Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 42 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 42

Donate

(Lượt xem: 1.754)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 42

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 30 tháng 6 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 43, số hồ sơ: 19-012-0043)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hai chữ “trung hiếu”, trong phần trước đã giới thiệu giản lược về chữ trung. Trong Vị biên nêu ra những câu chuyện tận trung, cũng chính là nói cách vận dụng lòng trung vào thực tiễn đời sống, vào thực tiễn công việc, xử sự, đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật. Trong sách nêu rất nhiều trường hợp điển hình, nhưng những trường hợp ấy vốn nhiều không kể hết, lý sự liên quan cũng không thể nói hết. Quý vị phải từ nơi những trường hợp nêu ra đó mà tự mình nhận hiểu.

Hôm nay chúng ta lại bàn về chữ hiếu. Hiếu là căn bản, trung là [từ căn bản đó] khởi lên tác dụng. Trong Vị biên giảng về chữ hiếu, đoạn trước tiên sử dụng bài Hiếu đễ luận của tiên sinh Nhan Quang Trung. Đoạn này nói rất hay, so với tư tưởng nhà Phật hết sức gần gũi.

Tác giả viết: “Hữu tử nói: Hiếu đễ là gốc của lòng nhân.” Câu này là trích từ sách Luận ngữ. [Lại viết tiếp:] “Mạnh tử nói: Đạo của Nghiêu Thuấn chỉ hai chữ hiếu đễ mà thôi.”

Đây quả là một nhà Nho, vừa mở lời đã lấy Khổng Mạnh làm chỗ y cứ, tiếp theo mới từ đó mà phát triển, nói rõ hơn. “Hiếu đễ, quan thiệp thậm đại.” (Hiếu đễ, liên quan rất lớn.” Quan là quan hệ, thiệp là có liên quan đến. Hai chữ “hiếu đễ” có phạm vi liên quan rất lớn, đã sâu lại rộng. “Hoành đích tung đích” (dù ngang hay dọc) là nói phạm vi trong không gian. “Vãng cổ lai kim” (từ xưa đến nay) là nói phạm vi trong thời gian. “Vô biên vô tế” (không có giới hạn), cách nhận thức này là đúng thật. “Đô thị giá cá vật sự, nhiên tu hiểu đắc hiếu đễ đích thị hà vật. Sở dĩ hiếu đễ đích thị thập ma căn miêu, nhân ư thiên địa gian nhất khí nhĩ.” (Hết thảy trong muôn sự vật, phải hiểu được hiếu đễ là gì, hiếu đễ phát xuất từ đâu. Con người là khí tiết trong trời đất vậy.)

Tôi chỉ đọc đến đoạn này, phần sau quý vị tự mình xem.

Chữ hiếu cũng thuộc loại chữ hội ý, nên quý vị nhìn vào chữ viết có thể nhận hiểu được ý nghĩa hàm chứa trong đó. Phần trên của chữ hiếu (孝) là chữ lão (老), phần dưới là chữ tử (子). Chữ lão (người già) là tượng trưng cho một thế hệ trước, chữ tử (con cái) là tượng trưng cho một thế hệ sau.

Quý vị hãy xem xét ý nghĩa của chữ hiếu này. Một thế hệ trước (老) với một thế hệ sau (子) hợp nhau thành một thể, đó gọi là hiếu (孝). Nếu thế hệ trước với thế hệ sau phân tán, chia rẽ, đó là bất hiếu.

Cho nên, người phương Tây gọi [sự khác biệt giữa các thế hệ] là “khoảng cách thế hệ” (generation gap). Có khoảng cách tức là chia rẽ, là thế hệ trước, thế hệ sau ngăn cách với nhau, chia rẽ nhau. Đó là bất hiếu. Người Trung quốc không có cách nói này.

Quý vị lại suy xét sâu xa hơn nữa, sẽ thấy rằng thế hệ trước vẫn còn một thế hệ trước đó nữa, [cứ như vậy tiếp tục hướng về] quá khứ không [thể tìm đến] chỗ khởi đầu; thế hệ đi sau lại sẽ có một thế hệ sau đó nữa, [cứ như vậy tiếp tục về] tương lai không có kết thúc. Không có khởi đầu, không có kết thúc, đó là ý nghĩa mà Nhan tiên sinh gọi là “từ xưa đến nay, không có giới hạn”.

