Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 89 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 89

Donate

(Lượt xem: 1.734)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 89

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 6 tháng 9 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 90, số hồ sơ: 19-012-0090)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hôm qua đã giảng đến câu: “Phi nghĩa nhi động, bội lý nhi hành, dĩ ác vi năng.”

Trong kinh Phật có một câu được trích dẫn ở đoạn chú giải của phần này: “Phật dạy rằng, tất cả những người ác trong thế gian khi chết đều đọa vào địa ngục.”

Trong địa ngục cũng có người quản lý, tên gọi là Ngưu Đầu A Bàng, dân gian Trung quốc thường gọi là “ngưu đầu mã diện” (đầu trâu mặt ngựa). Đây là người quản lý, điều hành các hình phạt ở địa ngục. Ngưu Đầu A Bàng cực kỳ hung ác, người bình thường chúng ta đều thấy như một mảy may từ bi cũng không có. Vị này nhìn thấy chúng sinh chịu khổ sở nhưng tuyệt đối không khởi lên một chút gì thương xót. Ngược lại còn thấy người chịu khổ như vậy chưa đủ, gia tăng hình phạt cũng vẫn chưa đủ nặng, cho nên thường ôm lòng ác độc.

Những người đọa vào địa ngục, trong kinh Phật dạy rằng, đó đều là những người “bất hiếu với cha mẹ, hủy báng Tam bảo, mạ nhục thân bằng quyến thuộc, khinh mạn bậc sư trưởng, vu cáo hãm hại người hiền thiện, giết hại chúng sinh, tạo các nghiệp ác”.

Chúng ta thử nghĩ xem, những điều Phật nói đó, bản thân chúng ta có mắc phải hay không? Chúng ta đã nghe nói về hiếu thuận với cha mẹ, bản thân ta có làm được hay chưa? Ý nghĩa của hai chữ hiếu thuận này sâu rộng vô cùng, trước đây tôi đã giảng giải rất nhiều.

Tuổi trẻ còn đi học, không chuyên tâm học hành tốt, phẩm hạnh đạo đức không tốt, đó là bất hiếu. Những người trẻ tuổi hiện nay mấy ai biết được?

Sau khi hoàn tất việc học, bước chân vào xã hội, lập gia đình, gầy dựng sự nghiệp, nếu gia đình bất hòa, trong công việc không thể hòa thuận vui vẻ cùng đồng nghiệp, bạn bè, thường khiến cho cha mẹ phải đem lòng lo lắng, đó là bất hiếu.

Người xuất gia không nỗ lực tu hành chân chánh, ba môn học giới, định, tuệ không tăng trưởng, trong một đời này không thể vượt ngoài ba cõi, thoát ly sáu đường luân hồi, đó là bất hiếu.

Cho nên, chúng ta đọc đến một câu “bất hiếu với cha mẹ”, phải biết rằng đức Phật không phải nói với người nào khác, chính là đang nói với bản thân chúng ta.

Mỗi người trong cương vị bổn phận của mình, trong công việc đang làm của mình, làm thế nào để tận trung tận hiếu? Cơ duyên để quần chúng quảng đại trong xã hội tiếp nhận nền giáo dục của thánh hiền, tiếp nhận sự giáo dục của Phật pháp đang ngày càng ít hơn. Chúng ta thật may mắn đã được gặp [Phật pháp]. Sau khi gặp rồi thì trong một đời này nhất định phải nắm chắc lấy cơ hội khó được này, phải tận dụng thật tốt. Hai chữ trung hiếu, nếu chúng ta nhìn khái quát từ góc độ Phật pháp thì có thể khái quát được hết sự thị hiện giáo hóa chúng sinh của tất cả chư Phật Như Lai. Thế nào là Phật pháp? Trung hiếu là Phật pháp, trung hiếu là đạo lớn Bồ-đề.

