Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 92 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 92

Donate

(Lượt xem: 1.604)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 92

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 9 tháng 9 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 93, số hồ sơ: 19-012-0093)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Chúng ta xem tiếp phần thứ 39 trong Cảm ứng thiên: “Nhẫn tác tàn hại” (Nhẫn tâm làm những việc tàn ác tổn hại) và phần thứ 40 gồm hai câu: “Âm tặc lương thiện, ám vũ quân thân” (lén lút hại kẻ hiền lương, âm thầm khinh nhờn hủy báng người trên).

Từ đây cho đến hết phần “mạn kì tiên sinh, bạn kì sở sự, cuống chư vô thức, báng chư đồng học, hư vu trá nguỵ, công yết tông thân, cương cường bất nhân, ngận lệ tự dụng” (khinh thường thầy dạy, không kính phụng thầy, lừa gạt người không biết, bôi xấu bạn học, dối trá lừa bịp, công kích bới móc thân tộc, cứng rắn không nhân từ, làm điều tàn nhẫn tự cho là đúng) là một đoạn lớn. Trong đoạn lớn này, hầu như mỗi câu đều là một đoạn nhỏ, tất cả đều nói về những điều ác lớn, nêu lên nhiều ví dụ điển hình.

Trong phần chú giải của câu “nhẫn tác tàn hại” (nhẫn tâm làm những việc tàn ác tổn hại) đề cập “chỉ nói riêng về sinh mạng loài vật”, [đây là nói đến] những chuyện giết hại sinh mạng. Về việc này, người đời nay hầu như đều không tiếp nhận được những lời răn dạy của các bậc thánh hiền, đối với chuyện nhân quả ba đời dường như không thể tiếp nhận. Hơn nữa, khuynh hướng chung trong xã hội [ngày nay mọi người đều] chạy theo lợi ích thực dụng, chỉ tìm cầu lợi ích riêng tư cho bản thân mình, không quan tâm đến sự sống chết của chúng sinh, của người khác, cho nên đối với loài vật thì rõ ràng không cần phải nói, họ có thể tùy ý giết hại, ăn nuốt.

Thời gian sống của một đời này rất ngắn. Thế nhưng trong thời gian ngắn ngủi ấy lại tạo ra bao nhiêu nghiệp xấu ác, cùng với chúng sinh kết thành những mối oán cừu [giết hại sinh mạng], như vậy thì đời đời kiếp kiếp về sau phải đền trả mãi mãi không dứt.

Những ý nghĩa, sự thật này, chỉ trong kinh Phật mới nói được thấu triệt. Cảm ứng thiên cũng nói rất rõ ràng. Hành vi [giết hại vật mạng] này, trong thực tế đều xuất phát từ sự tàn nhẫn, không có mảy may lòng trắc ẩn thương xót. Đến khi bản thân mình gặp tai nạn cũng sẽ không có ai thương xót nghĩ đến. Vì sao vậy? Vì nghiệp nhân, quả báo không một mảy may sai lệch.

Trong phần chú giải nói rất hay: “Chư thiện bản ư nhất từ.” (Căn bản của mọi việc thiện là tâm từ.) Một niệm từ bi là nguồn gốc của tất cả điều lành. “Chư ác bản ư nhất nhẫn.” (Căn bản của mọi việc ác là sự nhẫn tâm.) Do sự tàn nhẫn nên người ta dám làm hết thảy mọi điều xấu ác mà không hề có sự kiêng dè sợ sệt. “Trừ bỏ sự nhẫn tâm, tu tập từ bi” thì ngay nơi đó là công đức của chư Phật, Bồ Tát, của các bậc thánh hiền. Chúng ta học Phật, mong cầu làm bậc thánh hiền, phải từ chỗ này mà bắt đầu tu tập.

