Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 37 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 37

Donate

(Lượt xem: 1.767)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 37

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 25 tháng 6 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 38, số hồ sơ: 19-012-0038)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Phần nội dung “tùy duyên giúp người” nói đến 10 điều, trong các bài trước chúng ta đã giới thiệu qua 8 điều rồi, sau đây còn lại 2 điều. Thứ chín là “kính trọng bậc tôn trưởng” và thứ mười là “thương yêu quý tiếc mạng sống muôn loài”. [Trong việc tùy duyên,] Phật dạy chúng ta tùy duyên nhưng không bám víu, chạy đuổi theo duyên. Bản thân chư Phật, Bồ Tát đều đã thực hiện trọn vẹn điều này, nêu gương tốt để chúng ta noi theo.

“Kính trọng bậc tôn trưởng”, đặc biệt chính là điều mà người đời hiện nay xem nhẹ. Vì sao phải kính trọng? Bậc tôn trưởng là những đối tượng để chúng ta học tập kính trọng. Nhưng trong thực tế, hàm ý của đức Phật là dạy chúng ta phải tôn kính tất cả. Vì sao vậy? Vì sự tôn kính là tánh đức. Mục đích học Phật của chúng ta là muốn thành Phật, vậy phải làm thế nào mới thành Phật? Phải khôi phục tánh đức [của tự thân mình] cho thật viên mãn, thật trọn vẹn đầy đủ, như vậy thì tự nhiên thành Phật.

[Quả] Phật không phải miễn cưỡng thành tựu, mà là tự nhiên thành tựu. Trong kinh điển Đại thừa, đức Phật dạy rằng: “Hết thảy chúng sinh xưa nay vốn đã thành Phật.” Nguyên lai chúng ta vốn đã là Phật, nhưng hiện nay không phải Phật. Do nguyên nhân gì mà hiện nay không phải là Phật? Là do tư tưởng, kiến giải, hành vi đều trái ngược với tánh đức nên không là Phật. Phải thuận theo, tương ưng với tánh đức thì mới là Phật, vì so với chư Phật Như Lai [mới tương hợp] không hai không khác.

Do đây có thể biết rằng, đức Phật giáo hóa chúng sinh không gì khác hơn là giáo hóa người tùy thuận tánh đức. Tùy thuận tánh đức là tự nhiên, trái ngược với tánh đức là phá hoại tự nhiên. Trong Phật pháp cũng có những lúc tránh không dùng chữ “tự nhiên”, vì sợ mọi người đối với danh từ này có sự bám chấp, có sự hiểu sai. Khi ấy thì dùng chữ “pháp nhĩ”. Pháp nhĩ mang ý nghĩa gì? Cũng đồng nghĩa với tự nhiên. Pháp là chỉ hết thảy các pháp, nhĩ nghĩa là như vậy, xưa nay vốn là như vậy.

Nói thật ra, đối với ý nghĩa này chúng ta ngày nay muốn thể hội phải có sự suy ngẫm sâu sắc. Vì sao vậy? Mọi người thường nói rằng hoàn cảnh tự nhiên đang bị phá hoại. Hoàn cảnh tự nhiên chính là môi trường sống của chúng ta. Tự nhiên bị phá hoại chính là môi trường sống của ta bị phá hoại. Đời sống của chúng ta hiện nay đã phải cảm nhận quá nhiều nỗi khổ, không chỉ trong đồ ăn thức uống chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, khiến người ăn vào phải thường xuyên lo sợ, mà cho đến trong nước cũng có chứa chất độc.

