Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 20 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 20

Donate

(Lượt xem: 2.081)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 20

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 8 tháng 6 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 21, số hồ sơ: 19-012-0021)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hôm qua chúng ta giảng đến “ba thần thi”, nói rõ việc bất kỳ một chúng sinh nào, không chỉ trong nhân loại mà bao gồm cả các cảnh giới súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, mỗi khi khởi tâm động niệm, mỗi một hành vi, đều có thần minh trong trời đất giám sát. Người thời nay cho việc này là mê tín, hoàn toàn vô lý. Nhưng cũng có một số người giảng giải sai lầm, cho rằng đối với việc này nếu tin thì sẽ có, không tin thì không có. Quan niệm, giảng giải như thế là hoàn toàn sai lầm. Cho dù quý vị có tin hay không tin, sự thật nhất định vẫn tồn tại. Ý nghĩa đó quý vị cần hiểu rõ.

Người thời xưa, đặc biệt là những người có học, đọc sách hiểu được lý lẽ thì đối với những lời răn dạy của các bậc hiền thánh đều tin chắc không nghi.

Giáo pháp của đức Phật còn cao trổi, sáng suốt hơn nữa. Chư Phật, Bồ Tát dạy dỗ, không chỉ dạy ta phải đặt niềm tin, mà còn dạy ta phải chứng minh rõ sự lý, gọi là “tín, giải, hành, chứng” (tin nhận, hiểu rõ, thực hành, chứng nghiệm). Phật dạy chúng ta [đối với giáo pháp] phải chứng minh ý nghĩa là đúng, phải chứng minh được sự thật, đó gọi là chứng quả. Một phương pháp giáo dục như thế đích thực là hợp tình, hợp lý, hợp chánh pháp, quả là một phương thức giáo dục thực sự rốt ráo, trọn vẹn.

Giáo lý của đạo Phật về sáu đường luân hồi, nếu nói chi tiết thì đó là mười hai nhân duyên [xoay vòng sinh khởi], còn nói đại lược thì đó là [chu kỳ] hoặc, nghiệp, khổ, tức là [do chúng sinh] mê hoặc, tạo nghiệp và phải chịu quả báo. Chúng sinh trong sáu đường vĩnh viễn chịu sự chi phối của các lực tác động này. Vĩnh viễn những lực tác động này, tức là nghiệp lực, luôn là chủ thể chế ngự trong luân hồi.

Chúng ta muốn thoát khỏi sáu đường luân hồi, chỉ có một phương pháp duy nhất là không tạo nghiệp. [Muốn không tạo nghiệp thì phải] không mê hoặc. Không mê hoặc thì mới không tạo nghiệp. Cho nên, phá mê khai ngộ là cực kỳ quan trọng thiết yếu. Vì sao tạo nghiệp? Chính vì si mê. Mê tức là đối với sự thật không hiểu rõ, không giác ngộ. Các nhà Duy thức giải thích rằng hoặc bao gồm trí tướng, tương tục tướng. Những trí ấy không phải trí tuệ, đó là trí phân biệt. Trong Phật pháp gọi [người có những trí đó] là thế trí biện thông, không phải trí tuệ chân thật.

Trí tuệ chân thật sinh ra từ việc giữ giới, tu định. Cho nên chúng ta biết rằng, tâm không thanh tịnh, tâm không an định thì không có trí tuệ. Thế gian rất nhiều người có tri thức cao, như các nhà khoa học, triết học, nhà nghiên cứu tôn giáo... Những người này so với người bình thường có trí tuệ vượt trội, nhưng trong Phật pháp có xem họ là người có trí tuệ không? Không, vì trí tuệ của họ là loại thế trí biện thông, không phải trí tuệ chân thật.

Trong Phật pháp, tiêu chuẩn để xác định trí tuệ chính là tâm thanh tịnh. Tiêu chuẩn để xác định tâm thanh tịnh là phải lìa xa các phiền não do thấy biết sai lầm và nghĩ tưởng sai lầm. Những phiền não ấy chưa dứt trừ thì tâm chưa thanh tịnh. Dứt trừ được những phiền não ấy rồi, Phật mới thừa nhận đó là người khai mở trí tuệ, nhưng chỉ là chút trí tuệ ban đầu, chưa phải bậc đại trí tuệ. Trong danh xưng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì người như thế được kể là đạt được chánh giác.