Trong Quán kinh dạy về “tam phúc tịnh nghiệp” (ba phước lành tạo nghiệp thanh tịnh) thì câu đầu tiên là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”. Thực hiện được câu này đến mức rốt ráo trọn vẹn tức là thành Phật, vì chỉ đạt đến quả vị Như Lai mới thực hiện được câu này rốt ráo trọn vẹn. Đối với hàng Bồ Tát Đẳng Giác vẫn còn một phẩm vô minh sinh tướng chưa phá trừ, nên việc hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự bậc sư trưởng vẫn còn có một phần khiếm khuyết, không thể đạt đến mức rốt ráo trọn vẹn.

Cho nên, lời Phật dạy về “bất hiếu với cha mẹ”, thậm chí đối với hàng Bồ Tát Đẳng Giác mà nói cũng vẫn là một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở, rằng đạo hiếu của quý vị ấy vẫn còn chưa thực hiện được rốt ráo trọn vẹn. Chúng ta nghe đến câu này phải khởi tâm cảnh giác cao độ, đó gọi là học Phật.

Đức Phật là bậc đại hiếu rốt ráo viên mãn, là bậc phụng sự sư trưởng đến mức rốt ráo viên mãn. Sư trưởng của Phật là tất cả chư Phật trong quá khứ. Không chỉ là tất cả chư Phật trong quá khứ, mà còn là hết thảy chư Phật trong hiện tiền, hết thảy chư Phật trong tương lai, đức Phật đều phụng sự cúng dường, chúng ta nào đâu biết được?

Về tội “hủy báng Tam bảo”, chúng ta rất nhiều khi phạm vào. Quý vị đồng học nghe nói như vậy hẳn cho là không đúng. Kỳ thực, chúng ta là bốn chúng đệ tử của Phật, bao gồm hết thảy nam nữ tại gia và xuất gia, nếu như không chân chánh vâng làm theo lời Phật dạy để biểu hiện một hình tượng chân thật của người đệ tử Phật giữa xã hội này, thì đó là chúng ta đã hủy báng Tam bảo, khiến cho người trong xã hội nhìn vào [chê cười rằng] đệ tử của Phật là như thế đấy! Quý vị nghĩ xem, như thế chẳng phải là hủy báng Tam bảo hay sao?

Cho nên, hình tượng [của người đệ tử Phật] rất quan trọng thiết yếu. Chúng ta là bốn chúng đệ tử Phật, bất cứ khi nào, bất kỳ ở đâu, khi chung sống, tiếp xúc với mọi người, nếu có thể khiến cho người khác lễ kính Tam bảo, cung kính Tam bảo, tán thán Tam bảo, thì đó là làm vẻ vang Tam bảo, khiến cho Phật pháp thêm tỏa sáng. Đó là làm lợi ích chúng sinh. [Ngược lại] nếu như hành vi của chúng ta vẫn là tạo tác nghiệp ác, khiến cho người khác khinh chê hủy báng, khiến cho người khác vì ta mà tạo nghiệp, đó chẳng phải là hủy báng Tam bảo rồi sao?

Vì thế, là đệ tử Phật thì việc hành trì trong đời sống, nói năng hành động đều phải làm chuẩn mực tốt đẹp cho tất cả chúng sinh noi theo.

Cho nên, đức Phật dạy câu này, chúng ta phải thực sự nỗ lực phản tỉnh, phải suy nghĩ, phải học tập như thế nào để tránh được những lỗi lầm như trên. Những lỗi lầm như thế đều là nghiệp nhân đẩy ta vào địa ngục A-tỳ.

Về tội “mạ nhục thân bằng quyến thuộc”, mạ là hủy báng, nhục là làm nhục, làm những việc này với quyến thuộc, với người thân trong gia đình.

Về tội “khinh mạn sư trưởng”, khinh là khinh thị, xem thường. Đối với bậc sư trưởng sinh tâm ngạo mạn, trong mắt nhìn xem bậc sư trưởng không ra gì.

