Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 57 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 57

Donate

(Lượt xem: 1.699)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 57

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 21 tháng 7 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 58, số hồ sơ: 19-012-0058)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hôm nay chúng ta xem đến câu thứ 22 trong Cảm ứng thiên: “Căng cô tuất quả, kính lão hoài ấu.” (Thương yêu giúp đỡ người cô độc góa bụa, kính trọng người già lo cho trẻ thơ.) Tám chữ này dạy chúng ta thực hành nhân ái, tận trung, biết suy từ bản thân mình để nghĩ cho người khác. Nói theo hiện nay thì đó là lo cho sự nghiệp an sinh phúc lợi của xã hội.

Những người cô độc, góa bụa là rơi vào hoàn cảnh kém may mắn nhất trong đời. Đàn ông góa vợ gọi là “quan” (鰥), đàn bà góa chồng gọi là “quả” (寡). Mất đi người bạn đời, đặc biệt là khi tuổi cao, già yếu, đó là điều mà đời người khó tránh khỏi, hầu như nhất định phải gặp. Chỉ một số rất ít người được sống hạnh phúc mỹ mãn cho đến suốt đời, là nhờ trong quá khứ có tu tập rất tốt.

Trong thế gian này, những người quan quả cô độc thật rất nhiều. Hiện nay nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đều ngợi khen khuyến khích các nhân sĩ tôn giáo đem tâm từ bi thương yêu giúp đỡ những người bất hạnh [sống cô độc] này. Cho nên, ngay tại Singapore này chúng ta cũng thấy được, hầu như mỗi tôn giáo đều có xây dựng các viện dưỡng lão, viện cô nhi, thu nhận và nuôi dưỡng những người bất hạnh phải sống cô độc trong xã hội.

Đêm giao thừa năm ngoái, lúc đón mừng năm mới, chúng tôi nghĩ đến những người cô độc bất hạnh như thế trong xã hội, liền mời họ đến cùng chúng tôi đón mừng năm mới, cùng nhau trải qua một đêm giao thừa thật ấm cúng. Chúng tôi đề nghị tất cả các tôn giáo có xây dựng viện dưỡng lão, viện cô nhi cho mời hết thảy những người đang sống trong các viện ấy cùng toàn thể nhân viên. Đối với những người đang có bệnh không thể đi, hoặc do công việc không thuận tiện, không cách gì đi đến được, chúng tôi có chuẩn bị quà tặng và phái người chuyển đến cho họ. Ngoài ra tất cả những ai có thể đến tham dự được chúng tôi đều hoan nghênh. Trong đêm giao thừa ấm cúng đó, chúng tôi đã mời được cả thảy 3.800 người khách.

Mỗi một người già, mỗi một trẻ mồ côi, chúng tôi đều có riêng một tấm thiệp mời chính thức. Điều này có vẻ như nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa rất lớn. Chúng ta thử nghĩ xem, một đứa trẻ trong viện cô nhi, một người già trong viện dưỡng lão, chỉ sợ rằng trong suốt một năm qua chưa từng có ai đến mời mọc, chính thức mời họ đi ăn. Thật chưa từng có. Cho nên, một tấm thiệp mời đối với họ là vô cùng ấm áp tình cảm, là một kỷ niệm tốt đẹp trong suốt cuộc đời họ.

Vì thế, chúng tôi mời thỉnh không phải chỉ một thiệp mời chung cho cả đoàn thể, tổ chức. Không phải vậy, mà là mỗi người đều có thiệp mời riêng. Đó là [bày tỏ] lòng thương yêu. Đối với mỗi viện dưỡng lão, mỗi viện cô nhi, chúng tôi đều gửi đến rất nhiều quà tặng, gồm đủ các nhu yếu phẩm hằng ngày. Đối với mỗi đoàn thể chúng tôi cũng đều biếu tặng hỗ trợ một số tiền, biểu thị sự quan tâm của chúng tôi đối với họ.

Thế là có những người đến hỏi tôi: “Bạch thầy, vì sao thầy lại đem những khoản tiền quyên góp cúng dường của tín đồ Phật giáo để tặng cho các tôn giáo khác?” Những người nêu câu hỏi như thế, có quan niệm như thế, đó là tâm lượng quá nhỏ hẹp, không phải đệ tử Phật. Đức Phật không phải như vậy. Đức Phật bình đẳng thương yêu tất cả không phân biệt. [Những người hỏi như vậy] cũng không phải đệ tử các vị Bồ Tát, Tổ sư. Các vị Bồ Tát, Tổ sư đều dạy chúng ta tụng đọc Cảm ứng thiên, dạy chúng ta học Âm chất văn, đó chẳng phải đều là giáo lý của tôn giáo khác, là ngoại giáo đó sao? Có thể thấy rằng chư Phật, Bồ Tát, các bậc Tổ sư, đại đức đều hoàn toàn không có sự phân biệt, không có sự bám chấp, xem hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không đều bình đẳng như nhau, lẽ nào có sự phân biệt [tôn giáo] như vậy hay sao?