Chúng ta sống trong thời đại này, nước uống hay không khí hít thở đều không [trong sạch] như thời xưa. Vào thời xưa, nước uống quả thật là từ dòng suối trong lành, không khí hít thở cũng trong lành, thanh khiết. Như vậy, môi trường sống của chúng ta ngày nay quả thật thua xa người xưa. Ai là người đã phá hoại? Chính chúng ta là người phá hoại, quả thật là tự làm tự chịu. Chỉ có điều, không phải toàn thể nhân loại này đều là người phá hoại. Chỉ một số ít người phá hoại thôi, nhưng đa số người phải chịu liên lụy. Một số ít người phát minh [những thứ độc hại], đa số người vì tham muốn chút thuận tiện, chút lợi ích nhỏ [trước mắt, nên đua nhau sử dụng], không biết rằng ngay sau đó là tai họa lớn lao khủng khiếp. Đó chính là sự ngu si, thực sự không hiểu biết.

Đức Phật dạy chúng ta không gì khác hơn là khôi phục tánh đức. Tánh đức là cái vốn có của quý vị. Quý vị trong hiện tại đã mê mờ không biết, vô số năng lực trí tuệ, đức hạnh đều không thể hiển lộ hiện tiền, nên đức Phật phải khởi lòng từ bi, khó nhọc dạy bảo khuyến khích. Năng lực trí tuệ, đức hạnh [của chúng ta] vì sao không thể hiển lộ hiện tiền? Là do mê hoặc, ngu si. Từ nơi si mê khởi sinh vọng tưởng, phân biệt, bám chấp, thị phi nhân ngã, tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, tạo ra đủ loại tội nghiệp. Đó chính là phá hoại hoàn cảnh tự nhiên, khiến cho tự tánh vốn có đủ năng lực đức hạnh phải sinh ra nhiều chướng ngại, không thể hiển lộ hiện tiền. Cho nên, Phật gọi những người [si mê] này là phàm phu. Chỉ cần trừ dứt được những chướng ngại ấy, năng lực trí tuệ, đức hạnh khôi phục [như vốn có] liền gọi đó là Phật, Bồ Tát. Chư Phật, Bồ Tát với chúng sinh khác biệt nhau chính là ở chỗ này.

Chúng ta chỉ cần tin nhận lời Phật dạy, hiểu rõ được lời Phật dạy, y theo lời Phật dạy mà thực hành, thì có thể khôi phục tánh đức. Trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ Tát Phổ Hiền vì chúng ta nêu ra mười cương lĩnh tu học [qua Thập đại nguyện vương], trong đó điều trước nhất là “lễ kính chư Phật”, cũng có nghĩa là người chân chính tu hành phải bắt đầu từ việc lễ kính chư Phật. Tiên sinh Liễu Phàm ở [điều thứ chín] này dạy chúng ta kính trọng bậc tôn trưởng, cũng chính là vận dụng “lễ kính chư Phật” vào thực tiễn.

Đây là sự vận dụng bước đầu. [Tiếp theo] phải nuôi dưỡng tâm kính trọng, yêu kính, tôn trọng; nuôi dưỡng tâm như thế là tánh đức. Sau đó mới đem tâm yêu kính này, chân thành yêu kính, chân thành tôn trọng mà đối đãi với hết thảy chúng sinh, không có sự phân biệt, không có sự bám chấp. Đó chính là sự lưu xuất hiển lộ của tánh đức, là [đại nguyện] lễ kính chư Phật của Bồ Tát Phổ Hiền, chân chính vận dụng vào thực tiễn. Chỉ cần một đại nguyện này có thể vận dụng vào thực tiễn thì chín đại nguyện còn lại đều tốt đẹp, không có khó khăn. Khi ấy, đời sống của quý vị, từ công việc cho đến ứng xử, đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật, tư tưởng, lời nói, việc làm, hết thảy đều là đại nguyện Phổ Hiền, đều là thành tựu những phương pháp tu hành của Bồ Tát Phổ Hiền.

Trong Phật pháp Đại thừa, đại nguyện Phổ Hiền là pháp tu thù thắng nhất, có thể giúp thành tựu quả Phật. Nói cách khác, pháp tu này có thể giúp hành giả “minh tâm kiến tánh” (tâm ý sáng rõ, thấy được tự tánh), cho nên nói rằng thành Phật chính là minh tâm kiến tánh.