Phạm vi nói đến của hai chữ sư trưởng là rất lớn. Thầy cô giáo dạy dỗ chúng ta là sư trưởng. Chúng ta từng học qua tiểu học, trung học, có một số quý vị đồng tu cũng học qua đại học, những người đã từng trực tiếp giảng dạy chúng ta trong quá trình đó đều là bậc sư trưởng của ta. Nếu đem phạm vi này mở rộng hơn, thì tất cả những vị nhân sĩ dấn thân vào công việc giáo dục đều là sư trưởng. Người thời xưa biết tôn kính những vị này, tôn kính hàng trí thức, vì trí thức giáo hóa, dạy dỗ cho đại chúng trong xã hội. [Thời ấy] hầu như mỗi một người trí thức đều là một vị thầy giáo dục xã hội. Chúng ta tôn trọng bậc trí thức, tôn trọng những người làm công việc giáo dục trong xã hội, đó là “tôn sư trọng đạo” (tôn kính thầy, xem trọng đạo lý). Họ là những người giúp thay đổi tập quán phong tục [cho hoàn thiện hơn], đó là việc thiện lớn lao, có mấy người hiểu được?

Hiện tại chưa nói đến những người làm công việc phổ cập giáo dục rộng rãi trong xã hội, chỉ nói những thầy cô giáo đã từng trực tiếp dạy dỗ chúng ta, liệu có mấy người còn nhớ đến họ? Còn có mấy người quan tâm nhớ nghĩ đến thầy cô giáo cũ? Trong xã hội hiện tại, chúng ta thấy rất rõ ràng, thực hiện được điều này là chánh đạo, là làm cho xã hội an định, thế giới hòa bình, là phúc lành cho hết thảy chúng sinh.

Cho nên đức Phật mới đem vấn đề “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng” này kể ra đầu tiên trong “tam phúc tịnh nghiệp”. Không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chỉ cần là người làm công việc giáo dục, chúng ta đều phải hiếu dưỡng, đều phải phụng sự. Trong xã hội này, chúng ta phải dẫn đầu khởi xướng việc này, phải xây dựng một khuôn mẫu [tôn sư trọng đạo] tốt đẹp.

Cho nên, mỗi một câu [nói trên] đều có ý nghĩa sâu rộng vô cùng, chúng ta có thể dùng kinh Hoa Nghiêm để ấn chứng. Mỗi lời Phật dạy đều có phạm vi cùng tận hư không biến khắp pháp giới, không chỉ giới hạn trong một vùng miền, trong một giai đoạn. Chúng ta là người học Phật phải nhận biết rõ ràng, trong hiện tại ở vùng miền này, trong giai đoạn này phải làm như thế nào [là thích hợp]. Đó gọi là quán cơ. Lý lẽ và cơ duyên cùng khế hợp, như vậy mới có thể tự cứu độ mình và cứu độ người khác.

Về tội “vu cáo hãm hại người lương thiện”, phần lớn đều là do sinh lòng đố kỵ, ganh ghét. Những phiền não như đố kỵ, sân hận đều là câu sinh (cùng sinh ra), nghĩa là tích lũy từ đời trước, nên khi chúng ta vừa sinh ra đã sẵn có. Khi nhìn thấy người khác làm được điều gì tốt đẹp, nhất là khi thấy người khác vượt trội hơn mình, trong lòng ta liền cảm thấy hết sức khó chịu. Cảm thấy khó chịu nhưng không làm gì gây chướng ngại cho họ thì nghiệp ấy cũng nhẹ. Nhưng nếu thực sự có hành vi gây chướng ngại, ngăn cản người khác làm việc thiện, tội ấy thật rất nặng.

Trong Giới kinh quy kết đánh giá tội này tùy theo ảnh hưởng việc thiện của người kia đối với xã hội. Nếu đó là việc có ảnh hưởng càng lớn thì tội gây chướng ngại này càng nặng. Nếu việc thiện ấy đối với xã hội không có ảnh hưởng lớn thì việc gây chướng ngại đó tạo tội tương đối nhẹ. Đó là nói về quả báo của hành vi.

