Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 69 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 69

Donate

(Lượt xem: 1.774)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 69

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 4 tháng 8 năm 1999 tại Hương Cảng, file thứ 70, số hồ sơ: 19-012-0070)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Lần trước đã giảng đến câu thứ 27 trong Cảm ứng thiên: “Bất chương nhân đoản, bất huyễn kỷ trường.” (Không phô bày nhược điểm của người, không khoe khoang ưu điểm của mình.) Trong phần trước tôi cũng có nói, hai câu này vừa mới nghe qua có vẻ rất tầm thường, chẳng có gì đặc biệt, nhưng trong thực tế quan hệ hết sức trọng yếu với đạo làm người, với sự tu dưỡng của chúng ta.

Người sống ở đời, lỗi lầm lớn nhất là thích phê phán, bình phẩm về người khác, thích công kích những chỗ khiếm khuyết, kém cỏi của người khác. Đây là điều làm tổn hao âm đức nhiều nhất. Vào lúc tạo nghiệp như thế chỉ biết hài lòng khoái ý trong thoáng chốc, không hề nghĩ đến ngày sau phải chịu quả báo cực kỳ thê thảm. Kinh Địa Tạng nói đến các địa ngục Bạt Thiệt (kéo lưỡi), địa ngục Hỏa Hoạch (chảo lửa), đều là do những nghiệp báo loại này chiêu cảm.

Người thời xưa tâm ý thuần hậu, ai ai cũng nhận được sự giáo dưỡng. Người hiện nay thật đáng thương, không được ai dạy dỗ, [mọi việc đều] thuận theo tập khí phiền não của bản thân. Nhìn lại phong khí xã hội, bên trong thì tạo nhân xấu ác, bên ngoài thì gặp duyên chẳng lành, do đó tạo ra bao nhiêu tội nghiệp dẫy đầy. Điều này thật đáng để chúng ta lưu tâm cảnh giác. Tự thân mình quả thật có [như vậy] thì phải hết lòng hối cải lỗi lầm đã tạo. Những lỗi lầm này nếu không sửa đổi thì dù có niệm Phật cũng không thể vãng sinh Tịnh độ.

Chúng ta phải luôn ghi nhớ, đức Phật vì chúng ta giới thiệu cõi Tịnh độ, giảng giải rõ ràng, minh bạch. Ở thế giới Tây phương, hết thảy đều là “các bậc thượng thiện cùng hội tụ một nơi”, nhất định không thể dung chứa kẻ có tâm hành bất thiện đến nơi ấy làm rối loạn đời sống của mọi người. Cho nên [những người có tâm hành bất thiện] nhất định không thể vãng sinh. Chúng ta phải muôn ngàn lần ghi nhớ kỹ điều này.

Trong phần chú giải nêu ra rất nhiều ví dụ. Hãy xem người xưa hàm dưỡng [công hạnh] như thế nào, chúng ta phải làm theo, phải học tập. Ở đây liệt kê một số người thời xưa, chúng ta đọc trong sử truyện, văn chương xưa đều đã từng biết, khá là quen thuộc, như Hàn Kỳ, Vương Tố, Văn Trưng Minh vào triều Tống, đều là những người trí thức, có tấm lòng độ lượng bao dung.

Con người có những sai sót, lỗi lầm vụn vặt, nói thật ra người xưa cho đó là chuyện bình thường: “Người chẳng phải thánh hiền, sao có thể không mắc lỗi?” [Đối với] lỗi nhỏ của người mà thêm thắt tô vẽ thành lỗi lớn, khiến cho tiền đồ của họ phải sụp đổ gián đoạn, kẻ tạo nhân như vậy phải nhận chịu quả báo hết sức nặng nề. Người bị hại như thế trong lòng không phục. Hay nói cách khác, họ nhất định sẽ báo thù. Sự báo thù đó không ngay đời này thì cũng là đời sau, hoặc đời sau nữa, rồi oán thù vay qua trả lại tiếp nối không thôi, chẳng lúc nào dứt được.

Thời xưa, bạn đồng học với nhau thấy bạn mình có lỗi thì khuyên bảo. Khuyên bảo vào lúc nào? Lúc chỉ riêng có hai người, đem tình thân sâu đậm mà ngỏ lời cảnh tỉnh, khuyến khích bạn sửa lỗi. Khuyên bảo [ở chỗ riêng tư như vậy] hai lần, ba lần mà vẫn không chịu sửa lỗi, trong đạo Phật sẽ dùng phương pháp “mặc tẫn”. Mặc tẫn nghĩa là không để ý tới người ấy nữa.