Quý vị phải hiểu được [phạm vi] liên quan [trong thời gian] như vậy, sau đó mới xem xét đến phương diện “ngang dọc” [trong không gian], chính là giống như trong đạo Phật nói “cùng tận hư không, biến khắp pháp giới”. Ở đây lại cũng dùng hình dạng chữ hiếu (孝) để biểu hiện, không một hiện tượng nào có thể nằm ngoài các pháp giới trong hư không, nên hết thảy đều bao hàm trọn vẹn, đầy đủ bên trong đó. Khi thuyết giảng tôi cũng thường nói qua, mà không chỉ nói qua một lần, tôi nói điều này [theo cách] rất dễ hiểu: “Hết thảy chúng sinh trong pháp giới cùng khắp hư không quả thật là chính bản thân mình.” Đây là ý nghĩa của chữ hiếu.

“Hết thảy chúng sinh trong pháp giới cùng khắp hư không”, nói hết thảy chúng sinh như vậy là một phạm vi rất rộng. Hữu tình là chúng sinh, ngày nay chúng ta gọi là con người, động vật. Vô tình cũng là chúng sinh, như thực vật, khoáng vật, cho đến các hiện tượng trong tự nhiên. Nói chung, những gì do các duyên hòa hợp sinh ra đều gọi là chúng sinh. Chúng sinh hiểu theo nghĩa này là rất rộng, rất lớn. Hết thảy chúng sinh như vậy đều là chính bản thân mình.

Tôi nói ra lời này là có căn cứ, vì không phải tôi tự nói, chính là đức Phật nói. Chỉ có điều đức Phật không nói theo cách như vậy, nhưng cùng một ý nghĩa. Chúng ta y theo ý nghĩa, không y theo ngôn ngữ, như vậy là đúng thật. Trong kinh điển đức Phật dạy rằng: “Hư không pháp giới duy tâm sở hiện, duy thức sở biến.” (Các pháp giới trong hư không đều do tâm hiển hiện, do thức biến hóa.) Tâm là chân tâm của chính ta, là bản tánh của ta; thức là tác dụng của tâm, là tâm khởi lên tác dụng.

Cho nên, một chữ hiếu này, nếu giảng giải bằng Phật pháp thì chính là pháp môn quan trọng, bao gồm hết thảy các pháp, rốt ráo trọn vẹn, cứu cánh viên mãn. Chúng ta đối với ý nghĩa suy xét được từ chữ này phải nhận hiểu thật rõ ràng, sáng tỏ, thì sau đó mới biết được phải học hạnh hiếu, phải thực hành đạo hiếu như thế nào, hy vọng đạt được đến chỗ tận hiếu.

Một chữ hiếu này thực hành được trọn vẹn, đầy đủ thì đã thành Phật rồi. Thành tựu quả Phật rốt ráo của Viên giáo [theo tông Thiên Thai] thì mới thực hành trọn vẹn, viên mãn được đạo hiếu. Các vị Bồ Tát Đẳng Giác vẫn còn một phẩm vô minh chưa dứt hết, nên đạo hiếu còn có chỗ khiếm khuyết, chưa thể đạt đến trọn vẹn, viên mãn. Do đó có thể biết rằng, Phật pháp được xây dựng trên nền tảng đạo hiếu. Trong kinh luận, trong giới Bồ Tát đều thuyết dạy như vậy, chúng ta phải nhận hiểu được, phải rõ biết được. Đó là căn bản của sự học Phật, là căn bản cực kỳ quan trọng.

Chúng ta thử nghĩ xem, sự truyền bá của Phật pháp xưa kia đi về cả bốn phương tám hướng, truyền khắp đó đây. Các vị đệ tử Phật đi đến mỗi nơi đều giảng kinh thuyết pháp, vì sao chỉ riêng tại Trung quốc Phật pháp mới bám rễ, đơm hoa kết trái, phát triển mạnh mẽ, còn những nơi khác đều không thành tựu? Đặc biệt là tại châu Âu hay miền Tây Á, cho đến nơi phát tích của Phật giáo là Ấn Độ [đều không phát triển mạnh]. Ấn Độ là một điển hình rõ rệt.