Nhưng thế nào gọi là từ bi? Thế nào là tàn nhẫn? Hình tướng thô thiển thì rõ ràng dễ thấy, nhưng hình tướng vi tế thật không dễ thấy được rõ ràng. Trong sách Liễu Phàm tứ huấn nói rất hay: Việc thiện có thật, có giả, có thiên lệch, có trọn vẹn. Sách trình bày rất nhiều [về vấn đề này]. Có thể thấy rằng, đối với những chỗ [phân biệt] chi ly, vi tế như vậy, nếu quý vị không có trí tuệ, không có học vấn thì không thể nào thấy được.

Trong xã hội hiện nay, có quá nhiều những sự việc tưởng chừng như đúng mà thật ra là sai, nhiều không thể nói hết. Việc tin vào những gì tự thân mình nhìn thấy, tin vào cách nhìn, cách nghĩ của bản thân mình thường luôn dẫn đến sai lầm lớn lao, không thể cứu vãn. Chúng ta xem trong lịch sử có những nhân vật giết hại đến muôn ngàn người, đến muôn ức người, nếu truy cứu đến nguyên nhân căn bản của sự giết hại ấy thì đều là do những kẻ giết hại đã tin vào cách nghĩ, cách nhìn của họ, [cho đó là đúng đắn]. Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai, đều là do có những cá nhân tin vào cách nghĩ, cách nhìn của riêng họ, khiến cho muôn ức người phải chịu họa hại, tạo thành vô lượng vô biên tội nghiệp.

Chúng ta ngày nay không có quyền lực, địa vị, uy thế như những nhân vật ấy, nhưng trong đời sống thường ngày nếu không biết cẩn thận, không biết tìm cầu trí tuệ, buông thả theo những vọng tưởng, phân biệt, bám chấp của bản thân mình, thì cũng sẽ tạo ra những tội nghiệp không khác gì họ. Chúng ta làm sao mà biết được ảnh hưởng của những tội nghiệp ấy? Cho nên, mỗi lúc khởi tâm động niệm, nói năng hành động, không thể không hết sức cẩn thận.

Những kẻ trí thức thời xưa lấy Khổng tử, Mạnh tử làm khuôn mẫu noi theo. Người học Phật chúng ta xem đức Phật Thích-ca Mâu-ni, Thập đại đệ tử Phật là những khuôn mẫu cho sự tu hành của mình. Đó là ta có chỗ để noi theo, có chỗ để quay về nương tựa. Vậy phải chân chánh tu học mới được. Chỉ học Phật ngoài cửa miệng, chỉ học Phật một cách hình thức thì không phải thực sự vận dụng khuôn mẫu của chư Phật, Bồ Tát để xây dựng bản thân mình. Như vậy thì trong một đời này rất khó được thành tựu, giỏi lắm cũng chỉ là kết được mối duyên lành với Phật mà thôi.

Như chúng ta từ vô lượng kiếp quá khứ đến nay, đời đời kiếp kiếp từng kết duyên với Phật mà chưa được thành tựu. Chúng ta lại nghĩ đến những ai là người được thành tựu? Có hai hạng người được thành tựu. Thứ nhất là các vị Bồ Tát thị hiện, vì chúng sinh giảng kinh thuyết pháp, chúng ta cũng hết sức hướng về noi theo nhưng thực sự rất khó làm được. Hạng thứ hai quả thật là những chúng sinh hiện thời, [nguyên nhân] sự thành tựu của họ không gì khác hơn là lặng lẽ ít nói, chơn chất tu hành.

Quý vị cần quan sát thật kỹ Niệm Phật Đường này của chúng ta, xem những người niệm Phật đã được vãng sinh, vãng sinh tức là được thành tựu, các vị ấy đều hiện điềm lành hiếm có. Sau đó suy ngẫm đến [cuộc sống] lúc còn sinh tiền của các vị ấy, nhất là sự biểu hiện trong vòng một, hai năm ngay trước lúc vãng sinh. Từ sự quan sát ấy chúng ta có thể thấy ra được rằng, nhìn chung những người tu hành được thành tựu đều là những người bớt nghĩ, bớt việc. Quả thật [đối với họ] nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng vô sự, nên tâm họ mới được thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là Niệm Phật Tam-muội, cho nên công phu [tu hành] của họ đạt hiệu quả.

