Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 90 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 90

Donate

(Lượt xem: 1.736)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 90

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 7 tháng 9 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 91, số hồ sơ: 19-012-0091)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hôm qua đã giảng một đoạn trích dẫn kinh Phật trong chú giải của Cảm ứng thiên, nói rõ việc tạo các tội nghiệp nặng nề phải đọa vào địa ngục A-tỳ, đó là: “bất hiếu với cha mẹ, hủy báng Tam bảo, mạ nhục thân bằng quyến thuộc, khinh mạn bậc sư trưởng, vu cáo hãm hại người hiền thiện”. Hôm qua đã giảng đến chỗ này.

Tiếp theo [trong kinh còn đề cập đến] hai tội nữa là “giết hại chúng sinh, tạo các nghiệp ác” và nói: “Những người như vậy, phải đọa vào địa ngục để chịu sự khổ này.” Phần bên dưới quý vị có thể tự mình xem qua thì rõ.

Về tội “giết hại chúng sinh”, đặc biệt nhất là các loài sinh vật nhỏ, thường quấy nhiễu chúng ta, như ruồi, muỗi, kiến, bọ chét... Người không học Phật thì không nói làm gì, người đã học Phật rồi cũng không tránh khỏi có những lúc vô tình hay cố ý làm tổn hại đến các loài chúng sinh này. Chúng ta là những người chân chánh học Phật, muốn không giết hại chúng sinh phải bắt đầu từ đâu? Phải từ chỗ này mà bắt đầu. Những sinh vật nhỏ bé này quấy nhiễu, gây khó chịu cho ta, ta phải có lòng nhẫn nại, phải nhẫn chịu được.

Từ xưa đến nay, các bậc đại đức chân chánh tu hành, khi gặp những sự quấy nhiễu khó chịu này đều không sinh lòng oán giận bực tức, mà ngược lại sinh tâm hổ thẹn. Hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều không ra ngoài nhân quả, vì sao cũng có nhiều người khác mà các con vật nhỏ này không quấy nhiễu, chỉ đến quấy nhiễu ta? Như vậy nhất định là có nhân từ đời trước. Trong quá khứ hẳn chúng ta cũng đã từng là kiến, là muỗi, là ruồi... cũng quấy nhiễu gây khó chịu người khác, nên ngày nay ta chuyển sinh thân này phải chịu [quấy nhiễu].

Cho nên, thuyết nhân quả nói rằng: “Nhất ẩm nhất trác mạc phi tiền định.” (Mỗi một miếng cơm ngụm nước đều đã định trước.) Giữa người với người, hoặc giữa người với hết thảy chúng sinh, nghiệp duyên [kết nối] từ vô lượng kiếp đến nay không ngoài bốn việc: báo ân, trả oán, đòi nợ, trả nợ. Nếu không có một trong bốn duyên này thì có gặp nhau cũng không nhìn thấy, hoặc cũng có lúc thấy như không thấy, [chẳng lưu tâm gì nhau]. Những việc như thế là sự thật, tôi nghĩ là mỗi vị đồng tu đều có thể nhận hiểu, thể hội được. Chỉ có điều là thể hội chưa được sâu sắc mà thôi.

Nguyên nhân thể hội chưa được sâu sắc là vì đối với giáo nghĩa kinh điển chưa có chiều sâu thâm nhập. Trong kinh Phật dạy chúng ta phải hiểu sâu nghĩa lý. Nếu như chúng ta thực sự có chiều sâu thâm nhập, khế hợp vào sâu trong kinh điển, thì quý vị sẽ tự nhiên hiểu biết sáng tỏ rõ ràng. Sau đó thì sống giữa thế gian này quý vị có thể giữ được tâm bình thản, điềm đạm. Gặp hoàn cảnh thuận lợi cũng không khởi tâm tham chấp bám víu, gặp hoàn cảnh trái nghịch cũng không khởi tâm chán ghét bất bình. Đối với người hiền thiện, kẻ xấu ác đều xem bình đẳng như nhau, trong tâm liền được an bình. Ý nghĩa này chúng ta phải hiểu thật rõ ràng.