Chúng ta học Phật, là người tu hành, nếu nhìn thấy người khác làm được việc tốt đẹp mà trong lòng cảm thấy ganh ghét đố kỵ như thế, phải ngay lập tức khởi tâm cảnh giác, phải sinh lòng hổ thẹn. Chư Phật, Bồ Tát dạy chúng ta, các bậc thánh hiền thế gian cũng dạy chúng ta phải “thành nhân chi mỹ” (thành tựu điều tốt đẹp cho người khác). Điều này có nghĩa là, khi thấy người khác làm việc tốt đẹp, việc hiền thiện, đối với xã hội, đối với chúng sinh có lợi ích, chúng ta chẳng những không được ganh ghét đố kỵ, mà còn phải hỗ trợ, giúp đỡ họ, giúp cho họ thành tựu công việc. Chúng ta giúp đỡ họ, thành tựu cho họ, ngợi khen tán thán họ thì tự bản thân mình cũng được phước báo, công đức, lợi ích tương đương như người đứng ra làm việc thiện ấy.

Do đó có thể biết rằng, khi gặp những trường hợp như thế thì lành hay dữ, họa hay phúc thực sự đều do trong thời gian một niệm của chính bản thân ta. Một niệm giác ngộ, nhận biết thì đó là tốt lành, là phước báo hiện tiền. Một niệm mê muội, ganh ghét đố kỵ, gây chướng ngại cho người thì đó là việc dữ, là tai họa sẽ đến.

Việc thiện nhỏ chỉ giới hạn trong một vùng miền, trong một nhóm người. Việc thiện lớn thì không giới hạn trong vùng miền, không giới hạn chủng tộc, không giới hạn trong tôn giáo tín ngưỡng. Thật là lớn lao. Người xưa nói rất hay: “Không đọc Hoa Nghiêm không thể biết được cảnh giới Như Lai. Không thâm nhập Hoa Nghiêm, không thể mở rộng tâm lượng của chính mình.”

Tâm lượng của chính ta so với tâm lượng của chư Phật Như Lai xưa nay vốn không khác biệt. Tâm ấy bao trùm cả hư không, rộng khắp các pháp giới. Chúng ta hiện nay vì mê hoặc, vì tình chấp nên đem tâm lượng của chính mình hạn cuộc thành nhỏ hẹp, không thể bao dung người, không thể bao dung mọi việc. Đó là lỗi lầm của chính ta.

Cho nên, nhìn thấy người khác làm việc thiện, chúng ta phải nhiệt tâm tận tình tán trợ giúp đỡ. Quý đồng tu học Phật rất nhiều, trong đó cũng có một số ít, nói như lời Lý lão sư trước đây là nghiêng theo lậu hoặc, thiên kiến, bám chấp. Những người này học Phật chỉ giới hạn phạm vi bên trong Phật giáo, nhìn các tôn giáo khác đều là đối lập; giới hạn bên trong chủng tộc của mình, nhìn các chủng tộc khác, người nước khác đều là đối lập. Họ cũng trì giới, cũng tụng kinh, cũng ăn chay, cũng lễ Phật, nhưng tâm lượng của họ hoàn toàn không rộng mở.

Khi thấy tôi tiếp xúc với các tôn giáo khác, các chủng tộc khác, những người như vậy khởi sinh trùng trùng nghi vấn, nói rằng: “Pháp sư Tịnh Không làm gì vậy chứ, hiện nay sao không lo học Phật, sao lại đi làm chuyện đa nguyên văn hóa?” Tôi nghe như vậy rất buồn. Phật giáo chúng ta dạy phát tâm Bồ-đề, dạy rằng “chúng sinh vô biên thệ nguyện độ”. Những người không học Phật mới gọi là “đa nguyên văn hóa”. Đa nguyên văn hóa là gì? Đa nguyên văn hóa chính là chúng sinh vô biên thệ nguyện độ. Tên gọi khác nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn tương đồng.

