Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 76 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 76

Donate

(Lượt xem: 1.841)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 76

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 12 tháng 8 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 77, số hồ sơ: 19-012-0077)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hôm qua đã giảng đến câu: “Thụ sủng nhược kinh.” (Được vinh sủng phải biết lo sợ.) Trong phần chú giải của Cảm ứng thiên có dẫn một đoạn đối thoại vào triều Chu giữa Chu công với [con trai là] Bá Cầm. Chu công nêu ra sáu điều [răn dạy con].

Điều thứ nhất là: “Người có đức hạnh rộng lớn nhưng luôn giữ sự cung kính khiêm hạ, đó là vinh dự.” Người có đức lớn nhưng trong việc xử sự, đối đãi với người khác, tiếp xúc muôn vật vẫn có thể luôn giữ lòng khiêm hạ cung kính, đó thực sự là điều vinh dự. Nhất định không thể ngạo mạn kiêu căng. Ngạo mạn kiêu căng nhất định sẽ thất bại.

Cho nên, chúng ta xem như đức Phật Thích-ca Mâu-ni, đức Khổng tử, tất cả các vị thánh triết từ xưa đến nay, các ngài đều hết sức khiêm hạ nhún nhường, đều có thể rộng lòng bao dung, đối đãi với người khác đều hết sức cung kính. Đó là điều chúng ta phải học tập theo.

Điều thứ hai, Chu công nói: “Người được đất phong mênh mông nhưng vẫn luôn giữ sự cần kiệm, đó là an ổn.” An ổn tức là thân tâm đều an ổn. Người Trung quốc khi chúc phúc thường nói [mong cho được] bình an. Cách nói này rất có ý nghĩa. Thế nào là bình? Đó là bình đẳng, bình đẳng mới là an ổn, ổn định nhất. Cho nên, chúng ta xem trong xã hội, xem trong lịch sử, từ xưa đến nay ở bất cứ quốc gia nào, vào những lúc xã hội rối loạn bạo động, nhất định là có sự nghèo giàu không quân bình, do vậy mới khởi sinh sự tranh giành.

Nghèo giàu không quân bình, mọi việc đều không bình đẳng, thực tế mà nói thì đó luôn là sự thật. Chúng ta xòe bàn tay ra, năm ngón dài ngắn khác nhau, làm sao có sự bình đẳng?

Nguyên nhân vì sao không bình đẳng? Mỗi người tạo nghiệp không giống nhau. Trồng nhân lành được quả lành. Người tạo nghiệp ác muốn được quả lành, lẽ nào có chuyện như vậy? Cho nên chúng ta hiểu được rằng, [chúng sinh trong] mười pháp giới nhất định không bình đẳng. Không bình đẳng là không an toàn, không thể tạo ra được một xã hội an toàn.

Cho nên các bậc hiền thánh xưa dùng đến phương pháp giáo dục, dạy người giàu sang phải biết bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, dạy người nghèo khó phải hiểu được lẽ nhân quả trong ba đời. Chúng ta đời này nhận chịu quả báo [nghèo khổ] là do chính mình tự tạo [trong quá khứ], không được oán trời trách người. Chỉ có dùng phương pháp giáo dục như vậy khiến cho mọi người đều bình tâm lại.

Sự tướng dù không bình đẳng, chỉ cần tâm bình là được. Cho nên, người nghèo hèn thì cũng có thể lo tu tích phước đức, làm việc thiện, tương lai quả báo nhận được cũng sẽ tốt đẹp. Người giàu sang không biết tu tích phước đức, không làm việc thiện thì phước báo rồi sẽ hưởng cạn, đời sau không có nữa. Vì thế, phải có người đem ý nghĩa [nhân quả], chân tướng sự thật như vậy giảng giải rõ ràng, sáng tỏ, khiến cho mỗi người đều giác ngộ, hiểu rõ thì tâm được bình lặng. Như vậy thì một có thể đạt đến một xã hội an định, một thế giới hòa bình.

Thế nhưng, ý nghĩa này người đời hiện nay rất khó tiếp nhận. Khó tiếp nhận lại càng phải giảng giải [nhiều hơn]. Không thể nói là vì khó tiếp nhận nên không giảng giải nữa, như vậy không thể được.