Tu hành phải tu ở chỗ nào? Chính là phải ở nơi chỗ [gặp việc khó chịu] này mà tu. Tu hành không chỉ giới hạn trong việc tụng kinh, niệm Phật, cũng không giới hạn trong việc trì danh hiệu Phật. Bất cứ pháp môn nào cũng đều hàm chứa, dung nhiếp tất cả các pháp môn. Rất ít người hiểu được ý nghĩa này, mà người thực hành được lại càng ít hơn. Trong kinh Phật dạy ta rằng, thực sự hiểu thấu và làm được [điều này] là các vị Pháp thân Đại sĩ, Bồ Tát Quyền giáo. Các bậc thánh giả Nhị thừa tuy thấu hiểu được nhưng chưa làm được. Những lý luận, phương pháp, cảnh giới này, trong kinh Hoa Nghiêm giảng giải thấu triệt nhất, rõ ràng nhất.

Năm xưa Đại sư Hoằng Nhất dạy người học Phật, đặc biệt là đối với giới trí thức, nên bắt đầu từ bộ Hoa Nghiêm sớ sao. Điều này rất hữu lý. Thông đạt được lý luận, cảnh giới, phương pháp trong kinh Hoa Nghiêm thì bất kể là tu học pháp môn nào cũng đều là pháp Đại thừa Viên đốn, đều có thể hỗ trợ chúng ta ngay trong đời này vượt lên đến cảnh giới thù thắng. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, thảy đều là đời sống của chư Phật trong kinh Hoa Nghiêm. Cho nên các bậc đại đức xưa xưng tán bộ kinh này là căn bản của [việc chuyển] bánh xe pháp, thật hết sức hữu lý.

Câu cuối cùng đề cập đến việc “tạo các nghiệp ác”. Nghiệp ác có vô lượng vô biên vô số, theo tiêu chuẩn của hàng Bồ Tát thì những gì trái nghịch với đức của tự tánh đều là nghiệp ác. [Những việc] người thế gian chúng ta cho là pháp lành, Bồ Tát xem là xấu ác, vì sao vậy? Vì không ra khỏi sáu đường luân hồi, phải ở trong ba đường lành của sáu đường mà hưởng phước báo. Như vậy không phải pháp lành chân thật, vì phước báo hưởng hết rồi cũng vẫn phải đọa lạc. Không chỉ trong sáu đường luân hồi không có pháp lành chân thật, mà cho đến bốn thánh pháp giới cũng không có pháp lành chân thật. Pháp lành chân thật nhất định phải siêu việt khỏi mười pháp giới, đó mới là pháp lành chân thật. Vĩnh viễn không còn thối chuyển, đó mới là pháp lành chân thật.

Đoạn văn này đưa ra kết luận: “Người làm ác nhất định phải đọa vào địa ngục.” Cách nói ở đây hết sức khẳng định, dứt khoát, không một mảy may do dự, phân vân: “Nhất định phải đọa vào địa ngục.”

Câu cuối cùng khuyên bảo chúng ta: “Còn ở đời một giây phút nào, phải ra sức thực hành nhân từ.”

Việc “còn ở đời” chính là quý vị đang hết sức may mắn có được thân người trong mười pháp giới. Được thân người trong giai đoạn này của chúng ta là thời kỳ mạt pháp của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, tuổi thọ con người không dài. Đời nhà Đường, Đỗ Phủ từng nói: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy.” (Người sống đến bảy mươi tuổi xưa nay hiếm có.) Người đời Đường nói thế, có thể mọi người cho rằng hiện nay y học rất phát triển, tuổi thọ con người hẳn phải lâu dài hơn. Nhưng không phải vậy. Nếu quả cho rằng y học phát triển, tuổi thọ con người có thể kéo dài, vậy chẳng phải định luật nhân quả bị thay đổi rồi sao? Tuổi thọ được dài lâu riêng có nguyên nhân khác, chúng ta phải hiểu rõ điểm này.

