuổi trở về trước. Ở đây chúng ta có thể nêu ra một câu hỏi, hiện nay những thanh niên thuộc độ tuổi hai mươi trở xuống liệu có ai chịu nghe theo những lời dạy bảo của các bậc thiện tri thức? Độ tuổi này tánh khí vừa mới hình thành cứng cỏi, thật không dễ dàng chịu tiếp nhận con đường hiền thiện.

Con người đến độ tuổi bốn mươi thì những điều tập nhiễm đã thành thói quen lâu ngày, rất khó thay đổi. Ví như gặp được bậc thiện tri thức, chúng ta đều biết là các bậc thiện tri thức từ xưa đến nay ở khắp mọi nơi, các ngài đều hết sức khiêm tốn tự hạ mình. Chúng ta đọc kinh Hoa Nghiêm qua năm mươi ba cuộc tham bái [của Đồng tử Thiện Tài], quý vị thấy bản thân mỗi vị thiện tri thức đều hết sức khiêm hạ, tôn trọng người khác. Các ngài có trí tuệ, có đức hạnh, có sự tu dưỡng, có kiến thức, khi nhận thấy quý vị là người có thể dạy bảo được, liền không nệ khó khăn bận rộn, hết sức giúp đỡ quý vị. Nếu không thể dạy bảo được thì làm như Đại sư Huệ Năng từng nói là: Vẫn chắp tay hoan hỷ.

Mỗi người đều tự tạo nghiệp nhân của riêng mình, tự nhận lấy quả báo của riêng mình. Chư Phật, Bồ Tát có lòng nhẫn nại, luôn đợi đến lúc quý vị đã nhận chịu hết nghiệp báo của mình, quý vị chịu quay đầu hướng thiện, chư Phật liền thị hiện dạy bảo quý vị. Cho nên, thời gian chờ đợi như thế thường có thể trải qua biết bao đại kiếp. Trong một đời này giúp cho quý vị gieo trồng được một hạt nhân lành, giúp quý vị trồng được một chủng tử [tốt lành] trong a-lại-da thức, đó là chư Phật, Bồ Tát đối với chúng sinh không buông bỏ. Chúng ta trong đời này được gặp hình tượng của đức Phật A-di-đà, nghe được danh hiệu Phật A-di-đà, các bậc cổ đức cho ta biết rằng đó là việc lành trong mọi việc lành, không còn gì có thể tốt lành hơn được. Trong một đời này dù không được độ thoát thì nhiều kiếp lâu xa về sau chủng tử tốt lành ấy nhất định cũng sẽ sinh khởi hiện hành, có thể giúp thành tựu sự nghiệp tu tập của chúng ta. Chỉ có điều phải chờ đợi trong bao lâu thì thật khó nói được.

Nếu như trong một đời này muốn được độ thoát thì tất yếu phải có đầy đủ [cả ba yếu tố] tín, nguyện và hành. Thế nhưng chúng ta quan sát thật kỹ, tự quay lại xét mình thật kỹ, ba phương diện tín, nguyện, hành của bản thân ta có đầy đủ hay không? Chúng ta trong cuộc sống thường ngày, mỗi lúc khởi tâm động niệm, nói năng hành động, so với lời Phật dạy có tương ưng hay không? Nếu như mỗi một niệm đều tương ưng [với lời Phật dạy], mỗi một hành vi đều tương ưng [với lời Phật dạy], thì trong một đời này nhất định được độ thoát. Nếu chỉ được đôi lúc tương ưng thì trong một đời này rất khó được độ thoát, nhưng đối với phước báo trong hai cõi trời người thì nhất định là đạt được.

Người thực sự tu hành theo đúng lời Phật dạy, trong kinh Vô Lượng Thọ giảng rất rõ: “Phát tâm Bồ-đề, một lòng chuyên niệm.” Quý vị không phát tâm Bồ-đề, chỉ làm được theo “một lòng chuyên niệm”, quý vị sẽ được người và chư thiên cung kính, được phước báo trong hai cõi trời người, nhưng không thể được vãng sinh. Muốn được vãng sinh, quý vị nên nhớ kỹ, nhất định phải phát tâm Bồ-đề.