Chúng ta thấy đức Phật Thích-ca Mâu-ni thời tại thế người theo học không ít, trong Kinh điển ghi lại là 1.255 người, cũng là một đoàn thể khá lớn. Chúng ta xem trong Kinh điển thấy đoàn thể tăng chúng ấy không có [những hình thức] tổ chức hiện đại hóa [như ngày nay], vì sao rất đông người có thể sống chung có quy củ như thế, nghiêm chỉnh như thế, ý nghĩa nằm ở đâu? Đó là vì mọi người đều vâng giữ, tuân theo sáu pháp hòa kính, mọi người đều tu tập mười nghiệp lành, giữ theo năm giới. Ví như có chút lỗi lầm sai sót thì mỗi ngày nghe Phật giảng kinh thuyết pháp liền tự biết lỗi, tự trách mình mà sám hối.

[Trong Kinh điển] chúng ta không nghe nói đến chuyện đức Phật Thích-ca Mâu-ni phân xử bất cứ người đệ tử nào, cũng không nghe nói ngài khai trừ đệ tử nào. Đó chính là khuôn mẫu điển hình cho chúng ta. Ngày nay chúng ta làm theo không được, muốn học theo mà học không được. Cho nên, xem lại trong Kinh điển mới thấy đức Phật Thích-ca Mâu-ni là một con người hoàn hảo trọn vẹn biết bao. Hiện thân của ngài đã là một bài thuyết pháp dạy dỗ chúng ta. Suốt một đời ngài đối đãi với người, tiếp xúc với muôn vật, không một mảy may tỳ vết khiếm khuyết. Đây mới thực sự là hiển lộ trí tuệ rốt ráo viên mãn.

Câu tiếp theo là: “Không khoe khoang ưu điểm của mình.” Tự mình có sở trường, có ưu điểm, người thời nay thấy là đáng kiêu ngạo. Thấy đáng kiêu ngạo, đó là khoe khoang sở trường, ưu điểm của mình, ưu điểm đó của quý vị lập tức mất đi, không còn nữa. Cho nên, bản thân có ưu điểm cần phải kín đáo, ẩn giấu tài năng mà tu dưỡng [công hạnh]. Các bậc thánh hiền xưa dạy dỗ chúng ta rằng, tự thân mình có khuyết điểm phải bộc lộ ra, có ưu điểm thì phải kín đáo, che giấu, [như vậy là] tu tích âm đức.

Làm việc thiện là bổn phận của ta, có gì đáng để khoe khoang? Nhất là những công việc thuộc bổn phận mình thì càng phải làm thật tốt, phải tận tâm tận lực mà làm, vì đó là bổn phận. Nếu làm không tốt, đó là có lỗi, là sai lầm, không đáng để khoe khoang. Công việc thuộc bổn phận mình có thể làm tốt, đó là việc thiện lớn. Thực sự có thể làm tốt, chu đáo mọi mặt cũng không dễ dàng gì. Cho nên, không có trí tuệ, không có học vấn thì quý vị không có phương tiện khéo léo [để thực hiện].

Người đời có ai lại không muốn làm tốt công việc thuộc bổn phận của mình? Tại sao không làm tốt được? Vì sao rơi vào chỗ tội lỗi đầy mình? Nguyên nhân là ở đâu? Chúng ta cần phải chú tâm suy ngẫm kỹ. Nói tóm lại một câu, đó là cái lỗi không học. Không học lại tự cho là đúng, nên khi gặp việc phải có nhiều sai lầm. Việc thế gian là như vậy, việc lớn xuất thế lại càng khó khăn hơn nhiều. Cho nên đối với mọi việc, tự mình phải suy xét kỹ năng lực, trí tuệ của mình, việc này mình có thể làm tốt hay không? Có thể làm thật trọn vẹn hoàn hảo hay không? Có thể mang lại lợi ích cho xã hội, cho đại chúng hay không? Nếu như [tự xét mình] không đủ khả năng thì không dám tiếp nhận. Còn nếu có đủ trí tuệ, có đủ năng lực, lại gặp được cơ hội, thì đó là điều người xưa gọi là: “Việc cần làm, không đùn đẩy.” Gặp việc cần làm, nếu ta không làm sẽ không có ai làm.