Nếu xét theo tuổi thọ bình quân của người dân trên toàn thế giới thì [hiện nay] không đến bảy mươi tuổi. Đây là tuổi thọ bình quân. Cá biệt có những trường hợp tuổi thọ được dài hơn, là do sự tu tập trong quá khứ. Nghiệp nhân, quả báo của mỗi người đều khác nhau, chúng ta phải hiểu rõ điều này, phải tin sâu không nghi ngại.

Cho nên, [nói chung thì] thời gian ta “còn ở đời” này không lâu. Nhưng trong Phật pháp có câu rất hay: “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng.” (Trong cửa Phật, có cầu liền có ứng.) Cầu sống lâu sẽ được sống lâu. Cầu sống lâu tuyệt đối không phải là cầu thuốc men [kéo dài tuổi thọ], không phải cầu sự bảo vệ nuôi dưỡng [thân mạng]. Những điều đó không cách gì thay đổi được vận mạng [do nghiệp nhân từ trước].

Vậy làm thế nào mới cầu được sống lâu? Phải sửa đổi nghiệp nhân của chính mình. Quý vị xem trong sách Liễu Phàm tứ huấn đã thấy, tiên sinh Liễu Phàm tuổi thọ chỉ đến 53 tuổi, nhưng ông đã sống được đến hơn 70 tuổi. Điều này cho thấy nghiệp nhân quả báo không mảy may sai lệch. Chúng ta muốn cầu loại quả báo nào thì phải tạo loại nghiệp nhân ấy. Nhân quả nhất định tương ưng, phù hợp nhau.

Cho nên, chư Phật, Bồ Tát ở đây khuyên dạy chúng ta. Thời gian chúng ta còn được sống trong đời này rất ngắn ngủi, phải hiểu rõ được ý nghĩa đó, phải “ra sức thực hành nhân từ, rộng tu các pháp lành, tiêu trừ ba chướng, thanh tịnh sáu căn, niệm Phật trì trai, tham thiền học đạo, vượt ngoài ba cõi, vượt thoát bốn loài”. Khuyên dạy chúng ta những điều như vậy. Khi mới bắt đầu học thì làm hết sức miễn cưỡng, sau mấy năm thực hành thì sẽ dần dần thành thói quen.

Tôi mang thân phàm phu, nghiệp chướng, tập khí rất nặng nề, nhưng nói như Đại sư Chương Gia thì trong đời này tôi thực sự được chư Phật, Bồ Tát quan tâm chiếu cố. Chư Phật, Bồ Tát khiến tôi phải chịu nhiều sự trắc trở thử thách, tôi tin lời thầy dạy, [biết rằng] những trắc trở thử thách này đều là sự quan tâm của chư Phật, Bồ Tát đối với tôi.

[Chẳng hạn, hoàn cảnh] khiến cho tôi phải tu bố thí, vì sao? Người ta cứ nhất định theo xin, tôi không cho không được, tốt thôi, vậy là học bố thí. Dần dần học như thế, học qua bao nhiêu năm thành tự nhiên. Về nhẫn nhục, người ta lấn lướt ức hiếp quý vị, làm nhục quý vị, giày vò quý vị, cứ nhẫn chịu hết. Từ sự nhẫn chịu đó dần dần tâm được bình lặng, tâm được an định. Nhẫn nhục là phương tiện chuẩn bị trước cho thiền định. Tâm thanh tịnh, tâm an định rồi thì trí tuệ liền khai mở. Cho nên, những người nào giày vò tôi, hủy nhục tôi, trong mắt tôi đều xem đó là chư Phật, Bồ Tát thị hiện. Không có những người như vậy gây trắc trở, tôi làm sao có thể thành tựu? Tu tập sáu ba-la-mật được thành tựu là nhờ như thế, sao có thể nói ở trong những hoàn cảnh thuận buồm xuôi gió mà tu tập được thành tựu sáu ba-la-mật? Không có lý như vậy.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni [trước khi] thành Phật còn phải trải qua rất nhiều ma nạn. Trong tám tướng thành đạo cũng có tướng hàng phục chúng ma. Nói để quý vị được biết, [đức Phật] hàng phục chúng ma không phải chỉ trong một giai đoạn, một thời kỳ, mà từ khi Phật đản sinh cho đến thị hiện thành đạo, trong mấy chục năm đó mỗi ngày đều hàng phục chúng ma, vì mỗi ngày đều có ma chướng. Nói cách khác, quý vị phải chịu đựng, vượt qua được những khảo nghiệm thì quý vị mới có thể thành tựu.