Quý vị ở trong cửa Phật mà quá nhiều vọng tưởng, quá nhiều tạp niệm, quá nhiều chuyện thị phi vô bổ thì bất kể quý vị có là người xuất gia hay tại gia cũng chỉ có thể tu phước mà thôi. Người giảng kinh thuyết pháp nhưng nếu vọng niệm vẫn còn nhiều, vọng tưởng còn nhiều, ngoại duyên vướng víu nhiều, thì [việc giảng kinh thuyết pháp] đó cũng chỉ là được phước báo hữu lậu của thế gian mà thôi, không có công đức.

Quý vị nhất định phải làm rõ điều này, công đức là tâm thanh tịnh. Vọng tưởng của quý vị qua mỗi năm đều giảm đi so với năm trước, mỗi tháng đều giảm đi so với tháng trước, đó là công đức. Ngoại duyên vướng víu cũng ít hơn, đó là biểu hiện của công đức. Chúng ta là phàm phu, là người mới học, không phải Bồ Tát ứng hóa ra đời. Bồ Tát ứng hóa ra đời thì [đối với ngoại duyên] không có quan hệ gì, các ngài tâm địa thanh tịnh, bình đẳng, không rơi vào thiên lệch, cực đoan, như vậy là được. Chúng ta công phu chưa đạt được đến mức ấy, nếu muốn trong một đời này được thành tựu, nhất định phải dựa vào sự chọn lựa bằng trí tuệ của bản thân mình.

Trong bảy giác chi, yếu tố đầu tiên là Trạch pháp [giác chi], tức là sự chọn lựa. Phải lựa chọn pháp môn tu học nào có lợi ích đối với bản thân mình, chọn lựa hoàn cảnh sống nào có lợi ích đối với sự tu học của mình, tránh né những sự mê hoặc dẫn dụ, tránh né những bó buộc quấy nhiễu, hy vọng một đời này không đến nỗi luống qua vô ích. Như vậy là người thực sự có trí tuệ, là người thực sự có thành tựu. Tự bản thân mình phải có tâm nguyện như thế, nhất định phải cầu nguyện chư Phật, Bồ Tát gia trì. Không có sức Phật gia trì, phàm phu chúng ta làm không nổi.

Trước đây trong thời gian tôi đang cầu học, giai đoạn vừa mới bắt đầu công việc hoằng pháp, khó khăn chồng chất. Trong cả đời tôi, giai đoạn này chính là nhiều thử thách khốn đốn nhất, thế nhưng tôi vui lòng chấp nhận. Thầy tôi dạy rằng, hết thảy những gì trong cuộc đời này đều do chư Phật, Bồ Tát sắp xếp cho tôi. Cho nên, dù gặp bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi cũng đều vui vẻ đón nhận. Tôi ở ngay trong những hoàn cảnh đó mà rèn luyện bản thân, đem những phiền não tập khí của mình gọt giũa cho lắng xuống, cho mất đi, nhờ vậy mới có được một chút thành tựu. Nếu không chịu đựng được những thử thách khảo nghiệm thì nhất định không thể thành tựu.

Việc chọn lựa hoàn cảnh tu học là điều kiện then chốt của sự thành bại trong một đời tu học của chúng ta. Trong đời tôi cũng đã gặp được rất nhiều người nhiệt tâm hỗ trợ, giúp đỡ, nhưng tôi đều từ chối không nhận. Tôi chỉ chấp nhận riêng sự quan tâm của Hàn Quán trưởng, ý nghĩa này không nhiều người hiểu được. Một người quan tâm, tôi chỉ cảm ơn, cảm tạ một người. Mười người, tám người quan tâm, trong tương lai tôi phải cảm ơn, cảm tạ mười người, tám người... vậy chẳng phải là mệt mỏi quá lắm hay sao? Ý nghĩa này cần phải hiểu rõ. Có rất nhiều người so với Hàn Quán trưởng có hoàn cảnh tốt hơn nhiều, tôi đều không lưu tâm mảy may. Người ta bố thí ân huệ [cho mình] không dễ tiếp nhận, tương lai phải báo ơn. Nơi này ở không được tốt chuyển sang nơi khác, lại ở không được tốt, lại chuyển sang nơi khác nữa... Như vậy thì một đời của quý vị xem như tiêu rồi, còn ai dám nhận quý vị đến ở?