Tối hôm qua, quý vị thấy Lý Đạo trưởng của Đạo giáo ngồi bên cạnh tôi. Ông ấy hiện cũng đang nghe [băng giảng] Cảm ứng thiên. Tôi có tặng ông các băng giảng, nên hiện nay ông ấy đang nghe. Ông ấy nói: “Thật khó lắm, không có ai tin nhận được.” Không có ai tin nhận tôi lại càng phải giảng. Vì sao không có ai tin nhận? Vì mê muội quá sâu. Người mê muội quá nhiều. Trong xã hội hiện nay, mọi người đều cho rằng việc làm điều xấu ác, gây hại cho kẻ khác là lẽ đương nhiên. Quý vị xem có ai là người không làm hại người khác? Có ai là người làm việc tốt? Làm việc tốt thì có kết quả gì đâu, làm người xấu, quý vị thấy kết quả [trước mắt] tốt biết bao, danh tiếng, lợi dưỡng đều có được. [Thế nhưng phải biết rằng,] sự giàu sang phú quý của người đó không phải do làm việc xấu ác mà có được, chính là do đời trước có tu tích [phước báo].

Trong Phật pháp nói [về việc này] rất hay: “Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thụ giả thị.” (Muốn biết nhân đời trước, xem quả nhận đời này.) Quả báo chúng ta nhận lãnh trong đời này chính là do nhân ta đã tạo trong đời trước. “Dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị” (Muốn biết quả đời sau, xem việc làm đời này.) Quý vị muốn biết quả báo trong đời sau, chính là những điều tạo tác trong đời này. Đó chẳng phải là nói rõ nhân quả báo ứng tương quan trong cả ba đời [quá khứ, hiện tại và tương lai] hay sao?

Đời này hưởng giàu sang phú quý, tuyệt đối không phải do đời này làm việc xấu ác có được, mà là do trong mạng số [báo ứng] đã sẵn có. Đời này dựa vào sự giàu có, ỷ thế khinh người, làm điều sai quấy, giàu sang phú quý đời này hưởng hết, sang đời sau tái sinh về đâu? Chuyện đầu thai làm lợn là có thật. Quý vị xem trong Văn sao của Đại sư Ấn Quang có ghi chép, Tào Tháo là trường hợp như vậy. Tào Tháo cũng đầu thai làm lợn rồi. Đại sư Ấn Quang ghi chép câu chuyện này cho chúng ta xem rõ. Đó là chuyện hồi những năm đầu Dân quốc. Có người mổ lợn, moi lấy nội tạng con lợn ấy ra thì nhìn thấy trên lá gan có hai chữ Tào Tháo. Cho nên mọi người mới biết con lợn này chính là Tào Tháo đầu thai.

Tào Tháo [sống vào thời Tam quốc,] cách chúng ta đã hơn một ngàn [tám trăm] năm, giờ vẫn còn đầu thai làm lợn. Chúng ta thật không thể biết được là ông ấy đã phải đầu thai làm lợn bao nhiêu lần rồi. Nhân quả báo ứng rõ ràng như vậy, chân tướng sự thật như vậy, không phải nói chuyện đùa cợt mua vui cùng quý vị, không phải mượn phương tiện bịa đặt nói như vậy để khuyến khích quý vị làm việc thiện. Nếu chúng ta suy nghĩ như vậy là hoàn toàn sai lầm. Các bậc thánh hiền thế gian cũng như xuất thế gian, thảy đều giống như trong kinh Kim Cang đã nói là [chỉ nói ra] “chân ngữ” (lời chân chánh), tuyệt đối không có lời nào giả tạo; là “thật ngữ” (lời đúng thật), tuyệt đối không có lời nào hư dối; là “như ngữ” (lời như thật), hoàn toàn đúng như sự thật, không thêm không bớt. [Các vị] nói với chúng ta toàn là lời chân thật. Quý vị nghe qua rồi hoài nghi không thể tin nhận, đó là vì quý vị không có căn lành, không có phước báo. Gặp được người sáng suốt chỉ cho đường đi mà quý vị không tin nhận, không tiếp thu, điều này phải gọi là ngu si, ngu si hết mức rồi.