Đạt được chánh giác là những quả vị nào? Đó là các vị A-la-hán, Bích-chi Phật. Trong kinh thường nói các vị ấy đã đạt Lậu tận thông. Sao gọi là Lậu tận thông? Lậu tức là các phiền não do thấy biết sai lầm (kiến hoặc) và nghĩ tưởng sai lầm (tư hoặc). Các phiền não này đã dứt sạch, đó là chứng được Lậu tận thông, khi ấy mới là Chánh giác. Nếu chưa đạt được như thế thì chỗ giác ấy không phải chánh, trong Phật pháp gọi là tà tri tà kiến.

Gọi là tà tri tà kiến, không phải là sỉ nhục người ấy, không phải khinh thường người ấy, mà là nói đúng sự thật. Tà ở chỗ nào? Vì người như thế còn chấp ngã. Kinh Kim Cang nói, nếu ai còn có “ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng”, thì người ấy còn vọng tưởng, phân biệt, bám chấp. Như vậy, chỗ thấy biết chưa phải là chân chánh. Ý nghĩa này không thể không rõ biết.

Biết được như thế rồi, tự mình sẽ biết được hiện tại mình đang ở tầng bậc nào [trên đường tu tập], đang ở địa vị nào trong quá trình tu học Phật pháp. Biết như vậy rồi mới có thể tinh tấn nỗ lực, mới phát tâm phấn chấn. Nếu không tự biết được mình đang ở địa vị nào, sẽ nghĩ mình đã chứng đắc rất cao. Trong kinh luận thường nói đó là kẻ được ít đã cho là đủ. Người như thế chỉ vừa đạt được một chút an ổn thư thái, một chút thông minh trí tuệ đã tự cho rằng mình thành tựu ghê gớm lắm rồi, khiến cho sự nghiệp tu tập vì thế phải bị chướng ngại, hy vọng thành tựu trong một đời này sẽ không còn nữa.

Trong sự tu học Phật pháp [có hạnh môn và giải môn thì] giải môn là quan trọng trước nhất. Sau khi hiểu đúng rồi thì sự thực hành, công phu mới đạt hiệu quả. Chúng ta đều biết, có rất nhiều người thực sự nỗ lực tu hành, nhưng vì sao công phu một đời không đạt kết quả, đến thời điểm lâm chung thì ra đi trong trạng thái mơ màng mờ mịt? Chúng ta thấy rất nhiều, nghe biết rất nhiều những trường hợp như thế, nên phải xem đó mà tự cảnh tỉnh mình.

Lại có những người suốt đời chưa từng được nghe giảng kinh, thậm chí còn không biết đọc chữ, chuyện gì cũng không biết, chỉ học được mỗi một câu “A-di-đà Phật”, niệm mãi cho đến phút cuối cùng có thể đứng mà vãng sinh, ngồi mà vãng sinh, chuyện như thế là thế nào? Xin thưa, đó là những người có trí tuệ chân thật. Họ như thế nào? Họ có lòng tin thanh tịnh. Kinh Kim Cang nói: “Lòng tin thanh tịnh ắt sinh thật tướng.”

Ngày trước Lý lão sư thường nói, những người này là người ngu, nhưng là kiểu ngu [chúng ta] không theo kịp. Kiểu ngu của họ, chúng ta không thể sánh bằng. Vì sao vậy? Vì trong đầu óc họ thanh tịnh, không hề có những tư tưởng mông lung rối loạn, họ thực sự buông xả hết muôn duyên, họ không cần phải đọc kinh, không cần phải học hỏi điều này điều nọ. Chỉ với một câu Phật hiệu, họ có thể thành tựu đạo Vô thượng, ai có thể sánh được với họ?

Dù là pháp thế gian hay Phật pháp cũng đều nhấn mạnh vào hai hạng người, bậc thượng căn thượng trí và hạng người ngu không học. Hai hạng người này đều có thể được hóa độ tốt nhất. Một hạng là căn cơ cao trổi nhất, một hạng lại là căn cơ thấp kém nhất. Bậc căn cơ cao trổi có trí tuệ, tâm thanh tịnh, một khi nghe giảng thuyết qua liền thông đạt, hiểu rõ. Hạng căn cơ thấp kém tuy không có trí tuệ, nhưng không có vọng tưởng, người khác thật lòng chỉ dạy điều gì, họ tiếp nhận cho đến rốt cùng. Hai hạng người này chỉ cần gặp được Phật pháp là nhất định thành tựu.