Chúng ta suy đi ngẫm lại, những kinh luận như trên ta từng đọc qua rất nhiều, nghe nói đến thì ai cũng quen thuộc, không hề xa lạ, nhưng rồi trước sau vẫn không vận dụng được vào thực tiễn. Nguyên nhân là do đâu?

Nguyên nhân là do thực hành không mạnh mẽ, không nỗ lực. Nói thật ra, căn bản là không có ý muốn thực hành, không hề muốn thực hành. Không chỉ là thực hành không đủ mạnh mẽ mà căn bản là không hề thực hành. Như vậy cho nên không cách gì khế nhập vào cảnh giới của chư Phật, Bồ Tát. Nói lời thành thật, chúng ta không hề nhận hiểu thấu triệt được ý nghĩa chân thật của Thập đại nguyện vương, hoàn toàn không thực sự hiểu rõ. Nếu thực sự hiểu rõ, đâu có lẽ nào lại không làm theo?

Các bậc hiền thánh xưa dùng pháp [kính trọng bậc tôn trưởng] này để nuôi dưỡng vun bồi tánh đức. Nếu chúng ta thực sự biết kính trọng cha mẹ, kính trọng các bậc sư trưởng, trưởng bối, thì từ đó có thể dễ dàng khởi sự công phu tu tập. Nhưng việc này hiện nay rất khó làm, vì điều phổ biến trong xã hội là ưa chuộng khuynh hướng tự đề cao mình, không tôn trọng người khác, luôn tự cao tự đại. Cho nên tập khí ngạo mạn không ngừng tăng trưởng, lúc nào cũng xem thường, lấn lướt người khác. Trạng thái tâm thức như vậy là tạo ra tội nghiệp nặng nề nhất, hoàn toàn trái ngược với tánh đức. Người không học Phật mà như thế đã là không chấp nhận được, người học Phật mà vẫn làm như thế thì đâu có lý nào không bị đọa lạc?

Cho nên, chúng ta phải thấu rõ được ý nghĩa này, đức Phật vì sao dạy chúng ta [phải kính trọng bậc tôn trưởng]? Giáo pháp này chẳng phải do ngài sáng tạo ra, không phải do ngài thiết lập hình thành, chỉ là hoàn toàn tùy thuận [điều kiện] tự nhiên, hoàn toàn tùy thuận tánh đức. Chúng ta nếu thực sự hiểu được, rõ biết được, thì tự nhiên sẽ vui mừng hoan hỷ cung kính làm theo lời dạy của ngài, nỗ lực học tập theo đó. Học tập theo trong đời sống, học tập theo trong mỗi lúc xử sự, đối đãi với người, tiếp xúc với muôn vật.

Điều cuối cùng [trong phần này] là “thương yêu quý tiếc mạng sống muôn loài”. Trong thực tế, điều này khuyên chúng ta phải quý tiếc phước báo. Tự tánh sẵn có vô lượng phúc đức, trong kinh điển Đại thừa chúng ta đã thấy rõ. Trong kinh Hoa Nghiêm nói về y báo, chánh báo trang nghiêm của đức Phật Tỳ-lô-giá-na, trong các kinh điển Tịnh độ nói về thế giới Cực Lạc là y báo, chánh báo trang nghiêm của đức Phật A-di-đà. Những phước báo [lớn lao] như vậy không phải do tu tập mà có, chính là do xứng hợp với tự tánh, cũng tức là hoàn toàn tự nhiên. Môi trường sống tự nhiên như vậy là không bị hủy hoại một mảy may nào, bất kể là hoàn cảnh vật chất hay nhân sự đều tốt đẹp đến mức không gì hơn được nữa, cho nên mới gọi là thế giới Cực Lạc.

