Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 67 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 67

Donate

(Lượt xem: 1.761)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 67

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 1 tháng 8 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 68, số hồ sơ: 19-012-0068)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hôm nay chúng ta xem tiếp đến câu thứ 27 trong Cảm ứng thiên: “Bất chương nhân đoản, bất huyễn kỷ trường.” (Không phô bày nhược điểm của người, không khoe khoang ưu điểm của mình.)

Hai câu này nghe qua hết sức bình thường, nhưng đối với việc tu hành chân chánh lại có quan hệ hết sức trọng đại. Phần tiểu chú của câu này mở đầu rất hay: “Người [khác] có chỗ kém cỏi cũng giống như tên riêng của cha mẹ, tai có thể nghe nhưng miệng không thể nói.”

Câu này là nói trong xã hội thời xưa, hiện tại chúng ta nghe qua rất khó nhận hiểu. Vào thời xưa, có thể nói ở Trung quốc từ khoảng triều Hán cho đến triều Thanh, trước sau luôn duy trì, xem trọng lễ tiết, gọi là “dùng lễ làm yên ổn thiên hạ”. Câu này có ý nghĩa rất sâu xa.

Thời xưa, việc gọi tên riêng [do cha mẹ đặt lúc mới sinh ra] chỉ dành cho những người có quan hệ cực kỳ mật thiết. Thông thường thì đối với tên riêng này, chỉ có hai đối tượng có thể dùng để gọi, một là cha mẹ và hai là thầy dạy. Những người này có thể gọi tên riêng của quý vị.

Theo lễ xưa, con trai đủ hai mươi tuổi được xem là trưởng thành, sẽ thực hiện “quán lễ”, tức là lễ đội mũ. Hai mươi tuổi là trưởng thành nên đội mũ để biểu thị là người đã trưởng thành. Kể từ sau lễ này, bạn bè đồng trang lứa, anh em, bằng hữu, đồng học, mọi người đều chúc mừng, đồng thời dành cho họ một [danh xưng mới, gọi là] tên tự.

Cho nên, [thời xưa mỗi người đều] có tên riêng [do cha mẹ đặt] gọi là danh, tên khi đã trưởng thành gọi là tự. Tên riêng không được mang ra gọi [thường ngày], chỉ dùng tên tự, đó là bày tỏ sự tôn trọng đối với người ấy. Vì thế, một người sau khi đã trưởng thành thì chỉ có cha mẹ, thầy dạy mới gọi bằng tên riêng. Ví như có ra làm quan thì tại triều đình, hoàng đế cũng chỉ dùng tên tự để gọi, không gọi tên riêng, để tỏ sự tôn trọng. Nếu hoàng đế không dùng tên tự mà gọi thẳng tên riêng, đó là trường hợp người đã phạm tội, không còn được xem là người bình thường nữa. Nói cách khác, đó là người đang chờ xử tội.

Thông thường thì tên riêng của một người, người khác đều không thể tùy tiện xưng hô, huống chi con cái đối với tên riêng của cha mẹ, người ta chỉ có thể nghe thôi, nhất định không dám từ miệng mình nói ra. Ở đây nói “không phô bày nhược điểm của người khác” lại dùng việc [gọi tên riêng cha mẹ] làm ví dụ, ý nghĩa rất sâu xa. Tai nghe người khác nói chuyện thị phi, nói chuyện tốt xấu hay dở, ở đây muốn nói rằng hãy xem như đang nghe người khác gọi tên riêng của cha mẹ mình, quý vị chỉ có thể nghe thôi, quý vị không thể nói theo, không thể lặp lại. Nếu nói thì thế nào? Thì đó là đại bất kính đối với cha mẹ, cũng chính là tội đại bất hiếu.

Phần chú giải dùng việc này làm ví dụ rất hay. Nhưng hiện tại chẳng có ai học lễ tiết, cũng chẳng ai dạy lễ, nên đọc đến câu này thì hiện nay ít người hiểu được, cũng không có cách gì để nhận hiểu. Thậm chí ý nghĩa trong câu này sâu rộng như thế nào, người hiện nay cũng không hiểu thấu.

Người [Trung quốc] thời xưa đối với việc xưng hô hết sức xem trọng, nhất định không có sự rối loạn. Đó là căn bản của nền giáo dục luân lý. Nhưng người phương Tây không có việc này, cho đến khái niệm này họ cũng không có. Ở phương Tây, con cái tùy tiện gọi tên riêng cha mẹ. Điều này trong xã hội Trung quốc thời xưa tuyệt đối không có. Người Trung quốc thời xưa đối với một người bình thường thì gặp nhau xưng hô bằng tên tự để tỏ sự tôn trọng. Nếu là người có đạo đức, học vấn, có sự cống hiến đối với xã hội, đối với quốc gia, thì mọi người cũng không xưng hô bằng tên tự nữa, mà dành cho họ một tên khác nữa là tên hiệu. Như vậy là đối với họ tôn kính hơn.