Ý nghĩa trong điều thứ hai này là là nói [trường hợp] quý vị được giàu có. Quý vị được giàu có thì phải làm sao để được thân tâm an ổn? Nhất định phải biết tiết kiệm. Đức Phật còn dạy chúng ta phải biết bố thí. Không chỉ là tiết kiệm mà thôi, còn phải biết bố thí, phải biết giúp đỡ người khác, như vậy thì quý vị mới được an ổn. Quý vị tự thân mình tiết kiệm nhưng không biết bố thí, vậy thì cũng không được an toàn. Cướp lớn trộm nhỏ đều chăm chăm nhắm vào nhà quý vị, bởi trong nhà quý vị có nhiều tiền bạc, của cải.

Quý vị phải thường bố thí, thường giúp đỡ những người nghèo khổ ở gần gũi quanh mình, như vậy thì quý vị có thể an ổn ngủ ngon giấc. Trộm cướp có tìm đến, láng giềng lối xóm sẽ bảo vệ quý vị, sẽ quan tâm đến quý vị. Quý vị đối với họ có ân huệ, quý vị giàu có họ cũng được hưởng nhờ, nên họ mong cho quý vị càng giàu càng tốt. Nếu như quý vị giàu có nhưng không có lòng nhân ái, dù có tiết kiệm nhưng không chịu giúp đỡ hỗ trợ người khác, thì khi trộm cướp tìm đến thăm dò, hàng xóm sẽ vạch đường chỉ lối cho chúng. Nhà quý vị có bị cháy họ cũng chỉ đứng ngoài xem, cháy như vậy là tốt, đáng cháy lắm. Đó là chuyện thường tình của người đời. Cho nên, làm sao để [khi giàu có] được thân tâm an ổn? Phải hết lòng hết sức giúp đỡ người khác, giúp người nhất định là đang tự giúp mình. Phải hiểu rõ được ý nghĩa này.

[Chu công dạy con] điều thứ ba là: “Người được bổng lộc nhiều, địa vị cao nhưng vẫn giữ được sự khiêm hạ, đó là đáng quý.” Câu trước nói về sự giàu có, câu này nói về sự tôn quý, địa vị cao. Quý vị làm sao để có thể duy trì được sự giàu sang phú quý của mình?

Tôn quý nghĩa là trong xã hội quý vị có địa vị cao, làm quan chức lớn, vậy thì phải có thái độ như thế nào? Phải khiêm tốn, nhún nhường, hạ mình, không dám đứng trên người khác. Ý nghĩa này quý vị phải quan sát thật kỹ, quan sát những tấm gương người xưa, quan sát trong lịch sử, đọc lại những truyện ký của người xưa. Trong xã hội hiện nay quý vị cũng có thể quan sát kỹ, người ở địa vị cao mà có thể khiêm tốn nhún nhường đối với người khác thì địa vị của họ không chỉ như hiện nay, mà sẽ còn lên cao hơn nữa. Nhưng nếu như ỷ thế hơn người, lấn áp người khác, kiêu căng ngạo mạn, thì địa vị ấy không thể lâu dài, không thể giữ được lâu. Phước báo của người ấy hưởng hết rất nhanh. Chúng ta đều có thể thấy những điều ấy rất rõ ràng.

Tôi đã từng gặp gỡ Tổng thống Vương [Đỉnh Xương] của Singapore. Tối hôm qua quý vị cũng đều được thấy tiên sinh Nathan, ông ấy là ứng cử viên tổng thống. Chỉ duy nhất một ứng cử viên thôi, nên nhất định ông ấy sẽ đắc cử, có được sự ủng hộ rộng rãi trong xã hội. Quý vị xem, ông ấy hết sức khiêm nhường, đối xử với ai cũng thận trọng giữ lễ, không một chút cao ngạo, nên ông ấy có thể duy trì, gìn giữ được sự phú quý của mình.

