Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 22 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 22

Donate

(Lượt xem: 1.754)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 22

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 10 tháng 6 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 23, số hồ sơ: 19-012-0023)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Xin mời xem đến câu thứ 13 trong Cảm ứng thiên:

“Phàm nhân hữu quá, đại tắc đoạt kỷ, tiểu tắc đoạt toán, kỳ quá đại tiểu, hữu sổ bách sự. Dục cầu trường sanh giả, tiên tu tị chi.” (Người đời phạm tội lỗi, lớn thì giảm kỷ, nhỏ thì giảm toán, những tội lỗi lớn nhỏ như thế tính ra đến số mấy trăm. Muốn cầu sống lâu thì trước hết phải kiêng tránh tất cả những tội lỗi này.)

Đây là một đoạn tổng kết về việc quỷ thần giám sát [những việc thiện ác] của người đời.

Hôm qua nói đến thần bếp, kể chuyện Du Tịnh Ý gặp thần bếp. Thần bếp chỉ dạy cho ông mấy câu, rất đáng cho chúng ta lưu tâm cảnh tỉnh. Những khiếm khuyết của Du Tịnh Ý cũng đích thực là những khiếm khuyết mà bản thân chúng ta ngày nay mắc phải. Khiếm khuyết của chính mình mà bản thân lại thực sự không biết, ai ai cũng cho rằng những gì mình nghĩ tưởng, nói ra hay hành động đều là đúng đắn, còn người khác đều là không đúng. Vấn đề này hết sức nghiêm trọng. Trong Phật pháp gọi đó là mê hoặc, điên đảo. Kinh Phật mô tả đến chỗ nghiêm trọng nhất [của khuynh hướng điên đảo này là trở thành] nhất-xiển-đề. Nhất-xiển-đề là tiếng Phạn, có nghĩa là “không có căn lành”. Chư Phật, Bồ Tát đều không thể cứu được người như vậy. Người ấy không biết quay đầu hướng thượng, không biết đến giác ngộ.

Nguồn gốc [của sự mê lầm] như thế làm sao để tiêu trừ? Chúng ta tỉnh táo mà suy xét thì [phương pháp] vẫn như xưa là phải đọc kinh sách. Không đọc kinh sách thánh hiền thì làm sao có thể giác ngộ? Nói thật ra, sự mê lầm cũng giống như cái hố bùn, [đã sa vào thì] ngày càng lún sâu, không dễ thoát lên. Người đọc sách thánh hiền, mỗi ngày đều gần gũi các bậc hiền thánh, huân tập lâu ngày, dần dần sẽ đạt được giác ngộ. Tại Trung quốc từ xưa đến nay, những người lớn tuổi luôn khuyên bảo lớp hậu sinh phải đọc sách thánh hiền, phải đọc kinh Phật, ý nghĩa là ở chỗ này.

Du Tịnh Ý có thể quay đầu hướng thượng cũng là nhờ có nền tảng sâu dày từ trước đó đã từng đọc sách. Nếu như [thần bếp] giảng nói những điều như vậy với người thời nay, họ cũng không thể quay đầu hướng thượng, là vì sao? Vì họ không có được nền tảng [đọc sách] như vậy. Đây là điều chúng ta có thể hiểu ra sâu sắc từ chuyện này.

Thần bếp bảo Du Tịnh Ý: “Ý niệm xấu ác của ông quá nặng, [việc làm] chỉ nhằm đạt được hư danh.” Thần bếp còn nói nhiều điều nữa, nhưng hết thảy đều không cần giảng giải, chỉ riêng hai câu này là cốt lõi quan trọng. Nếu chỉ là vì cầu được danh tiếng, được ngợi khen, thì cho dù làm thật nhiều việc thiện cũng đều không chân thật. Cho nên thần bếp mới nói: “Quỷ thần trong trời đất mỗi ngày giám sát, mỗi ngày xem xét ông. Ông đối trước quỷ thần cầu khấn, trông có vẻ hết sức khẩn thiết, cũng có chút thành ý, nhưng ông đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật, so với lúc cầu khấn quỷ thần lại hoàn toàn không giống nhau.”