Người được tôn kính bậc nhất thì ngay cả tên hiệu cũng không dùng để xưng hô. Vậy xưng hô bằng tên gì? Xưng hô bằng địa danh, quê quán của họ. Ví dụ như ông Lý Hồng Chương, tên riêng của ông là Hồng Chương. Ông làm đến chức Tể tướng, được mọi người trong xã hội tôn kính, nên tên riêng, tên tự, tên hiệu của ông họ đều không dùng, mà gọi ông là Lý Hợp Phì, bởi ông là người ở Hợp Phì. Đó là dùng địa danh quê quán của ông. Như vậy không chỉ là tôn kính đối với ông, mà với quê hương ông mọi người cũng tôn kính. Đất Hợp Phì sản sinh ra được một nhân vật quan trọng như vậy, đây là niềm vinh dự tự hào của tất cả người Hợp Phì, dùng địa danh để gọi tên là có ý nghĩa như vậy.

Đối với người xuất gia, người trong xã hội cũng dùng cách xưng hô này. Lấy ví dụ như Đại sư Trí Giả vào đời Tùy, gọi ngài là Trí Giả cũng đã rất tôn kính, vì pháp danh của ngài là Trí Khải, nhưng không gọi là Trí Khải mà gọi [tên hiệu] là Trí Giả, như vậy là rất tôn kính. Nhưng tôn kính bậc nhất là ngay cả tên hiệu ấy cũng không dám gọi, chỉ gọi ngài là Đại sư Thiên Thai, vì ngài ở tại núi Thiên Thai nên gọi là Đại sư Thiên Thai. Vì thế, tôn kính bậc nhất là xưng hô bằng địa danh quê quán, nơi sinh trưởng, hoặc nơi người ấy trú ngụ lâu dài. Chúng ta xem trong sách xưa thấy rất nhiều trường hợp như vậy. Người được xưng hô theo cách này là người được mọi người trong xã hội đương thời kính ngưỡng. Đây chỉ nêu một ví dụ như vậy.

Lại tiến xa hơn bước nữa, không chỉ là miệng không được nói ra, mà “tai cũng không được nghe”. Đó là cao hơn một bậc nữa. Không chỉ là nghe người khác nói [lỗi người khác] rồi thì không được nói theo, không được lặp lại, mà tốt nhất là tránh đi không nghe. Điều này vô cùng quan trọng, thiết yếu.

Chúng ta tu hành thì điều quan trọng thiết yếu nhất là gì? Là giữ tâm thanh tịnh. Phật pháp xét đến chỗ rốt cùng không ngoài ba pháp: Giác môn, Chính môn và Tịnh môn.

Giác môn là pháp tu của Tánh tông, của Thiền tông, phải là những bậc thượng căn mới tu được. Không phải bậc thượng căn thì không có khả năng vào được pháp môn này. Tông này giảng giải những gì? Là “đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh” (giác ngộ thấu triệt hoàn toàn, tâm ý sáng rõ thấy được tự tánh). Người thuộc hàng trung căn, hạ căn thì trong một đời không tu tập đến nổi.

Cho nên, tu tập theo Giác môn tất nhiên là [thành tựu] nhanh chóng, nhưng chắc chắn chỉ một số ít người làm được mà thôi. Trong lịch sử Thiền tông Trung quốc, người theo học dưới Pháp hội của Lục tổ Đại sư Huệ Năng được triệt ngộ nhiều lắm cũng không quá 43 người. Quý vị nghĩ xem, được nhận sự dạy dỗ của Đại sư Huệ Năng có bao nhiêu người? Tôi chỉ tính sơ qua thôi, nhất định cũng phải có đến mấy vạn người. Trong số mấy vạn người mà chỉ có 43 người được triệt ngộ, là thiểu số thôi. [Cho nên,] nhất định không phải bậc thượng căn thì không thể tu tập [thành tựu].

Từ thời Lục tổ về trước, từ lúc Tổ sư Đạt-ma đến Trung quốc, [mỗi bậc thầy] suốt đời chỉ có được một đệ tử, cho nên truyền nối chỉ đơn độc một người. Kể từ Lục tổ về sau, người được khai mở trí tuệ dưới pháp hội của các bậc tổ sư đại đức cũng chỉ được ba người, năm người, xưa nay cũng chưa từng vượt quá số mười người. Phần lớn là chỉ ở mức ba người, năm người. Cho nên, Giác môn tuy là pháp môn tốt nhưng lại rất khó khăn.