Chúng ta đều biết rõ, khi Phật giáo chưa truyền đến Trung quốc thì nền giáo dục Nho gia cũng đã hết sức xem trọng đạo hiếu. Nói cách khác, giáo dục Khổng Mạnh, như trong sách này nói rất đúng: “Hiếu đễ nhi dĩ” (hai chữ hiếu đễ mà thôi). Cho nên, Phật pháp vừa truyền đến Trung quốc, tiếp xúc với mọi nơi trong nước thì người Trung quốc vừa nghe qua đã vô cùng mừng vui đón nhận. Vì sao vậy? Vì so với những khái niệm sẵn có của chúng ta là hoàn toàn tương đồng, mà phương pháp thực hiện so với chúng ta lại tinh tế hơn.

Nền giáo dục Nho gia chỉ đề ra được cương lĩnh khái quát, Phật pháp giảng đến chỗ tinh tế, chi ly. Vì thế, kinh điển của đạo Phật rất phong phú, người Trung quốc đặc biệt hoan nghênh, đặc biệt xem trọng, nhờ đó Phật pháp được truyền đến Trung quốc. Nếu như trong xã hội này, trong khu vực này không có khái niệm nhận hiểu về đạo hiếu thì Phật pháp không thể bám rễ được, ý nghĩa là ở chỗ này.

Trước đây khi tôi ở Đài Loan, có một số pháp sư sang Hoa Kỳ. Tôi không quen biết nhiều, nhưng với những ai quen biết tôi đều khuyên họ đến Hoa Kỳ đừng xây chùa chiền. Họ hỏi tôi vậy nên xây dựng gì? Tôi bảo, nên xây từ đường, đề cao đạo hiếu. Trong từ đường cũng có thể giảng kinh thuyết pháp, có thể thờ cúng tổ tiên. Không phải thờ bài vị tổ tiên của một họ, mà thờ phụng hết [các dòng họ] trên toàn quốc. Tôi bàn với họ gọi đó là “Bách tính tôn từ” (Từ đường trăm họ). Không phải giống như từ đường họ Đỗ đối diện chỗ chúng ta đây, chỉ thờ duy nhất một họ. Tôi bảo họ nên xây dựng từ đường cho trăm họ của người dân Trung Hoa. Hết thảy người Trung quốc đều [thờ cúng] trong từ đường ấy, rất tốt. Như vậy là đề cao đạo hiếu.

Phước của tôi quá mỏng, không đủ phước, không đủ năng lực làm được như vậy. Ở Dallas (Texas) xây dựng được một đạo tràng nhỏ, tôi không phát triển được nên bên trong chỉ thờ duy nhất một bài vị. Tại Đài Loan [có đạo tràng] đặt hai bài vị lớn, một là bài vị thờ tổ tiên trăm họ người Trung Hoa. Tôi từng sống ở Mỹ, không thể hoàn toàn quên bỏ nước Mỹ, nên bài vị còn lại là thờ tổ tiên trăm họ của người Mỹ, chúng tôi thờ cúng cả hai. Tôi có tấm lòng như vậy, có ý nghĩ như vậy, nhưng không đủ năng lực thực hiện.

Đạo tràng ở Australia có lẽ quý vị đã đến rồi, trong điện Phật cũng có thờ hai bài vị. Tại Singapore, quý vị đến Niệm Phật đường đều thấy cũng thờ hai bài vị như thế. Một bài vị thờ tổ tiên trăm họ dân tộc Trung Hoa, một bài vị thờ tổ tiên trăm họ người Singapore. Đó là gốc của Phật pháp, là căn bản của hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian. Nếu không có cội gốc này thì không thể bàn đến bất kỳ chuyện gì khác. Cho nên, phải lấy hiếu làm gốc.

Chúng ta đọc sách, nhìn thấy chữ hiếu này, nói thật ra là lơ đễnh không chú ý, xem thoáng qua một cách mơ hồ, chung chung, như vậy sao được? Không chỉ đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong 49 năm thuyết giảng hết thảy kinh điển đều là giảng giải chữ hiếu này, mà cho đến hết thảy chư Phật ba đời mười phương, thuyết giảng vô lượng kinh điển giáo pháp giáo hóa chúng sinh, cũng đều là giảng giải chữ hiếu này.