Như vậy có thể thấy rằng, tâm lượng của chúng ta quá hẹp hòi, nên ta học Phật không được thành tựu, niệm Phật không đạt nhất tâm. Đừng nói đến không đạt nhất tâm, ngay cả tu tập công phu thành khối [không còn xen tạp] cũng không đạt được. Chúng ta tham thiền không thể nhập định, học giáo pháp không thể nhận hiểu thông suốt trọn vẹn, học mật pháp không đạt tương ưng, nguyên nhân là tại đâu? Là do sự phân biệt, bám chấp quá nặng nề.

Chúng ta dùng tâm sai lầm, vẫn đem tâm luân hồi để học pháp Phật. Cho nên Phật pháp cũng biến thành pháp luân hồi. Cảnh tùy tâm mà chuyển, Phật pháp cũng là cảnh giới bên ngoài, vậy phải xem tâm của quý vị là tâm gì. Cho nên, chúng ta tự mình đã sai lầm.

Ý nghĩa quan trọng lớn lao [như trên] mang ra giảng với những người [hẹp hòi] ấy thì họ không hiểu được. Cho nên tôi phải giảng với họ những ý nghĩa cạn cợt, dễ hiểu hơn. [Tôi hỏi họ,] đối với những trẻ em mồ côi, những người già sống cô độc trong xã hội, người học Phật chúng ta có cần phải quan tâm đến hay không? Họ đáp, cần phải quan tâm. [Tôi lại hỏi,] vậy chúng ta có cần xây viện dưỡng lão, có cần xây viện cô nhi hay không? [Họ đáp,] rất cần. [Tôi nói,] rất cần nhưng vì sao chúng ta không xây? Là vì trong lòng rất muốn làm nhưng không đủ sức, chúng ta không có đủ điều kiện [tài chánh]. [Tôi lại hỏi,] vậy người khác xây dựng so với chúng ta tự mình xây dựng có gì là khác nhau? Điểm này cần phải hiểu rõ, người khác xây dựng cũng như chúng ta xây dựng thôi. Vậy chúng ta mang tiền bạc, thức ăn, nhu yếu phẩm hằng ngày biếu tặng [đến những người trong viện dưỡng lão, trong viện cô nhi], chẳng phải là lẽ tất nhiên thường tình đó sao? [Quý vị có] còn lời nào khác hơn để nói nữa chăng?

[Nên biết,] người khác xây dựng đó cũng là chúng ta xây dựng, không có khác biệt. Trong Phật pháp thậm chí còn giảng đến ý nghĩa chúng sinh cùng chư Phật là một, chẳng phân hai, chẳng khác biệt. Chúng ta ngày nay hư hỏng càng thêm hư hỏng đều do sự phân biệt, bám chấp. Sự phân biệt, bám chấp khiến chúng ta phải đọa vào sáu đường, chìm đắm lưu chuyển trong ba đường ác. Trong nhiều đời nhiều kiếp cũng từng có lúc gặp được Phật pháp, cũng từng gieo trồng được một chút căn lành, thế nhưng vẫn không cách gì ra khỏi được sáu đường luân hồi.

Nguyên nhân tại đâu? Do tâm phân biệt, bám chấp quá sâu nặng. Tâm lượng quá hẹp hòi, cho nên khởi tâm động niệm đều là vì chính bản thân mình, lo việc riêng tư, giành lợi riêng cho mình. Chuyện gì cũng vì bản thân, vì gia đình riêng của mình, vì đoàn thể của mình, vì tôn giáo của mình, cho nên hỏng cả rồi. Những ý niệm như thế đều là hư vọng, không chân thật.