Chính môn cũng không dễ dàng. Chính môn là pháp môn nghiên cứu giáo lý, tu tập chầm chậm tiến dần từng bước (tiệm tu). Giác môn là pháp môn tu tập nhanh chóng đạt đến thành tựu, nhanh chóng siêu việt (đốn tu). Ngoài Thiền tông ra thì các tông khác đều thuộc về Giáo tông, [tức là nặng về giáo lý], như Thiên Thai tông, Hiền Thủ tông, Tam Luận tông, Pháp Tướng tông đều là thuộc về Giáo tông, kinh sách giáo điển rất nhiều.

Điều này cũng giống như khi quý vị đi học, từ tiểu học, trung học rồi lên đại học, đi vào nghiên cứu, nghĩa là dần dần lên cao dần. Những người có căn tánh bậc trung, bậc hạ đi theo con đường này là thích hợp thuận tiện, chỉ có điều phải mất rất nhiều thời gian. Thời gian tu tập kéo dài thì chướng ngại cũng càng nhiều, chướng ngại vì con người, chướng ngại vì hoàn cảnh, những điều ấy không lúc nào tránh khỏi. Cho nên, tiến tới thì ít, thối lui thì nhiều, đạt đến thành tựu cũng rất gian nan.

Chúng ta xem trong sử truyện đều thấy, nếu không có tâm kiên trì, không có nghị lực, không thực sự nỗ lực thực hành công phu khắc phục bản thân thì không thể thành tựu. Cho nên, con đường tu theo Giáo môn là hết sức xa xôi diệu vợi, cũng không dễ dàng học được.

Thứ ba là Tịnh môn, tức là pháp tu tâm thanh tịnh. Trong Phật pháp Đại thừa có hai tông thuộc về Tịnh môn là Tịnh độ tông và Mật tông, đều là pháp tu tâm thanh tịnh. Người tu tâm thanh tịnh, nếu thường xen tạp những chuyện thị phi, tốt xấu, hay dở [của người khác] thì tâm làm sao thanh tịnh được? Thường nghe chuyện thị phi, thường nói chuyện thị phi, như vậy là tạo khẩu nghiệp rất nặng nề. Không chỉ là tâm không thanh tịnh, mà quả báo gánh chịu trong tương lai cũng thật khó tưởng tượng.

Trong kinh Phật nói về địa ngục Bạt Thiệt (lưỡi bị kéo ra), đó chính là quả báo của khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp quý vị tạo thành, đối với người khác, đối với xã hội, nếu như gây sự tổn hại lớn lao thì không chỉ là địa ngục Bạt Thiệt, mà còn có thể từ địa ngục Bạt Thiệt chuyển đến địa ngục Vô Gián. Kinh Phát khởi Bồ Tát chí lạc có nói, ngay từ đầu kinh đã nói rõ ràng rồi. Tông chỉ thực sự của kinh này là ở chỗ nào? Chính là ở chỗ dạy người tu hành tin sâu nhân quả, dứt ác tu thiện.

Đặc biệt là đối với khẩu nghiệp, người nào có thể thường tự giữ tâm thanh tịnh, thường giữ lòng nhân hậu lương thiện, ví như chưa thành tựu đạo nghiệp thì cũng là bậc hiền thiện trong hai cõi trời người.

Nhà Phật nói về thiện, người xưa tổng kết xem đó là Giáo pháp đức Phật thuyết giảng trong suốt một đời. [Bởi vì,] chư Phật, Bồ Tát giảng lý lẽ không ra ngoài tâm tánh, giảng sự tướng không ra ngoài nhân quả. Nhân quả với tâm tánh nếu có thể hoàn toàn tương ưng, đó là đại thiện. Đó là chỗ hành trì của chư Phật, Bồ Tát.

Chúng ta học Phật, quý ở chỗ có thể nắm chắc được cương lĩnh thì sự tu học mới không cảm thấy khó khăn. Sau khi thấu hiểu sáng tỏ về nhân quả rồi, quý vị mới có thể khẳng định chắc chắn rằng gieo nhân lành sẽ được quả lành. Chúng ta mong cầu quả lành, vì sao không chịu gieo nhân lành?