Con người phải có lòng thương yêu. Chúng ta hiện nay đọc Kinh điển Đại thừa, trong đó giảng giải rất rõ ràng, chư Phật Như Lai lấy tất cả chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không làm thân tướng của chính mình. Bậc Pháp thân Đại sĩ không có thân tướng, hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không chính là thân tướng của các ngài, gọi là pháp thân. Thân các ngài hiện ra là báo thân. Báo thân là trí tuệ, trí tuệ cũng không có hình tướng. Báo thân là Bát-nhã, pháp thân là lý thể, ứng hóa thân là giải thoát. Giải thoát chính là tự tại, là đại tự tại.

Vì sao ứng hóa thân gọi là giải thoát? Đó là đối với chúng sinh mà nói, thân thể nghiệp báo của chúng sinh không được tự tại, bị phiền não trói buộc, bị sinh tử hạn cuộc. Phật thị hiện đủ mọi thân tướng, tùy chủng loại [của chúng sinh] mà hiện thân. Thân thị hiện đó không có phiền não, đã giải trừ phiền não, không có sinh tử. Không có sinh tử gọi là thoát, không có phiền não gọi là giải. Thân thị hiện của chư Phật, Bồ Tát so với chúng ta không giống nhau. Thân giải thoát đó thông thường gọi là Pháp thân Đại sĩ, thoát ly sáu đường, vượt ngoài mười pháp giới, phiền não kiến tư đều đã giải trừ, phiền não trần sa cũng đã giải trừ, phiền não vô minh cũng đã phá được một phần. Cho nên, ứng hóa thân của chư Phật, Bồ Tát so với phàm phu chúng ta không giống nhau.

Phật dạy chúng ta phải có tâm thương yêu chân thành, tâm từ bi đối với tất cả chúng sinh, không phân biệt tà chánh, không phân biệt thiện ác, không phân biệt lợi hại, hết thảy đều bình đẳng thương yêu bảo bọc.

Phần trước chúng ta đã nói, phải thuần nhất thiện tâm, thuần nhất thiện ý, thuần nhất thiện hạnh, phải thuần thiện. Thế nhưng đối với tà chánh, đúng sai, thiện ác, hết thảy đều như thật rõ biết, nhận thức sáng tỏ, minh bạch, biết rõ chúng sinh làm việc thiện sẽ được quả lành, làm việc ác phải chịu quả báo ác.

Thấy biết tất cả rõ ràng minh bạch, đó là sự quán chiếu của trí tuệ. Quán chiếu thấy biết rõ ràng nhưng trong lòng nhất định không hề dao động, không hề khởi tâm động niệm, cũng chính là không có tốt xấu. Không phải [nghe người khác] nói điều lành thì hoan hỷ vui mừng với họ, nghe điều xấu ác thì ghét bỏ họ. Không phải vậy. Không khởi tâm, không động niệm là như vậy. Đó là trong tâm thuần thiện. Cái thiện này không phải cái thiện trong thiện ác đối đãi phân biệt. Thiện ác đối đãi phân biệt cũng là bất thiện. Hai bên thiện ác đều lìa khỏi, hai bên tà chánh đều lìa khỏi, hai bên lợi hại đều lìa khỏi, đó mới gọi là cái thiện chân thật.

Cho nên bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, dù trong hoàn cảnh nào, tâm thức cũng luôn thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ. Đó mới gọi là “rộng tu các pháp lành”.