Người chủ trương đa nguyên văn hóa không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, hết thảy đều xem bình đẳng như nhau, yêu kính lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác hỗ trợ cho nhau. Quý vị nghĩ xem, như thế chẳng phải chúng sinh vô biên thệ nguyện độ thì là gì? Họ thực sự làm được điều đó, còn chúng ta ngày ngày chỉ biết hô to khẩu hiệu “chúng sinh vô biên thệ nguyện độ”, nhưng lại xem hết thảy chúng sinh như oan gia đối đầu với mình, thật sai lầm.

Chúng ta ngày nay cúng dường những tôn giáo khác trong việc xây dựng viện dưỡng lão, viện cô nhi, trại cai nghiện, cùng các hoạt động từ thiện xã hội khác. Chúng ta cúng dường họ một số tiền, tín đồ Phật giáo thấy vậy thì phiền lòng khó chịu, [họ nói] vì sao đem tiền của chúng ta đưa cho các tôn giáo khác?

Tôi hỏi lại những người ấy: Chúng ta có nên xây viện dưỡng lão hay không?

Họ nói, nên xây.

Tôi lại hỏi, có nên xây viện cô nhi hay không?

Họ cũng nói, nên xây.

Tôi hỏi: Có nên làm các việc từ thiện xã hội hay không?

Họ nói, nên làm.

Tôi bảo: Vậy thì quý vị làm đi!

Họ đáp: Chúng tôi không có thời gian, không có tiền bạc.

Tôi nói, vậy người ta đã làm xong cả rồi, chúng ta chỉ đầu tư thêm vào, chẳng phải kết quả cũng giống như chúng ta làm đó sao? Chúng ta là cổ đông góp vốn cùng họ, quý vị nói có đúng không? Đã có người phát tâm làm rồi, chúng ta chỉ đầu tư thêm vào như cổ đông góp vốn, lẽ nào những sự nghiệp từ thiện đó ta không có một phần trong đó? Quý vị cúng dường cho tôi, tôi đem tiền bạc ấy đầu tư rộng khắp, quý vị mỗi người đều thành cổ đông góp vốn làm từ thiện xã hội. Tôi không hề đem tiền cúng dường của quý vị sử dụng hoang phí.

Quý vị tự mình cũng biết được, quý vị đều là những ông chủ, những cổ đông góp vốn trong các sự nghiệp từ thiện ấy, bất kể là đưa ra bao nhiêu tiền cũng đều tốt cả. Vì sao tâm lượng lại hẹp hòi đến thế? Vì sao không thể bao dung người khác? Vì sao không thể thấy được việc tốt người khác làm? Cứ như là việc tốt chỉ để riêng cho quý vị tự mình làm, người khác làm thì mình phiền lòng, khó chịu. Như vậy thì dù vô tình hay cố ý cũng đều tạo thành nhiều tội nghiệp, tự mình còn cho rằng học Phật cũng không tệ, học rất tốt, nhưng tương lai đọa vào địa ngục A-tỳ cũng không biết vì sao mình phải đọa. Vua Diêm-la khi ấy mới vì quý vị giải thích cặn kẽ từng điều từng điều, nhưng đến lúc ấy mới hối hận thì đã không kịp rồi.

Cho nên, trong hai câu trước đã giảng rất kỹ, người học Phật phải hiểu sâu, sáng tỏ nghĩa lý. Nhưng đối với việc hiểu sâu và sáng tỏ nghĩa lý, nếu mỗi ngày không đọc kinh, mỗi ngày không nghiên cứu, thảo luận, giảng giải, thì quý vị làm sao thâm nhập? Vì thế, quy cứu đến tận ngọn nguồn vẫn là do lỗi lầm không hiểu rõ giáo nghĩa Đại thừa. Nếu như quả thật hiểu sâu giáo pháp, hiểu sâu Phật lý, thì những vọng tưởng, phân biệt, bám chấp của quý vị tự nhiên tiêu mất. Khi ấy, cách nghĩ, cách nhìn, cách làm của quý vị đều tự nhiên tương ưng với chư Phật, Bồ Tát.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.60.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...