Phật dạy chúng ta phải dùng tâm chân thật, ý chân thành. Thành có nghĩa là gì? Trước đây, tiên sinh Tăng Quốc Phiên đời Thanh có một câu rất hay: “Nhất niệm bất sinh thị vị thành.” (Một niệm không sinh gọi là thành.) Do đó có thể biết rằng, khởi tâm động niệm đều không phải chân thành; không khởi sinh một niệm, đó mới là chân thành. Chân thành khởi sinh tác dụng, Nho gia gọi là tâm chân chánh, trong Phật pháp gọi là tâm sâu vững, tâm đại bi. Cho nên, trước đây tôi có giảng rằng tâm đại bi, tâm sâu vững đó là trung trong trung hiếu. [Trung hiếu] chính là tâm chân thành vận dụng vào thực tế, là tâm chân thành khởi sinh tác dụng.

Trung có ý nghĩa gì? Là không một mảy may thiên lệch, tà vạy. Chỉ một ý niệm riêng tư là tâm của quý vị đã thiên lệch rồi, tâm của quý vị đã tà vạy rồi. Mỗi một ý niệm đều suy nghĩ vì hết thảy chúng sinh, không một mảy may suy nghĩ vì bản thân mình, tâm như thế gọi là tâm trung.

Tận trung vì đất nước là tâm gì? Mỗi một niệm đều suy nghĩ vì đất nước, suy nghĩ vì nhân dân, nhất định không có một ý niệm nào suy nghĩ vì bản thân mình, đó gọi là tận trung vì đất nước. Khởi tâm động niệm nếu đem lợi ích bản thân đặt lên hàng đầu, đó là tâm luân hồi, tạo nghiệp luân hồi, làm sao có thể vượt thoát ra khỏi sáu đường luân hồi? Chúng ta phải học theo chư Phật, học theo chư Bồ Tát. Bắt đầu học từ đâu, bản thân ta phải hiểu rõ, phải thật sáng tỏ.

Cho nên, tám chữ “căng cô tuất quả, kính lão hoài ấu” này ý nghĩa rất hay, giúp chúng ta thường xuyên nhớ nghĩ rằng trong thế gian này vẫn còn có nhiều người rất đáng thương, những người rất cấp thiết phải được quan tâm giúp đỡ. Chúng ta nhìn vào các viện dưỡng lão, những người đã về hưu, xã hội Singapore thường gọi là “lạc linh nhân sĩ” (những người vui tuổi già), những trẻ mồ côi, có những người dấn thân phụng sự [các đối tượng này] trong công tác phúc lợi xã hội, chúng ta phải hết sức tôn trọng, kính phục họ. Chúng ta lễ kính, ngợi khen, xưng tán những người này, họ đã đem lời giáo huấn của các bậc hiền thánh xưa, của chư Phật, Bồ Tát mà vận dụng vào thực tế cuộc sống, thực sự thể hiện qua việc làm. Chúng ta cần phải tùy theo nhân duyên, điều kiện, hoàn cảnh, tùy theo chức phận khả năng của mình mà hết lòng hết sức hợp tác hỗ trợ cho họ, giúp đỡ họ, sao lại có thể có sự phân biệt, có sự bám chấp? [Nhờ có những người này mà] xã hội mới được an ổn, thế giới mới được hòa bình, như vậy trong Phật pháp gọi là bố thí sự vô úy (không sợ hãi) [cho người khác]. Chỉ có bố thí sự vô úy mới được quả báo sống lâu khỏe mạnh.

Đức Phật vì chúng ta giảng về tám nỗi khổ: sinh, già, bệnh, chết, thương yêu phải chia lìa, oán ghét phải gặp nhau, mong cầu không được thỏa mãn, năm ấm không điều hòa. Tám nỗi khổ này trong thực tế đều có thể tránh được, đều có thể chuyển hóa mất đi. Người thông minh, có trí tuệ luôn hiểu rõ rằng, muốn có quả cần phải có nhân, trồng nhân lành nhất định được quả lành. Chúng ta khởi tâm động niệm đều là vì tự thân mình, cho nên tạo ra các nhân bất thiện, mới có [quả báo là] tám nỗi khổ ấy. Nếu như có thể mỗi một ý niệm đều vì xã hội, mỗi niệm đều vì hết thảy chúng sinh, thì tám nỗi khổ ấy tự nhiên tiêu trừ. Lìa khổ được vui là lời chân thật, tuyệt đối không phải lời sáo rỗng hư dối. Vấn đề quyết định ở nơi sự giác ngộ của cá nhân, phải chân chánh quay đầu hướng thiện, thực sự nỗ lực tu tập hành trì.

Hai câu “Căng cô tuất quả, kính lão hoài ấu” này ý nghĩa thật rộng lớn mênh mông. Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi. Ngày mai tôi sẽ tiếp tục giảng cùng quý vị.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.12.30 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...