Người học lễ phải tự hạ mình mà tôn trọng người khác. Quý vị phải học theo như vậy. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đối với bất kỳ ai cũng đều cung kính như nhau, đối với vua chúa cũng không khác với người hành khất, xem hết thảy đều bình đẳng, nhất định không hề khởi tâm phân biệt. Đó là [cách hành xử] của chư Phật, Bồ Tát, chúng ta phải học theo. Sự cung kính [đối với người khác] đó xuất phát từ tâm chí thành, chân thành, không phải hư dối ngụy tạo, không phải giả vờ. Nếu là giả vờ có thể thấy biết ngay, hoặc [cách ứng xử] hư dối, ngụy tạo, khách sáo thì nhìn qua cũng có thể biết ngay. [Sự cung kính đó phải] xuất phát từ sự chân thành.

[Điều dạy con thứ tư của Chu công là:] “Người có quân đông tướng mạnh nhưng vẫn giữ lòng cảnh giác lo sợ, đó là chiến thắng.” Ý nghĩa này cần phải hiểu rõ. Đối với người bình dân chúng ta, ý nghĩa câu này cần được nhận hiểu mở rộng hơn. Có thể hiểu là chúng ta có tài hơn người, hoặc chúng ta giỏi nghề nghiệp hơn người, hoặc chúng ta có học thức hiểu biết hơn người, chỉ cần có một điều gì đó vượt hơn người khác thì đều là thắng. Đó là hơn người mà thắng, thắng như vậy rất dễ dàng khởi tâm kiêu ngạo, tự thấy xứng đáng để kiêu ngạo.

Trái lại với kiêu ngạo là biết lo sợ, thường giữ tâm lo lắng, sợ sệt, cảnh giác, trong lòng thấy mình không bằng người. Đó là [luôn nghĩ rằng] ngoài người này ra vẫn còn người khác [giỏi hơn], trên trời vẫn còn có trời, đâu có gì đáng để kiêu ngạo? Thực sự có nắm chắc phần thắng người hay chăng? Suy ngẫm cho kỹ, chúng ta cho dù có tài năng hơn, so với chư Phật Như Lai, so với chư Bồ Tát, hãy còn thua xa nhiều lắm. Không nói so với các vị ấy, chỉ so với vị Tu-đà-hoàn của Tiểu thừa ta cũng không so nổi, đâu có gì là hơn người khác.

[Cho nên] không được khinh thường, xem nhẹ đối với hết thảy chúng sinh. Trong số hết thảy chúng sinh cũng có chư Phật, chư Bồ Tát hóa thân trong đó. Đây là sự thật rất thường xảy ra. Chúng ta xem trong các sách xưa có thể thấy được [những trường hợp] chư Phật, Bồ Tát ứng hóa tại Trung quốc. Có lý nào thời xưa chư Phật, Bồ Tát ứng hóa, thời nay lại không có hay sao? Cứ theo lý mà suy, chúng sinh càng nhiều tai nạn, chư Phật, Bồ Tát càng hóa hiện nhiều hơn, vì là hiện đến để cứu khổ cứu nạn. Các ngài thị hiện đều trong hình tướng của người bình thường, quý vị không thể nhìn ra được, các ngài cũng không nói cho quý vị biết. Người thực sự học Phật có thể thấy biết được, trong lòng tự biết. Làm sao thấy biết được? Vì tư tưởng, hiểu biết, lời nói của các vị đều giống với Bồ Tát, dựa theo Kinh điển làm tiêu chuẩn. Nếu thấy rất giống Bồ Tát, mọi việc làm so với những lời răn dạy trong Kinh điển đều phù hợp, tương ưng, người ấy không phải Bồ Tát thì ai mới là Bồ Tát? Chúng ta tự mình muốn vượt phàm lên thánh phải từ chỗ này mà học tập [làm theo].

Cho nên, tôi thường khuyên bảo, khuyến khích quý vị đồng học, phải buông bỏ đi thành kiến của riêng mình, buông bỏ đi những vọng tưởng, phân biệt, bám chấp của mình, vâng theo những lời răn dạy của chư Phật, Bồ Tát, nghe theo những lời chỉ bảo của chư Phật, Bồ Tát. Chúng ta thực sự nỗ lực học tập như vậy, đó gọi là học Phật, học Bồ Tát. Nếu thực sự tương ưng thì tự thân mình hoàn toàn không chủ định cũng tự nhiên vượt phàm lên thánh.