Tâm Bồ-đề là thực sự giác ngộ, là giác ngộ triệt để. Một khi đã phát tâm Bồ-đề thì đối với những lỗi lầm sai trái trong Cảm ứng thiên nói đến đều sẽ không mắc phải. Cho nên, quyển sách nhỏ [Cảm ứng thiên] này đối với chúng ta thật hết sức hữu dụng. Chúng ta thường xuyên tụng đọc, thường xuyên tự kiểm điểm, nếu như vẫn còn phạm vào những lỗi lầm trong sách này thì tự mình phải ngay lập tức cảnh giác, [vì điều đó cho thấy là] chúng ta chưa phát tâm Bồ-đề.

Chúng ta tu Tịnh độ không có tâm Bồ-đề, quý vị thử xem các bậc tổ sư đại đức xưa nay dạy chúng ta thế nào? Không cần phải nói đến các bậc tổ sư đại đức, trong bốn mươi tám đại nguyện cũng đã nói rất rõ ràng. Quý vị được người và chư thiên cung kính nhưng quý vị không được vãng sinh. Nói cách khác, quý vị được phước báo trong hai cõi trời người, nhưng không thể thoát ly ra khỏi sáu đường luân hồi, không ra khỏi mười pháp giới.

Cho nên, chúng ta có thực sự phát tâm Bồ-đề hay không, có thể từ nơi những việc thiện ác trong Cảm ứng thiên [mà biết được]. Việc thiện có thể vâng làm theo, việc ác có thể sửa đổi, người như thế nếu niệm Phật cầu sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc thì nhất định được sinh vào cõi Phàm thánh đồng cư.

Nếu như dứt ác tu thiện, lại có thể lìa hết thảy các tướng, mỗi một ý niệm đều không xa lìa tâm thanh tịnh, người như vậy vãng sinh thế giới Tây phương Cực Lạc thì nhất định sinh vào cõi Thật báo trang nghiêm.

Cho nên, trong kinh nói tu hành một ngày ở thế giới Ta-bà so bằng một trăm năm tu hành ở thế giới Cực Lạc. Quý vị nghĩ xem, câu ấy có ý nghĩa gì? Suy xét cho thật kỹ, việc tu hành ở thế giới Ta-bà so ra thù thắng hơn ở thế giới Cực Lạc, nhưng vấn đề là ở chỗ quý vị hiểu được hay không. Nếu quý vị hiểu được thì thật thù thắng hơn so với thế giới Cực Lạc. Nếu không hiểu được thì trái lại không bằng thế giới Cực Lạc.

Nơi thế giới Cực Lạc [việc tu hành] chỉ có tiến bộ, không có thối thất, sự tiến bộ hết sức chậm chạp. Thế giới Ta-bà thì [tu hành] tiến bộ lớn lao, thối thất cũng lớn lao. Người hiểu được thì tiến bộ với mức độ cực kỳ lớn, người không hiểu được thì thối thất cũng với mức độ cực kỳ lớn. Đó là tiến bộ nhanh chóng, thối chuyển cũng nhanh chóng. Thế giới Cực Lạc chỉ có tiến bộ, không có thối chuyển, chỉ có điều là [tiến bộ] rất chậm chạp. Chúng ta hiểu được ý nghĩa này rồi, biết rõ chân tướng sự thật, cần phải nhận hiểu. Phải tận dụng cơ duyên ngắn ngủi [nơi thế giới Ta-bà] này, phải tinh tấn ở mức độ thật lớn lao.

Tốt rồi, hôm nay chúng ta chỉ giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật giáo và Con người


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Quy nguyên trực chỉ


Phật pháp ứng dụng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.1.100 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...