Thiên thần có lòng từ bi. Ngày xưa ở Trung quốc, những người có học đều tin là có Ngọc Hoàng Đại đế, các tôn giáo khác gọi là Thượng đế. Thần bếp nói rằng: “Thượng đế lệnh cho quỷ thần giám sát việc thiện ác của thế gian, đến xem xét kỹ những việc ông làm, trải qua nhiều năm không thấy một việc thiện chân chính nào cả. Những việc thiện ông làm đều là phụ họa theo người khác. Nói cách khác, nếu người khác không làm thì ông chẳng bao giờ chủ động làm thiện. Lại thấy những khi ông ở một mình nơi khuất tất vắng vẻ thì khởi sinh toàn là những tâm niệm tham lam, dâm dật, ganh ghét, hẹp hòi nóng nảy, tự mãn khinh người, nhớ việc đã qua, mong việc sắp đến, toan tính báo thù rửa hận... Những vọng tưởng, tạp niệm ấy quá nhiều, không thể nói hết. Hết thảy đều là những ý niệm xấu ác, cấu kết trong lòng ông, thiên địa quỷ thần đã ghi chép thành hồ sơ rất nhiều, ông trốn họa còn không được, dựa vào đâu mà cầu hưởng phúc?”

Sau khi nghe những lời này, Du Tịnh Ý như người bị tạt gáo nước lạnh, một phen bừng tỉnh. Ông quỳ trước mặt thần bếp, lúc đó đang thị hiện hình người, nói rằng: “Ngài nhất định là thần tiên, thấy biết trong lòng tôi quá rõ ràng.” Du Tịnh Ý cầu xin được cứu giúp. Ông ấy còn có được một chút tâm niệm [quay đầu] như vậy. Người thời nay nghe những điều như thế hoàn toàn không quan tâm, cũng không tin nhận, cho là mê tín. Tự họ cho rằng mình có đầu óc khoa học, người khác không theo kịp, như vậy làm sao họ tiếp nhận được? Sửa lỗi cho người thời nay thật quá khó, hết sức khó. Du Tịnh Ý còn có một chút lòng hối cải nên thần bếp mới đến giúp ông, dạy ông từ đó về sau đối với hết thảy những tâm niệm tham lam, dâm dục, giả tạo, vọng tưởng tạp niệm... đều phải dứt trừ hết sạch, để tâm ý được thanh tịnh.

Hôm kia, quý vị được nghe thầy Ngộ Chính báo cáo việc em của thầy được vãng sinh, nhưng quá trình tu hành như thế nào chưa nói rõ ràng. Hôm qua đã bổ sung nội dung này, tôi vẫn còn chưa nghe lại. Nhưng cha mẹ người này có kể với tôi về quá trình tu hành của anh ta. Mỗi ngày đều khó nghe được anh nói vài ba câu. Người trong nhà mời gọi đến trò chuyện, anh ta đều cự tuyệt: “Không cần trò chuyện với tôi.” Anh chuyên tâm [tu hành] đến mức như thế. Đó là bí quyết vãng sinh của anh. Tâm anh ta đã an định, đã thực sự buông xả hết muôn duyên. Kinh A-di-đà có nói về thời gian, so với trường hợp này còn ngắn hơn, quý vị đều đã tụng niệm rất thông thuộc: “Hoặc một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày.” Có trường hợp nào niệm Phật bảy ngày thành công hay chăng? Có đấy. Sách Tịnh độ thánh hiền lục có ghi chép, sách Vãng sinh truyện cũng có ghi chép. Nếu thực sự chịu quay đầu hướng thượng, triệt để buông xả [muôn duyên] thì người như thế có thể thành tựu. Cho nên, sự thù thắng của pháp môn này là không gì hơn được.

Tôi thường khuyên quý vị đồng học, chúng ta tu hành thì điều quan trọng nhất là phải giữ lòng tốt. Trong lòng chỉ toàn điều thiện, không có điều ác. Những ý niệm ác, việc ác, người ác đều không được chất chứa trong lòng. Chỉ nhìn thấy những chỗ hiền thiện của người khác, chỉ nhìn thấy những chỗ tốt đẹp của người khác, thì đời sống của chúng ta sẽ toàn là hiền thiện, không có sự xấu ác. Trong lòng quý vị sẽ thanh thản an vui, khoái lạc biết bao, đâu cần nói đến thành tựu gì khác. Mỗi ngày nghĩ tưởng đến chỗ xấu ác của người khác, đến oán thù với người khác, thì hoàn cảnh sống của quý vị sẽ hết sức xấu ác, quý vị phải chịu nhiều đau khổ, phải sống trong cay đắng khó nhọc.