Về “tiêu trừ ba chướng”, khi ấy ba chướng tự nhiên tiêu trừ. Nếu không có công phu tu tập này, việc tiêu trừ ba chướng là rất khó. Ba chướng là chỉ hoặc nghiệp khổ, cũng có thể nói như chúng ta hiện nay là vọng tưởng, phân biệt, bám chấp.

Về “thanh tịnh sáu căn”, sáu căn tiếp xúc với sáu trần cảnh bên ngoài thực sự không hề nhiễm ô. Tiếp xúc thì rõ biết sáng tỏ, minh bạch, đó là trí quán chiếu Bát-nhã. Không nhiễm bụi trần, đó là thiền định hết sức thâm sâu. Hoàn toàn sáng tỏ, rõ ràng minh bạch, quả thật không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không bám chấp, đó là sáu căn thanh tịnh, đó là thâu nhiếp được sáu căn.

Về “niệm Phật trì trai”, chữ “trai” hàm nghĩa [giữ cho] thân tâm đều thanh tịnh. Hiện nay về mặt tập tục, những người trì trai đều cho rằng chỉ ăn chay là đã trì trai rồi, như vậy cũng được, nhưng thật ra ăn chay chỉ là một phần trong ý nghĩa trì trai.

Về “tham thiền học đạo”, chữ “tham” ở đây không dùng đến ý thức mới gọi là tham, dùng đến ý thức thì không gọi là tham. Quý vị xem, trong Thiền tông dạy rằng: “Ly tâm ý thức tham.” (Lìa tâm, ý, thức mà tham.) Tâm, ý, thức là [thuộc về] tám thức, tâm là thức a-lại-da [thứ tám], ý là thức mạt-na [thứ bảy], thức là ý thức thứ sáu. Ý thức thứ sáu là phân biệt, mạt-na là bám chấp, a-lại-da là ghi lại ấn tượng. Lìa tâm, ý, thức chính là nói không bám chấp, không phân biệt, không ghi lại ấn tượng. Đó gọi là tham.

Thiền là gì? Thiền là tâm Phật, giới là hạnh của Phật, giáo pháp là ngôn ngữ của Phật, nhưng một câu Phật hiệu thâu nhiếp được hết thảy những điều đó. Đây là quy về pháp môn niệm Phật.

Cho nên, đoạn văn này rất hay, trước nói “niệm Phật trì trai”, [sau nói] “tham thiền học đạo”. Đồng tử Thiện Tài qua 53 lần tham học, lần đầu tiên đến tham học Tỳ-kheo Cát Tường Vân. Tỳ-kheo Cát Tường Vân giảng dạy cho 21 pháp môn niệm Phật. 21 pháp môn đó triển khai ra, hết thảy vô lượng vô biên Phật pháp mà chư Phật Như Lai đã thuyết giảng, không một pháp nào có thể vượt hơn pháp môn niệm Phật.

“Vượt ngoài ba cõi, vượt thoát bốn loài”, không chỉ là vượt thoát sáu đường luân hồi, vượt thoát mười pháp giới, cho đến bốn cách sinh ra là thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hóa sinh cũng vĩnh viễn thoát khỏi, [đạt đến chỗ] không sinh không diệt. Đó là đức Phật ở đây đem tâm từ bi hết sức khó nhọc khuyên dạy dẫn dắt chúng ta, ta phải thực sự nỗ lực ngay trong cuộc sống thường ngày, trải qua sự rèn luyện tâm thức, phải chịu đựng, vượt qua được sự gian nan rèn luyện, luyện đến mức công phu thành tựu viên mãn, khế nhập vào cảnh giới của chư Phật.

Cảnh giới của chư Phật đó mới là “bản lai diện mục” (mặt mũi xưa nay) của chính ta, là môi trường điều kiện sống xưa nay của chính ta. Đó thực sự là quay đầu, thực sự là về nhà. Sáu đường luân hồi là ở bên ngoài dạt trôi lưu lạc, thể nhập pháp giới nhất chân là quay về nhà, đó mới là đạt được sự an ổn chân thật.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Những Đêm Mưa


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.184.42 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...