Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 56 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 56

Donate

(Lượt xem: 1.825)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 56

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 16 tháng 7 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Australia, file thứ 57, số hồ sơ: 19-012-0057)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Câu “chính kỷ hóa nhân” vận dụng vào hành trì trong thực tế đời sống có rất nhiều sự tướng phức tạp, không thể nói hết. Trong phần tiểu chú [sách Vị biên] có nêu một câu rất đáng để chúng ta học tập là: “Thanh quý dung, nhân quý đoán.” (Người thanh cao quý ở sự bao dung, kẻ nhân từ quý ở sự quyết đoán.) Hai câu này thường chính là chỗ chúng ta xao nhãng xem nhẹ.

Người học Phật so với người thế gian thì khác biệt lớn nhất là sự thanh cao. Ngạn ngữ có câu: “Nghèo thanh cao [hơn] giàu nhơ nhuốc.” Đây quả là một câu có giá trị muôn đời.

Nhưng người thanh cao cốt yếu phải có sự bao dung độ lượng. Trong Phật pháp, đức Thế Tôn là người thanh cao không ai sánh bằng, khiến cho người người đều kính ngưỡng. Giáo dục Phật giáo cũng xem đây là một trong những phẩm tính cần được dạy dỗ trước tiên.

Chúng ta đi vào các tự viện chùa chiền theo kiến trúc Phật giáo thì kiến trúc đầu tiên là điện Thiên Vương, có người gọi là thần Hộ Pháp. Ngay chính giữa điện Thiên vương thờ Bồ Tát Di-lặc. Người Trung quốc xưa tạc tượng Bồ Tát Di-lặc đều theo hình dạng Hòa thượng Bố Đại.

Hòa thượng Bố Đại sinh vào đời Nam Tống của Trung quốc. Quý vị đều biết, đời Nam Tống có Đại tướng Nhạc Phi, Hòa thượng Bố Đại sinh đồng thời với vị đại tướng này, tại huyện Phụng Hóa thuộc tỉnh Chiết Giang. Khi sắp viên tịch ngài mới nói cho mọi người biết rằng ngài là Bồ Tát Di-lặc hóa thân. Điều đó không sai, ngài nói xong liền viên tịch nên đó là sự thật. Nếu nói rồi không viên tịch, đó là giả dối, không thể tin được.

Hiện tại chúng ta nghe rất nhiều vị pháp sư, đại đức, tự xưng là Phật, Bồ Tát ra đời, nhưng họ nói rồi vẫn tiếp tục sống, điều đó không tin được. Hòa thượng Bố Đại nói xong thì viên tịch ngay. Cho nên người Trung quốc từ đó về sau tạo tượng Bồ Tát Di-lặc đều tạc theo hình dạng của ngài.

Hình tướng ngài rất đặc biệt, có ý nghĩa biểu trưng vô cùng tốt đẹp. Đó là hình tướng hoan hỷ, cho nên mọi người thường tôn xưng là Phật Hoan Hỷ, luôn tươi cười chào đón mọi người, thể hiện niềm vui chánh pháp tràn đầy. Ý nghĩa biểu trưng thứ hai là bụng ngài rất lớn, biểu thị sức dung chứa, có thể bao dung khoan thứ. Cho nên, người xưa từ nơi hình tượng biểu trưng của ngài mà đề ra hai câu tám chữ, cũng được dùng để giáo huấn người mới học: “Sinh bình đẳng tâm, thành hỷ duyệt tướng.” (Khởi sinh tâm bình đẳng, hiện tướng hoan hỷ mừng vui.) Hai câu này dùng dạy người mới học, là bài học đầu tiên. Cho nên nhất định phải có sức dung chứa, phải bao dung khoan thứ. Nếu không thể bao dung thì nhất định không có khả năng học Phật.

Vì sao vậy? Chúng ta hiện nay đều biết rất rõ ràng, Phật pháp là nền giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Điều quan trọng thiết yếu nhất của đa nguyên văn hóa là khả năng bao dung. Không có khả năng bao dung thì không thể nói đến giáo dục đa nguyên văn hóa. Cho nên phẩm tính bao dung khoan thứ được đưa lên hàng đầu, chính là điều mà chúng ta không thể không biết đến, không thể không học tập.

Người học Phật bất kể là tại gia hay xuất gia, nói thật ra thì mục đích không gì khác hơn là học cách sống chung hòa thuận, vui vẻ với các tôn giáo, tín ngưỡng khác biệt, văn hóa khác biệt, chủng tộc khác biệt. Ý nghĩa là như vậy. Bài học đầu tiên này nếu chúng ta không hiểu rõ thì việc học Phật về sau sẽ có nhiều chướng ngại, sẽ gặp nhiều khó khăn.