Tôi nói lời này có hay không có căn cứ? Có phải tôi tự ý nói bừa như vậy hay không? Quý vị đọc qua kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, tức Quán kinh, thấy trong đó có chuyện phu nhân Vi-đề-hy gặp biến cố gia đình, trong lòng đối với muôn việc đều lạnh nhạt không còn ham thích, khẩn thiết cầu xin đức Phật Thích-ca Mâu-ni cứu giúp. Bà nói, thế giới này hoàn cảnh quá xấu ác tồi tệ. Bà là đệ tử Phật nên biết rằng có vô lượng vô biên các thế giới khác, liền hướng về đức Phật mà thưa hỏi, có thế giới nào thanh tịnh, an lạc hay không, bà rất muốn được sinh về đó.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nghe qua lời thỉnh cầu của bà rồi, liền dùng thần lực khiến cho các thế giới của chư Phật trong mười phương đều hiện ra trước mắt bà, cho phép bà tự mình quan sát, tự mình chọn lựa. Bà Vi-đề-hy quan sát kỹ rồi, liền chọn thế giới Cực Lạc của đức Phật A-di-đà, trong lòng hết sức vui mừng. Bà hướng về đức Phật Thích-ca Mâu-ni thỉnh cầu chỉ dạy cách thức làm sao để có thể sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Do nhân duyên này mà đức Phật thuyết giảng kinh Thập lục quán.

Phu nhân Vi-đề-hy thưa thỉnh về phương pháp để được vãng sinh, đức Phật trước tiên không nói gì về phương pháp mà giảng giải cho phu nhân về “tịnh nghiệp tam phúc” (ba điều phúc lành tạo nghiệp thanh tịnh), dạy cho bà về ba điều kiện cơ bản. Trong ba điều kiện cơ bản đó thì câu đầu tiên là: “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng.”

Quý vị ngẫm nghĩ xem, như vậy là ý nghĩa gì? Mở đầu một câu đã giảng về hiếu: Hiếu với cha mẹ, tôn kính sư trưởng. Cho nên quý vị phải biết rằng, Phật pháp là đạo trọng thầy. Tôn trọng thầy phải dựa trên nền tảng của đạo hiếu. Không có hiếu thì làm gì có nghĩ đến thầy? Không biết hiếu thuận với cha mẹ thì nhất định không có khả năng tôn kính bậc sư trưởng.

Không có hiếu, không trọng thầy, trong sáu đường luân hồi không có ba đường lành. Nói cách khác, khi ấy quý vị chỉ có thể sinh vào một trong ba đường ác. Trong ba đường ác, súc sinh cũng có loài biết hiếu đạo, biết hiếu dưỡng cha mẹ. Nói cách khác, người [bất hiếu thì] không bằng loài súc sinh.

Cho nên, trong xã hội có nhiều người vì không hiểu biết mới bài xích Phật giáo. Bài xích Phật giáo là bài xích đạo hiếu, bài xích đạo tôn sư. Đối với cách nghĩ, cách làm của những người ấy, chúng ta không nên trách cứ họ, nên tự trách mình [không cảm hóa được họ]. Họ đối với Phật pháp còn có chỗ hiểu sai, chưa nhận rõ được. Nếu họ hiểu rõ được rồi [sẽ không bài xích nữa], vì thấy rằng Phật pháp đối với mỗi chúng sinh đều mang lại lợi ích chân thật. Có ai lại muốn đem lợi ích chân thật của mình hủy hoại đi? Không thể có chuyện như vậy. Do chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm rộng truyền đạo pháp [nên họ chưa hiểu đạo], chúng ta có lỗi.

Đức Phật giảng về ba điều phúc lành rất hay. Điều trước tiên là nói về phước báo trong hai cõi trời người: “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp.” (Hiếu dưỡng cha mẹ, tôn kính bậc sư trưởng, lòng từ không giết hại, tu mười nghiệp lành.) [Bốn câu này] là tiêu chuẩn thấp nhất để quý vị giữ được thân người [trong đời sau]. Nếu theo đó tu tập được tốt hơn thì có thể sinh về cõi trời, hưởng phước cõi trời.