Khó [hóa độ] nhất là hạng người ở quãng giữa, tức là hạng có tri thức nửa vời, chẳng thuộc hạng cao, không phải hạng thấp, nhưng luôn tự cho mình là thông minh, tự cho mình là đúng, tự mình làm chướng ngại cho chính mình, tức là phạm vào sai lầm lớn.

Chư Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sinh chính là nhắm đến đối tượng này, là những người khó giáo hóa nhất, kinh Địa Tạng gọi là “cứng đầu khó dạy”. Đức Thế Tôn đối với hạng căn cơ cao trổi hay căn cơ thấp kém nhất, chỉ cần giảng kinh thuyết pháp trong khoảng mấy giờ đã có thể xong việc, đâu cần phải giảng đến 49 năm? Trong suốt 49 năm dùng tâm từ bi khó nhọc giảng dạy, chính là vì hạng chúng sinh [khó hóa độ] như chúng ta đây. Cho nên, hạng chúng sinh có căn cơ trung bình mới thực sự phiền toái nhất, thật không dễ hóa độ chút nào. Họ tự cho mình là thông minh, tự cho mình là có trí tuệ, không tự biết mình đang mê hoặc. Vì mê hoặc nên tạo nghiệp.

Trong thực tế, chính đức Phật đã thị hiện một điển hình tốt nhất để ta noi theo, nhưng chúng ta không hề thấy được, không giác ngộ được. Trên giảng đường, tôi vẫn thường bàn luận với mọi người về vấn đề này. Chúng ta học Phật, phải học theo đức Phật Thích-ca Mâu-ni, học theo đời sống của ngài, lời nói việc làm của ngài đều là khuôn mẫu để ta noi theo. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni suốt một đời không xây dựng đạo tràng, chỉ ôm bình bát đi khất thực mà sống, bao nhiêu danh văn lợi dưỡng, năm dục sáu trần đều buông xả hết sạch, không còn mảy may vướng nhiễm, do vậy nên tâm mới được thanh tịnh. Ngài làm khuôn mẫu cho ta noi theo, muôn duyên nhất thời buông xả, chúng ta học Phật phải bắt đầu từ điểm này.

Thời đại của Đức Thế Tôn cách chúng ta quá xa, đã gần ba ngàn năm. Đại sư Ấn Quang là người gần đây, ngài thị hiện sống vào cuối triều Thanh. Nói cách khác, ngài là khuôn mẫu tốt để chúng ta noi theo trong thời cận đại. Chúng ta phải hiểu được điều đó.

Người xuất gia trong thời đại gần đây thường mắc phải những khuyết điểm gì? Chúng ta có thực sự nhận biết để phản tỉnh, nhận biết để suy ngẫm hay không? Vì sao Đại sư Ấn Quang suốt một đời không thu nhận đệ tử [xuất gia]? Chúng ta xem qua những người xuất gia trong thời hiện đại này, vì sao tu hành không được thành tựu? Là vì trói buộc bởi đệ tử. Đại sư Ấn Quang vì chúng ta thị hiện một khuôn mẫu tuyệt vời, suốt đời không làm trụ trì, không truyền giới. Không truyền giới thì không đi ngược lại nhân quả. Truyền giới rất dễ, giữ giới mới thật khó. Người không thọ giới, tuy phạm tội cũng là tội, nhưng nếu đã thọ giới rồi mà phạm tội thì tội ấy nặng hơn bội phần. Vì sao có thể nhẫn tâm khiến họ phải mắc tội nặng nề hơn?

Trong khoảng mấy mươi năm gần đây, ở nhiều nơi tại Trung quốc cũng như hải ngoại, chúng ta nhìn thấy rất nhiều đạo tràng, hòa thượng già còn chưa chết mà đệ tử đã tranh nhau chia tài sản của chùa, dùng đủ mọi cách đấu đá nhau. Có khi lão hòa thượng bệnh nặng không ai chăm sóc, vì đệ tử bận tranh giành tài sản, tội lỗi ấy nặng nề biết bao. Tổ Ấn Quang thấy biết, nhận hiểu rõ ràng việc này, nên thị hiện một khuôn mẫu cho chúng ta noi theo. Một đời ngài chỉ nhận người theo học, không thu đệ tử [xuất gia], thật có ý nghĩa lớn lao trong đó.