Nếu không đủ năng lực, không đủ trí tuệ, không gặp cơ duyên, không thể miễn cưỡng mà làm. Miễn cưỡng mà làm ắt sẽ như trong kinh Địa Tạng đã dạy: “Khởi tâm động niệm đều là tội lỗi.” Cho nên nói rằng, con người quý ở chỗ tự rõ biết mình. Người khác không biết nhưng tự mình phải biết, phải hiểu thật rõ năng lực bản thân mình đến đâu, trí tuệ ở mức nào, khả năng chịu đựng đến mức nào.

Bản thân tôi suốt đời không dẫn dắt ai. Theo cách nói ngày nay là tôi không làm lãnh đạo. Suốt đời tôi chịu sự lãnh đạo của người khác, không có kinh nghiệm dẫn dắt người khác. Tôi tự biết rất rõ. Cho nên suốt đời tôi không xây dựng đạo trường, không làm trụ trì, không dám quản lý người khác, không dám quản lý công việc. Vì sao vậy? Vì tôi tự biết mình không có năng lực đó, cũng không có phước báo đó, nếu làm sẽ không làm tốt. Làm không tốt là tạo tội nghiệp. Tôi không gượng ép làm [những việc đó] là chỉ hy vọng trong đời này ít mắc phải lỗi lầm mà thôi. Thấy người khác làm được thì tôi hoan hỷ, tôi đứng bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ. Tôi hết lòng hết sức giúp đỡ hỗ trợ cho họ.

Theo tập tục của Trung quốc thì những người lãnh đạo trong mạng số đều phải có “quan ấn”. Nói như vậy cũng không phải là không có lý. Cho nên tôi tự rõ biết mình, suốt đời chỉ phục tùng lãnh đạo, thực hiện những công việc phải làm thuộc bổn phận mình. Từ sau khi gặp được Phật pháp, tôi tự cảm thấy mình hết sức may mắn, trong đời này có thể được đọc những quyển sách mình vui thích đọc, được làm những công việc mình vui thích làm. Sự nghiệp của tôi sau khi học Phật là giảng kinh thuyết pháp, là truyền rộng ý nghĩa giáo pháp đạo Phật.

Tự tôi đã có tâm nguyện nhưng cũng cần phải có duyên. Nếu không có duyên, dù có tâm nguyện cũng không làm được. Dù là pháp thế gian hay xuất thế gian cũng đều cần có nhân tốt, duyên lành, thì sau đó mới được quả tốt lành.

Trong việc học Phật, đức Phật dạy chúng ta phải tu [các môn] giác, chính, tịnh, phải tu tâm thanh tịnh. Muốn tâm địa thanh tịnh thì phải bớt việc. Nếu quá nhiều việc [phải làm] thì nhất định quý vị không thể đạt được tâm thanh tịnh. Cho dù sự nghiệp của quý vị có tốt đẹp, có huy hoàng, hiền thiện, cũng chỉ rơi vào chỗ hưởng phước báo trong hai cõi trời người.

Đối với việc vãng sinh, quý vị phải luôn ghi nhớ: “Tâm thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.” Tâm không thanh tịnh thì không thể vãng sinh. Đàn Kinh nói rất hay: “Đối với việc [vãng sinh] này, phúc đức không cứu được.” Xây dựng đạo tràng là tu phúc, giảng kinh thuyết pháp cũng là tu phúc, cứu độ chúng sinh cũng là tu phúc. [Những việc ấy] không thể giúp quý vị thấu triệt sinh tử, vượt thoát ngoài ba cõi. Cho dù có phúc lớn cũng chẳng liên can gì đến việc vượt thoát ngoài ba cõi. Điều này chúng ta cần phải rõ biết.

Quý vị chỉ cần lưu ý một chút là có thể thấy được ngay, nơi đạo tràng của người xuất gia, nơi đạo tràng của người cư sĩ, những người trụ trì các đạo tràng ấy có mấy người được vãng sinh? Có mấy người lúc lâm chung được điềm lành xuất hiện? Ngược lại không bằng những người lặng im không nói không nghe, chỉ chơn chất niệm Phật, thường bị người đời coi rẻ xem thường.