Cho nên, không được cho rằng thế gian này quá loạn lạc rồi, tai nạn quá nhiều rồi. Biết đâu được chính trong những điều kiện nhân duyên như hiện nay, chư Phật, Bồ Tát mới đến thế gian này để cứu khổ cứu nạn.

Thường giữ tâm lo lắng sợ sệt. Quý vị thấy trong Liễu Phàm tứ huấn, tiên sinh Liễu Phàm dạy con cũng đặc biệt chú trọng đến tâm lo lắng sợ sệt này.

Điều thứ năm tiếp theo, [Chu công dạy con rằng:] “Người thông minh sáng suốt hiểu biết nhiều nhưng vẫn [khiêm hạ thấy mình] ngu dốt, đó là lợi ích.” Lợi ích ở đây là đạt được lợi ích. Quý vị thông minh, có trí tuệ, là người thông minh trí tuệ thì có mấy ai biết giữ mình [khiêm hạ, thấy mình] ngu dốt? Có thể thấy mình ngu dốt, đó mới là người thực sự thông minh. Thường thì những kẻ “phô tài khoe trí” đều không phải là chuyện tốt.

Hồi tôi còn trẻ cũng mắc phải lỗi này, cha tôi dạy tôi phải biết “học ngu”, phải biết thu liễm, che giấu [tài năng]. Khi tôi theo học với Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, thầy giảng dạy cho tôi rất nhiều lần việc này, dạy tôi phải biết “học ngu”. Thầy nói cả đời thầy muốn học mà học chưa thành. [Lão tử nói:] “Đại trí nhược ngu.” (Bậc đại trí giống như ngu.) Lời thánh hiền đã dạy như vậy. Thầy Lý Bỉnh Nam khuyến khích tôi học điều ấy, bảo tôi rằng tự thân thầy cũng đang học, học suốt cả đời mà xem như vẫn học chưa thành công. Thầy hết sức khích lệ tôi phải học. Tôi [hiện nay] cũng đang nỗ lực học, quý vị có thể thấy điều đó chăng?

Tôi cũng có một chút tâm đắc. Quý vị cho rằng tôi giảng giải việc này việc kia đều rất hay, nhưng tự tôi [nghe như vậy] cảm thấy hết sức bối rối, lúng túng, không thể có chuyện đó. Một đời tôi không đặt bút viết ra văn chương, vì sao vậy? Vì không dám viết, cảm thấy rất hổ thẹn. Tôi nói với quý vị như vậy là lời chân thật, tuyệt đối không phải giả dối. So với các bậc hiền thánh xưa, so với các bậc tổ sư, đại đức thời gần đây, bản thân tôi ngay cả việc theo hầu bên cạnh cũng không đủ tư cách. Tôi nói với mọi người đây là lời hoàn toàn chân thật. Cái ngu đó của tôi chẳng phải là học ngu, mà là ngu thật, đâu cần phải học? Học ngu là người thực sự có trí tuệ, như thế mới phải học ngu. Tôi không có trí tuệ, trí tuệ chưa khai mở, bất quá chỉ là đem tâm chân thành đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật, không dám có chút hư dối ngụy tạo. Bản thân tôi trong việc tu học Phật pháp có được đôi điều tốt đẹp, nói ra đây để mọi người cùng được thụ hưởng, cùng chia sẻ mà thôi.

[Điều thứ sáu] tiếp theo [trong lời dạy con của Chu công] là: “Người nghe rộng biết nhiều nhưng vẫn thấy mình cạn cợt, đó là học rộng.” Đây là nói trên đường học vấn có được tài năng thiên phú, nghe nhiều nhớ giỏi. Quý vị thấy biết nhiều, nghe biết rộng, lại có khả năng ghi nhớ. Theo cách nói hiện nay là người có kiến thức phong phú, uyên bác, học rộng nghe nhiều. Trước sau nếu vẫn luôn thấy mình cạn cợt, thì học vấn, tri thức của quý vị mới có thể tăng thêm, mở rộng, không dám đem học thức của mình ra khoe khoang.