Suốt đời tôi luôn gìn giữ một điểm này: Người khác nói chuyện thị phi là tôi nhanh chóng tránh đi, dù chỉ nghe thôi cũng không nghe. Nếu nghe rồi thì sao? Nghe rồi thì tâm bị ô nhiễm. Cũng từng có người phá hoại tôi, có người nói xấu tôi, rồi có đồng tu ghi âm được mang đến, hoặc ghi chép thành văn bản gửi cho tôi, nhưng xưa nay tôi đều không xem không nghe. Băng ghi âm thì tôi dùng lại để ghi âm những việc khác, văn bản ấy thì vất bỏ vào thùng rác, không để cho thức a-lại-da phải ghi lại những chủng tử như vậy. Đó là những chủng tử không tốt.

Người khác bịa đặt sinh sự, hủy báng là oan gia. Oan gia nên cởi mở, không nên buộc vào. Cứ để họ bịa đặt, chúng ta không cần nghe. Chúng ta chỉ nhớ những ưu điểm, những điều tốt của người khác, không nhớ những khuyết điểm của họ. Chúng ta chỉ nghe về những thiện hạnh, thiện sự của người khác, không nghe những lời xấu ác, về những hành vi xấu ác. Đó không chỉ là tu tâm thanh tịnh mà cũng là tu tập lòng nhân hậu lương thiện.

Trong một đời này thường giữ tâm thanh tịnh, thường giữ lòng nhân hậu, cho dù đời sống vật chất của quý vị có thiếu thốn, có khổ cực, đời sống tinh thần vẫn luôn phong phú, luôn được an vui sảng khoái. [Người xưa nói:] “Lý đắc tâm an”, thông đạt lý lẽ thì tâm được an ổn. Nhất là khi quý vị đã được nghe qua Phật pháp, đã phát nguyện cầu sinh thế giới Tây phương Cực Lạc, quý vị phải nghĩ xem, thế giới Tây phương Cực Lạc là nơi “chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ” (các bậc thượng thiện nhân cùng hội tụ một nơi), tâm hạnh chúng ta nếu bất thiện, sao có thể đến đó được?

Phật A-di-đà tuy là từ bi tiếp dẫn, nhưng tiếp dẫn đó cũng phải có điều kiện. Tự thân quý vị tâm hạnh bất thiện, dù có siêng năng niệm Phật, dù tâm nguyện có khẩn thiết, [nhưng tâm hạnh] so với hoàn cảnh ở Tây phương Cực Lạc hoàn toàn không tương ưng thích hợp. Phật A-di-đà có tiếp dẫn đưa quý vị về, quý vị lại mỗi ngày cãi cọ sinh chuyện, mỗi ngày cùng người khác thị phi đôi co, chẳng phải là làm náo loạn thế giới Cực Lạc hay sao? Quý vị đối với Phật A-di-đà dù có tình sâu nặng, đức Phật cũng không vì quý vị mà đem thế giới Cực Lạc hủy hoại đi.

Cho nên, muốn được vãng sinh thế giới Tây phương Cực Lạc thì điều kiện là bản thân quý vị phải có thiện tâm, thiện hạnh. Khổng tử dạy: “Chỉ ư chí thiện” (dừng ở chỗ hết mức hiền thiện), đó mới là điều kiện để cùng các bậc thượng thiện nhân ở thế giới Tây phương Cực Lạc hội tụ một nơi.

Tôi thường nói, dù một mảy may tâm ý xấu ác cũng không được có. Chỉ cần một mảy may tâm ý xấu ác, ý niệm xấu ác là không thể vãng sinh. Không thể cho rằng pháp môn này không linh nghiệm, rằng “tôi đã tu tập cả đời, tôi niệm Phật cả đời, ngày ngày đều lễ Phật, ngày ngày đều niệm Phật, đến lúc lâm chung vẫn không được vãng sinh, Phật Thích-ca Mâu-ni thật dối gạt người”. Kỳ thật, đức Phật không hề dối gạt quý vị, là do quý vị tự mình hiểu sai ý nghĩa. Người thực sự mong cầu vãng sinh thế giới Tây phương Cực Lạc thì dù một mảy may tâm ý xấu ác cũng không thể có.

“Không phô bày nhược điểm của người.” Câu này hết sức quan trọng thiết yếu. Tuyệt đối không được nói chỗ khiếm khuyết, yếu kém của người khác, tốt nhất là ngay cả nghe cũng [tránh đi] không nghe.

Câu tiếp theo là: “Không khoe khoang ưu điểm của mình.” Tự mình có chỗ tốt đẹp, có ưu điểm, không cần phải khoe khoang phô bày, không cần phải phô trương, điều đó không có gì tốt cả.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.171.83 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...