Pháp sư Đàm Hư kể lại với chúng ta trong Ảnh trần hồi ức lục, và ở phần sau quyển Niệm Phật luận cũng có ghi chép, chuyện Pháp sư Tu Vô vãng sinh ở chùa Cực Lạc, Cáp Nhĩ Tân. Đó là chuyện thật, hoàn toàn không giả dối. Pháp sư Tu Vô là người chưa từng đọc sách, ngài không biết chữ. Trước khi xuất gia làm thợ nề, sau khi xuất gia rồi chỉ biết niệm mỗi một câu A-di-đà Phật. Ngài là người hết sức nhún nhường khiêm hạ, hết sức hòa ái cung kính với mọi người, dù đối với bất kỳ ai ngài cũng đều cung kính. Ở trong chùa, ngài nhận làm những việc hết sức nặng nhọc, tu hành khổ hạnh, mọi thứ đều nhường cho người khác, chỉ những gì người khác không cần dùng nữa thì ngài mới dùng. Quý vị xem, ngài vãng sinh hết sức tự tại, hết sức thanh thoát. Pháp sư Đàm Hư, Pháp sư Đế Nhàn đều vãng sinh nhưng điềm lành so ra không bằng ngài.

Pháp sư Đế Nhàn có một người đệ tử [trước đây] làm thợ hàn nồi. Khi tôi giảng kinh vẫn thường nhắc đến ông, cũng là một người hoàn toàn không biết chữ. Ông niệm Phật ba năm thì đứng mà vãng sinh. Vãng sinh rồi còn đứng yên ba ngày, chờ sư phụ ông đến lo hậu sự. Sư phụ ông lúc vãng sinh so ra không bằng ông. Sư phụ ông là Lão hòa thượng Đế Nhàn, một trong các đời Tổ sư của tông Thiên Thai. Vì sao sư phụ không bằng đồ đệ? Vì đồ đệ chỉ tỉnh tâm lo một việc [niệm Phật], sư phụ làm trụ trì, mỗi ngày phải nhiều việc ứng phó, nặng lo. Nói cách khác, bàn về việc tu phúc thì đồ đệ không bằng sư phụ, nhưng nói về công phu tu hành thì sư phụ không bằng đồ đệ. Sự thật này ở ngay trước mắt, chúng ta có thấy được hay không?

Pháp sư Đàm Hư, Lão hòa thượng Đế Nhàn đều là các bậc đại đức trong cửa Phật, chỗ nhận hiểu và hành trì thực sự tương ưng nhau, thực sự là những bậc xuất gia tu hành rất tốt. Nếu sự hành trì tu tập, đức hạnh của chúng ta không bằng các ngài [mà làm người dẫn dắt đồ chúng] thì nhất định phải đọa lạc.

Cho nên, dẫn dắt đồ chúng không phải chuyện dễ dàng. Các vị ấy không phải người phàm, phải thực sự có trí tuệ, có đức hạnh mới có thể dẫn dắt đồ chúng. Nhất là đại chúng trong xã hội hiện đại này thật không dễ dẫn dắt. Ngày trước con người chơn chất, biết nghe lời. Con người hiện nay không chơn chất, mỗi người đều có rất nhiều ý kiến. Nếu không có đức hạnh chân chánh khiến đại chúng kính phục [mà giữ cương vị dẫn chúng] thì chướng nạn của quý vị không thể nào tránh khỏi.

Người học Phật phải biết ơn và báo ơn, nhất định không báo oán. Phải cùng hết thảy chúng sinh kết mối duyên lành, không cùng chúng sinh kết duyên xấu ác. Đối với mọi việc đều nhẫn nhịn nhún nhường. Quý vị cần đến, tôi sẽ biếu tặng tất cả. Không chỉ là buông xả những vật ngoài thân [để bố thí], cho đến sinh mạng tôi cũng có thể bố thí.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni từng nêu gương cho chúng ta noi theo. Ma vương Ba-tuần khuyến khích Phật nhập Niết-bàn, theo cách nói ngày nay là muốn Phật chết sớm. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni liền chấp nhận đáp ứng nguyện vọng của ma, liền nhập Niết-bàn. Phật thỏa mãn tâm nguyện của hết thảy chúng sinh nên cũng thỏa mãn tâm nguyện của ma. Trong tương lai, ma tiêu diệt Phật pháp ắt còn có chỗ lưu tình một chút, xuống tay còn lưu tình. Nếu Phật không thỏa mãn nguyện vọng của ma, sợ rằng về sau khi ma diệt Phật pháp sẽ xuống tay không lưu tình.