Câu thứ hai là “Nhân quý đoán.” (Kẻ nhân từ quý ở sự quyết đoán.) Nhân là nhân từ. Điều đáng quý ở người nhân từ là sự quyết đoán. Quyết đoán những gì? Phải có khả năng [quyết đoán] phân biệt rõ ràng những điều thị phi, thiện ác, tà chính. Đó mới là người chân chánh nhân từ.

Nhà Phật thường nói: “Từ bi đa họa hại, phương tiện xuất hạ lưu” (Từ bi gặp nhiều tai họa, phương tiện đi vào đường xấu), nhưng cũng nói: “Từ bi vi bản, phương tiện vi môn” (Từ bi là căn bản, phương tiện là cửa vào). Quả thật, nhìn theo hướng tiêu cực thì từ bi đúng là dễ gặp phải nhiều tai họa, phương tiện dễ đi vào đường hèn xấu. Nguyên nhân vì đâu? Là vì dựa theo tình cảm mà ứng xử, không có trí tuệ quyết đoán. Nếu như có trí tuệ quyết đoán thì những hệ quả xấu đó đều có thể tránh được.

Cho nên, Phật pháp là nền giáo dục trí tuệ. Có trí tuệ chân thật mới có thể dung hợp được các chủng tộc khác biệt, mới có thể làm cho pháp thân được lành mạnh khang kiện. Phạm vi pháp thân rất mênh mông rộng lớn, nay chỉ nói ở phạm vi nhỏ hẹp là xã hội này được lành mạnh tốt đẹp, như vậy thì quý vị có thể dễ nhận hiểu hơn. Mọi người trong xã hội có thể sống chung hòa thuận, xã hội đó sẽ lành mạnh tốt đẹp, quốc gia ấy tốt đẹp, thế giới tốt đẹp. Giáo dục Phật giáo là nhằm mục đích này.

Sự phát triển trí tuệ và đức hạnh của mỗi cá nhân phải đạt đến mức viên mãn tròn đầy. Trí tuệ và đức hạnh viên mãn có tác dụng gì? Đó là [dẫn đến] thế giới đại đồng, hết thảy chúng sinh cùng sống chung hòa thuận. Hết thảy chúng sinh đó không chỉ là toàn nhân loại, mà còn bao quát cả hết thảy động vật, thực vật, cho đến núi sông đất nước, tất cả đều có thể sống chung hòa thuận không hủy hoại lẫn nhau.

Chúng ta nhất định không được cho rằng động vật có tánh linh còn thực vật không có tánh linh, khoáng vật không có tánh linh. Nhận thức như vậy là sai lầm. Thực vật cũng có tánh linh, khoáng vật cũng có tánh linh, hòn đá cũng có tánh linh. Nếu như không có tánh linh, [ngày xưa] Sinh công thuyết pháp sao đá biết gật đầu? Cho nên, khoáng vật cũng đều có tánh linh.

Quý vị có thể thắc mắc, vì sao khoáng vật lại có tánh linh? Đó là vì cùng một pháp tánh biến hiện ra. Tánh linh của khoáng vật so với tánh linh của động vật, nói thật ra không có gì khác biệt. Chính là ý nghĩa trong nhà Phật nói “bất tăng bất giảm” (không thêm không bớt). [Tánh linh ở] động vật không thêm chút nào, ở nơi thực vật, khoáng vật cũng không bớt chút nào. Tánh linh là bình đẳng. Đó là lẽ chân chánh, là chân lý. Người biết được lẽ này không nhiều, chỉ có chư Phật, Bồ Tát rõ biết. Trong các vị Bồ Tát thì đặc biệt là các bậc Pháp thân Đại sĩ. Cho nên, nếu không đọc kỹ kinh điển, hiểu sâu nghĩa lý, thì ý nghĩa lớn lao này rất ít người biết được.

Người phương Tây nói rằng, nhân loại không biết yêu quý trái đất, tùy ý giẫm đạp hủy hoại trái đất, cho nên trái đất phải đáp trả lại, phải trả thù, khiến chúng ta gặp nhiều tai nạn, lũ lụt, động đất, bão tố, gọi là những tai họa của thiên nhiên. Điều này ngày nay chúng ta thấy là một cách báo thù của thực vật và khoáng vật đối với động vật.