Điều thứ hai là phước báo của hàng Tiểu thừa, Thanh văn, Duyên giác, gồm ba câu: “Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi.” (Thọ trì tam quy, giữ theo các giới, không mất oai nghi.)

Điều thứ ba là phước báo của hàng Bồ Tát Đại thừa, gồm bốn câu: “Phát Bồ-đề tâm, thâm tín nhân quả, độc tụng Đại thừa, khuyến tấn hành giả.” (Phát tâm Bồ-đề, tin sâu nhân quả, tụng đọc kinh điển Đại thừa, khuyên bảo khuyến khích người tu.)

Tổng cộng [về ba phước lành] có 11 câu. Cuối cùng, đức Phật đưa ra một kết luận rằng 11 câu này là “tam thế chư Phật tịnh nghiệp chánh nhân” (chánh nhân tịnh nghiệp của chư Phật ba đời). Như vậy, chẳng phải đã nói hết rồi sao? Ba đời là quá khứ, hiện tại và vị lai. Người tu hành muốn thành Phật, chúng ta đều biết, các pháp môn mà chư Phật tu tập trong ba đời không giống nhau, như trong kinh Hoa Nghiêm có nói, mỗi người tu tập là một pháp môn riêng của người ấy, nhưng tất cả đều có thể thành tựu Phật đạo. Đó gọi là “thù đồ đồng quy, pháp môn bình đẳng” (đường lối khác nhau nhưng cùng hướng về một chỗ, các pháp môn đều bình đẳng như nhau). Ý nghĩa chính là giải thích về sự khác biệt pháp môn.

Vô lượng vô biên các pháp môn đều có thể [giúp người tu tập] trọn thành Phật đạo. Chỉ có điều tất cả [các pháp môn] đều được hình thành trên căn bản ba điều phúc lành. Lìa khỏi ba phước lành này, bất kể là tu tập pháp môn nào cũng đều không thể thành tựu.

Cho nên, việc tu hành khởi đầu từ hiếu, đến viên mãn trọn vẹn cũng là đạo hiếu. Phật pháp không dạy điều gì khác, từ đầu đến cuối đều là thực hành đạo hiếu, tận hiếu mà thôi. Có mấy ai hiểu được ý nghĩa này?

Vì sao không hiểu được? Vì bốn chúng đệ tử chúng ta chưa làm hết trách nhiệm, đặc biệt là các đệ tử xuất gia không giảng giải được rõ ràng, tự thân mình cũng chưa làm được, cho đến khái niệm về hiếu cũng không có. Ý nghĩa căn bản của hiếu chính là tự tánh tròn đầy viên mãn, nghĩa lý chân thật của hiếu chính là như trong Phật pháp thường nói “nhất tâm nhất niệm”. Cho nên, chúng ta phải nhận thức thật rõ ràng về chữ hiếu này, sau đó mới nghiên cứu, mới thảo luận, làm cách nào để mang ý nghĩa suy xét được từ chữ hiếu vận dụng vào đời sống? Đó là thực hành đạo hiếu. Làm thế nào để vận dụng vào việc tu học Phật pháp? Đó là tận hiếu.

Nếu như mọi người đều hiểu được rõ ràng ý nghĩa này, sáng tỏ được chân tướng sự thật này, chúng ta tin tưởng sâu vững rằng, hết thảy chúng sinh trong chín pháp giới sẽ không một ai không tự nguyện quy y Phật pháp. Quy y Phật pháp là quy y gì? Đó là quy y đạo hiếu. Sẽ không một ai không tôn kính sư trưởng, đều sẽ dùng đạo tôn sư để trọn thành đạo hiếu. Hiếu là bản thể, tôn kính sư trưởng là trí tuệ. Tuệ mạng pháp thân của chúng ta có được là từ thầy dạy. Nhờ nơi tuệ mạng pháp thân này mới hoàn thành đạo hiếu. Ý nghĩa này phải nhận hiểu rõ ràng.

Đối với chữ hiếu này, chúng ta cũng cần dành thêm nhiều thời gian hơn để thảo luận. Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


Hai Gốc Cây


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.239.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...