Do đó có thể biết rằng, [sự chuyển đổi] khổ não hay an vui đều chỉ nằm trong khoảng thời gian một ý niệm, không phải do người khác mang đến, mà do chính sự chuyển biến trong ý niệm của ta tạo thành. Hiểu rõ được ý nghĩa này, vì sao không đem ý niệm của mình chuyển thành ý niệm của Phật? Mỗi niệm đều niệm Phật A-di-đà, mỗi niệm đều niệm thế giới Tây phương Cực Lạc với y báo, chính báo trang nghiêm. Như vậy, chúng ta tuy chưa đến được thế giới Cực Lạc nhưng hiện tiền đã sống trong thế giới Cực Lạc rồi. Tâm thức, tình cảm của ta đều đã sống trong thế giới Cực Lạc. Khi tuổi thọ hết, có lý nào lại không vãng sinh? Cho nên, muôn duyên đều phải buông xả.

Cư sĩ Bàng Uẩn có dạy: “Thêm một chuyện chẳng bằng bớt một chuyện. Bớt một chuyện chẳng bằng vô sự.” Vô sự ở đây không phải là dạy ta bất cứ chuyện gì cũng không làm, hiểu như vậy là sai lầm. Mọi chuyện đều vẫn làm theo đúng lẽ, nhưng trong tâm nhất định không có sự vướng mắc, nhớ nghĩ. Vô sự ở đây là nói tâm vô sự, chẳng phải nói thân vô sự. Đối với thân không có gì ngăn ngại, như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Lý sự không ngăn ngại, sự sự không ngăn ngại.”

Những gì là ngăn ngại, che chướng? Ý niệm trong tâm là ngăn ngại, che chướng. Cho nên, quý vị thấy trong truyện Du Tịnh Ý nói rõ, lời nói của ông ta hiền thiện, việc làm hiền thiện, nhưng tâm ý bất thiện, cho nên làm việc thiện gì, nói lời hiền thiện gì cũng đều không có tác dụng, đều trở thành hư ngụy, giả dối không chân thật. Nếu tâm ý hiền thiện thì đó mới thực sự là thiện. Đó là căn bản khởi sinh của thiện ác.

Thần bếp khuyến khích ông ta trước hết phải giữ lòng tốt, giữ một tấm lòng hoàn toàn thuần thiện, sau đó mới tùy hoàn cảnh, tùy khả năng của mình mà làm việc tốt. Khả năng đến đâu thì đem hết sức ra làm đến đó. Khi làm, phải làm với tâm thanh tịnh, hoàn toàn không mong cầu quả báo. Vì cầu quả báo mà làm thiện thì tâm ý đã là bất thiện.

Vì sao vậy? Vì [làm việc thiện mà] có điều kiện. Làm việc thiện không có điều kiện mới là việc thiện chân thật. Làm việc thiện không cầu quả báo thì quả báo thù thắng nhất. Không cầu danh tiếng, không cầu lợi dưỡng, việc gì cũng không cầu, đem hết sức mình ra giúp đỡ người khác, có thể vì người khác quên mình. Đối với sự việc không kể là khó hay dễ, lớn hay nhỏ, đều đem tâm thành khẩn, chân thật mà làm. Nếu sức mình không làm nổi, vẫn phải giữ được tấm lòng tốt đẹp như thế. Đó gọi là: “Tâm hữu dư nhi lực bất túc.” (Lòng tốt có thừa nhưng sức không đủ.) Tấm lòng như vậy sẽ có sự cảm ứng. Nếu thực sự chân thật thuần thiện, sẽ được chư Phật hộ niệm, các vị trời, rồng, thiện thần đến giúp đỡ. Nói cách khác là tăng thêm sức lực cho người làm thiện, giúp cho tâm nguyện làm thiện đó được thành tựu trọn vẹn, bởi người làm thiện không vì tự thân, chỉ vì chúng sinh mà làm, vì Phật pháp mà làm.