Cho nên, chúng ta không chỉ yêu thương con người, yêu thương động vật, mà còn phải yêu thương hết cả thực vật, khoáng vật đủ loại, hết thảy đều phải thương yêu bảo vệ, đem tâm thanh tịnh bình đẳng mà thương yêu bảo vệ, như vậy mới được.

Hơn nữa, tu học Phật pháp phải nhận thức được việc chung, phải chú trọng vào việc chung. Những gì là việc chung? Hết thảy chúng sinh trong pháp giới là việc chung, đó là điều mà chư Phật Như Lai, các bậc Pháp thân Đại sĩ thường xuyên quan tâm đến. Đối với những người sơ học như chúng ta mà nói [thì phạm vi có nhỏ hẹp hơn], một xã hội có an ninh là việc chung, đất nước giàu mạnh là việc chung, thế giới hòa bình là việc chung. Chúng ta mỗi khi khởi tâm động niệm phải quan tâm đến việc chung.

Người nhận hiểu được việc chung mới có khả năng buông bỏ được những điều riêng tư, không giành lợi ích cho riêng mình. Những lúc tình cảm riêng tư hay sự yêu thích của cá nhân có xung đột, mâu thuẫn với việc chung, nhất định phải lo cho thành tựu việc chung, hy sinh phần riêng tư của bản thân mình. Đó là lời Phật dạy chúng ta.

Lẽ chung với tình riêng phải phân biệt rõ ràng, tuyệt đối không được thuận theo tình riêng mà làm tổn hại lẽ chung. Đó đều là những nguyên tắc quan trọng, những tiền đề quan trọng, chúng ta không thể không quan tâm, không thể không suy ngẫm kỹ càng.

Đến như trong đời sống, các bậc hiền thánh xưa cũng dạy chúng ta nguyên tắc ứng xử, đối đãi với người khác. Đó là: “Gặp lúc nhiều việc càng phải bình thản.” Vì sao vậy? Dù có bận cũng không để phải rộn, nên dùng tâm lý bình thản để giải quyết những công việc bận bịu, bề bộn. Đó chính là biểu hiện của trí tuệ cao minh, trong Phật pháp thì gọi là phương tiện khéo léo.

Gặp lúc khó khăn nguy cấp lại càng phải đặc biệt giữ tâm bình tĩnh. Lúc khó khăn nguy cấp mà trong lòng hối hả gấp gáp thì nhất định càng gây rối loạn thêm. Cho nên, lúc khó khăn nguy cấp càng phải giữ tâm bình tĩnh để đối phó, xử lý. Đặc biệt đối với những người ở cương vị lãnh đạo, như chúng ta đều biết, người lãnh đạo phải thông minh sáng suốt hơn so với người thường, vì họ dẫn đầu. Người dẫn đầu mà rối loạn thì những người theo họ đều loạn cả. Cho nên, gặp lúc khó khăn nguy cấp, những người dẫn đầu càng phải hết sức trầm tĩnh, hết sức ổn định, đó gọi là gặp việc không loạn. Lúc bình thường phải hết sức phòng ngừa, phải thường xuyên kiểm tra, nhưng lúc xảy việc phải giữ tâm nhẫn nại, phải có đủ hai yếu tố ổn định và sáng suốt.

Con người sống chung với nhau cũng như sống chung với muôn vật trong trời đất, tâm nghi ngờ là khuyết điểm nghiêm trọng. Trong kiến tư phiền não có năm loại tư hoặc, bao gồm: tham, sân, si, mạn và thứ năm là nghi. Thông thường khi nêu tên những tư hoặc này, chúng ta nói đến nghi là chỉ cho sự nghi ngờ đối với Thánh giáo. Đó là tâm nghi lớn, gây chướng ngại cho sự khai ngộ, chứng quả của chúng ta. Nhưng còn có những tâm nghi hoặc nhỏ hơn cũng không thể xao nhãng xem nhẹ.

Những gì là tâm nghi hoặc nhỏ? Là sự nghi ngờ đối với người khác. Người với người mà nghi ngờ lẫn nhau thì làm sao có thể chung sống?

Vì sao khởi sinh hoài nghi? Nói thật ra, phần lớn sự hoài nghi khởi sinh từ thành kiến của chính mình. Thành kiến của tự thân rất sâu đậm, cho nên lúc nào sống chung với người khác cũng nghi bóng nghi gió, tâm lượng hẹp hòi nhỏ nhặt. Bồ Tát dạy chúng ta phải khoan dung tha thứ lỗi người. Tâm lượng của quý vị rộng mở, có thể bao dung cho người khác thì phiền não nghi hoặc không còn nữa. Tâm lượng càng hẹp hòi thì lòng nghi hoặc càng sâu nặng. Nghi hoặc càng sâu nặng thì càng không thể sống chung cùng người khác.