Khi tôi học Phật vào lúc chưa xuất gia, Lý lão sư bảo tôi học theo gương Đại sư Ấn Quang. Tôi một đời noi theo Đại sư làm khuôn mẫu học tập. Một đời tôi không xây dựng đạo tràng, cũng không thu nhận đồ chúng. Các vị xuất gia ở đây có pháp danh chữ Ngộ đều biết, đó là do Hàn Quán trưởng thu nhận. Pháp danh của quý vị là do Hàn Quán trưởng đưa ra. Chỉ có một ngoại lệ là Ngộ Đạo, vì xuất gia ở Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội. Còn những người xuất gia ở Đồ Thư Quán, đều do Hàn Quán trưởng thế độ. Sau khi Hàn Quán trưởng qua đời, Đồ Thư Quán gặp biến cố. Mọi người ở đây cùng tôi tu học đã nhiều năm, tôi đương nhiên có nghĩa vụ quan tâm đến mọi người. Nhưng tôi khuyên tất cả mọi người, kể cả các vị đồng tu từ đại lục sang, tôi chân thành khuyên hết thảy mọi người, nên học theo gương Pháp sư Ấn Quang, quyết định như vậy là chính xác, nhất định sẽ có thành tựu.

Thời kỳ tôi bắt đầu tu học là hết sức gian khổ. Sau khi xuất gia rồi thì các đạo tràng, tự viện nơi ấy đều không chịu thu nhận tôi. Nguyên nhân vì sao? Vì tôi kiên trì muốn học Giáo pháp, mà những nơi ấy họ chỉ muốn làm các Phật sự tụng kinh bái sám mà thôi. Tôi không chịu làm theo như vậy. Không chịu làm theo thì chỉ có một đường ra đi, mà họ không thể đi, cho nên tôi phải bị bức vào đường cùng. Lúc đó gặp được Hàn Quán trưởng giúp đỡ, thành tựu cho tôi được 30 năm trên giảng đường. Tôi một đời cảm kích bà. Bà quả là Phật, Bồ Tát hiện đến hộ pháp. Bà giúp đỡ tôi quá nhiều, nên tôi một đời này cảm ơn bà. Bà đúng là hộ pháp chân chánh. Năm nay bà vãng sinh đã tròn hai năm, chúng ta tổ chức Phật sự kỷ niệm hai năm ngày bà mất. Lúc thực hiện nghi thức Tam thời hệ niệm, có vị đồng tu nhìn thấy bà, cùng với mấy vị tỳ-kheo ni ngồi ở hàng đầu tiên, khi ấy Ngộ Đạo ở trên đài làm lễ Tam thời hệ niệm. Thường có người nhìn thấy, bà lúc nào cũng hộ trì đạo tràng này như xưa không khác, không hề lìa xa. Quý vị đồng tu ở Đồ Thư Quán đều đến đây rồi, đương nhiên bà có trách nhiệm, bà có có nghĩa vụ, nên bà phát tâm hộ trì đến cùng. Chúng ta ở đây ai ai cũng cảm kích bà.

Sáng nay có một giờ rưỡi giảng kinh Hoa Nghiêm, gặp lúc thầy Ngộ Chính từ Đài Bắc đến. Thầy có người em mới vừa niệm Phật vãng sinh, có điềm lành hiện vô cùng hy hữu. Tôi bảo thầy trình bày chi tiết mọi việc với tôi. Tôi ngưng việc giảng kinh, ở trong giảng đường thu hình, rồi sẽ đưa băng ghi hình này ra lưu hành trên toàn thế giới. Em của thầy chỉ niệm Phật sáu tháng được vãng sinh. Quý vị hãy xem đó, người ta niệm như thế nào, tu hành như thế nào, thành công như thế nào? Quả thật là một tấm gương sáng cho người tu học trong thời hiện đại, một chương thù thắng nhất trong những chuyện vãng sinh hiện đại, rất đáng để những người niệm Phật học tập theo. Sau phần trình bày của thầy Ngộ Chính, tôi cũng đã có mấy lời bình ngắn. Băng ghi hình đó rồi sẽ phân phát cho mọi người.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.109.159 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...