Chúng ta biết rằng, trong đời quá khứ tự mình không tu tích phước báo, đời này cũng không biết tu tích phước báo. Không tu tích phước báo, lại còn lãng phí phước báo. Thế nhưng đời sống trước mắt vẫn tạm ổn, chư Phật, Bồ Tát từ bi vẫn thường thị hiện sự cảnh tỉnh, cảnh giác chúng ta, thị hiện sự khích lệ, khuyến khích chúng ta. Chúng ta từ chỗ này phải biết tăng trưởng tín tâm. Có một số vị Bồ Tát hộ pháp, dường như ở đâu cũng có, đến bảo là muốn cho chúng ta đất đai, muốn cho ta nhà cửa, muốn cho ta tiền bạc, đó đều là chư Phật, Bồ Tát gia trì [cho sự tu tập của ta]. Ta có thể tiếp nhận, chỉ có điều nhận rồi dùng vào việc gì? Nếu biết là không có chỗ dùng [thích hợp] thì nên từ chối tất cả, dứt khoát không nhận.

Trong sự việc này có thông điệp nhắn gửi gì, quý vị có thể nhận hiểu được chăng? Có một thông điệp nhắn gửi rất mạnh mẽ, rằng chỉ cần ta lo tu tập, khi có nhu cầu là lập tức có trợ duyên ngay. Đây là một thông điệp nhắn gửi mạnh mẽ. Ngày nay, ví như chúng ta thực sự có năm ba trăm người chân chính tu tập, liền lập tức sẽ có ngay một đạo trường lớn rộng, đủ chỗ cho mấy trăm người ấy cùng tu tập một nơi, cho đến mấy ngàn người cũng vậy, không cần thiết phải bận tâm lo lắng chút nào. Thông điệp nhắn gửi là như thế. Chúng ta không nên cô phụ tấm lòng của chư Phật, Bồ Tát, không nên cô phụ các bậc trưởng giả hộ pháp, phải gắng sức tu hành, thực sự nỗ lực. Những người phát tâm giúp đỡ [sự tu tập] của chúng ta đều là thành tâm thành ý, không phải hư dối, chúng ta còn mong cầu phước báo gì khác nữa? Hoàn toàn không cần thiết. Chúng ta chỉ cần một lòng một dạ vì chư Phật, Bồ Tát mà làm việc, vì hết thảy chúng sinh mà phụng sự. Quý vị chỉ cần kiên trì theo ý hướng như vậy, thực sự nỗ lực làm theo như vậy, nhất định không dối mình dối người, hết thảy mọi trợ duyên đều sẽ tự nhiên thành tựu.

Cũng giống như sau khi Du Tịnh Ý quay đầu hướng thượng, ông ấy có thể vâng theo lời dạy mà làm, hiểu sâu ý nghĩa cũng như sự thật về nhân quả báo ứng, cho nên “động tắc vạn thiện tương tùy, tĩnh tắc nhất niệm bất sinh” (khi động muôn việc thiện tùy theo, khi tĩnh không sinh một niệm). Hai câu này thật quan trọng, đã giúp ông ấy thay đổi vận mạng. Khi động, dù khởi tâm động niệm đều là vì chúng sinh, vì Phật pháp, đối với bản thân mình thì dù một [tạp] niệm cũng không sinh khởi, chỉ chân thật niệm Phật. Ông sống đến 88 tuổi. Ông sinh được bốn người con trai, đã chết mất ba, còn một người từ nhỏ đã thất lạc không thấy mặt. Sau khi ông hướng thượng làm lành, đứa con thất lạc ấy bỗng dưng không hẹn mà gặp, tìm nối lại được tình cha con.