Trong môi trường hoàn cảnh [cực kỳ hoàn thiện] như vậy, chư Phật, Bồ Tát vẫn vì chúng ta thị hiện “thương yêu quý tiếc mạng sống muôn loài”, huống chi chúng ta là phàm phu chưa thấy được tự tánh, dù mảy may phước báo của tự tánh cũng chưa từng thụ hưởng được. Phước báo mà chúng ta hôm nay được hưởng là gì? Từ đâu mà có? Đó là do sự tu tập đức độ mà có. Lấy một ví dụ, phước báo [sẵn có trong tự tánh] của quý vị cũng giống như tiền bạc, tài sản đáng giá tiền muôn bạc triệu, nhưng đang nằm cả trong ngân hàng, còn trên người quý vị không mang theo đồng nào. Khi ấy quý vị đi lỡ đường, muốn ăn món này món khác, nhưng đành phải chịu đói vì [không có tiền] chẳng ai cho quý vị ăn. Lúc ấy biết làm sao? Phải tạm thời làm thuê, kiếm một chút tiền ăn uống. Việc tạm thời làm thuê kiếm ăn như vậy cũng giống như tu sửa đức hạnh, tu tích phước báo. Vì vô lượng phước đức của tự tánh tuy vẫn sẵn có, nhưng lúc ấy [còn mê muội] không đưa ra [sử dụng] được. Tình trạng của phàm phu chúng ta [hiện nay] rất giống như vậy.

Chúng ta tu tập được đôi chút phước báo, nếu quý vị không biết quý tiếc giữ gìn thì phước báo ấy sẽ dùng hết rất nhanh. Người xưa nói: “Lộc tận nhân vong.” (Hết lộc thì mạng người không còn.) Lộc là gì? Chính là phước báo. Ví như người có thọ mạng rất dài lâu, chẳng hạn có tuổi thọ đến tám, chín mươi tuổi, nhưng trong thời gian đó chỉ mới năm, sáu mươi năm đã hưởng hết phước báo rồi, không biết quý tiếc [giữ gìn] phước báo, chỉ biết thụ hưởng cho đến hết. Hết phước rồi thì dù thọ mạng còn cũng vẫn phải chết, vì không có phước báo.

Do đó có thể biết rằng, việc quý tiếc [giữ gìn] phước báo là điều trọng yếu. Nên biết, người quý tiếc phước báo, cho dù tuổi thọ đã hết nhưng phước báo còn chưa hưởng tận thì không thể chết. Do đó mà tuổi thọ tự nhiên được kéo dài. Vì sao vậy? Vì chưa hưởng tận, phước báo vẫn còn dư thừa.

Cho nên tôi thường nói, thêm phước báo là thêm tuổi thọ. Việc thêm phước báo cũng có hai cách. Một là tự mình tu được thêm phước báo, hai là tự mình quý tiếc [giữ gìn] phước báo [hiện có]. Nhưng cũng có khi vừa tu phước vừa biết quý tiếc phước, người như vậy đương nhiên là được kéo dài tuổi thọ. Đó là lẽ nhất định. Nho giáo, Phật giáo đều dạy chúng ta phải biết tiết kiệm, [quý tiếc phước báo cũng là ý nghĩa này].

Thương yêu quý tiếc mạng sống muôn loài, ở đây đặc biệt chỉ đến các loài động vật, nên trong câu này hàm ý không giết hại. Tiến thêm một bước nữa là không ăn thịt chúng sinh. Không ăn thịt chúng sinh, đó là quý tiếc phước báo. Đừng nên xem việc ăn thịt chúng sinh là rất bình thường, chỉ vì trong xã hội mọi người đều ăn. Trong kinh Phật giảng giải rất rõ, quý vị ăn vào tám lạng, tương lai phải trả đủ nửa cân.