Đặc biệt là đối với những người lãnh đạo. Người lãnh đạo mà có lòng nghi sâu nặng thì thuộc cấp bên dưới nhất định không có người tài. Lãnh đạo như vậy thì đối với người tài giỏi luôn nghi ngờ, đố kỵ, do đó họ không sử dụng người tài mà chỉ dùng toàn những kẻ nô dịch dễ sai khiến. Chỉ dùng toàn những người mà trí tuệ năng lực đều không bằng mình thì sao có thể làm nên sự nghiệp? Người lãnh đạo thực sự có thể nhẫn nại nhún nhường với người khác thì người theo giúp họ đều là người tài.

Chúng ta đọc sách xưa có chuyện Quản Trọng, là một nhà chính trị kiệt xuất của thời xưa, theo giúp Tề Hoàn Công “chín lần hội chư hầu, chỉnh đốn cả thiên hạ”, giống như ngày nay ta nói là đứng đầu Liên Hiệp Quốc. Thời ấy chư hầu đều tôn kính Tề Hoàn Công, hết thảy đều làm theo ý Tề Hoàn Công, đó là thành công của Quản Trọng. Chúng ta đọc sách Quản tử, thấy Quản Trọng dùng người toàn là những nhân tài nổi bật, người nào cũng cũng có năng lực vượt trội hơn ông. Bất kể làm việc gì, như trong hành chánh ông không bằng người này, trong quản lý tài chánh ông không bằng người kia, trong chỉ huy quần chúng ông lại không bằng một người khác nữa... Nói chung, trong bất cứ việc gì ông cũng có chỗ kém hơn thuộc cấp của mình, nhưng ông làm Tể Tướng.

Đó chính là như trước đây tiên sinh Tôn Trung Sơn từng nói: “Người lãnh đạo cần điều gì? Cần có quyền hạn. Cán bộ bên dưới cần có người tài.” Phải sử dụng người tài, phát huy người tài. Tuyệt đối không được ganh ghét đố kỵ người tài. Quản Trọng đã làm được như vậy. Người lãnh đạo phải có tâm lượng bao dung như thế, cho nên người tài mới chịu làm việc cho ông, mới liều mạng sống vì ông.

Nói theo Phật pháp thì những người tài ấy trong quá khứ có duyên phần với ông. Không có duyên phần thì ai chịu làm việc cho quý vị? Phật pháp giảng về nhân quả rất sâu xa. Pháp thế gian chỉ thấy biểu hiện bên ngoài [trong hiện tại], không nói đến quá khứ. Phật pháp giảng rất sâu, rằng trong đời quá khứ đã có nhân duyên sâu đậm [với những người tài] ấy, đã kết duyên lành với nhau.

Cho nên, sự kết duyên là quan trọng thiết yếu hơn hết, phải kết duyên lành, tuyệt đối không kết duyên xấu ác. Phật dạy chúng ta: “Oan gia nên mở, không nên buộc.” Oan gia đối đầu là do trong đời quá khứ đã kết duyên xấu ác với nhau, đời này gặp lại nên tháo gỡ sự kết duyên xấu ác đó, nhất định phải biết cách hóa giải, đó là dùng trí tuệ, dùng phương tiện khéo léo mà hóa giải.

Nói thật ra thì đó là dùng tâm chân thật, ý chân thành, tâm thương yêu, vô tư vô điều kiện mà giúp đỡ hỗ trợ người khác. Giúp đỡ hỗ trợ những kẻ oan gia trái chủ ấy, thì những kết duyên xấu ác [thuở xưa] sẽ dần dần được tháo gỡ, được mở ra.

Oan gia trái chủ thường sinh vào cùng nhà với quý vị, điều này chúng ta phải rõ biết. Không phải oan gia trái chủ thì không hội tụ trong một nhà. Cho nên, đối với những người chung sống một nhà, cha con đối đãi với nhau càng phải hiểu rõ ý nghĩa này. Cần đem những oán kết từ vô thủy kiếp đến nay mà hóa giải hết đi. Hãy kết pháp duyên, đem tình duyên hóa giải, hóa thành pháp duyên. Thế thì vấn đề được giải quyết xong, lại có thể đạt được hạnh phúc mỹ mãn, gia đình hưng vượng, xã hội hài hòa. Những lời giáo huấn này cực kỳ quý báu, chúng ta phải ghi nhớ, phải học tập.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Gió Bấc


Quy Sơn cảnh sách văn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.92.231 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...