Đứa con trai út này thuở nhỏ lúc đi chơi, trèo lên một chiếc thuyền của người khác, gặp lúc thuyền nhổ neo đi xa nên lạc mất. Về sau, đứa bé bị người ta mang bán đi, rất may là có một quan thái giám bỏ tiền mua về. Quan thái giám ấy là người rất tốt bụng, không con cái, mua được đứa bé về xem như con mình, muốn nuôi nấng để phòng khi tuổi già có người chăm sóc. Về sau khi Du Tịnh Ý đã làm quan, công danh thành tựu, làm lành tích đức, chuyển hóa được nghiệp báo [xấu ác], liền [gặp dịp tình cờ] đến ra mắt quan thái giám này. Quan thái giám gọi hết mấy người con nuôi đến chào khách. Du Tịnh Ý vừa nhìn thấy đã nhận ra trong số đó có một đứa diện mạo rất giống con mình, chỉ có điều đã quá nhiều năm không gặp [nên không chắc được], liền gạn hỏi tên tuổi, quê quán. Người con trai vừa nói ra, ông liền rơi lệ, hỏi tiếp: “Dưới bàn chân con có hai nốt ruồi, phải vậy không?” Đứa con lập tức cởi giày ra xem quả nhiên đúng vậy, quả đúng là đứa con [thất lạc] của ông. Quan thái giám liền trao lại đứa con cho ông. Về sau, người con này cũng học hành đỗ đạt thành danh, sinh ra rất nhiều con cháu. Đó chính là làm lành được quả báo lành, nhân duyên quả báo không một mảy may sai lệch. Bản văn Du Tịnh Ý công ngộ táo thần ký tôi đã từng giảng qua rất chi tiết, tường tận, dường như cũng có băng ghi âm.

Trong câu văn kết luận [chúng ta đang xem xét, có thể thấy rằng], mọi lỗi lầm lớn nhỏ, nặng nhẹ của một người, đều có quỷ thần nơi đó ghi chép lại, đều có hồ sơ lưu trữ. Quý vị nên biết, ở chỗ vua Diêm La có hồ sơ chi tiết, tường tận [về việc làm thiện ác] của chúng ta. Ở cõi trời Tứ vương cũng có, ở cõi trời Đao Lợi cũng có những hồ sơ ghi chép như vậy. Đó là điều chân thật, không giả dối, không phải chuyện hù dọa. Chúng ta khởi tâm động niệm đều có ghi chép đủ trong các hồ sơ ấy, quý vị tránh đâu được? Không thể trốn tránh được. Những người trí thức, có học vấn trước đây đều tin chắc sự việc này, cho nên mỗi lúc khởi tâm động niệm đều biết tự kiềm chế. Người thời nay thực sự mê hoặc, điên đảo, làm những điều càn dỡ, xằng bậy, không biết sợ sệt quả báo, không biết sự đáng sợ ngay từ lúc khởi tâm động niệm.

[Trong đoạn văn nói] việc ác lớn, nặng nề thì phải bị “đoạt kỷ”, tức là giảm tuổi thọ. Mỗi kỷ là 12 năm, tức là tuổi thọ bị giảm đi 12 năm. Nhưng nếu quý vị tu thiện tích đức thì được tăng kỷ. Tăng thêm một kỷ thì sống thêm được 12 năm, tăng hai kỷ được sống thêm 24 năm. Điều này trong các sách xưa vẫn thường thấy ghi chép. Việc ác nhỏ thì bị “đoạt toán”, tức là tổn giảm phước báo, tổn giảm tuổi thọ.

Từ đoạn văn này chúng ta hiểu được rằng, mỗi một con người sinh ra, từ thân tâm cho đến gia đình, địa phương quanh mình, trong suốt một cuộc đời luôn có quỷ thần vây quanh [giám sát]. Các bậc hiền thánh xưa, cho đến chư Phật, Bồ Tát, không một vị nào không dạy dỗ chúng ta dứt ác làm lành, nhất là những lúc ở một mình nơi khuất tất vắng vẻ lại càng phải thận trọng [với các tâm niệm xấu ác]. Khi có nhiều người thường phải giữ thể diện, cố làm ra vẻ [tốt đẹp], những lúc không có ai quanh mình thì bản chất bên trong ắt phải bộc lộ, đó là điều hết sức đáng sợ. Người có thể sống riêng rẽ một mình trong nhà vắng mà vẫn không nảy sinh mảy may ý niệm bất thiện, như vậy mới là tu hành đã có được nền tảng chắc chắn. Chúng ta nên học tập theo như vậy.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


San sẻ yêu thương


Nghệ thuật chết


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.71.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...