Không phải ăn xong rồi không có chuyện gì, mà ăn xong rồi phải chịu rất nhiều phiền phức. Trong một đời này, quý vị ăn vào bao nhiêu thịt động vật, phải mất biết bao nhiêu kiếp sống sau này mới đền trả hết. Cho nên, “nhân thân nan đắc nhi dị thất” (thân người khó được mà dễ mất), mất đi thân người [của đời này] rồi, muốn được lại thân người [đời sau] thật không dễ dàng. Chỉ nói một cách đơn giản nhất, trong đời này quý vị giết hại bao nhiêu chúng sinh để ăn thịt thì đời sau phải làm súc sinh, nhiều đời nhiều kiếp phải làm súc sinh, để trả lại đủ. Tất cả đều phải hoàn trả đủ, trả hết rồi mới có thể được lại thân người. Quý vị nghĩ xem, việc [ăn thịt chúng sinh] thật phiền phức biết bao.

Người đời không biết [cân nhắc những điểm] lợi hại như trên, nhưng chư Phật, Bồ Tát biết rõ, các bậc tu hành chân chánh đều biết rõ, nên các ngài không kết oán thù với chúng sinh, không trói buộc nợ nần với bất kỳ ai. Người khác nợ mình không cần đến nữa, điều đó là tốt. Nếu cần đến thì thế nào? Thì quý vị lại phải đòi nợ, lại phải sinh ra đời để cùng gặp gỡ với người thiếu nợ. Nếu không cần đến [món nợ ấy] thì xem như xong, không vướng bận.

Thiếu nợ người khác thì phải nhanh chóng trả cho xong. Trả xong nợ là hết sức khoan khoái, vì con đường hướng đến Bồ-đề sẽ không còn chướng ngại. Đến giờ phút vãng sinh, ra đi cũng được thảnh thơi, tự tại, không có những kẻ oán thù hay chủ nợ đến lôi kéo làm khó, được chư Phật hộ niệm, các vị thiện thần, trời rồng bảo vệ giúp đỡ.

Quý vị không biết làm thế nào để quý tiếc phước báo? Quý tiếc phước báo là mỗi mỗi sự vật dù nhỏ nhặt cũng đều quý tiếc, phải tập dần như vậy cho thành thói quen.

Khi tôi đến Vancouver ở Canada lần đầu tiên để giảng kinh, có vị đồng tu ở đó kể tôi nghe việc một thí chủ hộ pháp lớn từng cúng dường Pháp sư Tuyên Hóa một tòa nhà lớn, vào thời ấy trị giá đến một triệu đô-la. Tôi có đến xem qua tòa nhà trị giá một triệu đô-la này. Do nguyên nhân gì có sự cúng dường? Có lần trong một bữa ăn, vị thí chủ này nhìn thấy Pháp sư Tuyên Hóa dùng một miếng giấy lau miệng, dùng qua rồi gấp lại dùng tiếp, cả thảy đến 8 lần, chỉ một miếng giấy lau. Vị này quá cảm động, liền phát tâm cúng dường một triệu đô-la. Đây là quả báo của sự quý tiếc, gìn giữ phước báo.

Tại nước Mỹ, ở nhiều thành phố lớn Pháp sư Tuyên Hóa đều có đạo tràng, phước báo thật rất lớn. Phước báo ấy do đâu mà có? Là do biết quý tiếc, giữ phước. Pháp sư là người thực sự tiết kiệm [mọi thứ], thực sự quý tiếc, giữ phước. Đời sống của ngài vô cùng tiết kiệm, người khác làm theo không nổi. Ngài mỗi ngày chỉ ăn một bữa, ngủ ngồi không nằm, trong phòng không có giường chiếu. Ngài hết sức nghiêm trì giới luật. Chỉ riêng một điểm này đã đáng cho chúng ta tán thán, đáng cho ta học tập theo. Ngài nói về thần thông, chúng ta không tán thán, nhưng chỉ riêng về phương diện trì giới, quý tiếc giữ phước, chúng ta phải học tập theo ngài.

Mười điều [trích dẫn trong Liễu Phàm tứ huấn nói về tùy duyên giúp người,] đến đây tôi đã giới thiệu qua một cách giản lược với quý vị đồng tu. Phần chú giải này [trong sách Vị biên] nói rất chi tiết, tường tận, quý vị có thể tự mình tham khảo thêm.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bức Thành Biên Giới


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.206.19 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...