Quý vị thấy đó, đức Phật đối với người xấu ác, đối với Ma vương, đều thỏa mãn mọi tâm nguyện, huống chi đối với những người bình thường. Chỗ này chúng ta phải học tập.

Những chỗ tốt đẹp, ưu điểm của các bậc hiền thánh xưa, chúng ta nhất định phải ghi nhớ kỹ, phải hết sức nỗ lực làm theo. Những chỗ yếu kém, khuyết điểm của người khác, tuyệt đối không nói ra cửa miệng. Chẳng những không nói ra, mà tốt nhất là tai cũng không nghe vào. Vì sao vậy? Vì bảo vệ tâm thanh tịnh của chính mình. Điều này dứt khoát là có lợi cho bản thân mình.

Người thích nghe lỗi lầm của người khác, thích nghe ngóng dò tìm lỗi lầm của người khác, chắc chắn phải đọa vào địa ngục. Vì sao đọa vào địa ngục? Vì tự mình làm tự mình gánh chịu. Không phải do người khác xô đẩy quý vị vào địa ngục, chính vì quý vị tạo nhân bất thiện nên chiêu cảm quả bất thiện. Điều này chúng ta không thể không rõ biết.

Cho nên, Tăng đoàn thực sự sống đúng Chánh pháp, như Tăng đoàn thời đức Thế Tôn còn tại thế, ngày nay chúng ta học tập cách gì cũng không làm theo nổi. Nguyên nhân là tăng chúng thời nay dù không tập hợp đông đảo như thời ấy, mỗi nơi tập trung chỉ ba, bốn mươi người, nhưng đã mỗi người một tâm niệm, mỗi người một tư tưởng. Ngay điều thứ nhất trong Lục hòa đã không làm được, không có cách gì đạt được “kiến hòa đồng giải”. Cho nên hoàn toàn không có nền tảng căn bản.

[Đã thế,] chúng ta lại còn phân chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn, chọn rồi người đứng đầu quản lý, như vậy thật là [phân tán] quá lắm. Nhưng đây cũng là cách làm bất đắc dĩ thôi. Vì sao vậy? Vì người [thời nay] không thể tự quản chính mình. Thời đức Phật còn tại thế, trong Tăng đoàn mỗi người đều biết tự trọng, biết tự ái, biết tự trị, không cần phải có tổ chức [quản lý], mỗi người đều có khả năng tự quản chính mình rất tốt. Đó là Tăng đoàn theo Phật pháp.

Chúng ta phải suy ngẫm kỹ, nếu quý vị đạo hữu đồng học cộng tu một nơi mà không đạt được đến mức độ này thì thà không [tổ chức tu tập chung] còn hơn. Tự mình lo tu tập, tự mình nhất định có thành tựu. Những việc không đúng pháp thì không làm. Việc gì thực sự đúng pháp thì phải làm ngay, hoàn toàn noi theo gương đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Những gì các bậc Tổ sư đại đức đã làm vốn đã cắt giảm đi rất nhiều [so với thời Phật tại thế]. Chúng ta biết rằng, những sự cắt giảm này đều là chuyện bất đắc dĩ mới phải làm. [Tăng đoàn cộng tu] trọn vẹn, đầy đủ nhất, rốt ráo nhất chính là phương thức [tự quản tự nguyện] như vào thời đức Phật còn tại thế. Đây là điều chúng ta phải ghi nhớ.

Thực sự thành tựu trí tuệ, đức hạnh, học vấn của tự thân thì mới có thể thực sự đạt đến việc tự mình hành trì, hóa độ người khác, mới thực sự có năng lực lãnh đạo, dẫn dắt đồ chúng. Lãnh đạo đồ chúng [theo cách như vậy] là hoàn toàn [thuận] tự nhiên, không cần đến bất kỳ hình thức tổ chức nào. Đó là [thuận] tự nhiên, tự nhiên là tốt đẹp nhất, tự nhiên là hiền thiện nhất.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.132.107 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...