Ở Trung quốc vào thời xưa, người xuất gia tạm trú [ở các tự viện]. Nhận cho tạm trú là việc của thầy tri khách. Thầy tri khách nhất định sẽ hỏi quý vị xem từ đâu đến? Đã tạm trú ở nơi đó bao lâu? Trong quá khứ đã từng tạm trú ở những nơi nào khác? Nếu như quý vị từng cư trú ở mỗi nơi chỉ một thời gian rất ngắn, thầy tri khách sẽ hiểu ngay rõ ràng là quý vị không phải người thích nghi tốt, sẽ không muốn lưu giữ quý vị. Nếu mỗi nơi quý vị đều cư ngụ được ba năm, năm năm... thì quý vị là người sống tốt, có thể sống chung hòa hợp với mọi người, người ta sẽ vui lòng lưu giữ quý vị.

Từ điểm này cũng có thể quan sát thấy được quý vị có khả năng nhẫn nhục hay không, quý vị có tâm nhẫn nại hay không. Chúng ta hãy tự suy ngẫm về chính bản thân mình, ta có tâm nhẫn nại được bao nhiêu thì sẽ được thành tựu bấy nhiêu, nhẫn nhục được đến mức nào thì sẽ đạt định tuệ đến mức đó. Những ai sống chung với người khác không thể nhẫn nhục, trong hoàn cảnh công việc không thể nhẫn nhục thì sự thành tựu của người ấy nhất định chỉ có hạn.

Câu “chỉ nói riêng về sinh mạng loài vật” hàm nghĩa là không chỉ đối với việc của người phải nhẫn chịu được, mà đối với loài vật cũng phải nhẫn chịu được. “Loài vật” ở đây thường là chỉ những loài vật nhỏ bé. Khi nhìn thấy những loài vật nhỏ bé, chúng ta có khởi lên ý niệm gì hay không? Trong đời quá khứ ta cũng từng mang thân như chúng, có khởi lên ý niệm như vậy hay không? Trong một đời này nếu chúng ta không được vãng sinh, đời sau càng có rất nhiều nguy cơ tái sinh mang thân như chúng. Nếu như khởi lên ý niệm như vậy, đó gọi là bắt đầu nhận hiểu. Đó là quý vị bắt đầu giác ngộ. Chúng ta càng phải tự khích lệ mình, tự nhắc nhở cảnh tỉnh mình, không dám giải đãi buông thả.

Chúng ta đã từng trải qua nhiều đời nhiều kiếp sinh làm kiến, muỗi, sinh làm ruồi nhặng... thân mạng bất cứ loài nào cũng đều đã từng trải qua, [chỉ có điều đã] quên mất cả rồi. Ta cũng đã từng sinh vào địa ngục, từng sinh làm ngạ quỷ, cũng từng sinh làm thiên vương, chỉ là một cơn mộng. Nay vẫn còn muốn tiếp tục cơn ác mộng như thế hay sao?

Cho nên, đối với hết thảy các loài động vật đều phải khởi tâm từ bi, phải thương yêu bảo vệ chúng, phải quan tâm đến chúng, phải nghĩ rằng tự thân ta với chúng [bản thể] không hề khác biệt, chỉ khác nhau về hình tướng, thân thể [hiện nay] mà thôi, chỉ khác nhau về phương thức sống mà thôi.

Tâm tàn nhẫn là tâm [dẫn vào] ba đường ác. Những chúng sinh thấp kém của sáu đường luân hồi, lòng thường ôm ấp sự hung hăng tàn nhẫn, chỉ trong chớp mắt đã đọa vào địa ngục, đã sinh làm ngạ quỷ, cho đến thân súc sinh cũng không dễ đạt được. Chúng ta sao có thể không hết sức sợ sệt cảnh giác?

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gọi nắng xuân về


Rộng mở tâm hồn


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.225.110 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...