Tổng cộng [Chu công dạy con có] sáu điều. Trong sáu điều này, điều thứ nhất dạy chúng ta phải biết cung kính, điều thứ hai dạy ta phải biết tiết kiệm, điều thứ ba dạy ta phải biết khiêm hạ, điều thứ tư dạy ta phải thường giữ tâm lo lắng, tự tỉnh giác, [điều thứ năm dạy ta phải tự] thấy mình ngu dốt, [điều thứ sáu dạy ta phải] tự thấy học thức của mình cạn cợt. [Làm được như vậy thì] quý vị mới có thể giữ gìn được đức hạnh, không đi đến chỗ thối lui, thất bại. Đó là những lời dạy của Chu công, chúng ta phải học tập.

Đức Phật cũng dạy chúng ta sáu điều, đó là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Các bậc thánh hiền dạy người, hết thảy đều dùng lời đơn giản, ý nghĩa bao gồm. Không nói nhiều lời, nội dung thông thường là lời đơn giản, ý nghĩa bao gồm. Ý nghĩa bao gồm đó, rốt cuộc là bao gồm đến phạm vi nào? Là [gồm khắp] hư không pháp giới, quá khứ, vị lai, không một chút giả dối. Đó mới thực sự là học vấn lớn lao. Thế nhưng chỗ “đơn giản, bao gồm” đó có mấy người hiểu được, có mấy người thể hội được? Chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ càng, nếu không thì việc học Phật không thể biết được chỗ khởi sự công phu.

Những lời dạy của thánh hiền, một chữ, hai chữ cũng đều [hàm chứa ý nghĩa] sâu rộng vô cùng. Chỉ vì chúng ta dùng tâm ý thô tháo, thường chỉ xem xét qua loa, giản lược, không thực sự chú tâm tìm hiểu, nên căn bản đã không hề hiểu được những chỗ sâu cạn trong ý nghĩa lời dạy, như vậy thì học hỏi được gì? [Cho nên dù] gặp được rất nhiều cơ duyên, cơ duyên thù thắng không gì sánh bằng, nhưng hết thảy đều bỏ lỡ, thật đáng tiếc biết bao!

Nhất định không thể nói rằng, hiện nay không có người tin nhận nên không giảng giải. Không có ai tin nhận thì càng phải giảng, phải giảng nhiều hơn nữa, phải giảng rộng khắp nơi. Giảng giải nhiều rồi cũng có người tin nhận. Lời giả dối mà nói mãi nhiều lần người ta còn tin nhận, huống chi là lời chân thật. Cần phải hiểu rõ ý nghĩa này, chúng ta mới có thể giúp đỡ, hỗ trợ chúng sinh khổ nạn quay đầu hướng thiện.

Những lời giả dối mà nói mãi đến trăm lần, ngàn lần người ta còn tin là thật, lời chân thật chúng ta nói ra ngàn lần, vạn lần, làm sao người ta có thể không tin nhận? Làm sao không quay đầu hướng thiện? Cho nên nhất định không thể cho rằng vì xã hội hiện nay đối với [giáo pháp] không tin nhận thì chúng ta không nên giảng giải, giảng giải chỉ làm cho người ta phản cảm, không thích. Không thích là việc của họ. Giảng một lần họ không thích, mười lần không thích, trăm lần không thích, đến ngàn lần họ sẽ không còn không thích nữa, đến vạn lần thì họ sẽ tin nhận. Bồ Tát giáo hóa chúng sinh, Phật dạy chúng ta qua kinh điển cũng đều là ngàn lần, vạn lần chúng ta mới tin nhận. Chúng ta cũng không phải nghe qua một lần, mười lần, hai mươi lần mà đã chịu tin nhận.

Chúng ta học tập như thế nào, chúng ta nên giúp đỡ hỗ trợ những người chưa có lòng tin như thế ấy, từ nơi kinh nghiệm của chính bản thân mình mà nhận hiểu, thể hội được phương pháp này, phương pháp hữu hiệu, lặp lại không ngừng, thực sự nỗ lực thực hiện, giới thiệu với mọi người.

Được rồi, hôm nay thời gian đến đây đã hết.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.255.161 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...